Xã hội học, số 3 - 1990<br />
Hệ thống các phạm trù<br />
nghiên cứu xã hội học gia đinh 1<br />
<br />
<br />
M.S. MATXKOVSKIJ<br />
<br />
<br />
Trình độ thiết chế hóa một khoa học được xác định chủ yếu bằng sự đầy đủ, sự "trưởng thành" của bản thân bộ<br />
máy khái niệm của nó. Xã hội học Xô Viết đang ngày càng được định hướng vào việc giải quyết những vấn đề<br />
thực tiễn gay cấn và vi thế sự quan tâm đặc biệt của nó ngày càng được "giao thon" với sự quan tâm của môn<br />
khoa học khác (kinh tế học, sư phạm học, luật học v. v… ) Trong những điều kiện như vậy, việc hình thành một<br />
ngôn ngữ xã hội học nghiêm ngặt được quy đinh không phải bởi những đòi hỏi của Bự biệt lập cũng không phải<br />
bởi ý đồ muốn xây dựng một chiếc " tháp ngà " xã hội học mà là bởi logic của sự phát triển nhận thức khoa học.<br />
Sự thâm nhập rộng rãi hệ tự vựng của các bộ môn khoa học khác (trước hết là của kinh tế học và tâm lý học<br />
) vào ngôn ngữ xã hội học - điều này vẫn thường thấy hiện nay, và cả việc làm thích ứng không phải lúc nào<br />
cũng đúng những từ vựng của ngôn ngữ thường ngày đang dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Ở đây<br />
phải kể đến việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau để biểu thị cùng một hiện tượng (hoặc gần như cùng một hiện<br />
tượng), chẳng hạn : chất lượng của hôn nhân, sự thành đạt của hôn nhân, hạnh phúc gia đình, thành quả của đời<br />
sống vợ chồng, mức độ cố kết của gia đình, sự ổn định của hôn nhân, mức độ hài lòng với các quan hệ gia đình.<br />
Còn phải kể đến cả việc chưa được nghiên cứu những sự phân loại lý thuyết, thứ bậc các khái niệm trong mối<br />
tương quan của chúng với các phạm trù khởi đầu.<br />
Bộ máy khái niệm của Xã hội học gia đình, cũng như đối với mọi lĩnh vực tri thức Xã hội học khác, bao<br />
gồm một phạm vì rộng rãi các khái niệm.<br />
Trong số các khái niệm đó, cần đặc biệt tách ra các phạm trù phản ánh những mặt chủ yếu trong sự vận<br />
động của gia đình. Còn các khái niệm phải " phục tùng" các phạm trù này có thể được xây dựng hoặc là trong<br />
quá trình quy giản các phạm trù then chốt hoặc là có tương quan với chúng nếu như các khái niệm này xuất hiện<br />
và được chính xác hóa nhờ việc mở rộng và đào sâu tri thức xã hội học.<br />
Theo chúng tôi, các phạm trù và khái niệm nêu sau đây là thuộc vào số các phạm trù của lý thuyết các quan<br />
hệ hôn nhân - gia đình.<br />
- Những điều kiện sống của gia đình,<br />
- Cơ cấu của gia đình.<br />
- Những chức năng của gia đình<br />
- I ối sống của gia đình<br />
- Kiểu tư tưởng của gia đinh ( hệ tư tưởng gia đình )<br />
- Sự thành đạt trong hoạt động của gia đình<br />
- Các giai đoạn trong chu trình sống của gia đình<br />
Các phạm trù này phản ánh những khía cạnh bản chất của hôn nhân và gia đình. Chúng có liên hệ chặt chẽ<br />
với những vấn đề cơ bản mà không một nhà xã hội học nào khi nghiên cứu các quan hệ hôn nhân - gia đình lại<br />
có thể bỏ qua. Dời sống gia đình đang diễn ra trong những điều kiện nào ? (ở cấp độ xã hội nói chung và trong<br />
phạm vi môi trường xã hội gần nhất ). Những đặc trưng về vai trò, nhân cách và địa vị của các thành viên trong<br />
gia đình là gì, cơ cấu của những mối quan hệ giữa họ ra sao ? Những chức năng của gia đình trong quan hệ với<br />
xã hội và với cá nhân là như thế nào và gia đình giúp cho việc thực hiện những nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã<br />
<br />
<br />
1<br />
Matxkovskij M.S. Xã hội học gia đình : Những vấn đề lý luận phương pháp luận và phương pháp hệ M.l989, trang<br />
35 - 52.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
hội nào ? Đặc thù hoạt động sống của các nhóm gia đình, các kiểu gia đình khác nhau là gì ? Toàn bộ các quan<br />
điểm, tâm thế, quan niệm của các tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau về những lĩnh vực hoạt động sống của<br />
gia đình gồm những gì và làm thế nào mà các quan điểm, tâm thế và quan niệm này ngư trị trong gia đình? Một<br />
kiểu gia đình nhất định xét từ các tiêu chuẩn có ý nghĩa xã hội sẽ đạt tới hiệu quả ở mức độ nào ? Và sau cùng,<br />
một câu hỏi chung nhất: những điều kiện cơ cấu, chức năng lối sống, hệ tư tưởng gia đình và mức độ thành đạt<br />
của đời sống gia đình sẽ biến đổi như thế nào cùng với thời gian ?<br />
Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn từng phạm trù đã nêu trên trong xã hội học gia đình.<br />
Điều kiện sống của gia đình là tập hợp các nhân tố của môi trường vĩ mô (những điều kiện xã hội chung ) và<br />
của môi trường vi mô (môi trường xã hội gần nhất).<br />
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nhấn mạnh sự Cần thiết phải nghiên cứu gia đình trong mối liên hệ chặt<br />
chẽ với sự phát triển của xã hội và với những quan hệ kinh tế xã hội đang tồn tại trong xã hội.<br />
Việc phân tích những điều kiện chung của sự vận hành của xã hội, mà trước hết là trình độ phát triển của lực<br />
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như là những cơ sở cho việc nghiên cứu hoạt động sống của các phân hệ xã<br />
hội là cách tiếp cận đã được hình thành khá vững chắc trong xã hội học Mác-xít. V. I. Iadov trong khái niệm "<br />
những điều kiện xã hội chung" tách ra 4 thành tố quan trọng nhất là :<br />
- Các quan hệ kinh tế do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chế định<br />
- Cơ cầu xã hội của xã hội - tức là sự phân chia thành các tầng--lớp xã hội, các giai cấp, sự định hình về mặt<br />
xã hội của phân công lao động xã hội đo tình trạng của lực lượng sản xuất của xã hội quy định. . . "<br />
- Các quan hệ tư tưởng<br />
- Các thiết chế xã hội 2<br />
Cơ cấu phạm trù này đã được bổ sung và chính xác hóa trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Xô<br />
Viết bàn về các vấn đề của lối sống. Không muốn đưa ra một tổng quan chi tiết về các công trình nghiên cứu<br />
này, chúng tôi chi dừng lại ở cách tiếp cận đối với một định nghĩa được một nhóm tác giả nêu ra 3 . Dựa trên sự<br />
phân loại các điều kiện do các tác giả này đưa ra, chúng tôi sẽ chính xác hóa sự phân loại đối với Bự vận động<br />
của gia đình. Nếu chia ra các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan (hay là nhân tố), thì nhóm các điều<br />
kiện khách quan sẽ bao gồm :<br />
1. Các điều kiện kinh tế -xã hội, đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã<br />
hội hiện nay. Mặc dù cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu về tham số này khi phân tích gia đình, xong có thể<br />
thấy là, trong số các điều kiện như thế cần tách riêng ra mức độ phát triển của lĩnh vực phục vụ nói chung trong<br />
toàn quốc và trong các vùng riêng biệt; mức độ phát triển của các cơ sở nuôi dậy trẻ mức độ xây dựng nhà ở;<br />
khối lượng và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa; mức thu nhập thực tế của dân cư; trình độ phát triển của ngành y tế<br />
và bào vệ sức khỏe, số chỗ làm việc được phép xử dụng lao động nữ v. v.. .<br />
2. Những điều kiện chính trị xã hội, đặc trưng cho hoạt động của hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ<br />
nghĩa. Trong văn cảnh của vấn đề đang được nghiên cứu, giữ vai trò đặc biệt là các chính sách của Đảng và cơ<br />
quan nhà nước, hoạt động của các công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác cố liên quan đến gia<br />
đình với mục đích làm ổn định và nâng cao tiềm năng giáo dục cửa gia đình v. v.. .<br />
3. Những diều kiện văn hóa xã hội và hệ tư tưởng đặc trưng cho : a) Hệ thống các chuẩn mực pháp lý, luân<br />
lý đạo đức đang hoạt động trong xã hội. Các giá trị, lý tưởng, các kiểu mẫu hoạt động và ứng xử vốn có đối với<br />
lối sống xã hội chủ nghĩa, tức là có tính chất chuẩn mực đối với gia đình. Ở đây có thể nói tới tập hợp các giá tri<br />
và các chuẩn mực ứng xử và quan hệ gia đình được xã hội tán đồng hoặc ít ra là chấp nhận được về mặt xã hội.<br />
<br />
2 Xem : ladow V. 1 Nghiên cứu Xỡ hội học. Phương pháp luận, chương trình, các thủ pháp. M. 1972, tr. 36 - 37<br />
3. Xem Levukin I. T, Dnzde T. M, Orlova E. A, Rejzema la. V. Những vấn đề nghiên cứu xã hội học cụ thể về những<br />
xu hướng chủ yếu phát triển lồi sồng xã hội xã hội chủ nghĩa (Quan niệm. bộ máy khái niệm, các phương pháp nghiên cứu<br />
) Trong thời và những xu hướng chủ yếu và sự phát triển lối sống Xô Viết. 1980.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
Cần phải xem xét những quan điểm bảo thủ và thậm chí cả những quan điểm phản động vẫn còn tồn tại ở cấp độ<br />
môi trường vi mô, bởi vì các quan điểm này không phải là vốn có đối với toàn xã hội mà chỉ cổ ở những nhóm<br />
hoặc cá nhân riêng biệt. Mặt khác, khi phân tích gia đình cũng cần tính đến đặc thù của các chuẩn mực và giá trị<br />
được xã hội tán đồng trong các cộng đồng văn hóa xã hội khác nhau và ở những vùng khác nhau của đất nước,<br />
b) Các phương thức lưu giữ và phân bố thông tin xã hội, tri thức xã hội, số lượng và mức tiếp cận được của các<br />
cơ sở văn hóa và các giá trị văn hóa. ò đây trong các nghiên cứu về gia đình, điều quan trọng là phải tính đến<br />
các yếu tố như : việc đưa vào trường-phổ thông các môn đạo đức học và tâm lý học gia đình; tần số, khối lượng<br />
và nội dung các buổi phát thanh và truyền hình về đề tài gia đình, các tài liệu về đề tài này trên các báo và tạp<br />
chí, trong hệ thống tuyên truyền và cổ động miệng, số lượng và nội dung các cuốn sách, các vở kịch đề cập đến<br />
những vấn đề của gia đình v. v.. .<br />
4. Những điều kiện có liên quan tới sự phân bố dân cư theo các dấu hiệu nhân khẩu học, dân tộc học, giai<br />
cấp xã hội, nghề nghiệp học vần, các nhóm xã hội. Trong nhóm các điều kiện này có ý nghĩa đặc biệt là các chỉ<br />
báo : số lượng và nhịp độ tăng dân cư ( ít ra là để xác định các mục tiêu chủ yếu của chính sách gia đỉnh ), thành<br />
phần giới tính, độ tuổi và phân bố dân cư theo các vùng và các kiểu khu cư trú và đặc biệt là các quá trình di cư,<br />
sự phân bố dân cư theo các cộng đồng lãnh thổ và các cộng đồng dân tộc v. v.. Trong một ý nghĩa nhất định,<br />
nhóm các điều kiện này đồng nhất với các quan hệ nhân khẩu học hiện có trong xã hội tại một giai đoạn phát<br />
triền nhất định của nó.<br />
5. Những diều kiện sinh thái, đặc trưng cho những đặc điểm địa lý- tự nhiên ( trong số đó có các điều kiện<br />
khí hậu ) của môi trường cư trú, mức độ đô thị hóa và những điều kiện vệ sinh của hoạt động sống sự bão hòa số<br />
dân của môi trường.<br />
Các điều kiện tám lý xã hội, đặc trưng cho tình trạng chung của ý thức con người, quan hệ của họ đối với thế<br />
giới và môi trường trực tiếp bao quanh được các tác giả trên sắp xếp vào nhóm các điều kiện chủ quan của hoạt<br />
động sống.<br />
Ở đây chúng bao gồm những tâm thế xã hội, những lợi ích và các định hướng giá trị quy định nguyên tắc<br />
sống và hành vi của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhưng tâm thế, lợi ích và định hướng giá trị trong<br />
lĩch vực các quan hệ hôn nhân-gia đình cần phải giữ một vai trò đặc biệt. Đan bện vào tấm lưới lớn của ý thức<br />
xã hội, trong khuôn khổ của nghiên cứu gia đình, những điều kiện nói trên đóng vai trò một khách thể nghiên<br />
cứu độc lập, mà người ta tách chúng ra thành một phạm trù độc lập : " Kiểu tư tưởng của gia đình".<br />
Sự phân loại như trên hằn là chưa thật ổn (ít ra là đối với các nghiên cứu về gia đình). Phần nào nó có những<br />
điểm giao chéo nhau (Ví dụ, những điều kiện kinh tế - xã hội và những điều kiện thuộc hệ tư tưởng). Đáng hoài<br />
nghi cả việc hệt trình độ đô thị hóa vào nhóm các điều kiện sinh thái chứ không phải những nhân tố văn hoá xã<br />
hội v. v.. Vì thế, đòi hỏi phải có sự chính xác hóa và xử lý thêm đối với sự phân loại này. Tuy nhiên việc sử<br />
dụng nó dưới một dạng nào đó là bổ ích đối với việc nghiên cứu phức hợp về gia đình.<br />
Những điều kiện xã hội chung tác động lên hoạt động sống của gia đình thường phải thông qua các nhân tố<br />
của môi trường vi mô - những điều kiện sổng ở cấp độ môi trường quần cư (điểm dân cư cụ thể mà gia đình<br />
đang sống) và môi trường xã hội gần nhất bao quanh. Gia đinh hoạt động không phải chỉ trong những điều kiện<br />
vật chất nhất định, không chỉ tham gia vào các mối quan hệ qua lại với các thiết chế và tổ chức khác nhau, mà<br />
còn thực hiện các tiếp xúc với bà con họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Trong sự hoạt động cửa gia đình, những đặc<br />
trưng nhân khẩu của môi trường quần cư ( thành phần giới tính, độ tuổi ), mức độ đô thi hóa của nó v. v.. là cực<br />
kỳ quan trọng.<br />
Những đặc trưng cụ thể của môi trường vi mô bao gồm :<br />
- Mức độ đô thị hóa môi trường cư trú của gia đình ( kiểu điểm cư trú - thành thị, nông thôn, số dân v. v.. ).<br />
Những đặc trưng về khả năng công ăn việc làm của dân cư ( kiểu loại các xí nghiệp của nền kinh tế quốc<br />
dân, trình độ chuyên môn và học vấn cần có của người lao động, việc sử dụng chủ yếu là lao động nam hay nữ,<br />
sự thiếu hụt hay dư thừa sức lao động ).<br />
- Cơ cấu nhân khẩu của môi trường cư trú;<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
- Những đặc trưng về số lượng và chất lượng của lĩnh vực phục vụ.<br />
Khoảng cách chấp nhận được của các cơ sở nuôi dạy trẻ<br />
Khi phân tích khái niệm "môi trường xã hội gần nhất", có thể tách ra những đặc xã hội chủ yếu (trong đó có<br />
các đặc trưng dân tộc), các đặc trưng nghề nghiệp - xã hội và nhân khẩu - xã hội cửa những bạn bè, người quen,<br />
bà con họ hàng và đại diện của các nhóm chuyên viên cũng như các chuẩn mực và giá trị của họ trong lĩnh vực<br />
quan hệ hôn nhân gia đình, về hoạt động nghề nghiệp của phụ nữ, tính chất của sự nghỉ ngơi gia đình, tính chất<br />
của nhu cầu gia đình<br />
Đến lượt nó, những yếu tố của môi trường vi mô lại ảnh hướng tới những điều kiện hoạt động sống của gia<br />
đình trong khuôn khổ điều kiện ở của nó. Kiểu điều kiện ở (thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài<br />
và gần đây cả trong sách báo Xô Viết) được định hình về mặt thực nghiệm nhờ các câu hỏi sau: "Gia đình đang<br />
sống trong một nơi ở biệt lập - ngôi nhà căn hộ, căn phòng - gồm những ai? "và" Gia đình đang sống trong<br />
những điều kiện sinh hoạt - nhà ở như thế nào? "Kiểu điều kiện ở được xác định thông qua các đặc trưng sau:<br />
Thành phần và cơ cấu thân tộc của gia đình<br />
Những đặc trưng về nhà ở (diện tích ở, số phòng, các tiện nghi sinh hoạt.. . )<br />
Các thành phần, các tham số, thuộc tính, yếu tố của môi trường vật thể "của gia đình, hiện có trong khuôn<br />
khổ của điều kiện ở: Các đồ dùng sinh hoạt và vãn hóa, phần đất riêng của gia đình.<br />
Cơ cấu của gia đình là toàn bộ các quan hệ giữa các thành viên của gia đình hao gồm từ quan hệ ruột thịt<br />
cho tới hệ thống các quan hệ tinh thần, đạo đức, trong đó có các quan hệ quyền lực và uy tín v. v.<br />
Bên cạnh cơ cấu thân tộc (ruột thịt) của gia đình, còn có những "nhát cắt" chủ yếu sau đây của cơ cấu gia<br />
đình.<br />
a) Cơ cấu quyền lực, bao gồm tương quan giữa quyền lực hình thức và sự đứng đầu không hình thức;<br />
b) cơ cấu giao tiếp mà khi nghiên cứu nó, quan trọng nhất là việc xác lập những kênh giao tiếp giữa các cá<br />
nhân và tính chất hoạt động của các kênh này;<br />
c) cơ cấu vai trò có liên quan tới việc mỗi thành viên trong gia đình phải thực hiện một nhóm các vai trò xác<br />
đinh và hệ thống các kỳ vọng vai trò của họ.<br />
Việc phân tích cơ cấu quyền lực đòi hỏi phải xem xét tính chất của các quyết định chủ yếu trong gia đình,<br />
đặc biệt cần làm rõ xem các quyết định này mang tính chất dân chủ hay quyền uy độc đoán. Vì thế, cần tách ra<br />
cái gọi là cơ cấu quyền uy, và tương ứng có các gia đình mang tỉnh chất quyền uy, trong đó có điều đặc trưng là<br />
vợ phải phục tùng chồng tuyệt đối và thông thường có một kỷ luật nghiêm ngặt trong quan hệ giữa cha mẹ và<br />
con cái. Các gia đình dân chủ thì khác. Nổ dựa trên cơ sở phân phối các vai trò, trước hết lâm sao cho phù hợp<br />
với những phẩm chất cá nhân và năng lực của vợ và chồng trong việc tham gia của mỗi người vào việc thông<br />
qua các quyết định, phân chia trách nhiệm, chú trọng tới giáo dục con cái bằng cách thuyết phục chứ không phải<br />
cưỡng bức. Cơ cấu quyền lực cổ ảnh hưởng lớn tới sự phân chia các chức năng trong gia đình, tới việc thực hiện<br />
các vai trò gia đình đối với mỗi thành viên trong gia đình cũng như cổ ảnh hưởng tới khả năng xảy ra xung đột<br />
giữa vợ và chồng.<br />
Cơ cấu giao tiếp cũng có ảnh hưởng quan trọng tới tất cả các mặt hoạt động của gia đình bởi vì tính chất của<br />
các vấn đề được bàn bạc, trình độ phát triển và cường độ của những giao tiếp tinh thần giữa hai vợ chồng cố<br />
trong giai đoạn hình thành gia đình lẫn ở những giai đoạn sau này của các quan hệ hôn nhân - gia đình đều ảnh<br />
hưởng đến mức độ bền vững của nhóm gia đình và sự hài lòng với cuộc hôn nhân. Một cơ cấu thích hợp các<br />
quan hệ giao tiếp giữa bố mẹ và con cái sẽ là tiền đề quan trọng để gia đình thực hiện thành công chức năng<br />
giáo dục của nó. Cơ cấu vai trò nói lên đặc trưng của hệ thống tác động qua lại và các quan hệ của các thành<br />
viên gia đình tương ứng với các chỉ thị vai trò dựa trên các truyền thống và phong tục hiện có trong xã hội nói<br />
chung. trong môi trường xã hội gần nhất và được củng cố nhờ kinh nghiệm cá nhân của các thành viên gia đình.<br />
Nhiều khi các chỉ thị vai trò cũng cố căn cứ là các chuẩn mực pháp lý qui đinh những quyền và nghĩa vụ qua lại<br />
giữa cặp vợ chồng, của cha mẹ và con cái. Những quan hệ vai trò chủ yếu trong gia đình - chồng và vợ, cha<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
(mẹ) và con cái, anh em trai và chị em gái, bố chồng (mẹ chồng), bố vợ (mẹ vợ) và nàng dâu (con rể). . . được<br />
đặc trưng bởi những đặc điểm của các quan hệ qua lại tùy thuộc vào kiểu gia đình (truyền thống hay hiện đại).<br />
Các vai trò truyền thống, theo đó người phụ nữ chăm nom nhà cửa, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái, còn người<br />
chồng thì là chủ gia đình, thường là người sở hữu cá thể về ruộng đất và tài sản, bảo đảm sự độc lập về kinh tế<br />
gia đình - những vai trò như vậy thường xuyên bị chuyển thể. ngày nay tuyệt đại đa số phụ nữ ở một số nước và<br />
một phần đáng kể phụ nữ trong một số nước khác đang tham gia vào hoạt động sản xuất, đăm bảo cho gia đình<br />
về phương diện kinh tế và tham gia các quyết định chung của gia đình. Điều này đã có ảnh hưởng tới tất cả các<br />
mặt hoạt động của gia đình, góp phần giải phóng và phát triển cá nhân người phụ nữ - người mẹ ảnh tới sự bình<br />
đảng các quan hệ vợ chồng, song đồng thời cũng có tác động tới hành vi nhân khẩu, dẫn. đến sút giâm về tỷ lệ<br />
sinh và tăng tỷ lệ ly hôn.<br />
Theo chúng tôi, trong việc nghiên cứu hệ vấn đề hôn nhân - gia đình, cần tách ra 4 vai trò chính của cánh.ân:<br />
đối với xã hội nói chung (vai trò thành viên của xã hội), đối với hoạt động sản xuất (vai trò người sản xuất), đối<br />
với các tiếp súc không hình thức của anh ta: với bạn bè người quen, hàng xóm ( vai trò đồng chí) và với những<br />
người thân thuộc (vai trò gia đình) 4 . Đương nhiên là đây chưa phải là tập hợp đầy đủ các vai trò. Sự phân chia<br />
vừa nói cần phải có một sự phân loại bổ sung (chẳng hạn, vai trò thành viên xã hội có thể lại được chia thành vai<br />
trò của người tiêu dùng của cải vật chất, vai trò người tiêu dùng văn hóa tinh thần v. v., vai trò người sản xuất<br />
tách ra thành vai trò người lao động thành viên của một tập thể sản xuất, vai trò gia đình thì có thể gồm vai trò<br />
thành viên trong gia đình của cha mẹ hay chỉ là thành viên của chính gia đình mình ). Vì thế ở đây xuất hiện vấn<br />
đề lựa chọn những đặc trưng cụ thể, mô tả tính chất của việc hoàn thành những vai trò nào đó. Chẳng hạn, một<br />
trong số những chi báo nói lên việc một cá nhân thực hiện vai trò thành viên của xã hội là tính tích cực xã hội<br />
của anh ta, còn vai trò của người sản xuất - đó là năng suất lao động hay là chất lượng sản phẩm do anh ta làm<br />
ra. Xã hội đưa ra những đòi hỏi nhất định - những kỳ vọng có liên quan tới việc thực hiện những vai trò nào đó,<br />
và sự tương ứng của những kỳ vọng này với hành vi hiện thực là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần<br />
được nghiên cứu. Trong việc nghiên cứu các quan hệ hôn nhân gia đình, rất cố ý nghĩa là việc cụ thể hóa các vai<br />
trò của các thành viên gia đình và xem xét mối liên hệ của chúng với các vai trò khác, ở bên ngoài gia đình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Xem: Khanrev A. G., Matxkovskij M. S Gia định như lỡ nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội<br />
chú nghĩa M.<br />
1986. tr. 35-42.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
Bảng 1: Các chức năng chủ yếu của<br />
Lĩnh vực hoạt động gia các chức năng xã hội Các chức năng cá nhân<br />
đình<br />
<br />
Sinh sản Tái sản xuất xã hội về mặt sinh học Thỏa mãn nhu cầu cố con<br />
Giáo dục Xã hội hóa thế hệ trẻ. Thỏa mãn nhu cầu làm cha mẹ, tiếp xúc với<br />
Duy trì tính liên tục về vân hoa của xã hội con cái, giáo dục chúng, tự thực hiện ở con<br />
cái.<br />
Sinh hoạt-nội trợ Duy trì sức khỏe thể lực của các thành Nhận được sự phục vụ sinh hoạt nội trợ do<br />
viên xã hội, chăm sóc trẻ em một số thành viên này phục vụ một số thành<br />
viên khác trong một gia đình.<br />
Kinh tế Bảo đảm kinh tế cho những thành viên Nhận được các phương tiện vật chất do một<br />
của xã hội chưa đến tuổi lao động hoặc số thành viên của gia đình cung cấp cho một<br />
không có khả năng lao động số khác (trong trường hợp không có khá<br />
năng lao động hoặc trao đổi các dịch vụ)<br />
Lĩnh vực kiểm soát xã hội Thể chế hóa về mặt đạo đức Hình thành và duy trì những sự sự trừng<br />
ban đầu với hành vi của các thành viên gia đình phạt về pháp lý đạo đức đối với những hành<br />
trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như vi không xứng đáng và sự vi phạm các<br />
trách nhiệm và nghĩa vụ trong những quan chuẩn mực đạo đức trong quan hệ qua lại<br />
hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái giữa các thành viên của các thành viên của<br />
giữa đại diện thế hệ già và thế hệ trẻ gia đình<br />
<br />
Lĩnh vực giao tiếp tinh Phát triển nhân cách các thành viên gia Làm phong phú lẫn nhau về mặt tinh thần<br />
thần đình. giữa các thành viên gia đình. Củng cố<br />
những cơ sở tình bạn của liên minh hôn<br />
nhân<br />
Địa vị - xã hội Giành cho các thành viên của gia đình Thỏa mãn nhu cầu về sự thăng tiến xã hội<br />
một địa vị nhất định<br />
<br />
Nghỉ ngơi Tổ chức sự nghi ngơi hợp. Thỏa mãn nhu cầu về sự tiến hành nghỉ ngơi<br />
lý. Kiểm soát xã hội trong lĩnh vực nghỉ chung, làm phong phú lẫn nhau về những<br />
ngơi. hứng thú nghỉ ngơi.<br />
Tình cảm Ổn định tình cảm của các cá nhân và liệu Các cá nhân nhận được sự bảo vệ về tâm lý,<br />
pháp tâm lý. Kiểm soát xã hội trong lĩnh sự ủng hộ về tình cảm trong gia đình. Thỏa<br />
vực nghỉ ngơi mãn các nhu cầu về hạnh phúc cá nhân và<br />
tình yêu<br />
Tình dục. Kiểm soát tình dục Thỏa mãn các nhu cầu tình dục<br />
<br />
<br />
<br />
Các chức năng của gia đình là phương thức thể hiện tính tích cực, hoạt động sống của gia đình và của các<br />
thành viên của nó 4<br />
Có thể tách ra các chức năng của xã hội đối với gia đình, của gia đinh đối với xã hội, của gia đình đối với cá<br />
nhân và của cá nhân đối với gia đình 5 . Vi thế các chức năng của gia đình có thể xem xét như là những chức<br />
<br />
<br />
4<br />
Định nghĩa này được rút ra từ đinh nghĩa chức năng đã được nhiều người công nhận. Xem, chẳng hạn, Afanasev V.<br />
G. Tính hệ thống và xã hội M. 1980 tr. 13.1<br />
5<br />
Golofast V. B. Các chức năng của gia đình. Gia đình trà cá nhân, M. 1974, ti. 57-68<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
năng xã hội (trong quan hệ đối với xã hội), và các chức năng cá nhân (trong quan hệ đối với cá nhân). Các chức<br />
năng của gia đình có liên quan chặt chẽ với những nhu cầu của xã hội về thiết chế gia đình và với nhu cầu của<br />
cá nhân muốn thuộc về một nhóm gia đình nhất định.<br />
Những chức năng của gia đình mang tính lịch sử sâu sắc, gắn liền với những điều kiện kinh tế xã hội của<br />
hoạt động sống của xã hội, vi thế, cùng với thời gian, cả tính chất lẫn thứ bậc của các chức năng này đều biến<br />
đổi. Việc phân tích các tài liệu đã cho phép chúng tôi tách ra những hiểu chức năng chủ yếu của gia đình Xô<br />
Viết hiện nay. Chúng được trình bày trong mối liên hệ với những lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của gia đình<br />
(xem bảng 1)<br />
Lối sống. Nội dung chủ yếu của phạm trừ này đã được đề cập đến khá nhiều, ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở<br />
một vài điểm có ý nghĩa chính xác hóa. Còn đối với khái niệm "Lối sống của gia đình " thì trước hết cần chú ý<br />
đến một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng là nó không phản ánh sự liên kết máy móc các phương thức<br />
hoạt động sống của các thành viên gia đình. Cần phải hiểu lối sống gia đình là tập hợp tất cả các dạng hoạt động<br />
sống được tất cả hoặc một bộ phận các thành viên gia đình cùng nhau thực hiện, song thành viên này thực hiện<br />
với tư cách thay mặt cho cà gia đình. Đương nhiên là hoạt động sản xuất của mỗi người là một trong những bộ<br />
phận cấu thành quan trọng nhất trong lối sống của anh ta. Song khi phân tích lối sống gia đình phải xem xét lao<br />
động trong hoạt động sản xuất chỉ từ góc độ ảnh hưởng của nó tới việc gia đình thực hiện các chức năng chủ yếu<br />
của nó như thế nào. Lấy ví dụ khi nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của người phụ nữ tới việc thực<br />
hiện các vai trò gia đình của chị ta, cái cần phải định hình không phải là bản thân các điều kiện lao động, nội<br />
dung và tỉnh chất của nó, các quan hệ sản xuất. Mà là phải trả lời được câu hỏi: bằng cách nào mà các chi bấc<br />
quan trọng vừa nói ảnh hưởng tới hoạt động gia đình của người phụ nữ.<br />
Việc tiêu dùng những của cải tinh thần chỉ có ý nghĩa đối với lối sống gia đình trong điều kiện có sự hoạt<br />
động chung của các thành viên gia đình hay là trong điều kiện có ảnh hưởng (sự ảnh hưởng gián tiếp và hết sức<br />
phức tạp) tới hệ thống các giá trị và tâm thế các thành viên gia đình. Rất dễ thấy mối liên hệ chặt chẽ nhất giữa<br />
lối sống gia đình và xã hội nói chung. Tính chất của các quan hệ kinh tế, hệ tư tưởng và các quan hệ xã hội khác<br />
đều có ảnh hướng quan trọng tới hoạt động sống của gia đình. Chẳng hạn, xã hội làm hình thành nên một kiểu<br />
tiêu dùng nhất định của gia đỉnh. Bằng cách phát triển mạng lưới dịch vụ công cộng, nó tạo ra những khả năng<br />
nhất định làm thay đổi sinh hoạt của gia đình. Thông qua một chính sách trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, nó hình<br />
thành nên một cư trú nhất đinh của gia đình. . .<br />
Lối sống gia đình cũng gắn liền với lối sống cá nhân với tư cách là thành viên gia đình. Tính chất của hoạt<br />
động nghề nghiệp của cá nhân, tính tích cực chính trị-xă hội của anh ta, những đặc điểm tiêu dùng của cải vật<br />
chất và tinh thần của anh ta được đan bện một cách chặt chẽ nhất với lối sống gia đình. ảnh hưởng này được<br />
biểu hiện trên một vài hướng. Sự đinh hướng ít nhiều tới đường tu nghiệp, sự cần thiết phải nâng cao trình độ<br />
chuyên môn và phát triển học vấn nhiều khi lại tạo ra một hệ thống giá trị cạnh tranh với hệ thống giá trị của gia<br />
đình. Ngoài ra, những chi phí thời gian có liên quan đến loại hoạt động này có thể gây ảnh hưởng tới tính chất<br />
và khối lượng của những tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình. Hoạt động được định hưởng tới sự<br />
thăng tiến nghề nghiệp và đường công danh cố ảnh hưởng tới sự hình thành ở người phụ nữ những giá trị và tâm<br />
thế, đến kiểu phân phối bình đẳng quyền lực trong gia đình, và bằng cách đó ảnh hưởng tới nhiều mặt của các<br />
quan hệ trong nội bộ gia đình. Đồng thời, hoạt động nghề nghiệp trên nhiều mặt góp phần phát triển nhân cách<br />
người phụ nữ và thông qua đó giúp người phụ nữ thực hiện các chức năng gia đình khác, trước hết là chức năng<br />
giáo đục con cái và thanh thiếu niên mới lớn.<br />
Để hệ thống hóa các bộ phận hợp thành lối sống gia đình, có thể sử dụng cách phân loại đã trình bày ở trên<br />
về các chức năng và lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của gia đình. Đồng thời, cần chú ý rằng, giữa các chức<br />
năng và lĩnh vực này có mối liên hệ không đơn nhất. Chẳng hạn, chức năng giáo dục của gia đình được thực<br />
hiện không chỉ trong lĩnh vực giao tiếp, sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi, quản lý. Tính đến điều này, cần tách ra.<br />
- Lĩnh vực sinh sân (việc sinh con, các biện pháp ngừa thai, sử dụng các dụng cụ tránh thai, trao đổi thông<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
tin về các vấn đề sinh đẻ. . ). Ở đây có thể so sánh lối sống của gia đình đông con, gia đình 1 con, 2-3 con, 4<br />
con và nhiều hơn.<br />
- Lĩnh vực giáo dục (giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên mới lớn trong gia đình). Hoạt động trong lĩnh vực<br />
này có thể được xem xét qua lăng kính phong cách giáo dục (giáo dục bằng quyền uy hay dân chủ), lượng thời<br />
gian mà cha mẹ dành cho việc giáo dục con cái, tính chất của việc phân chia nghĩa vụ giữa các con lớn của gia<br />
đình trong lĩnh vực giáo dục v. v.<br />
Lĩnh vực sinh hoạt - nội trợ (thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trong việc phục vụ các thành viên gia đình, bảo<br />
đâm phúc lợi vật chất cho họ), hoạt động sống ở đây có thể dược phân tích tương ứng với phương hướng chung<br />
của gia đình hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu của nó bằng chính sức lực của gia đình hay là bằng việc sử<br />
dụng lĩnh vực phục vụ, với khối lượng và tính chất của lao động nội trợ, với việc phân công các công việc nội<br />
trợ giữa các thành viên trong gia đình. . .<br />
- Lĩnh vực kinh tế - vật chất (toàn bộ các thu nhạc của gia đình, việc thông qua các quyết định về khối lượng<br />
và cơ cấu các khoản chi tiêu. . . ). Ở đây có thể so sánh lối sống gia đình với định hướng về các kiểu tiêu dùng<br />
khác nhau, cũng như tính chất khác nhau trong quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu.<br />
- Lĩnh vực giao tiếp bao gồm tất cả các dạng giao tiếp trong nội bộ gia đình, giao tiếp của các thành viên gia<br />
đình với bạn bè. Có thể phân biệt loại giao tiếp này theo các chủ thể giao tiếp, nội dung, tần suất và cường độ<br />
giao tiếp.<br />
- Lĩnh vực nghỉ ngơi (giải trí, nghỉ ngơi, khôi phục sức lực. . . ), hoạt động sống trong lĩnh vực này có thể<br />
phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động, nội dung của hoạt động và mức độ "mở" của nó (hoạt động này diễn ra tại<br />
nhà, ờ nhà người khác hay ở nơi công cộng).<br />
- Lĩnh vực quản lý (thực hiện kiểm soát xã hội ban đầu, phân chia quyền lực và người đứng đầu), ở đây có<br />
thể phân tích lối sống gia đình trong sự phụ thuộc vào tính chất của sự phân chia quyền lực, kiểu kiểm soát gia<br />
đình, tính chất của những sự trừng phạt gia đình.. .<br />
lĩnh vực tình dục (các quan hệ tình dục giáo 2 vợ chồng). Trong các nghiên cứu xã hội học, lĩnh vực này<br />
thường được xem xét từ góc độ mức độ thỏa mãn của cặp vợ chồng về tần suất và tính chất của các giao tiếp<br />
tình dục.<br />
Kiểu tư tưởng của gia đình (hệ tư tưởng gia đình)- đó là tập hợp các giá trị, các chuẩn mực, tâm thế trong<br />
lĩnh vực của đời sống gia đình. Việc phân tích chi tiết kiểu tư tưởng của gia đình không thuộc phạm vi nghiên<br />
cứu của công trình này. ở đây, chúng tôi đưa ra dưới dạng cô đúc những kết quả phân tích thứ cấp do chúng tôi<br />
thực hiện trên các tài liệu về các vấn đề hôn nhân và gia đình 6 . Các kết quả này chó phép xem xét dưới dạng<br />
hiển những chuẩn mực điển hình của gia đình truyền thống và gia đình Xô Viết ngày nay. Bảng 2 cho thấy<br />
những xu hướng chung nhất trong sự biến đổi các chuẩn mực và giá trị của đời sống gia đình đặc trưng cho đa<br />
số dân của đất nước Xô Viết, không tính đến các phong tục và truyền thống.<br />
Sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân gia đình.<br />
Khi phân tích hoạt động của gia đình các quan hệ của nó, cần cố một đặc trưng liên kết để phản ánh chất<br />
lượng của hoạt động và của các quan hệ đó. Lý do thứ nhất là, đặc trưng liên kết đó sẽ cho phép so sánh được<br />
chất lượng của các quan hệ hôn nhân-gia đình đối với các điều kiện vi mô và vi mô khác nhau trong các Lĩnh<br />
vực khác nhau. Thứ hai, nó sẽ đống vai trò một mô hình chuẩn để quản lý các quan hệ hôn nhân-gia đình. Đặc<br />
biệt, khi nghiên cứu các hệ thống chuẩn bị cho thanh niên đến với hôn nhân chúng tôi sử dụng khái niệm "sự<br />
thành đạt của các quan hệ hôn nhân-gia đình như là một kết quả tương lai của sự chuẩn bị đó.<br />
Trong các công trình nghiên cứu của Liên Xô và các nước khác, với tư cách là đặc trưng đánh giá nối trên,<br />
<br />
<br />
6<br />
Chi tiết, Xin xem: Matxkovskij M. Những xu hướng chủ yếu của sự phát triển các quan hệ hôn nhân gia đình ở Liên<br />
Xô. Trong sách : Các cặp tân hôn. M.1985. trang 3 - 12.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
người ta sử dụng các khái niệm : chất lượng cuộc hôn nhân 7 , sự thành đạt của hôn nhẩn 8 , sự thành đạt của<br />
quan hệ vợ chồng 9 . Các khái niệm này là khá hẹp, bởi vì chúng không đánh giá được toàn bộ tập hợp các quan<br />
hệ trong gia đình, trong số đó có các quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa các đại diện của các thế hệ khác<br />
nhau.. . Khá điển hình đối với các tài liệu của Mỹ là định nghĩa về một cuộc hôn nhân thành đạt do tác giả W.<br />
Burr khởi xướng. thành công các quan hệ vợ chồng của hôn nhân được đánh giá bằng mức độ đạt được các mục<br />
tiêu do các cá nhân đặt ra trong cuốc hôn nhân đố 10 . R. Lewis và G. Spanier cho rằng, "chất lượng cao của hồn<br />
nhân. . . gắn liền với trình độ cao của sự thích nghi với đời sống vợ chồng, với sự giao tiếp thích hợp của cặp vợ<br />
chồng, với mức độ cao của hạnh phúc vợ chồng, sự liên kết vợ chồng và với mức độ cao thỏa mãn các quan hệ"<br />
11<br />
. Định nghĩa của các tác giả Mỹ chỉ xuất phát từ các nhu cầu cá nhân của thành viên gia đình và không chú ý<br />
đến các việc đánh giá hôn nhân và gia đình từ quan điểm các nhu cầu và lợi ích xã hội.<br />
Bảng 2: Các chuẩn mực điển hình của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại.<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực vực hoạt động sống của Các chuẩn mực điển hình của gia Các chuẩn mực điển hình của gia<br />
gia đình và hoạt động ngoài gia đình truyền thống đình hiện đại<br />
đình của cặp vợ chồng (2)<br />
(1)<br />
Sản xuất Trong gia đình của các giai cấp và Nam giới và nữ giớ bình đẳng về<br />
tâng flớp hữu sản, người phụ nữ có quyền làm việc, phát triển nghề<br />
chồng khong pjải làm việc. nghiệp, hoạt động xã hội.<br />
Trong gia đình của các tầng lớp<br />
nghềo người phụ nữ đi làm chỉ vì<br />
sự bức bách về kinh tế.<br />
Sinh sản<br />
Gia đình phải đông con. Càng Việc sinh đẻ bị hạn chế phù hợp<br />
nhiều con càng tốt với quan niệm của cặp vợ chồng và<br />
với lối sống được kế hoạch hóa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Xem : Các nghiên cứu về chất lượng của hôn nhân. Tartu 1982.<br />
8<br />
Burr W. Successful marriage N. Y 1978<br />
9<br />
Xem : Shchepanskij Ja. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. M. 1969, tr 147 -148<br />
10<br />
Burr W. Theory construction and sociology of the family N. Y 1973 P. 42<br />
11<br />
Lewis R. Spanier G. Theorizing about the quality and stability of marriage. Contemporary theories about the family<br />
/Ed W. Burr et al N. Y., Vol 1. P. 269<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
(1) (2)<br />
<br />
Giáo dục Cần phải giáo dục trẻ em bằng một kỷ Việc giáo dục con cái được tiến hành có tính đến sở<br />
luật nghiêm ngặt. thích ý kiến của chúng, giáo dục trên cơ sở làm gương,<br />
Người bố quyết định tính chất của việc thuyết phục là chủ yếu, chứ không phải bằng kỷ luật hà<br />
giáo dục. Người mẹ thực hiện.. khắc. Mong muốn sao cho cả hai vợ chồng tham gia<br />
như nhau vào, việc giáo dục con cái.<br />
<br />
Sự phân công linh hoạt các nghĩa vụ giữa vợ và chồng<br />
Sinh hoạt - Công việc nội trợ phải do phụ nữ đảm nhận<br />
cố tính đến ý kiến, kỹ năng, mức độ bận rộn ở nơi làm<br />
nội trợ : trong gia đình các tầng lớp hữu sản, người<br />
việc của, họ và dựa trên cơ sơ thỏa thuận.<br />
đàn ông trên thực tế được giải phóng khỏi<br />
các công việc nội trợ, trong gia đình của các<br />
giai cấp không cố tài sản, người đàn ông<br />
làm các công việc chân tay nặng nhọc.<br />
<br />
Kinh tế Người chồng phải là "người kiếm tiền", Cả vợ và chồng đều góp vào phúc lợi vật chất của<br />
người vợ thì tiêu dùng tiền do chồng đưa gia đình phù hợp với địa vị nghề nghiệp và khả năng<br />
cho có các thu nhập phụ của họ.<br />
<br />
<br />
Nghỉ ngơi Các công việc tiếp khách giải trí làm các Vợ và chồng có quyền như nhau tiến hành thời gian<br />
việc yêu thích hoặc được cả hái vợ chồng rỗi ở ngoài nhà và nhiều khi họ tiến hành nghỉ ngơi<br />
cùng làm, hoặc là người chồng cố một riêng biệt<br />
quyền độc lập nào đó.<br />
<br />
Lĩnh vực giao Giao tiếp mang tính chất bầu bạn và ngoài các vấn<br />
tiếp - Tinh thần Giao tiếp giữa vợ và chồng chủ yếu bàn đề gia đình còn bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động<br />
về các vấn đề của gia đình, nhà cửa, công sống, công việc sản xuất, các thú vui của vợ và chồng<br />
việc nội trợ con cái, giải trí gia đình, tiếp<br />
xúc với bà con họ hàng.. . .<br />
<br />
Quan hệ với Định hướng tới những liên hệ bạn bè và giao tiếp<br />
Giao tiếp hắt buộc với, phạm vi rộng bà theo sở thích. Không bắt buộc phải duy trì các tiếp xúc<br />
bạn bê và bà<br />
con họ hàng, các quan hệ bạn bè với hàng theo dòng họ và giao tiếp với xóm giềng.<br />
con họ hàng<br />
xóm, bạn bè riêng chi cố ở người chồng.<br />
<br />
Lĩnh vực quyền Vợ chổng thông qua các quyết định chủ yếu Bàn<br />
Chồng là người đứng đầu gia đình. anh khi cùng nhau thảo luận. bố thể có sự phân chia quyền<br />
lực và quyền<br />
ta thông qua các quyết đinh về những vấn đứng đầu theo các lĩnh vực.<br />
đứng đầu<br />
đề Quá yếu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
<br />
<br />
(1) (2) (3).<br />
<br />
Lĩnh vực kiểm Gia đình thực hiện sự kiểm soát nghiêm Gia đỉnh thực hiện sự kiểm soát ở mức độ<br />
soát xã hội ban đầu ngặt hành vi của người phụ nữ, đối với đàn ngang nhau các hành vi lệch chuẩn của người<br />
ông, sự kiểm soát này lỏng lẻo hơn nhiều. phụ nữ và nam giới.<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực các Sự ấm áp, tế nhị, sụ ủng hộ về mặt tình Vợ chồng chờ đợi sự ủng hộ về tình cảm<br />
quan hệ tình cảm cảm thường chỉ được kỳ vọng từ phía lẫn nhau cố chú ý đến đặc thù của nam tính và<br />
những người phụ nữ nữ tính .<br />
<br />
Lĩnh vực địa vị<br />
xã hội Hôn nhân được tiến hành trong phạm vi Tính khác loại về xã hội của hôn nhân.<br />
đồng nhất xã hối chật hẹp nội bộ . Cố gắng Những đặc tính nhân cách chứ không phải đặc<br />
nâng cao địa vị xã hội thông qua hôn nhân. tính địa vị của người bạn đời mới là cái cố ý<br />
nghĩa<br />
Lĩnh vực tình<br />
Các quan hệ tình dục có ý nghĩa lệ Các quan hệ tình dục ngày càng tách rời<br />
dục<br />
thuộc; thường thì chúng chỉ là điều kiện khỏi chức năng sinh sản; gia tăng tính tích cực<br />
cần thiết để sinh con để cái, không chấp tình dục của người phụ trừ những đòi hôi của<br />
nhận các quan hệ trước hôn nhân ở người họ về đời sống tình dục; chấp nhận các quan<br />
phụ nữ; ở người đàn ông các quan hệ này hệ trước hôn nhân nếu như chúng dựa trên cơ<br />
không bi lên án; trong các tầng lớp hữu sở tình yêu ; các quan hệ tình dục ngoài hôn<br />
sản, khá phổ hiến các quan hệ ngoài hôn .thú của những người đàn ông và phụ nữ có<br />
thú được chấp nhận từ quan điểm đạo đức gia đình bị phần xét như nhau.<br />
chỉ đối với đàn ông .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xem xét các tiêu chuẩn về sự thành đạt của quan hệ vợ chồng, Ja. Shchepansruj tách ra : 1) độ bền vững của<br />
hôn nhân; 2) cảm giác chủ quan về hạnh phúc của cả vợ và chồng 3) việc thực hiện các kỳ vọng của những<br />
nhóm rộng hơn; 4) sự phát triển đầy đủ nhân cách của cặp vợ chồng phát triển những năng lực và tính tích cực<br />
của họ, việc giáo dục những đứa con có năng khiếu và tích cực; 5) đạt tới sự thích ứng hoàn toàn sự liên kết bên<br />
trong của cặp vợ chồng, không cố các xung đột và khủng hoảng do sự đối kháng giữa các thành viên của gia<br />
đình gây ra 12 . Trong định nghĩa của Ja. Shchepanskij các chức năng xã hòi của gia đình và sự đánh giá bên<br />
ngoài của hôn nhân được biểu hiện đầy đủ hơn ( giáo dục con cái, việc thực hiện các kỳ vọng của các nhóm bên<br />
ngoài). Trong chương trình nghiên cứu " Gia đinh như là một nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ<br />
nghĩa " đã xem xét một đặc trưng rộng hơn : " Sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân gia đình ". Tính đến tầm<br />
quan trọng của sự đánh giá xã hội về hôn nhân và sự vận hành của gia đình, chúng tôi đưa vào số các tiêu chuẩn<br />
về sự thành đạt ít các quan hệ hôn nhân-gia đình cả tiêu chí mức độ thực hiện các chức nâng xã hội của gia đình.<br />
Như vậy ở đây phạm trù sự thành đạt của các quan hệ hôn nhân-gia đình bao gồm các thành tố sau :<br />
1) Tính chất và mức độ thực hiện cụ chức năng xã hội;<br />
2) Tính chất và mức độ thực hiện các chức năng cá nhân.<br />
<br />
<br />
12<br />
Xem shchẽpanskij-j. a. Sách đã dẫn, trang: 147<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 3 - 1990<br />
3) Mức độ thỏa mãn của cả hai vợ chồng với các quan hệ giữa họ và giữa các thành viên khác của gia đình (<br />
bao gồm các câm giác chủ quan về hạnh phúc, tính chất và tần suất của các xung đột. )<br />
4) Mức độ ổn định của hôn nhân ( đánh giá chủ quan về khả năng ly hôn )<br />
5) Mức độ và tính chất ảnh hưởng của gia đình tới sự phát triển nhân cách của mỗi thành viên đã trưởng<br />
thành của gia đình 13 .<br />
Các giai đoạn trong chu trình sổng của gia đình là Tốt phạm trù đặc trưng cho động thái những biến đổi<br />
đang diễn ra trong gia đình từ khi hình thành cho đến khi nó tan rã. Ngoài giai đoạn này, có thể tách ra cả những<br />
giai đoạn khác trong sự vận hành của nhóm gia đình. Thông thường người ta tách ra những thời kỳ hoạt động<br />
sống sau đây, thời kỳ thứ nhất : từ khi kết hôn hay là bắt đầu chung sống cho đến khi xuất hiện đứa con đầu<br />
lòng, thời kỳ thứ hai kết thúc khi đứa con cuối cùng đến trường, thời kỳ thứ ba kết thúc bằng việc đứa con cuối<br />
cùng trưởng thành về mặt xã hội, độc lập được về kinh tế. Giai đoạn cuối cùng được bắt đầu từ khi người con<br />
cuối cùng lập gia đình riêng 14 . Sự phân đoạn này có tính đến cả khía cạnh nhân khẩu học lẫn khía cạnh xã hội<br />
học của việc nghiên cứu gia đình, bởi vì nó gắn liền với một chức năng quan trọng nhất của gia đình- chức năng<br />
tái sản xuất con người.<br />
Người dịch : TRỊNH DUY LUÂN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cùng với Tiến sỹ Solvay Gerke, Khoa Xã hội học Trường Đại học Bielereld<br />
Cộng hòa Liên bang Đức tìm hiểu về Gia đình và Dân số tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Xem Khartrev A G, Matxkovski M. S. Gia đình như là một nhân tố tái tạo cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa.<br />
Trang 45-46.<br />
14<br />
Goldon L. A. Klopo.v E. V., Gruzdeva E: B. Các giai đoạn của chu trình sống và sinh hoạt của người phụ nữ đang<br />
làm việc Trong sách : Sự biến đổi địa vị của người phụ nữ trong gia đình.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />