intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Chauchaungayxua6 Chauchaungayxua6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày đặc điểm tình hình; một số kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới và những hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  1. UBND TỈNH SÓC TRĂNG KẾT QUẢ 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NHỮNG TỒN TẠI, THÁCH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Về đặc điểm tình hình Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được tái lập vào tháng 4/1992, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; phía Đông Nam giáp biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có 08 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố, với 109 xã, phường, thị trấn và 775 ấp, khóm, trong đó có 80 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Dân số của tỉnh gần 1,3 triệu người; trong đó, dân tộc Kinh là 64,24%, dân tộc Khmer là 30,71%, dân tộc Hoa là 5,02% và dân tộc khác là 0,03%. Tỉnh Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 3.311 km2, với chiều dài bờ biển 72 km. Một số kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện Chươn trình nông thôn mới Trước hết, có thể nói, cho đến nay chưa có Chương trình nào hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do đây là Chương trình có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Do đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện. Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí đạt được bình quân của tỉnh Sóc Trăng là 15,69 tiêu chí/xã, tăng 12,09 tiêu chí so với trước khi triển khai thực hiện Chương trình; cụ thể, có 37 (42,25%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 11 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 12 -14 tiêu chí. Thị xã Ngã Năm đang hoàn tất hồ sơ trình công nhận thị xã hoàn thành nhiệm nông thôn mới và huyện Mỹ Xuyên đã hoàn tất 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tổ chức triển khai những tiêu chí huyện nông thôn mới, phấn đấu quý I/2020 sẽ trình Trung ương công nhận. Thành quả đạt được đó là nhờ huy động nguồn lực của địa phương kết hợp với sự đầu tư của Trung ương lựa chọn các mục tiêu một cách rõ ràng để tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, mang tính đột phá,… Tính chung sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh Sóc Trăng đã huy động 14.246.884 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 707.568 triệu đồng, ngân sách địa phương 999.646 triệu đồng, vốn lồng ghép 5.002.554 triệu đồng, vốn tín dụng 5.682.148 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 5.682.148 triệu đồng, vốn dân 1.139.211 triệu đồng. Riêng giai đoạn 2016 - 2018, đối với những địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Trung ương, lồng ghép các nguồn khác thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung đầu tư thêm gần 210 tỷ đồng đảm bảo các địa phương đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra, để huy động nguồn lực của dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017; cụ thể “Hàng năm, Ngân sách tỉnh bố trí 30 tỷ đồng (mỗi huyện, thị xã 03 tỷ đồng) để hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Nếu các địa phương huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, và nhân dân,... đóng góp trên 50% 139
  2. giá trị công trình thì được sử dụng khoản kinh phí 03 tỷ đồng nêu trên để thực hiện”. Tính riêng hai năm 2018 - 2019, toàn tỉnh đã triển khai 49 công trình giao thông, dài 61,17 km, với tổng kinh phí 186.050 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 91.766 triệu đồng, nhân dân đóng góp đất đai, hoa màu, ngày công, tiền mặt với giá trị 94.283 triệu đồng. Xây dựng nông thôn mới phải xuất phát từ người dân, “dân đóng vai trò chủ thể”, do đó ngay từ mới khi bắt đầu thực hiện Chương trình, Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng đã nghiên cứu và thiết kế 11 nội dung thực hiện Chương trình. Đây là 11 công việc mà nhân dân cần thực hiện để tham gia xây dựng nông thôn mới. Sang giai đoạn 2, trên cơ sở 11 nội dung, Ủy ban nhân dân đã bổ sung và ban hành Quyết định số 217/QĐ-UBND quy định và vận động nhân dân đăng ký và thực hiện 15 tiêu chí hộ nông thôn mới, các ấp thực hiện 07 tiêu chí ấp nông thôn mới. Những tiêu chí này tập trung vào những công việc hàng ngày của gia đình như nhà cửa ngăn nắp có hàng rào, cột cờ, ảnh Bác, hố xí hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, tham gia bảo hiểm y tế, sản xuất, vươn lên thoát nghèo,… Từ đó, xây dựng nông thôn mới đã thật sự trở thành phong trào rộng khắp. Nhân dân tích cực góp công lao động, hiến đất làm cầu, đường, đóng góp tiền, vật liệu xây dựng, đóng góp tinh thần và động viên người thân có điều kiện tham gia,…; cụ thể, người dân đã đóng góp 8% trong tổng nguồn lực thực hiện Chương trình. Có những doanh nghiệp đóng góp trên 05 tỷ đồng, hoặc cũng có hộ dân hiến đất trên 8.000 m2, đóng góp trên 200 triệu đồng,… Những thành tích này đã được ghi nhận và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 02 cá nhân. Thành tựu này, trước hết là sự chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt và thường xuyên của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự tích cực trong triển khai thực hiện của đội ngũ tham mưu. Đặc biệt nhất là những chính sách đặc thù của tỉnh để khơi dậy phong trào, tạo thành khí thế sôi nổi để tạo động lực tích cực tham gia, đối ứng của nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình. Về nông thôn ngày nay, hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm,… cơ bản đã phủ khắp; văn hóa, xã hội phát triển; hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở xã, ấp được nâng cao. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở trưởng thành hơn nhiều trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ nhận thức, năng lực, trách nhiệm tới sự sâu sát, gắn bó với nhân dân. Đời sống của người dân nông thôn phát triển một cách rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 7%, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%. Thu nhập đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, trong đó giá trị sản xuất trên 01 ha đất trồng trọt và thủy sản đạt 170 triệu đồng. Tồn tại, hạn chế Thứ nhất, thu nhập và đời sống của người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, sinh kế thiếu bền vững trước những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường, biến đổi khí hậu,… Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo và hộ cận nghèo cao. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu làm thủ công nên năng suất lao động thấp. Xu hướng người lao động rời bỏ nông thôn đi làm ăn tại các đô thị ngày càng nhiều Thứ hai, kết quả xây dựng nông thôn mới chưa thật sự bền vững. Tỷ lệ xã chuyển sang giai đoạn nâng cao rất thấp và chưa có xã nông thôn mới kiểu mẫu. Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế. Một số công trình hạ tầng chưa thật sự được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên đang xuống cấp. Đa số các địa phương mới chú trọng phát triển hạ tầng, chưa quan 140
  3. tâm đúng mức tới phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống của người dân. Thứ ba, nông nghiệp có phát triển nhưng chưa bền vững, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản chưa cao, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm chậm được khắc phục. Công tác xúc tiến thương mại, dịch vụ, thị trường còn nhiều yếu kém, phần lớn nông sản bán ra không có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp. Thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường, giá cả không ổn định. Ứng dụng công nghệ còn hạn chế, chưa thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ. Năng lực, trình độ mọi mặt của người dân vẫn còn bảo thủ, đa số chưa vươn tới tầm của sản xuất hàng hóa lớn. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao. Quá ít chuỗi giá trị hoàn chỉnh, thiếu gắn kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương, và với tổ chức của nông dân. Thứ tư, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, ưu tiên cho phát triển hạ tầng nông thôn nhưng hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, cơ sở văn hóa,… một số nơi còn chậm phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thứ năm, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội ở một số nơi gia tăng. Tệ nạn ma túy, tín dụng đen, trộm cắp,… ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm trong nông thôn. Thứ sáu, trong khi biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và phức tạp hơn, thì việc thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ tài nguyên còn nhiều hạn chế. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp và khó xử lý. Thứ bảy, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách trong những năm qua rất được quan tâm, chú trọng bằng các chính sách cụ thể như Nghị quyết số 12/2017/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 217/QĐ-UBNd của Ủy ban nhân dân tỉnh,…; tuy nhiên, trong điều kiện cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và nhất là ở vùng nông thôn của tỉnh rất ít doanh nghiệp nên việc huy động còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu đề ra. Cuối cùng, vai trò chủ thể của nông dân ở một số nơi chưa được đề cao. Một bộ phận người dân chưa thấy được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới và chưa chủ động thực hiện các phần việc của mình, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, dẫn dắt của Nhà nước. 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2