intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phương tại trường Đại học Hồng Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phương; Một số chính sách thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại trường Đại học Hồng Đức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phương tại trường Đại học Hồng Đức

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |185 HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC PGS.TS. Bùi Văn Dũng, PGS.TS. Đinh Ngọc Thức Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt: Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã đƣợc nhất quán từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Trong những năm qua, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, thể hiện bằng việc thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án các cấp và công bố các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Các kết quả nghiên cứu đã đƣợc ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu xã hội, nâng cao vị thế của Nhà trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa giáo dục tại địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc. Từ khóa: Khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công bố khoa học, hợp tác, kết nối. 1. MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng, Nhà nƣớc đã xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững. Nhiều chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết, nghị định, thông tƣ để phát triển KHCN&ĐMST đƣợc thể hiện qua: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Luật KH&CN năm 2013; Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 2018; Nghị quyết số 50/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ Về Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Thông tƣ 22 năm 2011 của Bộ GD&ĐT Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Đối với tỉnh Thanh Hóa, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05-8- 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để hiện thực hóa Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Nghị quyết, Chƣơng trình hành động và Kế hoạch hành động cụ thể để triển khai các nội dung mà Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị đề ra. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 về phƣơng hƣớng, mục tiêu đã khẳng định “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng các hoạt động văn hóa - xã hội”. Trong văn kiện đã đƣa ra khâu đột phá về “nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, với nhiệm vụ “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công
  2. 186| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nghệ trong tất cả các lĩnh vực; khuyến khích ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tƣ khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu phần mềm tập trung, hạ tầng thiết yếu và phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính quyền điện tử, đô thị thông minh”. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa cho thấy đóng góp của KH&CN cho tăng trƣởng kinh tế của tỉnh thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 ƣớc đạt 38,56%. Trong giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KHCN&ĐMST với tỷ lệ đóng góp của hoạt động KHCN&ĐMST thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trƣởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2021-2025 đạt tối thiểu 40%; Phối hợp, liên kết với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu đầu ngành trong nƣớc và quốc tế để thực hiện một số nhiệm vụ KH&CN đột phá, trực tiếp giải quyết các vấn đề cấp bách, phù hợp với điều kiện, nguồn lực và thế mạnh của tỉnh. Trƣờng Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) là Trƣờng Đại học công lập đa ngành, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, Nhà trƣờng không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao KHCN&ĐMST, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, đất nƣớc. Hiện nay, Trƣờng ĐHHĐ có 25 giảng viên có học hàm Phó Giáo sƣ, 162 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Nhà trƣờng đang tổ chức đào tạo 04 chuyên ngành tiến sĩ, 19 chuyên ngành thạc sĩ, 35 ngành đại học và một số chuyên ngành thạc sĩ hợp tác đào tạo với các trƣờng đại học nƣớc ngoài với tổng số hơn 10.000 học viên, sinh viên. Song song nhiệm vụ đào tạo, Nhà trƣờng luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy khởi nghiệp, đối mới sáng tạo, liên kết với các doanh nghiệp để đẩy mạnh thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ cả nƣớc. 2. Hoạt độn n iên cứu o ọc, c uyển i o côn n ệ và đối mới s n tạo ắn với p t triển in tế-xã ội, văn ó và i o dục củ đị p ƣơn Về thực hiện các đề tài/dự án các cấp Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trƣờng ĐHHĐ đã chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện 286 nhiệm vụ KH&CN các cấp, trong đó 10 đề tài, dự án cấp quốc gia và tƣơng đƣơng; 28 đề tài cấp bộ, 39 đề tài/dự án cấp tỉnh; 286 đề tài cấp cơ sở (bảng 1). Bảng 1: Số ượng ề tài, dự n KH&CN o Trường Đại học Hồng Đức chủ trì giai oạn 2017-2021 Giai đoạn 2017-2021 TT Đề tài (cấp quản lý) 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng 1 Đề tài cấp quốc gia và Quỹ NAFOSTED 1 3 2 2 2 10 2 Đề tài cấp bộ 6 9 5 1 7 28 3 Đề tài cấp tỉnh 9 8 8 5 9 39 4 Đề tài cấp cơ sở 48 43 38 40 40 209 Tổng 64 63 53 48 58 286 Nguồn: Phòng Quản ý KH&CN, Trường Đại học Hồng Đức
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |187 Chất lƣợng các đề tài/dự án ngày càng đƣợc nâng cao, sản phẩm đề tài/dựa án ngày càng có sự gắn kết với thực tế sản xuất và đời sống, có địa chỉ áp dụng, tiếp nhận, triển khai ứng dụng của các đơn vị đặt hàng là các sở, ngành, các địa phƣơng và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án KH&CN các cấp từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Quốc gia, Trƣờng ĐHHĐ đã tổ chức triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống. Về công bố khoa học kết quả nghiên cứu Giai đoạn 2017-2021, cán bộ, giảng viên toàn Trƣờng đã công bố 2.268 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 297 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế; 247 bài báo thuộc danh mục Web of Science, Scopus (bảng 2). Năm 2019 Trƣờng ĐHHĐ đƣợc xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam; Năm 2020 đƣợc Webometrics xếp thứ 36/100 trƣờng đại học tốt nhất Việt Nam. Đến năm 2021, Trƣờng ĐHHĐ đƣợc xếp thứ 30 trong top 100 trƣờng đại học tốt nhất ở Việt Nam hiện nay, nhƣ vậy sau hai năm tính từ năm 2020 Trƣờng đã tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng của Webometrics. Bảng 2: Số ượng công bố khoa học của CBGV Trường Đại học Hồng Đức giai oạn 2017-2021 Số lƣợng TT Phân loại tạp chí 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng số 1 Tạp chí khoa học quốc tế 23 54 65 116 39 297 Danh mục ISI 11 29 46 55 24 165 Danh mục Scopus 4 8 11 52 7 82 Khác 8 17 8 9 8 50 2 Tạp chí khoa học chuyên ngành 260 232 201 189 210 1.092 trong nƣớc 3 Tạp chí / tập san của cấp trƣờng 205 102 95 102 78 582 Tổng cộng 511 442 426 523 366 2.268 Nguồn: Phòng Quản lý KH&CN, Trường Đại học Hồng Đức Về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã tổ chức triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào công tác quản lý, hoạt động sản xuất và đời sống tại địa phƣơng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án KH&CN từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Quốc gia đều đƣợc triển khai ứng dụng ở các cấp độ khác nhau với các lĩnh vực đa dạng. Những địa chỉ ứng dụng chính có thể thấy nhƣ: ứng dụng, chuyển giao trực tiếp phục vụ công tác quản lý, công tác đào tạo tại trƣờng Đại học Hồng Đức; Chuyển giao các hệ thống giải pháp, các mô hình phát triển kinh tế, xã hội tới các ngành, lĩnh vực, các cơ quan quản lý liên quan, các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để phục vụ xây dựng chính sách; Ứng dụng, chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất; Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất ở các địa phƣơng, doanh nghiệp trong tỉnh; Ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào phục vụ đời sống… Một số kết quả nghiên
  4. 188| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cứu nổi bật đã đƣợc Trƣờng Đại học Hồng Đức ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào quản lý, sản xuất và đời sống trong giai đoạn 2016-2020 đƣợc tập trung nhƣ: - Ứng dụng, chuyển giao phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp: Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao: Giống lúa Quốc gia Hồng Đức 9 (HĐ9); Lúa nếp hạt cau; chọn tạo giống lúa thuần có khả năng chịu mặn, năng suất cao, chất lƣợng khá, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa; Giống ngô QT 55; Giống khoai mán vàng; Bảo tồn nguồn gen cây Khôi tía; nguồn gen vịt Cổ lũng. Địa chỉ ứng dụng: Các tỉnh miền Bắc (giống lúa HĐ9); Các huyện trong tỉnh; Huyện Bá Thƣớc (nguồn gen Vịt Cổ lũng)… Hệ thống các giải pháp quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng trồng rau trọng điểm tỉnh Thanh Hóa… Địa chỉ ứng dụng: Các Sở, ngành liên quan (Sở KH&ĐT, Sở VHTT&DL); Các huyện trong tỉnh (Nga Sơn, Thị xã Nghi Sơn, Quảng Xƣơng..). - Ứng dụng, chuyển giao các mô hình phát triển sản xuất: Mô hình ứng dụng công nghệ tiến tiến trên đất đồi phục vụ sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Trung bộ; Mô hình nuôi thƣơng phẩm cá Trắm đen, cá Bỗng và cá Chép V1 trong lồng theo chuỗi giá trị tại các hồ chứa thủy lợi tỉnh Thanh Hóa; Mô hình liên kết tiêu thụ nông sản miền núi; Mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây Sachi tại Thanh Hóa. Địa chỉ ứng dụng: Các địa phƣơng có vùng đồi khu vực Bắc Trung bộ; Các huyện Thƣờng Xuân, Thạch Thành, Triệu Sơn (Mô hình nuôi thƣơng phẩm cá); Các huyện miền núi trong tỉnh (Mô hình liên kết tiêu thụ nông sản)… - Ứng dụng các công nghệ vào sản xuất và đời sống: Bơm thủy năng HĐBT; bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh; Bộ chế phẩm sinh học. Địa chỉ ứng dụng: Các huyện miền núi (bơm thủy năng HĐBT); Huyện Tĩnh Gia, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nga Sơn, Hoàng Hóa…(Bộ chế phẩm sinh học Trico - HDU)… - Ứng dụng trong lĩnh vực môi trƣờng: Mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nƣớc thải sau Biogas tại các trang trại lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Mô hình xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại nguồn, khu du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa; hệ thống giám sát, cảnh báo và điều khiển một số thông số môi trƣờng ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa… Địa chỉ ứng dụng: Huyện Yên Định (mô hình xử lý nƣớc thải sau Biogas); TP Sầm Sơn; Huyện Quảng Xƣơng… - Hệ thống các luận cứ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa: Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ; giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách; giải pháp phát triển du lịch; giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản miền núi; Giải pháp phát huy giá trị văn hóa ứng xử của cƣ dân vùng ven biển Thanh Hóa; - Ứng dụng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục của địa phƣơng: Ứng dụng, chuyển giao phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực: Các chƣơng trình đào tạo tiên tiến; phƣơng pháp, công nghệ dạy học hiện đại; Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp; Phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu của con ngƣời Thanh Hóa trong cuộc sống xã hội hiện nay. … Địa chỉ ứng dụng: Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa; Trƣờng ĐHHĐ và các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp và các trƣờng học khác trong tỉnh. - Ứng dụng trong lĩnh vực y dƣợc, bảo vệ sức khỏe: Quy trình chế biến cao Lan Kim Tuyến làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cho ngƣời; chế tạo giƣờng bệnh đa chức năng hỗ trợ bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời bệnh… Địa chỉ ứng dụng: Một số DN dƣợc phẩm; Một số Bệnh viện trong tỉnh.
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |189 Cùng với các kết quả trên, đội ngũ trí thức KH&CN của Trƣờng còn tham gia các hội đồng tƣ vấn, nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN các cấp; Tham gia góp ý, phản biện các đề án thuộc các lĩnh vực, các ngành phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 3. HỢP TÁC, KẾT NỐI VỚI CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ Để hoạt động KHCN&ĐMST của Nhà trƣờng ngày càng gắn với địa chỉ ứng dụng và giải quyết trực tiếp các vấn đề mà thực tiễn ở doanh nghiệp và các địa phƣơng đặt ra, Nhà trƣờng đã chú trọng, đổi mới hợp tác về KH&CN theo hƣớng đẩy mạnh và gắn với các địa phƣơng, các doanh nghiệp trong việc phối hợp triển khai các chƣơng trình, đề tài, dự án KH&CN và tổ chức các hội thảo khoa học. Hiện nay, Trƣờng ĐHHĐ đã phối hợp với hầu hết các huyện, Sở, Ngành trong tỉnh Thanh Hóa trong việc triển khai các đề tài, dự án và là địa chỉ tiếp nhận, triển khai các kết quả nghiên cứu của Nhà trƣờng (bảng 3). Bảng 3: Một số chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức và c c ối t c giai oạn 2017-2021 Thời gian TT Tên chƣơng trình, nội dung hợp tác Đối tác ký kết Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai Công ty CP Công Nông Tháng 1 công nghệ, giai đoạn 2015 - 2020 giữa Trƣờng Đại học nghiệp Tiến Nông 3/2015 Hồng Đức và Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trƣờng Đại học Hồng Đức Tháng 2 Viễn thông Thanh Hóa và Viễn thông Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 01/2016 Hợp tác phát triển giống lúa Hồng Đức 9 với Công ty Công ty TNHH Cƣờng Tháng 3 TNHH Cƣờng Tân, tỉnh Nam Định Tân 9/2016 Hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác Viện Khoa học Nông Tháng 4 quốc tế giữa Trƣờng Đại học Hồng Đức và Viện Khoa nghiệp Việt Nam 3/2018 học Nông nghiệp Việt Nam - VAAS. Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và sử dụng nguồn Công ty TNHH Dịch Tháng 5 nhân lực giữa Trƣờng Đại học Hồng Đức với Công ty vụ và Chăn nuôi 6/2020 TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi Newhope Thanh Hóa Newhope Thanh Hóa Hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Trƣờng Khu Bảo tồn Thiên Tháng 6 Đại học Hồng Đức và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông nhiên Pù Luông 6/2020 giai đoạn 2020-2025 Hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Trƣờng Viện Nông nghiệp Tháng 7 Đại học Hồng Đức và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai Thanh Hóa 12/2021 đoạn 2021-2025. Chƣơng trình hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa giữa Trƣờng Hội du lịch lữ hành Tháng 8 Đại học Hồng Đức và Hội du lịch lữ hành Thành phố Thành phố Thanh Hóa 02/2022 Thanh Hóa giai đoạn 2022-2027. Nguồn: Phòng Quản ý KH&CN, Trường Đại học Hồng Đức Năm học 2018-2019, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tƣ vấn - Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội nghị tập huấn về Sở hữu trí tuệ cho
  6. 190| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cán bộ giảng viên Nhà trƣờng. Tiếp nối chƣơng trình về sở hữu trí tuệ, năm học 2019-2020, Nhà trƣờng đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho CB, GV và sinh viên năm cuối các kiến thức về SHTT, sau khóa học, đã đƣợc Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức về SHTT. 4. Một số c ín s c t úc đẩy oạt độn o ọc côn n ệ và đổi mới s n tạo tại Trƣờn Đại ọc Hồn Đức Trƣờng ĐHHĐ luôn chú trọng việc tạo lập môi trƣờng và điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; Có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia đề xuất, thực hiện đề tài KH&CN các cấp, nhất là các đề tài cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc. UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các quyết định về KHCN&ĐMST nhƣ Quyết định số 5060 ngày 25/11/2021 về việc phê duyệt Đề án: “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 4408/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 về việc phê duyệt Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025; Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 về việc ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chƣơng trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Căn cứ vào các chƣơng trình này, Nhà trƣờng sẽ từng bƣớc xây dựng các kế hoạch cụ thể bám sát vào chủ trƣơng của tỉnh cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng cho phù hợp với thực tiễn, hƣớng tới các chƣơng trình của quốc gia về KHCN&ĐMST. Thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án KH&CN, đặc biệt là đặc biệt là các đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia vào sản xuất và đời sống ở các địa phƣơng, ngành, lĩnh vực; Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm và xây dựng sản phẩm mang thƣơng hiệu Trƣờng Đại học Hồng Đức; Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ tăng cƣờng mối liên kết, hợp tác giữa Nhà trƣờng với các địa phƣơng, đơn vị, doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phƣơng trong ứng dụng, chuyển giao để ngày càng hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm, công nghệ; nhân rộng mô hình và quy mô, địa bàn ứng dụng, chuyển giao; Ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong và sau khi thực hiện các đề tài, dự án của Trƣờng Đại học Hồng Đức. Lựa chọn ứng dụng, chuyển giao các sản phẩm KH&CN, các kỹ thuật công nghệ mũi nhọn kết hợp với ứng dụng, chuyển giao các sản phẩm KH&CN từ tất cả các đề tài, dự án các cấp. Lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, có giá trị cao, có khả năng thƣơng mại hóa để xây dựng sản phẩm mang thƣơng hiệu Trƣờng Đại học Hồng Đức; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khai thác và ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng. Thực hiện quản lý văn bản và giải quyết công việc trên môi trƣờng điện tử, triển khai các phần mềm hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, các thủ tục hành chính đối với ngƣời học đƣợc xử lý trực tuyến ở mức độ 3 và một số thủ tục hành chính đƣợc xử lý trực tuyến ở mức độ 4;
  7. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |191 Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên đến năm 2025 và triển khai chính sách hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ, giảng viên đi đào tạo sau đại học. Nhà trƣờng đã ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ, khen thƣởng đối với tác giả các bài báo, công trình khoa học đƣợc công bố trên tạp chí quốc tế và tạp chí khoa học uy tín trong nƣớc. Hằng năm, Nhà trƣờng sẽ triển khai công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo đảm lợi ích của đội ngũ cán bộ, giảng viên khi chuyển giao đề tài khoa học và công nghệ, sáng chế và khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên gia tăng sự cống hiến, đóng góp cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Xác định, để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn quốc gia, có khả năng thích ứng với sự đa dạng và sự phát triển không ngừng của thị trƣờng lao động; giai đoạn 2021- 2025, Trƣờng Đại học Hồng Đức tiếp tục chủ động, sáng tạo trong dạy học và NCKH. Đồng thời chú trọng công tác khởi nghiệp ĐMST nhằm tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên phát huy hết khả năng sáng tạo và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp, lập nghiệp. Thành lập Trung tâm nghiên cứu - Khởi nghiệp sáng tạo tại trƣờng; xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ cho việc nuôi dƣỡng và hỗ trợ các ý tƣởng nghiên cứu, khởi nghiệp sáng tạo của cán bộ, giảng viên và ngƣời học; thực hiện các dịch vụ tƣ vấn khoa học và chuyển giao công nghệ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân; hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và ngƣời học tiếp cận và khai thác các nguồn tài chính hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân, các quỹ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp sáng tạo. 5. KẾT LUẬN Với vị trí, vai trò của một Trƣờng đại học địa phƣơng, trong những năm qua Trƣờng Đại học Hồng Đức đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng, trình độ cao, Trƣờng là địa chỉ tin cậy, có uy tín về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở một số chuyên ngành mũi nhọn thuộc các ngành khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục, khoa học xã hội, kỹ thuật công nghệ, nông - lâm - ngƣ nghiệp, kinh tế đạt trình độ ngang tầm với các trƣờng đại học lớn trong cả nƣớc góp phần trong sự phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và giáo dục của địa phƣơng Thanh Hóa cũng nhƣ của cả nƣớc. Mục tiêu chiến lƣợc của Nhà trƣờng là xây dựng Trƣờng Đại học Hồng Đức trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành theo định hƣớng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, có một số ngành đạt chuẩn quốc tế; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng, trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021. [2]. Luật số 29/2013/QH13 ngày 18/06/2013 của Quốc hội khóa 13: Luật khoa học và công nghệ. [3]. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoa học và Công nghệ. [4]. Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [5]. Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoa học và Công nghệ. [6]. Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 2018.
  8. 192| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo [7]. Nghị quyết số 50/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ về Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. [8]. Thông tƣ 22 năm 2011 của Bộ GD&ĐT Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. [9]. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. [10]. Quyết định số 5060/ QĐ-UBND ngày 25/11/2020 về việc phê duyệt Đề án: “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. [11]. Quyết định số 4408/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 về việc phê duyệt Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025. [12]. Quyết định số 5519/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 Về việc phê duyệt “Chƣơng trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025”. [13]. https://webometrics.info/en/Asia/Vietnam [14]. Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hằng năm của Trƣờng Đại học Hồng Đức giai đoạn 2016-2021.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0