A. Tóm tắt lý thuyết Quyền tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận: Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.
Công dân phải sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật:
+ Tự do trong khuôn khổ của pháp luật.
+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước.
- Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Trách nhiệm của Nhà nước: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
B. Ví dụ minh họa Quyền tự do ngôn luận
Ví dụ:
Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp nào?
Hướng dẫn giải:
Quyền tự do ngôn luận của công dân:
- Quyền tự do báo chí.
- Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân…
C. Bài tập SGK về Quyền tự do ngôn luận
Dưới đây là bài tập tham khảo về quyền tự do ngôn luận:
Bài 1 trang 53 SGK GDCD 8
Bài 2 trang 54 SGK GDCD 8
Bài 3 trang 54 SGK GDCD 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước:
>> Bài tập trước: Giải bài tập Quyền khiếu nại tố cáo của công dân SGK GDCD 8
>> Bài tập sau: Giải bài tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam SGK GDCD 8