intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục ấn tượng xấu ban đầu trong mắt đồng nghiệp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

93
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có 3 nguyên nhân khiến bạn gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp: Thứ nhất, là do những bất đồng về tính cách ngay từ lần gặp đầu tiên, và có những điều về bạn mà đồng nghiệp không thích. Thứ 2 là do bạn lỡ lời gây tổn thương đến đồng nghiệp. Và thứ 3 là những cư xử không hay của bạn như đến muộn, xử sự không hay trên điện thoại hay trong bữa ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục ấn tượng xấu ban đầu trong mắt đồng nghiệp

  1. Khắc phục ấn tượng xấu ban đầu trong mắt đồng nghiệp Có 3 nguyên nhân khiến bạn gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp: Thứ nhất, là do những bất đồng về tính cách ngay từ lần gặp đầu tiên, và có những điều về bạn mà đồng nghiệp không thích. Thứ 2 là do bạn lỡ lời gây tổn thương đến đồng nghiệp. Và thứ 3 là những cư xử không hay của bạn như đến muộn, xử sự không hay trên điện thoại hay trong bữa ăn. Dù với lý do nào, khi bạn đã gây ấn tượng ban đầu không tốt, điều tồi tệ nhất là bạn không làm gì cả. Hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn khi đồng nghiệp đó kể với những người khác về điều bạn đã làm. Điều này sẽ gây tác động xấu đến công việc của bạn. Dưới đây là 5 bước giúp bạn khắc phục được ấn tượng xấu đó. 1. Thừa nhận lỗi sai Hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi sai của mình và nói đến lỗi sai đó một cách cởi mở. Nếu như trong lần gặp đầu tiên, bạn đã nói gì điều gì đó không nên nói, thì hãy xin lỗi còn nếu bạn đã cư xử không hay thì hãy để cho đồng nghiệp đó thấy là bạn đã ý thức được việc mình đã làm. 2. Xử lý nhanh nhạy Hãy ngay lập tức làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã lỡ lời thì ngay lập tức diễn đạt lại ý đó. Còn nếu như trong bữa ăn, bạn vô ý làm đổ ly nước ra bàn, thì bạn cần đến trợ giúp người phục vụ trong việc lau dọn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, bạn không
  2. thể cải thiện được tình hình. Khi đó, hãy thể hiện sự sẵn sàng để cải thiện tình hình nếu có thể. 3. Cố gắng sửa chữa Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của vấn đề, bạn nên có những các xử trí khác nhau. Ví dụ, khi bạn đến muộn 10 phút hoặc quên cuộc hẹn, hãy xin lỗi và đưa ra lý do hợp lý. Lời xin lỗi có thể nói trực tiếp, qua thư hay thông qua một món quà nhỏ. Và trong những tình huống như thế này, sự hài hước là có thể sẽ đem lại hiệu quả. Nếu có thể, hãy giúp họ nhìn nhận tình hình theo hướng tích cực. 4. Cố gắng đưa mối quan hệ trở lại mức bình thường Những cố gắng sửa sai của bạn sẽ dần dần giúp chuyển từ mối quan hệ xấu trở thành mức bình thường. Bởi hầu hết mọi người đều sẵn sàng tha thứ và làm lại từ đầu. 5. Nâng mối quan hệ lên mức tốt hơn Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn biết rằng họ sẽ thấy cảm kích. Điều cuối cùng bạn cần chú ý là khi gây ra ấn tượng xấu, đừng bao giờ bào chữa cho những điều mình đã làm Nhiều người đùa vui rằng, đúng là một mẫu tin rất dí dỏm nhưng lại có thể chọn được hiền tài. Ai mà tự thấy mình đáp ứng được đủ các tiêu chí trên thì có lẽ công ty không cần phải tốn thời gian phỏng vấn nữa. Tuyển dụng nhân sự là một trong những công tác rất quan trọng của doanh nghiệp. Vì nguồn lực con người là nguồn lực quyết định đến sự thành công, nên doanh nghiệp thường tuyển dụng khắt khe để có được những ứng viên tốt nhất. Tuy nhiên, chiêu mộ nhân tài chỉ có
  3. thể khi người tuyển dụng cũng là một nhân tài trong cách nhìn người trên tổng thể các phương diện. không có đáp án đúng sai, quan trọng là mình đưa ra được ý kiến của mình và có những lý lẽ hay bảo vệ cho ý kiến ấy. Những câu hỏi trên cũng gợi lên được sự sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy, tư duy kết nối, logic…, những yếu tố rất cần thiết của một người làm marketing, quảng cáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2