A. Soạn bài tập đọc: Hành trình của bầy ong
1. CÁCH ĐỌC
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ
- Diễn cảm giọng trải dài tha thiết, cảm hứng, ngợi ca những phẩm đẹp đẽ cùa bầy ong. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (đẫm, trọn rong ruổi, giữ hộ, tàn phai...)
* Giải thích từ
- vô tận: không có chỗ tận cùng
2. GỢl Ý TÌM HIỂU BÀI
Câu 1. Những chi tiết trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của ong
- Thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nữ trời, không gian là cả nẻo đường xa.
- Thể hiện sự vô tận cùa thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận
Câu 2. Bầy ong đến tìm mật rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thi rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các nhị hoa, nối rừng hoang với đảo xa. Ong chăm chỉ, cần mần: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lẽn để mang về mật thơm.
Nơi ong đến: nơi rừng sâu bập bùng hoa chuôi, trắng màu hoa ban. biển xa (có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa), và nơi quần đảo (có loài hoa nở như là không tên).
Câu 3. Câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” có nghĩa là đến nơi bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật đem lại hương ngọt ngào cho đời.
Câu 4. Qua 2 dòng cuối bài thơ nhà thơ muốn nói công việc của loài ong có ý nghĩa thật lớn lao đẹp đẽ: ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhị đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sông lại, khôi tàn phai.
Nội dung: Hiểu những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù là: việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để hương thơm vị ngọt cho đời.
B. Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5
1. NHẬN XÉT
1.Xác định đoạn mở bài: từ đầu đến Đẹp quá!: Giới thiệu người định ta – dạng A Cháng - bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về than hình khỏe đẹp của anh.
2.Hình dạng của A Cháng có nhiều điểm nổi bật (ngực nở vòng cung, da như gỗ lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dùng như một chàng hiệp sĩ cố đeo cung ra trận).
3.Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng em thấy A Cháng là uười lao động râ't khỏe, rất giòi, cần cù say mê lao động, tập trung cao độ mức chăm chắm vào công việc.
4.Đoạn kết bài (Câu văn cuối bài — Sức lực tràn trề... chân núi Tơ Bo.)
Ý chính của đoạn: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
2. LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho bài văn tả một người trong gia đình em.
DÀN Ý
1) Mở bài: Ông nội là người gần gũi với em nhất
2) Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ông đã ngoài bảy mươi.
- Dáng người cao và gầy.
- Đi lại còn nhanh nhẹn.
- Mái tóc bạc trắng, luôn chải gọn.
- Khuôn mặt xương xương, có nhiều nếp nhăn.
- Đôi mắt không còn tinh anh.
- Hàm răng đã rụng đi mấy chiếc.
- Cái miệng móm mém nhưug tươi vui.
- Đôi bàn tay gầy, có vết đồi mồi.
- Lòng bàn tay chai sần.
b) Tính tình, hoạt động
- Giọng nói trầm, chậm rãi.
- Thích làm những việc như trồng cây, đan lát.
- Luôn quan tâm đến con cháu, ông mong em học giỏi để trở thành ng có tài, có đức.
- Ông thường kể chuyện ngụ ngôn cho em nghe.
- Dạy em những điều hay lẽ phải.
- Quan tâm đến bà con làng xóm.
- Giúp đỡ những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.
3) Kết bài
Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà.
Ong đem lại niềm vui đầm ấm trong gia dinh em.
Em kinh yêu óng vô hạn.
Em nguyện chăm ngoan học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
C. Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 5
Bài tập 1: Lời giải
Quan hệ từ trong các câu văn A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như thân hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Quan hệ từ và tác dụng
của: nối cái cày với người Hrnông
bàng: nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
như: nói vòng với hình cánh cung
như: nối hùng dũng với một chàỉiị I hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Bài tập 2: Lời giải
+Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản
+Mà: biểu thị quan hệ tương phản
+Nếu..thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết-kết quả
Bài tập 3
Lời giải
Tâu a - và Câu b — và, ở, của. Câu c — thì, thì. Câu d — và, nhưng.
Bài tập 4
Đặt câu Ví dụ: Cây cổ thụ ấy to thế mà cũng bị gãy đổ.
Bạn ấy lười học thì thê' nào cũng bị điểm kém.
Cô giáo dạy bảo chúng em bằng tất cả tấm lòng của mình.
D. Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 5
Bài tập 1
Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối, tóc dày khiến bà đưa chiếc lược bằng gỗ một cách khó khăn.
Đôi mắt (khi bà mim cười) hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu dàng khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp vui tươi.
Khuôn mặt: đôi má ngãm ngâm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt nh như vẫn tươi trẻ.
Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khác sâu vào trí nhớ a cậu bé, dịu dàng, rực rờ đầy nhựa sông như những đóa hoa.
Bài tập 2
Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành nhừng tia lửa sáng rực, nghiên răng ken két, cưỡng lại không chịu khuất phục).
+ Quặp thòi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than lồng, lệnh cho thợ phụ thổi bể.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên đe vừa hằm hằm quai búa choang choang và nói rõ to: “Này ... này ... này” (khiến con cá lửa chịu thua, nằm ườn đài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa trời giáng)
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục, con cá sắt chìm nghỉm, biên thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ duyên dáng).
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Mùa thảo Quả SGK Tiếng Việt 5
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Người gác rừng tí hon SGK Tiếng Việt 5