intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống ngân hàng câu hỏi thi môn Pháp luật đại cương

Chia sẻ: Đỗ Thị Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

1.705
lượt xem
354
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pháp luật đại cương là một trong những môn học cơ sở đối với hầu hết các ngành đào tạo ở cấp Cao đẳng và Đại học và để có định hướng học và ôn thi môn Pháp luật đại cương một cách hiệu quả mời các bạn tham khảo tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi thi môn Pháp luật đại cương sau dây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống ngân hàng câu hỏi thi môn Pháp luật đại cương

  1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (2 TC) Nội dung 1 (2 điểm): # Câu 1: Tại sao việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tính tối  cao của Hiến pháp và Luật? # Câu 2:  Vì sao nói: quyền lực Nhà nước là quyền lực công cộng đặc biệt   không còn hòa nhập với dân cư nữa? # Câu 3:  Luật hôn nhân và gia đình hiện nay có cấm trường hợp người cùng  giới tính kết hôn không? Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này. # Câu 4: A 20 tuổi nhận thức bình thường, có mâu thuẫn với B, A biết B không  biết bơi, lợi dụng lúc B sơ  hở  đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa sông,  sau khi thấy B chết A bỏ mặc B ra về.  Anh (chị) hãy xác định lỗi của anh A và  giải thích vì sao?  # Câu 5: Anh A mâu thuẫn với anh B. Anh A đã dùng dao chém vào đùi anh B   với mục đích cảnh cáo nhưng sau đó anh A bỏ về nhà. Do không được cấp cứu   kịp thời, máu ra nhiều nên anh B đã chết. Anh (chị) hãy xác định lỗi của anh A  và giải thích tại sao? # Câu 6: Lấy một ví dụ  cụ  thể về  hành vi tham nhũng theo quy định của Luật  phòng chống tham nhũng năm 2005 và phân tích dấu hiệu của hành vi. # Câu 7:  Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn thân của nhau. Trong một lần  cùng nhau uống rượu say đã tranh cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn có chai rượu trong   tay A đã dùng chai rượu đập mạnh liên tiếp vào đầu của B. Máu chảy rất nhiều   và A đã đi về bỏ mặc B ở lại đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu (xác định  nguyên nhân cái chết B chết do chấn thương sọ não và mất máu quá nhiều). Xác  định lỗi của A và giải thích vì sao? # Câu 8: Lấy ví dụ cụ thể về trường hợp lỗi cố ý gián tiếp. Phân tích nội dung   lỗi từ ví dụ. # Câu 9: Xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật sau: Khoản 2 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trêng hîp Hîp ®ång d©n sù ®îc giao kÕt, thùc hiÖn th× tµi s¶n ®Æt cäc ®îc tr¶ l¹i cho bªn ®Æt cäc 1
  2. hoÆc ®îc trõ ®Ó thùc hiÖn nghÜa vô tr¶ tiÒn; nÕu bªn ®Æt cäc tõ chèi viÖc giao kÕt, thùc hiÖn hîp ®ång d©n sù th× tµi s¶n ®Æt cäc thuéc vÒ bªn nhËn ®Æt cäc; nÕu bªn nhËn ®Æt cäc tõ chèi viÖc giao kÕt, thùc hiÖn hîp ®ång d©n sù th× ph¶i tr¶ cho bªn ®Æt cäc tµi s¶n ®Æt cäc vµ mét kho¶n tiÒn t¬ng ®¬ng gi¸ trÞ tµi s¶n ®Æt cäc, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c.” # Câu 10: Lấy ví dụ cụ thể về trường hợp chủ thể vi phạm pháp luật mắc lỗi  vô ý do quá tự tin. Phân tích lỗi từ ví dụ. Nội dung 2 (3 điểm):  # Câu 1:  Anh (chị) hãy phân tích nội dung quyền sở  hữu.   Lấy ví dụ  về  một  trường hợp không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn đồng thời có ba quyền  chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.  # Câu 2: Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa như thế nào đối  với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta hiện nay? # Câu 3: Mục đích của hình phạt tử hình. Quan điểm của anh (chị) về xu hướng   giảm hình phạt tử hình trong các tội phạm theo quy định Luật hình sự Việt Nam  hiện nay. # Câu 4: Lấy ví dụ cụ thể về một vi phạm pháp luật, qua đó chỉ  ra các yếu tố  cấu thành của vi phạm pháp luật trong ví dụ đó. # Câu 5:  Pháp luật Việt Nam hiện nay có áp dụng hình thức tập quán pháp  không? Hãy chỉ ra ưu, nhược điểm của hình thức này nếu áp dụng. # Câu 6: So sánh tội phạm với vi phạm pháp luật hành chính? # Câu 7:   Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động. Quan điểm của anh   (chị) mức tiền lương tối thiểu hiện nay? # Câu 8: Anh (chị) hãy chỉ ra hậu quả pháp lý của ly hôn. Tình trạng ly hôn gia  tăng hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? # Câu 9: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên AD vay vốn ngân hàng Bắc   Á 10 tỷ để đầu tư kinh doanh với lãi suất 1,5 %. Hạn trả là 12 tháng kể từ ngày   vay. Hợp đồng được ký kết dựa theo mẫu tuân thủ đúng quy định của pháp luật.   Hãy phân tích thành phần của quan hệ pháp luật trên. 2
  3. # Câu 10: Xác định cơ cấu quy phạm pháp luật sau và giải thích vì sao: Khoản 2 Điều 65 Luật phòng chống tham nhũng 2005: “Người đứng đầu  cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải   xem xét và xử  lý theo thẩm quyền; giữ  bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các  thông tin khác theo yêu cầu của người tố  cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp  cần thiết để  bảo vệ  người tố  cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả  thù, trù dập   người tố  cáo hoặc khi người tố  cáo yêu cầu; thông báo kết quả  giải quyết tố  cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu” # Câu 11:  Vợ chồng ông A và bà B hôn nhân hợp pháp có nhận người con nuôi là N  18 tuổi bị bại liệt, có con đẻ M  23 tuổi nhưng bị mất. M có con nhỏ 1 tuổi là C.   Ông A đột ngột qua đời để lại di chúc miệng với sự làm chứng của một người   chú. Định đoạt tài sản của mình như sau: để lại 200 triệu cho chị gái của mình,  còn lại toàn bộ cho vợ và đứa con nuôi. Biết tài sản chung của hai vợ chồng là 2   tỷ, phí mai táng của ông A hết 100 triệu. Hỏi: a) Di chúc ông A có hiệu lực không? Giải thích? b) Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của ông A được  giải quyết như thế nào? # Câu 12:  A và B kết hôn năm 1955, có 4 con chung: C, D, E,và F, con trai út là F  thường xuyên đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm của A. Tháng 4/2007 A   chết để lại di chúc bằng văn bản hợp pháp, trong đó ông A truất quyền thừa kế  của F và cho B hưởng 1/2 di sản thừa kế và phần còn lại chia đều cho C, D, E,  sau đó F kiện lên tòa án yêu cầu chia lại thừa kế, biết tài sản chung hợp nhất  của A, B là 1tỷ 200 triệu. Hỏi : a) Anh F kiện yêu cầu chia thừa kế có đúng không? Giải thích? b) Hãy chia thừa kế của A theo đúng luật thừa kế? # Câu 13:  A 30 tuổi nhận thức bình thường, B là hàng xóm của A nhà liền kề nhau   và đã nhiều lần phát sinh mâu thuẫn tranh chấp về đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày  3
  4. 07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp đất đai, A cho rằng B xây  lấn sang đất nhà mình, hai bên đã xảy ra xô xát, B đã bị  A dùng gậy đánh gây  thương tích với tỉ lệ thương tật là 25%. Anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp  luật. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trên. # Câu 14:  Hai vợ chồng A và B có tổng tài sản là 600 triệu đồng, B có tài sản riêng  là 900 triệu đồng. Vợ chồng A, B có 2 người con: C: 20 tuổi và D: 27 tuổi.  Khi   B chết  B có lập di chúc hợp pháp để  lại cho M 5 triệu đồng, tặng cho hội từ  thiện 5 triệu đồng, cho A 300 triệu, C 300 triệu, D 300 triệu. Vậy phần di sản   còn lại của B không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia như thế nào theo   quy định của pháp luật ? # Câu 15: Chứng minh Luật hiến pháp là ngành luật chủ  đạo trong hệ  thống   pháp luật hiện nay.  Nội dung 3 (5 điểm): # Câu 1:  Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước là nguyên nhân xã hội. b. Trong một quy phạm pháp luật phải có đủ giả định, quy định và chế tài. c. Mọi hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. d. Hoạt động hành chính nhà nước chủ  yếu do cơ  quan hành chính nhà nước  tiến hành. e. Cơ quan thường trực của Quốc hội là các Ủy ban Quốc Hội. # Câu 2: Chứng minh Quốc hội là cơ  quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ  quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta. Anh (chị) hãy đề  xuất một số  giải   pháp nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện  nay? # Câu 3: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức cao   nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. b. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 4
  5. c. Hình thức thực hiện pháp luật bao gồm tập quán pháp, tiền lệ  pháp và văn  bản quy phạm pháp luật. d. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. e. Đối tượng điều chỉnh Luật dân sự rộng hơn sơ với đối tượng điều chỉnh của   Luật hôn nhân ­ gia đình. # Câu 4:  Anh (chị) hãy phân tích  mối quan hệ  biện chứng giữa pháp luật với   kinh tế. Liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay. # Câu 5: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Mọi hành vi  vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật. b. Việc phân chia thừa kế  theo pháp luật chỉ  đặt ra khi có phần tài sản không  được định đoạt trong di chúc. c. Bản chất của Nhà nước chỉ mang tính giai cấp. d. Cá nhân được hưởng thừa kế  phải là người từ  đủ  18 tuổi và còn sống vào  thời điểm mở thừa kế. e. Năng lực hành vi của cá nhân chỉ  xuất hiện khi con người đạt đến độ  tuổi  nhất định. # Câu 6: Hãy phân tích các hình thức thực hiện pháp luật hiện nay và cho ví dụ  minh họa từng hình thức thực hiện pháp luật. Anh (chị) hãy đề xuất một số giải  pháp nhằm tăng cường hiệu quả của việc thực hiện pháp luật hiện nay. # Câu 7: Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân chủ  yếu dẫn đến sự  ra đời của  Nhà nước. Theo anh (chị) các quan điểm phi Mác­xít về  nguồn gốc ra đời của  nhà nước có những điểm gì hạn chế? # Câu 8: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Người được hưởng thừa kế theo di chúc là người phải có quan hệ hôn nhân,   huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. b. Hoạt động hành chính nhà nước chỉ  do cơ  quan hành chính nhà nước tiến   hành. c. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân, tổ chức xuất hiện đồng   thời cùng lúc. 5
  6. d. Khách thể trong quan hệ mua bán nhà chỉ là quyền sở hữu số tiền mua nhà. e.  Trong một quy phạm pháp luật luôn có phần quy định, có thể thiếu phần giả  định hoặc phần chế tài. # Câu 9: Lấy ví dụ  về  một quan hệ pháp luật cụ  thể qua đó chỉ  ra thành phần   của quan hệ pháp luật đó. # Câu 10: Vì sao phải thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ? Nguyên tắc này   có ý nghĩa như  thế  nào trong việc tổ  chức và hoạt động của bộ  máy nhà nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện như thế  nào trong thực tiễn nước ta hiện nay.  # Câu 11: So sánh thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. # Câu 12: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Chỉ có chủ sở hữu mới có đồng thời: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài  sản. b. Mọi vi phạm pháp luật đều có thiệt hại xảy ra. c.   Năng lực hành vi dân sự  của cá nhân bị  mất khi cá nhân đó bị  nghiện rượu  hoặc sử dụng ma túy. d. Hình thức hợp đồng lao động bắt buộc phải bằng văn bản. e. Trục xuất chỉ áp dụng đối với người không quốc tịch. # Câu 13: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Trong các vi phạm pháp luật chỉ có vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy  hiểm cho xã hội. b. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn mà mức cao nhất   của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.  c. Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật d. Hợp đồng lao động giúp việc gia đình phải được giao kết bằng văn bản.  e. Anh A dùng gậy gây thương tích nặng cho anh B thì anh B là khách thể của vi   phạm pháp luật. # Câu 14: Ông A kết hôn với bà B sinh được ba người con là C, D, E.  D không   có khả  năng lao động, C kết hôn với F sinh được F’ và nhận H làm con nuôi.  6
  7. Ngày 19/2/2012 trên đường đi đám cưới A, C bị tai nạn và chết cùng thời điểm,  do chết đột ngột nên ông A không kịp để  lại di chúc. Yêu cầu chia di sản của   ông A, biết tài sản chung của hai vợ chồng là 1 tỷ, tài sản riêng của ông A là 200   triệu, lúc sống ông A nợ bà Q 50 triệu. # Câu 15: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao? a. Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là con của người để  lại di sản. b. Luật hôn nhân gia đình 2000 không cấm kết hôn giữa những người cùng giới  tính. c. Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể  hiện quyền và nghĩa vụ  của các chủ  thể tham gia. d. Ngân hàng ABC cho Doanh nghiệp tư  nhân Hùng Long vay 10 tỷ  đồng, lãi  suất 6 %/tháng  thì khách thể trong quan hệ pháp luật này là số  tiền mà Doanh   nghiệp Hùng Long vay được. e. Mọi quan hệ pháp luật đều là quan hệ xã hội. C. PHẦN ĐÁP ÁN Nội dung 1 (2 điểm):   #  Câu 1 (2 đi   ểm):  1) Nội dung đáp án 1: Đây là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo tính thống nhất  của hệ thống pháp luật. (1,5 điểm) + Hiến pháp và luật là những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, do cơ quan cao   nhất của quyền lực nhà nước ban hành nên phải tôn trọng, thể  hiện một cách   tập trung ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực,   trong các vấn đề  quan trọng của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Đó là  những văn bản có giá trị  pháp lý cao nhất. Vì vậy khi xây dựng pháp luật phải   dựa trên cơ sở những quy định của Hiến pháp và luật; mọi quy định của các văn   bản dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và luật.(0,75 điểm) + Hiện nay văn bản dưới luật rất phong phú và đa dạng, chiếm số  lượng lớn   trong hệ thống pháp luật. Nếu không thực hiện tốt yêu cầu này sẽ dẫn đến tình   7
  8. trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các quy phạm pháp  luật, phá vỡ tính hệ thống của của hệ thống pháp luật. (0,75 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Để  thực hiện tốt yêu cầu này cần chú ý hai mặt: (0,5   điểm) +  Thứ nhất phải chú trọng hoàn thiện Hiến pháp và xây dựng các văn bản luật.   (0,25 điểm)  + Thứ hai phải nhanh chóng cụ  thể hóa những quy định của Hiến pháp và luật,   triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật. (0,25 điểm) # Câu 2: (2 điểm) 1) Nội dung đáp án 1: + Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực công cộng (quyền lực xã  hội) nhưng đó là thứ quyền lực do dân cư tự tổ chức ra quyền lực đó hòa nhập  với xã hội, không mang tính chính trị và giai cấp. Mọi quyền quyết định những   vấn đề cơ bản và quan trọng phải đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong   xã hội. (0,5 điểm) + Quyền lực công cộng do Nhà nước thiết lập không còn hòa nhập với dân cư  phục vụ cho tất cả mọi người trong xã hội mà nó tách khỏi dân cư chỉ thuộc về  giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. (0,5 điểm) 2 ) Nội dung đáp án 2: +   Để  thực hiện quyền lực công cộng cần có một tầng lớp người đặc biệt  chuyên làm nhiệm vụ quản lý hình thành nên các cơ quan đại diện quyền lực có  sức mạnh cưỡng chế, bắt giai cấp khác phục tùng: quân đội, nhà tù, cảnh sát… (0,5 điểm) + Giai cấp thống trị  đã dùng quyền lực nhà nước để  đặt ra các loại thuế, bắt   buộc công dân phải đóng góp để  nuôi dưỡng một bộ  máy nhà nước mà thực   chất chỉ  phục vụ  cho lợi ích của giai cấp thống trị  đó với mục đích duy trì   quyền thống trị  giai cấp, đàn áp những người nuôi dưỡng nó; Nhà nước không  thể  thực hiện bằng các phương pháp thông thường dựa trên sự  tự  nguyện của  công dân mà sử dụng thứ công cụ đặc biệt mà xã hội trước chưa hề biết đến đó  là pháp luật. (0,5 điểm) # Câu 3: (2 điểm)  8
  9. 1) Nội dung đáp án 1: Theo khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy   định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. (0,5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Quan điểm: Nên hay không việc chấp nhận kết hôn giữa  những người đồng tính trong giai đoạn hiện nay; Nếu ra quan điểm của mình:  (1,5 điểm) + Nếu theo quan điểm nên cho phép người cùng giới kết hôn: (1,5 điểm) . Đảm bảo quyền con người. (0,75 điểm) . Đây sẽ là bước tiến lớn nhằm giải quyết các hậu quả pháp lý, hậu quả xã hội  vào bảo vệ  quyền lợi bình đẳng cho người đồng tính  ở  Việt Nam: Bảo quyền   bình đẳng của quan hệ  đồng giới như  quyền có tài sản chung, quyền có con,   quyền xin con nuôi, quyền thừa kế, và các quyền khác mà pháp luật đang đảm   bảo cho quan hệ  khác giới chứ  không chỉ  dừng lại  ở  những quy định về  giải  quyết hậu quả pháp lý khi hai người đồng giới sống chung. (0,75 điểm) + Nếu theo quan điểm không đồng tình người cùng giới kết hôn: (1,5 điểm) .  Điều kiện kinh tế  xã hội Việt Nam hiện nay cũng như  nền văn hóa truyền   thống của dân tộc, nếu công nhận hôn nhân đồng tính vào thời điểm này là chưa   phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. (0,75 điểm) . Hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng đến việc “duy trì nòi giống” và nuôi dạy con   cái. (0,75 điểm) # Câu 4: (2 điểm) 1) Nội dung đáp án 1: Lỗi cố ý trực tiếp: (0,5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Giải thích: (1,5 điểm) + Về lý trí: (0,75 điểm) .  Hành vi: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, trái quy   định pháp luật (0,5 điểm) .  Hậu quả: thấy trước hậu qủa của hành vi đó có thể xảy ra (0,25 điểm) + Về ý chí: anh A mong muốn hậu quả  xảy ra xuất phát từ mâu thuẫn với anh   B nên có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra va anh A hoàn toàn chấp nhận (0,75  điểm) 9
  10. # Câu 5:(2 điểm) 1) Nội dung đáp án 1: Lỗi của anh A là lỗi cố ý gián tiếp: (0.5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Lỗi cố ý giản tiếp là lỗi của thấy trước hành vi của mình   có thể  gây ra nguy hiểm cho xã hội, dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra   nhưng có ý thức để  mặc cho hậu quả  xảy ra. Hành vi của anh A là thấy được   hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (chém vào đùi anh A), tuy nhiên cái   chết của anh B là hậu quả không mong muốn vì mục đích của anh A chỉ là cảnh  cáo anh B nhưng anh A có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. (1,5 điểm) # Câu 6: (2 điểm) 1) Nội dung đáp án 1: Lấy được ví dụ cụ thể về hành vi tham nhũng (Lấy được   biểu hiện 1 hành vi trong 12 hành vi theo quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống   tham nhũng năm 2005). (1 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Phân tích biểu hiện của hành vi. (1 điểm) + Chủ thể: (0,25 điểm) + Hành vi: (0,5 điểm) + Mục đích: (0,25 điểm) # Câu 7: (2 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Anh A là lỗi cố ý trực tiếp. (0,5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2:  Anh A phải nhận thức được hành vi của mình là trái pháp   luật do dùng chai rượu đập mạnh liên tiếp vào đầu của anh B (hành động đập   liên tiếp và vào vùng nguy hiểm trên vị trí cơ thể người) anh A tất yếu phải biết  được hậu quả của hành vi nguy hiểm này. Anh A có dùng rượu nhưng hànhvi đó  vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý do việc anh ta say là do chính bản thân anh   A tự tước đi năng lực hành vi của mình. (1,5 điểm)  # Câu 8: (2 đi   ểm) :  1) Nội dung đáp án 1: Lấy ví dụ  cụ  thể  về  trường hợp lỗi cố ý gián tiếp. (1.0   điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Từ ví dụ đưa ra phân tích lỗi cố ý gián tiếp: (1.0 điểm) 10
  11. + Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã  hội, thấy trước được hành vi đó có thể  gây ra hậu quả  nguy hiểm cho xã hội.   (0,5 điểm) +Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý  thức bỏ  mặc cho hậu quả  nguy hiểm xảy ra do chính hành vi của mình.  (0,5  điểm)  # Câu 9:(2 điểm): 1) Nội dung đáp án 1: Giả định: (0,75 điểm). + Trong trêng hîp hîp ®ång d©n sù ®îc giao kÕt, thùc hiÖn (0,25 điểm). + NÕu bªn ®Æt cäc tõ chèi viÖc giao kÕt, thùc hiÖn hîp ®ång d©n sù (0,25 điểm). + NÕu bªn nhËn ®Æt cäc tõ chèi viÖc giao kÕt, thùc hiÖn hîp ®ång d©n sù (0,25 điểm). 2) Nội dung đáp án 2: Quy định: (0,75 điểm) + Th× tµi s¶n ®Æt cäc ®îc tr¶ l¹i cho bªn ®Æt cäc hoÆc ®îc trõ ®Ó thùc hiÖn nghÜa vô tr¶ tiÒn. (0,25 điểm) + Th× tµi s¶n ®Æt cäc thuéc vÒ bªn nhËn ®Æt cäc. (0,25 điểm) + Ph¶i tr¶ cho bªn ®Æt cäc tµi s¶n ®Æt cäc vµ mét kho¶n tiÒn t¬ng ®¬ng gi¸ trÞ tµi s¶n ®Æt cäc, trõ trêng hîp cã tho¶ thuËn kh¸c. (0,25 điểm) 3) Nội dung đáp án 3: Chế tài: Không có (0.5 điểm). # Câu 10: (2 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Lấy ví dụ cụ thể về trường hợp lỗi vô ý do quá tự tin (1   điểm). 2) Nội dung đáp án 2: Phân tích lỗi: (1 điểm). + Chủ thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã   hội (0,5 điểm). 11
  12. + Chủ  thể  tin chắc rằng hậu quả  đó sẽ  không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì   cũng có thể ngăn ngừa được (0,5 điểm). Nội dung 2: (3 điểm):  # Câu 1: (3 điểm): 1) Nội dung 1: Phân tích nội dung quyền sở hữu: (1,25 điểm) + Quyền chiếm hữu: (0,5 điểm) + Quyền sử dụng: (0,5 điểm) + Quyền định đoạt: (0,25 điểm) 2) Nội dung 2: Lấy ví dụ cụ thể: (1,75 điểm) # Câu 2:(3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Việc tăng cường pháp chế  là cơ  sở  đảm bảo cho hoạt  động của bộ  máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, phát huy hiệu lực của nhà   nước và đảm bảo công bằng xã hội. (1 điểm) 2) Nội dung đáp án 2:  Pháp chế xã hội chủ nghĩa là cơ sở để mọi công dân phải   tôn trọng pháp luật, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật, đó là điều kiện  đảm bảo công bằng xã hội đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật. (1 điểm) 3) Nội dung đáp án 3: Pháp chế  là yếu tố  cần thiết để  củng cố  nền dân chủ,  phát huy quyền làm chủ của nhân dân. (1 điểm) # Câu 3: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Mục đích hình phạt tử hình: (1 điểm) + Tử  hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ  thống hình phạt có ý nghĩa   trừng trị  người phạm khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng hình  phạt này khi nhận thấy họ không có khả năng cải tạo, giáo dục và cần phải loại   bỏ khỏi xã hội. (0.5 điểm) + Hình phạt ngoài ra còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục người khác tôn trọng pháp   luật từ đó nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa tội phạm. (0.5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Xu hướng giảm án tử hình: (2 điểm) + Xu hướng giảm dần án tử hình:  Cùng với xu thế của thế giới giảm dần hình  phạt tử  hình tiến tới xoá bỏ  hình phạt tử  hình, Bộ  luật hình sự  Việt Nam qua   12
  13. những lần sửa đổi đến nay có xu hướng giảm dần các tội có thể tuyên tử hình.  Ở  nước ta chỉ  giữu hình phạt tử hình với những tội thực sự  nguy hiểm cho an  ninh quốc gia, các tội phạm về kinh tế, chính trị, ma tuý,... được giảm đáng kể.  Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 còn 29 điều luật có  quy đinh hình phạt tử hình. Ngày 19/6/2009 Quốc hội khoá XII đã bỏ  hình phạt  tử  hình tại 8 tội (hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, tàng trữ  lưu   hành tiền giả ngân phiếu công trái giả, sử dụng ma tuý trái phép, chiếm tàu bay   tàu thuỷ, đưa hối lộ, huỷ hoại vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự).   (1,0 điểm)  + Quan điểm: (1,0 điểm)  . Giảm hình phạt tử  hình thể  hiện chính sách nhân đạo của pháp luật nước ta.  (0,5   điểm) . Giảm hình phạt tử  hình đảm bảo quyền sống của con người được ghi nhận  trong luật quốc gia và luật quốc tế; phù hợp với luật pháp quốc tế cũng đang có  xu hướng giảm và xóa bỏ hình phạt này. (0,5 điểm) # Câu 4: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Lấy ví dụ cụ thể vi phạm pháp luật: (1 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Chỉ ra cấu thành của vi phạm pháp luật từ ví dụ: + Mặt khách quan:(0,75 điểm) . Hành vi trái pháp luật (0.25 điểm) . Hậu quả hành vi trái pháp luật (0.25 điểm) . Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả (0.25 điểm) + Mặt chủ quan: (0,75 điểm) . Lỗi (0.25 điểm) . Động cơ (0.25 điểm) . Mục đích(0.25 điểm) + Mặt khách thể (0,25 điểm) + Mặt chủ thể (0,25 điểm) 13
  14. # Câu 5: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: + Khái niệm tập quán pháp: Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán  đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị nâng chúng  lên thành những quy tắc xử sự  chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện. (0,5   điểm) + Hiện nay Pháp luật Việt Nam không áp dụng tập quán pháp mà hình thức này   chỉ có ý nghĩa trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. (0,5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Ưu, nhược điểm của tập quán pháp (2 điểm) + Ưu điểm: . Nảy sinh tự phát từ cuộc sống dễ dàng được người dân chấp nhận, tự nguyện,   tự giác thực hiện. (0,5 điểm) . Ngôn ngữ dễ hiểu. (0,5 điểm) + Nhược điểm:  . Mang tính cục bộ, địa phương có hiệu lực ở vùng, miền nhất định. (0,5 điểm) . Chậm biến đổi nên không phù hợp với sự phát triển của xã hội. (0,5 điểm) # Câu 6: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Khái niệm: (0.5 điểm) ­ Tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ  luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý  hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ  quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ  Tổ  quốc, xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, an   ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính  mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp  khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa. (0,25 điểm) ­ Vi phạm pháp luật hành chính:   Vi phạm hành chính là những hành vi (hành  động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ  thể của luật hành chính  thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quan hệ xã hội do luật hành   14
  15. chính bảo vệ  hoặc theo quy định phải bị  xử  phạt vi phạm hành chính. (0,25   điểm) 2) Nội dung đáp án 2: So sánh: ­ Giống: (0,75 điểm) + Đều là hành vi vi phạm pháp luật (0,25 điểm) + Đều có lỗi, do chủ thể có năng lực pháp luật thực hiện (0,25 điểm) + Đều có tính nguy hiểm cho xã hội (0,25 điểm)  3) Nội dung đáp án 3:  Khác: (1.75 điểm) Tội phạm Vi phạm hành chính ­ Chủ thể: Cá nhân (0.25 điểm) ­ Chủ thể: Cá nhân, tổ chức ­  Có tính nguy hiểm cao hơn so với vi   ­ Tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm phạm hành chính (0.25 điểm) ­ Hậu quả năng nề, nghiêm trọng hơn  ­   Hậu   quả   không   nặng   nề,   nghiêm  so với vi phạm hành chính (0.5 điểm) trọng bằng vi phạm hành chính ­  Cơ sở pháp lý: Bộ  luật hình sự  (0.5   ­ Cơ  sở  pháp lý: Nhiều văn bản quy  điểm) phạm pháp luật hành chính. ­     Chịu   hình   phạt   do   Tòa   án   xét   xử  ­ Xử  phạt do các cơ  quan, cá nhân có  (0.25 điểm) thẩm   quyền   xử   phạt   vi   phạm   hành  chính # Câu 7: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1:  + Khái niệm: Tiền lương là số  tiền mà người sử  dụng lao động trả  cho người  lao động khi họ hoàn thành một công việc theo hợp đồng lao động phù hợp với   quy định của pháp luật (0.5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Ý nghĩa tiền lương đối với người lao động: (1 điểm) 15
  16. + Tiền lương là một bộ  phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được   trả  cho người  lao động dựa trên số  lượng và chất lượng lao động của mọi  người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của người lao động. (0.5 điểm) + Là nguồn sống chủ yếu của người lao động. (0.25 điểm) + Tiền lương kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc. (0.25 điểm) 3) Nội dung đáp án 3: Quan điểm về mức lương tối thiểu hiện nay + Tiền lương tối thiểu hiện hành ở nước ta là 1.150.000 đồng/tháng. (0,5 điểm)  + Mức lương hiện nay thấp: Mức lương hiện nay mới đáp ứng 60 ­ 65% nhu   cầu sống tối thiểu của người lao động, đời sống người lao động gặp nhiều khó  khăn do giá cả  tiêu dùng tăng cao hơn so với mức tăng của lương cơ  bản. (0,5   điểm)   + Cần có lộ  trình tăng mức lương cơ  bản theo đúng lộ  trình của Chính phủ  để  dần dần tiến tới đảm bảo đời sống người lao động. (0,5 điểm)   # Câu 8: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1:  + Khái niệm: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ  vợ chồng trước pháp luật theo   yêu cầu của một bên hoặc do sự  thuận tình của hai vợ  chồng và được Tòa án   công nhận bằng bản án xử  cho ly hôn hoặc bằng quyết định công nhận thuận  tình ly hôn. (0,25 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Hậu quả pháp lý của ly hôn: (1.5 điểm) + Phần nhân thân: chấm dứt quan hệ nhân thân vợ chồng (0.5 điểm) + Phần tài sản: ­  Do các bên thỏa thuận nếu không sẽ do tòa án phân xử với nguyên tắc tài sản   riêng của ai thì vẫn thuộc về  người đó, tài sản chung vợ  chồng thì sẽ  chia đôi  (0.25 điểm). ­ Tài sản chung của vợ  chồng chia đổi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của  mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập,  duy trì phát triển tài sản này. (0.25 điểm). + Phần con cái do các bên thỏa thuận nếu không sẽ  đo tòa phân xử  căn cứ  vào  nhu cầu và nguyện vọng của các bên nếu có căn cứ. (0.5 điểm) 16
  17. ­ Về  nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao người mẹ  có quyền nuôi, nếu các   bên không có thỏa thuận trước. (0.25 điểm) ­ Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. (0.25 điểm) 3) Nội dung đáp án 3: Ảnh hưởng của tình trạng gia tăng ly hôn: (1.25 điểm) +  Con cái bị   ảnh hưởng về  mặt tâm lý và sự  phát triển thể  chất, trí tuệ. (0.5  điểm) + Ảnh hưởng đến giá trị truyền thống dân tộc, trật tự xã hội. (0.5 điểm) + Các tệ nạn xã hội tiêu cực có thể nảy sinh từ chính việc ly hôn (0.25 điểm) # Câu 9: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Chủ thể: (0.5 điểm)  + Bên đi vay (Công ty TNHH 1 thành viên AD) + Bên cho vay (Ngân hàng Bắc Á) 2) Nội dung đáp án 2: Nội dung quan hệ pháp luật: Cả hai bên đều có quyền và   nghĩa vụ: + Bên đi vay: (1 điểm) . Có quyền: Được vay tiền để đầu tư kinh doanh  khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn và  tiến hành thủ tục vay theo đúng quy định của pháp luật (0.5 điểm) . Có nghĩa vụ: Thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trả  lãi và gốc đúng  thời hạn . Sử dụng tiền vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng (0.5 điểm) + Bên cho vay: (1 điểm) . Có quyền: Có quyền cho công ty TNHH AD vay tiền theo đúng quy định của   pháp luật; Có quyền khởi tố hoặc thu hồi vốn khi công ty TNHH AD không trả  lãi và vốn đúng thời hạn vay; Yêu cầu công ty AD không dùng vốn vay đề hoạt   động trái pháp luật. (0.5 điểm) 17
  18. . Có nghĩa vụ : Có nghĩa vụ giao tiền đúng thời hạn trong hợp đồng, tuân thủ các   điều khoản trong hợp đồng (0.5 điểm) 3) Nội dung đáp án 3: Khách thể: là lợi ích các bên hướng tới trong quan hệ  pháp luật (0.5 điểm) + Đối với ngân hàng. Cho vay sẽ thu được lãi suất + Đối với công ty TNHH AD: được vay tiền để có nguồn vốn đầu tư kinh doanh # Câu 10: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Xác định: (1.5 điểm) + Giả định:  ­  Người đứng đầu cơ  quan, tổ  chức có thẩm quyền khi nhận được tố  cáo hành  vi tham nhũng (0,5 điểm) + Quy định: (1 điểm) ­ phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền (0,25 điểm) ­ giữ  bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của   người tố cáo (0,25 điểm) ­ áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để  bảo vệ  người tố  cáo khi có biểu  hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu  (0,25  điểm) ­ thông báo kết quả  giải quyết tố  cáo cho người tố  cáo khi có yêu cầu(0,25  điểm) + Chế tài: không có (0,25 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Giải thích: (1.25 điểm) ­ Giả định: (0.5 điểm) 18
  19. ­ Quy định: (0.5 điểm) ­ Chế tài: (0.25 điểm) #Câu 11: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Di chúc của ông A không hợp pháp do: di chúc miệng chỉ 1  người làm chứng (0,5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: Di sản chia theo pháp luật như sau: +  Xác định di sản ông A để lại: 2:2 = 1 tỷ (tài sản chung vợ chồng chia đôi); 1   tỷ ­ 100 triệu (mai táng) = 900 triệu  (1 điểm) => Di sản ông A còn 900 triệu + Xác định đối tượng hưởng thừa kế theo pháp luật theo hàng gồm: vợ ( bà B),   con nuôi (N), cháu C (áp dụng thừa kế thế vị anh M) (0.75 điểm) + Tài sản thừa kế mỗi người : 900: 3 = 300 triệu (0.75 điểm) Như vậy bà B, con N và cháu C mỗi người nhận 300 triệu đồng # Câu 12: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Anh F kiện đòi chia lại thừa kế không đúng (1 điểm) + Di chúc của ông A hợp pháp (0.5 điểm) + Anh F bị truất quyền hưởng di sản là hoàn toàn phù hợp do vi phạm việc do   có hành vi cố  ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc về  hành vi ngược đãi  nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản nên ông A có quyền truất. (0.5 điểm) 2) Nội dung đáp án 2: + Ta có di sản của ông A để lại là: 1 tỷ 2:2= 600 triệu (0.5 điểm)  Theo đó di sản của A sẻ được chia như sau: +  Bà B sẽ nhận được 1/2 phần di sản : 600 : 2 = 300  (0.75 điểm) + Di sản còn lại là 300 triệu, và sẻ chia theo đều cho  C, D, E: 300: 3 = 100 triệu   (0.75 điểm) 19
  20. # Câu 13: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Khách thể của tội phạm: (0.5 điểm) Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác,  xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.   Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ. 2) Nội dung đáp án 2: Mặt khách quan của tội phạm: (1.5 điểm) + Hành vi khách quan: Là hành vi cố  ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại   cho sức khoẻ của người đó. (0.5 điểm) + Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%.  (0.5điểm) + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành  vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ  của   người khác. (0.25 điểm) + Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội (0.25 điểm) 3) Nội dung đáp án 3:  Mặt chủ quan của tội phạm: (0.5 điểm) + Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người   là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong  muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B. (0.25 điểm) + Động cơ: mâu thuẫn tranh chấp đất (0.25 điểm) 4) Nội dung đáp án 4: Chủ thể của tội phạm: (0.5 điểm) A là người đã thành niên, có đủ  năng lực trách nhiệm hình sự  chịu trách nhiệm   về hành vi cố ý gây thương tích của mình # Câu 14: (3 điểm):  1) Nội dung đáp án 1: Tài sản  của B được sẽ  được hưởng trong khối tài sản   chung nêu trên là (600 :2 =300 triệu đồng) cộng với tài sản riêng của B là 900  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2