Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa: Khảo sát về vấn đề mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường
lượt xem 22
download
Khóa luận tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020; tình trạng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường và một số yếu tố liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa: Khảo sát về vấn đề mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC -------------***------------- NGUYỄN THỊ THỦY KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC -------------***------------- Người thực hiện: NGYỄN THỊ THỦY KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. Ths.Bs ĐINH HỮU NGHỊ 2. TS VŨ NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, sự động viên to lớn của gia đình và người thân. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Liên chuyên khoa Khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám Đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc tới Ths.Bs Đinh Hữu Nghị và TS Vũ Ngọc Hà, là những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Da liễu, và các anh chị ở phòng khám chuyên đề các bệnh tự miễn Bệnh viện Da liễu Trung Ương, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới bố mẹ, toàn thể gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã khích lệ tinh thần, giúp đỡ tôi về mọi mặt để yên tâm học tập. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2020 Sinh viên Thủy NGUYỄN THỊ THỦY
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PASI : Psoriasis Area and Severity Index OSA : Obstructive Sleep Apnea PSQI : Pittsburgh Sleep Quality Index HLA : Human Leucocyte Antigen DLQI : Dermatology Life Quality Index
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3 1.1. Vảy nến thể thông thường..................................................................................... 3 1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến ................................................................................... 3 1.1.2. Sinh bệnh học ................................................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến ...................................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến ................................................................ 5 1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường. .............................. 6 1.1.6. Điều trị ............................................................................................................. 7 1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến............................................................... 8 1.2.1. Rối loạn lo âu ................................................................................................... 8 1.2.2. Trầm cảm ......................................................................................................... 9 1.2.3. Rồi loạn ăn uống ............................................................................................. 10 1.2.4. Rối loạn nhân cách ......................................................................................... 10 1.2.5. Rối loạn tình dục ............................................................................................ 11 1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất ........................................................................... 11 1.1.7. Các nghiên cứu………………………………………………………………....11 1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến ......................................................................... 11 1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng ...................................................................... 12 1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn giấc ngủ thường gặp ............................ 16 1.3.3. Công cụ đánh giá rối loạn giấc ngủ ................................................................. 18 1.3.4. Các nghiên cứu ............................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 20 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................ 20 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................... 20 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ..................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ...................................................................................... 21
- 2.2.3. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................. 22 2.2.4. Các biến số nghiên cứu………………………………………………………...23 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 27 2.5. Sai số và khống chế sai số.................................................................................... 27 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................ 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................. 28 3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thông thường ............................. 28 3.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến ......................................................... 31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 38 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường………………...……38 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới…………………………………………………...38 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi……………………………………………………38 4.1.3. Đặc điểm đối tượng……………………………………………………..............39 4.1.4. Mức độ nặng vảy nến của bệnh nhân theo điểm PASI…...…………………….39 4.1.5. Phương pháp điều trị vảy nến mà bệnh nhân đang sử dụng…………………….40 4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến………………………………………40 4.2.1. Đặc điểm giấc ngủ chung của các bệnh nhân vảy nến…………….…………...40 4.2.2. Nguyên nhân gây mất ngủ...…………………………………………………….41 4.2.3. Mối liên quan của mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ...………..............43 4.2.4. Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ ……………….…...……………………………………………………………..43 4.2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ…………………44 4.2.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ……………..............45 4.2.7. Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ…………………45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 47 CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng .................................................................. 29 Bảng 3.2: Đặc điểm triệu chứng cơ năng của bệnh……………………….29 Bảng 3.3: Mức độ nặng của vảy nến ......................................................... 29 Bảng 3.4: Phương pháp điều trị vảy nến mà bện nhân đang sử dụng ......... 30 Bảng 3.5: Đặc điểm giấc ngủ chung…………………………...………….41 Bảng 3.6: Nguyên nhân gây mất ngủ trên bệnh nhân vảy nến ................... 32 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa mức độ ặng vảy nến đến rối loạn giấc ngủ . 33 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ nặng vảy nến đến mức độ nặng của rối loạn giấc ngủ……………………………………………….34 Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và rối loạn giấc ngủ………35 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa triệu chứng ngứa và rối loạn giấc ngủ….....36 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa triệu chứng đau khớp và rối loạn giấc ngủ..37 DANH MỤC HÌNH 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới……………………………………………28 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi……………………………………..28
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới thể chất, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh vảy nến thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới với tỷ lệ mắc khoảng 2 – 3% tùy theo từng khu vực. Có khoảng 20% bệnh nhân có mức độ bệnh từ vừa đến nặng [1]. Bệnh vảy nến có hình thái lâm sàng đa dạng, hay gặp nhất là vảy nến thể mảng, chiếm tới 80 – 90%. Ngoài các thương tổn da, trong vảy nến còn có các thương tổn khớp, tổn thương móng và các triệu chứng toàn thân khác. Bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường), bệnh lý tim mạch… Đặc biệt là bệnh nhân vảy nến dễ mắc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục… hơn các bệnh lý da khác. Hiện nay, vảy nến được coi là một bệnh da tâm thể. Bệnh nhân vảy nến có tỷ lệ cao mắc các rối loạn về tâm thần, theo Kumar và cộng sự báo cáo có 84% bệnh nhân vảy nến có bệnh lý tâm thần đi kèm [46]. Rối loạn giấc ngủ và rối loạn về tình dục là hai bệnh lý hay gặp nhất, theo báo cáo của Shutty và cộng sự năm 2013, thì có tới 81,8% bệnh nhân nghiên cứu có chất lượng giấc ngủ kém [2]. Tổn thương da của vảy nến, phối hợp với các bệnh lý tâm thần đồng mắc khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều bệnh nhân vảy nến có biểu hiện của lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm nặng dẫn tới hành vi tự sát. Hiện nay, việc điều trị bệnh vảy nến đã có nhiều tiến bộ với nhiều phương pháp điều trị như thuốc bôi, ánh sáng trị liệu, thuốc đường toàn thân kinh điển điều trị vảy nến như Methotrexat hay vitamin A acid và mới đây
- 2 nhất là các thuốc sinh học. Nhờ vậy, bệnh nhân vảy nến có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự phối hợp giữa vảy nến và các bệnh lý tâm thần, cũng như ảnh hưởng qua lại giữa chúng, đặc biệt là về bệnh lý phổ biến như rối loạn giấc ngủ, một trong những vấn đề thường gặp nhất với nhiều tác hại có thể gặp như làm tăng lo âu, trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. 2. Mô tả tình trạng rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân vảy nến thể thông thường và một số yếu tố liên quan.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vảy nến thể thông thường 1.1.1. Đại cương bệnh vảy nến Bệnh vảy nến đã được biết đến từ rất lâu. Hippocrate (năm 460 - 375 trước công nguyên) miêu tả bệnh vảy nến như là tình trạng da có vảy và đặt tên là "Lopoi". Ở Việt Nam Giáo sư Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên gọi tên bệnh là vảy nến [1], [3]. Vảy nến là một trong số những bệnh da viêm thường gặp nhất, bệnh xảy ra trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tuỳ theo từng quốc gia nhưng gặp nhiều nhất ở vùng Cápca, tùy theo các báo cáo, thay đổi từ 0,1% - 11,8%. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, vảy nến chiếm 6,44% bệnh nhân da liễu ở Viện Quân Y 108 [3]. Nghiên cứu của Trần Văn Tiến tại Viện Da liễu Trung ương có 134 bệnh nhân vảy nến đến điều trị nội trú trong thời gian từ tháng 3 - 1999 đến 8 - 2000, chiếm tỉ lệ 12,04% [4]. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam thường lớn hơn nữ, có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng không thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. 1.1.2. Sinh bệnh học Đến nay căn nguyên của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng người ta thấy các yếu tố liên quan chính: Di truyền, rối loạn miễn dịch, môi trường. a. Di truyền Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa các type HLA ở tế bào bệnh nhân vảy nến. Các type HLA thường gặp là HLA - B13, - B17, - B27, - B39, - B57, - Cw6. b. Rối loạn miễn dịch
- 4 Trước năm 1979 người ta cho rằng vảy nến là một rối loạn tiên phát của tế bào sừng, vai trò của các tế bào T và hệ thống miễn dịch. Gần đây người ta cho rằng Th17 đóng vai trò chủ đạo trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến [5], [6]. c. Yếu tố môi trường Một số yếu tố môi trường như: Sang chấn cơ học, nhiễm trùng, stress, thuốc, giảm calci huyết, rượu, khí hậu... cũng được báo cáo có liên quan trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến [3]. 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến a. Vảy nến thể thông thường Vảy nến thể thông thường là vảy nến không bao gồm các thể vảy nến đặc biệt. Tổn thương da đặc trưng: Sẩn, mảng đỏ sung huyết ranh giới rõ với da lành; bề mặt có nhiều vảy trắng dày dễ bong; khi cạo vảy theo phương pháp Brocq cho kết quả dương tính. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều tổn thương, hình tròn, bầu dục, hoặc đa cung. Vị trí thường gặp của tổn thương là khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi chi... Cơ năng thường ngứa, rát thay đổi theo từng bệnh nhân và mức độ bệnh. Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông thường thành các thể sau: - Thể giọt: Đường kính tổn thương < 1cm.
- 5 - Thể đồng tiền: Đường kính tổn thương < 2cm, trung tâm nhạt màu, bờ đỏ thẫm. - Thể mảng: Đường kính tổn thương ≥ 2 cm. Tổn thương móng: Rỗ móng, dày sừng dưới móng, xuất huyết móng... Tổn thương khớp: Sưng nóng đỏ đau khớp nhỡ nhỏ ngoại vi, cột sống. Vảy nến có thể kèm theo đái đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,... Bệnh tiến triển từng đợt tái phát xen lẫn những thời kỳ ổn định bệnh. b. Vảy nến thể đặc biệt khác - Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa toàn thân từng đợt cộng với sốt cao [1]. Mụn mủ khu trú: Vảy nến thể mủ lòng bàn tay bàn chân Barber, viêm da đầu chi liên tục Hallopeau. - Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥90% diện tích cơ thể. 1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh vảy nến thể thông thường a. Công thức máu Nhìn chung là bình thường. b. Sinh hóa máu - Có thể tăng đường máu, mỡ máu… - Ở bệnh nhân vảy nến thể giọt có thể tăng kháng thể kháng độc tố tan máu liên cầu ASLO trong trường hợp nhiễm liên cầu trước đó. - Các trường hợp vảy nến khởi phát nhanh, đáp ứng chậm với điều trị có thể liên quan đến HIV.
- 6 c. Biến đổi mô bệnh học ở tổn thương vảy nến Hình ảnh mô bệnh học của thương tổn vảy nến có ba đặc điểm chủ yếu là biệt hoá bất thường của tế bào sừng, quá sản tế bào sừng và thâm nhiễm viêm: Quá sản thượng bì, mất lớp tế bào hạt, tế bào sừng còn nhân hoặc dáng dấp của nhân (hiện tượng á sừng). Lớp đáy tăng phân bào. Trung bì mỏng, nhú bì kéo dài lên trên, mao mạch ở nhú bì giãn rộng và xoắn vặn. Thâm nhiễm lympho bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính tập trung thành các vi áp xe. Hình 1.1. Mô bệnh học bệnh vảy nến (Nguồn: Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine [4])
- 7 1.1.5. Đánh giá mức độ nặng của bệnh vảy nến thể thông thường. a. Chỉ số diện tích và mức độ nặng của vảy nến (PASI) o Đánh giá dựa trên mức độ đỏ da, mức độ dày da, mức độ dày của vảy da, diện tích vùng bị tổn thương [7]. - Mức độ đỏ da (erythema - E) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4. - Mức độ dày da (thickness - T) chia làm 5 mức độ điểm từ 0 – 4. - Mức độ dày của vảy da (scaliness - S) chia 5 mức độ điềm từ 0 – 4. - Diện tích vùng tổn thương (area - A) chia 4 vùng: Đầu mặt cổ, thân mình (gồm cả nách, bẹn), chi trên và chi dưới; phần trăm diện tích tổn thương chia 6 mức độ: < 10%, 10-29%, 30-49%, 50 - 69%, 70 - 89%, 90 - 100%; điểm tương ứng 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. o Điểm PASI = 0,1Ah (E+ T+ S) + 0,2Aa (E+ T+ S) + 0,3At (E+ T+ S) + 0,4Al (E+ T+ S). - Trong đó Ah, Aa, At, Al tương ứng diện tích vùng đầu, chi trên, thân mình, chi dưới bị tổn thương. - Điểm PASI thay đổi từ 0 - 72, trên lâm sàng hiếm khi > 40. o Giá trị của PASI - Đánh giá mức độ nặng của vảy nến:
- 8 c. Điểm chất lượng cuộc sống dermatology life quality index (DLQI). Có 10 câu hỏi bệnh nhân tự trả lời, số điểm mỗi câu từ 0 - 3 tính tổng điểm ra DLQI, điểm tối đa 30 điểm. Đánh giá: DLQI
- 9 1.1.7. Các nghiên cứu: Theo Huỳnh Thị Xuân Tâm năm 2019 : Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 36 tuổi. Trước 40 tuổi là 54,5%, sau 40 tuổi 45,5%. - Thời gian mắc bệnh < 15 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,4%. - Vị trí khởi phát vảy nến ở chi dưới 57,6%, nếp gấp và mặt với 56,1%. - Vảy nến ở mức trung bình là 53% và ở mức nặng là 47%. [4] 1.2. Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân vảy nến 1.2.1. Rối loạn lo âu Bệnh nhân vảy nến có nhiều stress trong cuộc sống hơn so với người bệnh thường. Lo âu làm nặng vảy nến và vảy nến dẫn tới lo âu Rối loạn lo âu là kết quả của vảy nến: Vảy nến có thể dẫn tới rối loạn lo âu vì ngứa mạn tính, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự kỳ thị của những người xung quanh [7,8]. Khi bệnh nhân mất hòa nhập xã hội, điểm đánh giá lo âu cao hơn [9]. Bệnh nhân nữ thường có điểm rối loạn lo âu cao hơn [10]. Lo âu là yếu tố làm nặng vảy nến: Stress làm rối loạn hàng rào thượng bì. Ở bệnh nhân vảy nến có sự kích hoạt hệ giao cảm làm tăng nồng độ adrealin và noradrealin cũng như giảm nồng độ cortisol với sự điều hòa trung tâm và ngoại vi trục dưới đồi – yên – thượng thận. Sự điều hòa trục này điều chỉnh các cytokin tiền viêm, giải thích sự nặng lên của vảy nến do stress. Stress làm tăng các kháng nguyên liên quan lympho T da (CLA +) và tế bào diệt tự nhiên (NK) có vai trò trong bệnh sinh vảy nến, thay đổi thượng bì. 1.2.2. Trầm cảm Trầm cảm là hậu quả của vảy nến. Sự biến dạng và kì thị ở người mắc vảy nến có thể gây ra trầm cảm [10].
- 10 Rối loạn chức năng tình dục, rối loạn giấc ngủ và nghiện rượu hay gặp trong vảy nến và nó có liên quan tới trầm cảm. Nó cũng góp phần tăng tỷ lệ trầm cảm ở vảy nến [10]. Điểm PASI cao cũng có liên quan đến trầm cảm [11]. Giới nữ dường như có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, có thể là do nồng độ serotonin thấp [12,13]. Theo Kotrulja và cộng sự, thời gian mắc vảy nến càng lâu, điểm trầm cảm càng thấp, nhưng theo Schmitt thì điểm trầm cảm sẽ cao hơn [14, 15]. Trầm cảm có thể làm nặng vảy nến: Poot và cộng sự chỉ ra rằng trầm cảm cùng với mâu thuẫn gia đình có liên quan đến độ nặng vảy nến [16]. Vảy nến và trầm cảm: Có cùng cơ chế bệnh sinh. Nồng độc cao của các cytokine tiền viêm như IL6 và TNF-α thấy cả ở vảy nến và trầm cảm. Chúng điều chỉnh sự chuyển hóa của serotonin, noradrealin và dopamine ở hệ viền và hạch nền, dẫn tới các triệu chứng trầm cảm. IL6 thúc đẩy sự trưởng thành các tế bào T ngây thơ sản xuất ra Th17 – có vai trò trong bệnh vảy nến. 1.2.3. Rối loạn ăn uống Basavaraj và cộng sự tuyên bố rằng tình trạng ăn quá nhiều là một cơ chế đối phó phổ biến với sự hủy hoại ở bệnh nhân vảy nến [17]. Crosta và cộng sự đã đề cập vảy nến, thừa cân và béo phì có liên quan nhiều đến rối loạn ăn uống [18]. Tác giả cũng nói rằng rối loạn ăn uống là một yếu tố tâm lý cho sự phát triển của hội chứng chuyển hóa ở vảy nến. 1.2.4. Rối loạn nhân cách Rubino và cộng sự đã đề cập ở vảy nến, các rối loạn nhân cách phổ biến nhất là tâm thần phân liệt, tránh né, phụ thuộc và ép buộc [19].
- 11 Mazzetti và cộng sự báo cáo 17,5% bệnh nhân có buồn rầu, 12,5% bệnh nhân lo lắng và 6,25% bệnh nhân có đặc điểm tâm thần phân liệt [20]. Kotrulja và cộng sự nhấn mạnh rằng vảy nến khởi phát muộn (trung bình 52 tuổi) sẽ có nguy cơ cao hơn cho đặc điểm nhân cách mô phỏng và ám ảnh, càng làm tăng nguy cơ mắc chứng hoang tưởng mắc bệnh [14]. 1.2.5. Rối loạn tình dục Mức độ nặng của vảy nến, viêm khớp và ngứa có liên quan đến rối loạn tình dục ở các bệnh nhân này [17]. Khi trầm cảm trở nên phổ biến ở vảy nến, nó cũng giải thích nguyên nhân tăng các rối loạn chức năng tình dục [7,17]. 1.2.6. Lạm dụng và phụ thuộc chất Cơ chế đối phó với sự hủy hoại rất thường gặp ở bệnh nhân vảy nến [17]. Lạm dụng chất là kết quả của các bệnh lý tâm thần đồng mắc như trầm cảm hoặc các tác động tâm lý mạnh mẽ do sự kì thị các tổn thương da của bệnh nhân [17]. Nghiên cứu chỉ ra hút thuốc trên 10 điều/ngày có thể đủ làm tăng mức độ nặng của vảy nến [21]. Dellavalle và cộng sự báo cáo rằng những người trước đây hút thuốc lá có nguy cơ cao bị vảy nến hơn những người mới đang hút vì sự phong tỏa tác dụng ức chế miễn dịch gây ra bới thuốc lá [22]. 1.3. Rối loạn giấc ngủ trong vảy nến Rối loạn giấc ngủ khác với chứng mất ngủ, nó bao hàm chứng mất ngủ và một số vấn đề khác. Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý tâm thần kinh, trong đó bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: Chứng mất ngủ, ngủ
- 12 nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ … Những triệu chứng này thường gối lên nhau. Chứng mất ngủ là sự khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, nó có thể ngắn hoặc kéo dài. Một khảo sát trong 1 năm thấy tỉ lệ lưu hành từ 30 – 45% ở người lớn. 1.3.1. Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng 1.3.1.1. Rối loạn điều hòa thân nhiệt Vảy nến có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ [23]. Vảy nến có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng da. Da hoạt động như cơ quan điều hòa thân nhiệt đầu tiên và sự giảm thân nhiệt buổi đêm mà cơ chế quan trọng để khởi đầu cho giấc ngủ. Giảm thân nhiệt do sinh nhiệt hóa học giảm, tăng lưu lượng máu qua da và giãn mạch ngoại vi, dẫn tới tăng chênh lệch nhiệt độ ngoài da, thải nhiệt và mất hơi nước qua da. Vảy nến phối hợp với các vấn đề về điều hòa nhiệt độ và giảm khả năng thải nhiệt. Điều này có thể dẫn tới gián đoạn việc bắt đầu giấc ngủ [24]. 1.3.1.2. Ngứa Ngứa, một triệu chứng nổi bật và khó chịu nhất của bệnh, ngứa song hành với mức độ nặng của bệnh, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và ngứa đã được thiết lập, nhưng mối quan hệ của nó vẫn chưa rõ ràng. Bệnh nhân viêm da cơ địa có chất lượng giấc ngủ kém hơn tương quan với mức độ trầy xước do cào gãi. Aoki và cộng sự chỉ ra rằng thời gian trầy xước dẫn tới rối loạn giấc ngủ, tương ứng với việc kích thích vào ban đêm tăng lên [39].
- 13 Yosipovitch và cộng sự nghiên cứu 101 bệnh nhân vảy nến thấy rằng ngứa có xu hướng phổ biến hơn về đêm, góp phần gây khó ngủ và thức giấc vào ban đêm [40]. Gupta và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu trên 127 bệnh nhân bị vảy nến và phát hiện của họ cho thấy rằng các yếu tố tâm thần do ngứa có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bằng chứng là số lượng lớn bệnh nhân bị thức giấc về đêm bị trầm cảm so với những người không bị rối loạn giấc ngủ [41]. Thêm vào đó, rối loạn giấc ngủ có thể liên quan với rối loạn vận động chân tay định kì, máy cơ về đêm và lạm dụng chất. Gupta và cộng sự gợi ý rằng những rối loạn liên quan này có thể làm giảm ngưỡng ngứa, làm cho nó trở thành một triệu chứng nổi bật ở bệnh nhân vảy nến [42]. Không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của ngứa giữa những người thường xuyên và không thường xuyên thức dậy về đêm. Một nghiên cứu gần đây trên 40 bệnh nhân vảy nến thực hiện bởi Zachariae và cộng sự nhấn mạnh rằng nhận thức về ngứa là đa chiều và có liên quan rất lớn đến yếu tố tâm lý, bao gồm các triệu chứng trầm cảm [43]. Mặc dù ngứa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ trong vảy nến, nhưng chính giấc ngủ cũng làm giảm bớt ngứa. Một khảo sát đã chỉ ra ngứa ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ ở bệnh nhân vảy nến và giấc ngủ là một yếu tố làm giảm ngứa [44]. Trong một cuộc khảo sát khác về ngứa ở 101 bệnh nhân vảy nến, 57% số người được hỏi tin rằng giấc ngủ có thể làm giảm ngứa [40]. Ngứa – tác nhân chính gây rối loạn giấc ngủ, cũng được điều chỉnh bởi các cơ chế sinh học. Ngưỡng gây ngứa hạ thấp về đêm do nồng độ cortisol thấp, giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng chênh lệch nhiệt độ ngoài da [33]. Ngứa trong vảy nến thường xuất hiện và nặng hơn về chiều tối và đêm, gây gián đoạn giấc ngủ [25]. 1.3.1.3. Viêm hệ thống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn