ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1<br />
<br />
49<br />
<br />
KHẢO SÁT THỦY ĐIỆN BẬC THANG TRONG CHIẾN LƯỢC ĐIỀU ĐỘ<br />
TIẾT KIỆM HỆ THỐNG THỦY ĐIỆN VÀ NHIỆT ĐIỆN<br />
ENNERGY - SAVING GENERATION SCHEDULIING OF HYDRO-THERMAL POWER<br />
SYSTEM CONSIDERING CASCADED HYDROPOWER PLANTS<br />
Trần Hoàng Hiệp, Lê Xuân Sanh<br />
Trường Đại học Điện lực; 1928178522@qq.com, sanhlx@epu.edu.vn<br />
Tóm tắt - Trên cơ sở khảo sát công suất phát tổ máy nhiệt điện<br />
với chi phí tiêu hao nhiên liệu và lượng khí phát thải ô nhiễm, đồng<br />
thời khảo sát công suất phát thủy điện với các tham số ngẫu hợp<br />
về thời gian và không gian, cùng với lợi ích liên hợp điều độ giữa<br />
tổ máy thủy điện - nhiệt điện, để xây dựng mô hình điều độ tiết<br />
kiệm đa mục tiêu bao gồm: cực tiểu lượng nước tràn hệ thống thủy<br />
điện bậc thang, chi phí tiêu hao nhiên liệu nhiệt điện và lượng khí<br />
phát thải ô nhiễm, v.v. Thông qua việc mô phỏng một hệ thống điện<br />
thủy điện - nhiệt điện bao gồm bốn thủy điện bậc thang và ba nhà<br />
máy nhiệt điện, các kết quả tối ưu hóa đã nghiệm chứng tính khả<br />
thi của thuật toán và hiệu quả tiết kiệm được minh chứng rõ ràng.<br />
<br />
Abstract - Considering the overall benefit among generating unit<br />
output, energy consumption cost and pollution emission of thermal<br />
power plants and that between output of cascaded hydropower<br />
stations and hydraulic coupling parameters as well as that between<br />
hydropower generating units and thermal power generating units,<br />
a comprehensive multi-objective energy-saving scheduling model,<br />
in which the minimized spillage water quantity of cascaded<br />
hydropower stations, the lowest energy consumption cost of<br />
thermal power plants and minimized pollution emission are taken<br />
as the objectives. Through the simulation of a hydropower-thermal<br />
power system containing four cascaded hydropower stations and<br />
three thermal power plants, the feasibility of the modified<br />
optimization algorithm is validated by optimization results. In<br />
addition, simulation results also show that using the proposed<br />
method helps achieve obvious energy-saving effects.<br />
<br />
Từ khóa - điều độ kinh tế; điều độ phát điện tiết kiệm; hệ thống<br />
thủy - nhiệt điện; quy hoạch phi tuyến; thủy điện bậc thang.<br />
<br />
Key words - economic dispatch; schedule energy - saving<br />
generation; hydrothermal power system; nonlinear programing;<br />
cascaded hydropower stations.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Vấn đề tối ưu liên hợp điều độ phát giữa hệ thống thủy<br />
- nhiệt điện xuất hiện đi kèm với cục diện của sự đồng thời<br />
cung cấp điện cho xã hội của hệ thống thủy và nhiệt điện.<br />
Học giả Pháp Ricard là một trong những học giả đầu tiên<br />
trên thế giới quan tâm đến vận hành kinh tế của hệ thống<br />
thủy - nhiệt điện. Trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề này, lần<br />
đầu tiên vào năm 1940, ông đề xuất mô hình toán học chặt<br />
chẽ của vấn đề tối ưu liên hợp điều độ trong vận hành kinh<br />
tế hệ thống thủy điện và nhiệt điện, trở thành một mô tả<br />
khoa học đầu tiên về kinh tế hệ thống thủy - nhiệt điện trên<br />
thế giới. Kể từ đó, vấn đề tối ưu liên hợp điều độ giữa hệ<br />
thống điện thủy - nhiệt điện đã bắt đầu thu hút sự chú ý của<br />
thế giới, các phương trình tối ưu liên hợp cho thủy - nhiệt<br />
dựa trên toán học cổ điển đã được nghiên cứu rộng rãi. Cho<br />
đến nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của lý thuyết<br />
toán học hiện đại và sự xuất hiện của nhiều mô hình tối ưu<br />
hóa mới mà vấn đề này trở thành chủ đề nghiên cứu nóng<br />
của các học giả trong và ngoài nước [1].<br />
Tối ưu điều độ hệ thống thủy - nhiệt khi xét đến thủy<br />
điện bậc thang là một vấn đề tối ưu đa mục tiêu phức tạp,<br />
nhiều hạng số, phi lồi, phi tuyến, nhiều thời đoạn và thời<br />
gian trễ. Đối với lĩnh vực tối ưu hồ chứa, bên cạnh lý<br />
thuyết hệ thống và kỹ thuật máy tính không ngừng phát<br />
triển, các mô hình mới và phương pháp giải mới cũng<br />
không ngừng xuất hiện, phương pháp thường dùng gồm<br />
hai loại lớn. Một là phương pháp tối ưu truyền thống, bao<br />
gồm phương pháp quy hoạch tuyến tính, quy hoạch động,<br />
phương pháp phỏng đoán, phương pháp đẳng suất gia<br />
tăng, phương pháp nhân tử Lagrange, v.v… [2]. Phương<br />
pháp truyền thống đối với hàm số mục tiêu và nghiệm<br />
<br />
xuất phát có yêu cầu chặt chẽ, do đó trong xử lý bài toán<br />
tối ưu điều độ tiết kiệm hệ thống thủy - nhiệt điện dễ gặp<br />
phải nghiệm cục bộ. Hai là phương pháp hiện đại, bao<br />
gồm: phương pháp quy hoạch ngẫu nhiên, phương pháp<br />
nội điểm, phương pháp di truyền, phương pháp mô phỏng<br />
luyện kim, phương pháp mạng thần kinh nhân tạo,<br />
phương pháp quy hoạch mờ v.v…<br />
Thủy điện bậc thang trong tối ưu điều độ tiết kiệm hệ<br />
thống thủy - nhiệt điện thuộc về vấn đề tối ưu tổ hợp nhiều<br />
giai đoạn, phi tuyến, ràng buộc chặt chẽ. Ràng buộc này rất<br />
phức tạp, tồn tại đẳng thức và bất đẳng thức điều kiện ràng<br />
buộc. Vì vậy, bài báo trình bày mô hình “tối ưu điều độ hệ<br />
thống thủy - nhiệt điện khi xét đến thủy điện bậc thang”,<br />
lấy mục tiêu tối ưu là cực tiểu chi phí phát điện, cực tiểu<br />
lượng khí ô nhiễm phát thải hệ thống nhiệt điện và cực tiểu<br />
tổng lượng nước tràn hệ thống thủy điện bậc thang. Đồng<br />
thời, thông qua việc mô phỏng một hệ thống điện thủy điện<br />
- nhiệt điện bao gồm bốn thủy điện bậc thang và ba nhà<br />
máy nhiệt điện, các kết quả tối ưu hóa đã nghiệm chứng<br />
tính tin cậy và thực tiễn của mô hình.<br />
2. Điều độ phát điện tiết kiệm hệ thống thủy - nhiệt điện<br />
2.1. Đặc tính ngẫu hợp thủy lực của thủy điện bậc thang<br />
Công suất phát mỗi cấp nhà máy thủy điện không chỉ<br />
phụ thuộc vào yếu tố bản thân dung tích hồ chứa, đặc tính<br />
máy phát, lượng nước tự nhiên đến hồ chứa mà còn có<br />
quan hệ mật thiết với lượng nước tràn và lưu lượng nước<br />
phát điện của thủy điện cấp trên. Cũng có thể nói, giữa<br />
các thủy điện bậc thang tồn tại đặc tính thủy lực ngẫu hợp<br />
về không gian và thời gian. Hình 1 thể hiện liên hệ thủy<br />
lực thủy điện bậc thang.<br />
<br />
50<br />
<br />
Trần Hoàng Hiệp, Lê Xuân Sanh<br />
<br />
Công suất phát tổ máy thủy điện i phụ thuộc vào dung<br />
tích hồ chứa và lưu lượng nước phát điện, được tính theo<br />
công thức:<br />
<br />
Pi,t = c1iVi,2t + c2iQi,2t + c3iVi,t Qi,t<br />
+c4iVi,t + c5i Qi,t + c6i<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Trong đó, c1i , c2i , c3i , c4i , c5i , c6i là các hệ<br />
số đặc trưng cho sự chuyển hóa nước - điện.<br />
Điều độ tối ưu giữa các thủy điện bậc thang thông<br />
thường lựa chọn tổng lượng phát điện cực đại, lượng tích<br />
nước hồ chứa cực đại, lượng nước tiêu hao cực tiểu, lượng<br />
nước tràn cực tiểu làm mục tiêu tối ưu. Trong tối ưu tiết<br />
kiệm và bảo vệ môi trường, lựa chọn lượng nước tràn cực<br />
tiểu làm mục tiêu tối ưu, được biểu thị như sau:<br />
<br />
Hình 1. Liên hệ thủy lực thủy điện bậc thang<br />
<br />
Trong đó, qi(t) là nước tự nhiên đến hồ chứa; Qi(t) là<br />
lưu lượng nước phát điện (m3/s); yi(t) là lượng nước tràn;