intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -4

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 4 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Có thể nói rằng Jauss quan niệm mỗi một nhát cắt đồng đại là một hệ thống, một cấu trúc văn học của một thời điểm lịch sử, trong đó bao gồm những yếu tố khác chất của quá khứ cũng như của tương lai, nhưng lại tạo nên một tầm chung, một tầm có tính chất tạo nghĩa của những đón đợi văn học sắp tới, của những hồi tưởng về văn học quá khứ và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận -4

  1. Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận 4 PGS.TS. Huỳnh Vân Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh Có thể nói rằng Jauss quan niệm mỗi một nhát cắt đồng đại l à một hệ thống, một cấu trúc văn học của một thời điểm lịch sử, trong đó bao gồm nhữn g yếu tố khác chất của quá khứ cũng nh ư của tương lai, nhưng lại tạo nên một tầm chung, một tầm có tính chất tạo nghĩa của những đón đợi văn học sắp tới, của những hồi tưởng về văn học quá khứ và cả dự tưởng tương lai. Vì vậy tất yếu phải tiếp tục những n hát cắt đồng đại qua chiều lịch đại. Mỗi một nhát cắt nh ư vậy cũng sẽ có một tầm chung với những yếu tố cấu trúc không tách rời ra được. Và tương tự như với lịch sử ngôn ngữ ở đây cũng có những yếu tố ổn định và những yếu tố biến dị mà ta có thể định vị như là những chức năng hệ thống. Yếu tố tương đối ổn định cũng giống nh ư ngữ pháp hay cú pháp trong ngôn ngữ. Đó là cơ cấu của những thể loại truyền thống và các thể loại không quy tắc, các cách diễn đạt, các loại phong cách v à những hình thái tu từ. Đối lập với nó là một lĩnh vực biến dị mạnh h ơn như ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học : các đề tài, các cổ mẫu, những biểu tượng và ẩn dụ văn học. Như đã thấy, tất cả ở đây cũng nằm trong lịch sử tiếp nhận: Jauss đã trình bày thêm một phương diện khá c nữa của lịch sử tiếp nhận.
  2. Jauss còn cho rằng cũng có thể tạo ra một dạng t ương tự như yêu cầu của Hans Blumenberg về lịch sử triết học. Đó l à một “hệ thống hình thức về việc giải thích thế giới (…) mà trong cấu trúc của nó có thể định vị những sự th ay thế vị trí (Umbesetzungen) tạo nên tính chất tiến trình của lịch sử cho đến tận sự thay đổi triệt để của thời kỳ”(20). Theo đó, Jauss mu ốn khắc phục quan niệm của thuyết thực thể bằng sự giải thích theo chức năng mối quan hệ có tính chất tiến trình giữa sản xuất và tiếp nhận để “có thể nhận thấy đ ược rằng sau sự biến đổi của các hình thức và nội dung văn học những sự thay thế vị trí” trong một hệ thống văn học của sự nhận thức thế giới l àm cho có thể nắm bắt được sự thay đổi tầm trong quá trình của kinh nghiệm thẩm mỹ (198). Qua những ý kiến trên phần nào ta thấy được quan niệm ở đây của Jauss về lịch sử văn học: Đằng sau sự thay đổi của các h ình thức và nội dung văn học của một thời kỳ có một nguyên nhân, đó là sự thay thế vị trí - một sự thay thế làm cho người ta nghĩ tới một sự thay đổi các thế hệ văn học - nó sẽ dẫn tới sự thay đổi tầm, tức là sự đổi mới, cái sẽ tạo n ên giá trị nghệ thuật và từ đó giá trị lịch sử của văn học. Điều này có thể nhận ra qua những nhát cắt đồng đại của một thời điểm lịch sử trên trục lịch đại. Chính đấy là cái được Jauss gọi là “những tiền đề” mà từ chúng “có thể phát triển một lịch sử văn học” không theo lối truyền thống. Và “vấn đề lựa chọn cái có ý nghĩa đối với một lịch sử văn học mới có thể giải quyết theo một phương thức chưa hề được thử nghiệm với sự hỗ trợ của cách xem xét đồng đại: một sự thay đổi tầm đón đợi trong tiến trình lịch sử của “sự tiến hoá văn học” không cần phải chỉ theo d õi ở phức hợp của tất cả những dữ
  3. liệu và quan hệ nguồn gốc thuộc lịch đại mà cũng còn có thể được xác định ở hiện trạng đã thay đổi của hệ thống văn học đồng đại và có thể được đọc ra ở những phân tích theo nhát cắt ngang tiếp theo” (198). Có thể nhận ra ở đây một điều là phương thức biên soạn “lịch sử văn học mới” dựa chủ yếu vào các “sự kiện” bên trong văn học và căn bản từ chối lối biên soạn theo lịch đại vốn dựa vào những yếu tố có liên quan đến nguồn gốc, đến sản xuất văn học. Quan tâm tới chiều kích đồng đại th ì mới có thể đạt được mục đích trở thành một lịch sử văn học “đặc thù”, một lịch sử văn học “ri êng” như Jauss mong muốn. Tuy thế, một lịch sử văn học nh ư vậy cũng chưa thực hoàn thiện với cách thức tr ình bày chủ yếu theo đồng đại nh ư trên mà theo Jauss nó còn phải được “xem xét trong mối quan hệ ri êng của nó với lịch sử chung với tính cách là một lịch sử đặc thù”. Jauss không chấp nhận quan niệm truyền thống về mối quan hệ giữa lịch sử văn học và lịch sử chung, bởi theo ông nó “không th ể hiện ra ở chỗ l à trong văn học mọi thời đại có thể t ìm thấy hình ảnh được điển hình hoá, được lý tưởng hoá, có tính chất châm biếm hay có tính chất không tưởng về đời sống xã hội”. Ở đây một lần nữa Jauss cho rằng lịch sử văn học không thể đ ược trình bày trên cơ sở của mỹ học miêu tả và mỹ học sản xuất. Như vậy, chức năng xã hội của văn học không nên xem xét ở chỗ phản ánh hiện thực, phản ánh x ã hội hay miêu tả thực tế cuộc sống vì ở đó không thể có tính lịch sử, mà “chức năng xã hội của văn học trong cái khả năng đích thực của nó chỉ biểu hiện ra ở n ơi mà kinh nghiệm văn học của ng ười đọc đi vào trong tầm đón đợi của thực tiễn đời sống của anh ta , tiền tạo sự hiểu biết
  4. thế giới của anh ta và như thế cũng tác động trở lại vào thái độ ứng xử xã hội của anh ta” (199). Nhưng ngược lại không thể không nhận thấy một điều là chính kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm sống của người đọc cũng đi vào tầm đón đợi văn học của anh ta và “tiền tạo” sự hiểu biết văn học của anh ta. Trên cơ sở của quan niệm về chức năng văn học đó, Jauss ph ê phán một loạt các quan niệm khác về chức năng văn học. Với “xã hội học văn học truyền thống”, Jauss nhận xét rằng nó “chỉ thay thế bề ngo ài nguyên lý cổ điển về sự mô phỏng tự nhiên (imitatio naturae) (21) bằng sự xác định văn học l à sự miêu tả một hiện thực có sẵn”, và do đó phải đề cao “chủ nghĩa hiện thực” của thế kỷ 19 thành phạm trù văn học ở mức cao nhất. Không chỉ với “x ã hội học văn học” mà với “chủ nghĩa cấu trúc” văn học Jauss cũng cho l à nó “vẫn bị trói buộc hoàn toàn vào mỹ học miêu tả về cơ bản có tính chất cổ điển chủ nghĩa và vào các khuôn mẫu có sẵn của sự “phản ánh” và “điển hình hoá” và do đó đã “đi chệch khỏi chức năng x ã hội nổi bật, tức chức năng kiến tạo x ã hội của văn học” (200). Jauss muốn nhấn mạnh rằng những t ìm tòi c ủa ông là nhằm xác định sự đóng góp đặc trưng của văn học trong tiến trình chung của sự hình thành kinh nghiệm và để khu biệt với những h ình thức khác của sự ứng xử x ã hội. Jauss hoàn toàn phủ nhận sự “phản ánh”, sự “mi êu tả” hiện thực xã hội là chức năng đích thực của văn học, mà đó có thể gọi là thuộc vào cái tiền sử của tác phẩm văn học, cái góp phần tạo nên tác phẩm. Ông chỉ chú ý duy nhất vào chức năng tác động của văn học, tức là cái hậu sử của nó. Tuy thế ở đây có thể nói rằng
  5. ông đã phần nào thoát ra khỏi lối xem xét văn học thuần tuý nội tại trong văn học để chạm đến những vấn đề bên ngoài văn bản, những vấn đề của x ã hội. Không hoàn toàn đồng tình với lối xem xét bên trong văn học của chủ nghĩa hình thức về giá trị của tác phẩm, Jauss cho rằng “tác phẩm văn học mới chẳng những được tiếp nhận và đánh giá trên cái nền của những hình thức nghệ thuật khác mà còn trên cái n ền của kinh nghiệm sống th ường nhật. Về phương diện mỹ học tiếp nhận, chức năng x ã hội của tác phẩm trong lĩnh vực đạo đức có thể được nắm bắt như nhau trong các d ạng thức hỏi và trả lời, vấn đề và giải pháp, thông qua đó nó đi vào trong t ầm của sự tác động x ã hội của nó” (203). Rất tiếc là ở đây Jauss đã không nói rõ và c ụ thể là kinh nghiệm sống thường nhật này gồm có những yếu tố n ào, biểu hiện ra ở đâu và tác động như thế nào đến sự tiếp nhận của người đọc. Nếu như ở cực này Theodor Adorno, người đại diện hàng đầu của trường phái Frankfurt (Frankfurter Schule) tuyên b ố rằng “sự nội tại của x ã hội trong tác phẩm là mối quan hệ cơ bản của nghệ thuật chứ không phải sự nội tại của nghệ thuật trong xã hội”(22), lịch sử tác động của tác phẩm đối lập với nhận thức về sự biểu lộ xã hội của nghệ thuật th ì Hans Robert Jauss, người đại diện tiêu biểu cho trường phái mỹ học tiếp nhận Konstanz (Konstanzer Schule) lại gần nh ư quả quyết điều ngược lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2