Giáo án chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc
lượt xem 77
download
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Kiến thức: - Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình chính. - Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến trong thủ tục. - Nắm được khai báo biến toàn cục và biến cục bộ. 2/ Kỹ năng: - Nhận biết được các thành phần trong đầu của một thủ tục. - Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của một thủ tục. - Nhận biết được lời gọi thủ tục ở chương trình chính cùng với tham số thực sự. 3/ Thái độ: - Rèn luyện cho học sinh phẩm chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc
- Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc Bài 18: VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (T1) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Kiến thức: - Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình chính. - Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến trong thủ tục. - Nắm được khai báo biến toàn cục và biến cục bộ. 2/ Kỹ năng: - Nhận biết được các thành phần trong đầu của một thủ tục. - Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của một thủ tục. - Nhận biết được lời gọi thủ tục ở chương trình chính cùng với tham số thực sự. 3/ Thái độ: - Rèn luyện cho học sinh phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ các yêu cầu của một công việc chung. - Rèn luyện cho học sinh đức tính chịu khó học hỏi, cẩn thận trong lúc làm việc. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Chuẩn bị của giáo viên. - Máy tính và máy chiếu projector - Phiếu học tập. 2/ Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa. - Xem bài 18. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp: - Giáo viên giới thiệu đại biểu (Nếu có). -Cán bộ lớp báo cáo chỉ số lớp. 2/ Bài cũ: (9’) Câu 1: Em hãy nêu khái niệm thủ tục? Nêu cấu trúc chung của một chương trình con? Câu 2: Em hãy lên viết chương trình vẽ một hình chữ nhật. 3/ Bài mới: (36’ ) • Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của một thủ tục và vị trí của một thủ tục trong chương trình chính. a/ Mục tiêu: - Học sinh biết được cấu trúc chung của thủ tục và vị trí của thủ tục trong chương trình chính. - Biết khái niệm tham số trong chương trình, tham số hình thức, tham số thực sự của thủ tục. - Biết tham số giá trị và tham số biến của một thủ tục. b/ Tiến hành hoạt động 1 Đơn vị: Trường THPT Bình Sơn
- Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc THỜI HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG GIAN 1/ Giới thiệu ví dụ mở đầu. 3’ GV: Từ bài cũ dẫn dắt vấn đề sang bài mới. Khi muốn vẽ một HCN thì chúng ta phải viết các lệnh như trên bảng -> mất thời gian. Để khắc phục điều đó chúng ta phải làm gì? HS: Viết chương trình con. GV: Cụ thể là chúng ta sẽ viết thủ tục. Cách viết đó như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1/ Cách viết và sử dụng thủ tục GV: Chiếu vidu_thutuc1, giới thiệu cho học sinh cấu trúc thủ tục, lời gọi thủ tục. HS: Quan sát theo dõi ví dụ 2/ Tìm hiểu cấu trúc thủ tục a/ Cấu trúc của thủ tục 7’ GV: Vị trí của thủ tục nằm ở phần nào trong chương trình chính? HS: Nằm ở phần khai báo,sau khái báo biến. GV: Cấu trúc chung của thủ tục bao gồm có mấy phần? HS: Ba phần: Tên thủ tục, khai báo của thủ tục, phần thân. GV: Phân biệt sự giống nhau khác nhau giữa thủ tục và chương trình chính. HS: Thủ tục nằm ở trong chương trình chính, thủ tục mở đầu bằng từ Procedure GV: Em hãy nêu cấu trúc chung của thủ Procedure [] []; Begin []; end; Lưu ý: - Procedure: Từ khoá - Tên thủ tục : Bắt buộc phải có. - Kết thúc thủ tục bằng từ khoá End; 3/ Tìm hiểu tham số hình thức và tham số b/ Ví dụ về thủ tục. 7’ thực sự. GV: Chiếu VD_thutuc2
- Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc trong phần đầu của thủ tục. GV: Thutuc2 cho phép vẽ nhiều hình chữ nhật với kích thước khác nhau bởi vì có hai tham số chdai,chrong. GV: Trong chương trình chúng ta vẽ được bao nhiêu nhiêu hình chữ nhật. HS: 3 hình chữ nhật GV: Vì sao? HS: Thông qua lời gọi: Ve_hcn(25,10); Ve_hcn(5,10); Ve_hcn(a,b); GV: Đưa ra phương án đúng và giải thích cho học sinh. Trong lời gọi ve_hcn(a,b) vì có vòng lặp (for i:=1 to 4 do ) nên ta vẽ được 4 hình chữ nhật. Giáo viên chạy chương trình cho học sinh quan sát. GV: Theo em chdai, chrong, 25, 10, a, b được gọi là gì? HS: Tham số - Tham số hình thức: Là tham số được đưa vào khi định nghĩa chương trình con. - Tham số thực sự: Là tham số được viết trong lời gọi chương trình con. GV: Em hãy chỉ ra tham số hình thức và tham số thực ở ví dụ trên. HS: chdai, chrong: tham số hình thức. a,b: Là tham số thực sự 7’ 4/ Tìm hiểu tham số giá trị và tham số biến. GV: Chiếu ví dụ thambien1 lên bảng. HS: Quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi. GV: Trong phần đầu của thủ tục có tên thambien1 có gì khác với thủ tục ve_hcn. HS: Phần khai báo có chữ Var. GV: Tham số trong chương trình con có hai chức năng: Đưa dữ liệu vào, đưa kết quả ra. - Tham số biến: Khai báo phải có từ khoá Var. Khi gọi chương trình con, các tham số hình thức là biến chỉ được phép thay thế bằng các tham số thực sự là biến. 3 Đơn vị: Trường THPT Bình Sơn
- Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc - Tham số giá trị: Khi khai báo không có từ khoá Var ở trước, khi gọi chương trình con, các tham số giá trị sẽ được thay thế bằng các tham số thực sự là giá trị hoặc biến. GV: Quan sát ví dụ thambien1 cho biết x, y thuộc loại tham biến nào? HS: x, y thuộc loại tham số biến. GV: Chiếu ví dụ tham bien2, x, y thuộc loại tham số nào? HS: x: Tham số giá trị, y: Tham số biến GV: Chiếu và cho chạy chương trình các ví dụ để cho học sinh nắm rõ hơn về tham số biến và tham số giá trị. • Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm. (7’) a/ Mục tiêu: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết được các thành phần của một thủ tục. b/ Tiến hành: Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm thảo luận phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Em hãy chỉ ra các thành phần của chương trình sau, chỉ ra các loại tham số trong chương trình con và chương trình chính?. Chương trình: program binhphuong; var a, x: real; procedure binhphuong1 (b: real; var y: real); begin y:=b*b; Writeln(‘ Binh phuong cua so do la’,y:4:2); end; begin binhphuong1(4,x); Write(‘ Nhap so can tim a=’); readln(a); binhphuong1(a,x); readln; End. IV/ CỦNG CỐ (3’) Giáo viên nhắc lại cho học sinh các kiến thức cần nhớ trong bài học hôm nay như sau: -Cấu trúc chung của thủ tục. - Các loại tham số 4 Đơn vị: Trường THPT Bình Sơn
- Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc Tham số TS hình thức TS thực sự (Ở phần đầu của (Trong lời gọi ở chương trình con) chương trình chính) Tham số biến Tham số giá trị ( Khai báo ở phần ( Khai báo ở phần đầu của thủ tục đầu của thủ tục có từ khoá Var) không có từ khoá Var) V/ DẶN DÒ: (2’) - Yêu cầu học sinh nghiên cứu kỹ PHT - Chuẩn bị bài mới. 5 Đơn vị: Trường THPT Bình Sơn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 5: PHẦN MỀM LẬP TRÌNH CỦA PLC S7-200
15 p | 1438 | 525
-
Phương pháp soạn giáo án điện tử - Chương I: Cơ sở lý luận
19 p | 781 | 258
-
Chương trình In giấy Khen 1.4
5 p | 279 | 97
-
GIÁO TRÌNH MATLAB CĂN BẢN - CHƯƠNG 2
13 p | 251 | 68
-
Giáo trình CorelDraw - Bài 8
2 p | 153 | 68
-
Tạo CD ảo bằng phần mềm ghi đĩa NeroBurning 6.6
5 p | 234 | 52
-
Đề cương môn học PLC
7 p | 190 | 50
-
Lập trình Windows Thư viện đồ họa GDI (phần 3)
10 p | 163 | 44
-
Công nghệ phần mềm - Chương 3: Quản lý dự án
17 p | 161 | 40
-
Giáo trình mạng máy tính - Chương 8
8 p | 125 | 28
-
GIÁO TRÌNH ĐỒ HỌA_TÓM TẮT BÀI GIẢNG THIẾT KẾ ỨNG DỤNG II_ĐỒ ÁN MÔN: THIẾT KẾ LỊCH
10 p | 155 | 25
-
Giao diện Wild Form FX phần 1
15 p | 136 | 24
-
Micrpsoft PowerPoint 97
20 p | 126 | 19
-
Đề kiêm tra kỹ thuật lập trình
10 p | 325 | 15
-
Giáo án CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
8 p | 114 | 10
-
Giao diện của Wild Form FX - phần 1
7 p | 118 | 9
-
Ghép ảnh hổ ăn thịt người
5 p | 79 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn