intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

51
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nói chung và xã Na Ngoi nói riêng trên cơ sở thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tiến hành thống kê loại đất phục vụ công tác quản lý sử dụng đất, quy hoạch đất đai khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PTNT ===&&&=== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CHO XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN BẰNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ GCADAS NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH: 7850103 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Oanh Sinh viên thực hiện: Già Bá Pó Lớp: K61A-QLĐĐ Khóa học: 2016 - 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, được trang bị những kiến thức cần thiết và được sự nhất trí của Ban giám hiệu, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, nay tôi thực hiện đề tài “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas”. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường; Thầy, cô trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn; tập thể cán bộ địa chính xã Na Ngoi cùng gia đình, bạn bè; đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Thị Oanh. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn; Ban lãnh đạo; tập thể cán bộ nhân viên của xã Na Ngoi và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Oanh - người trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Tuy đã cố gắng nỗ lực nhưng vì thời gian, trình độ và khả năng chuyên môn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉnh sửa, bổ sung của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày....tháng....năm.... Sinh viên Già Bá Pó ii
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i1 MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ....................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CẢ NƯỚC ................................ 4 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG ............................... 9 2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất .............................................. 9 2.2.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................. 9 Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. .............................. 9 2.2.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ....................................... 10 2.2.4. Hệ quy chiếu ............................................................................................ 11 2.2.5. Hệ thống tỷ lệ bản đồ .............................................................................. 12 2.2.6. Khung của bản đồ ................................................................................... 12 2.2.7. Kinh tuyến trục theo từng Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT..................................................................................................................... 15 2.3.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở ............................................................................................................................. 15 iii
  4. 2.4. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT..................................................................................................................... 19 2.5. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................................................................................... 19 2.5.1. Phần mềm Microstation ......................................................................... 19 2.5.2. Phần mềm microstation V8i ................................................................... 20 2.5.3. Phần mềm Gcadas ................................................................................... 22 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................................... 24 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 25 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................. 25 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 25 3.5.3. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 25 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN .............................................................. 26 4.1.1. điều kiện tự nhiên .................................................................................... 26 4.1.2. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 28 4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ NA NGOI ............................ 31 4.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ NA NGOI, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN ............. 32 4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. ................. 32 4.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính và bản đồ lâm nghiệp .......................................................................................................... 34 4.4. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU THEO BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG NĂM 2019 ........................................ 49 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 52 iv
  5. 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 1 v
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích từ viết tắt 1 BĐĐC Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính 2 CT - TTg Chỉ thị Thủ tướng Chính Phủ 3 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 4 MĐSDĐ Mục đích sử dụng đất 5 NĐ - CP Nghị định - Chính phủ Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi 6 QĐ - BTNMT trường Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi 7 TT - BTNMT trường 8 TT - TCĐC Thôn tư của Tổng cục Địa chính 9 UBND Uỷ ban nhân dân 10 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất đai theo MĐSDĐ của cả nước tính đến ngày 31/12/2018 ............................................................................................................ 6 Bảng 2.2. Quy định về tỷ lệ bản đồ (BTNMT,TT27/2018) ................................ 12 Bảng 2.3. Quy định về khung của bản đồ hiện trạng (BTNMT,TT27/2018) ..... 13 Bảng 2. 4. Kinh tuyến trục của từng Tỉnh, Thành phố (BTNMT,TT27/2018)... 14 Bảng 4.1. Thông tin để tảo khung cho bản đồ sử dụng đất xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ............................................................................................... 45 Bảng4.2. Thống kê các loại đất sau khi ta thành lập xong bản đồ hiện trạng..... 49 vii
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Biểu đồ phân loại đất theo cơ cấu đất đai cả nước năm 2018 ....... 5 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí ......................................................................................... 26 Hình 4.2: Tờ bản đồ số 12 xã Na Ngoi ................. Error! Bookmark not defined. Hình 4.3: Sau khi đã gộp các thửa với nhau....... Error! Bookmark not defined. Hình 4.4: Bật hiện thị các level lên ...................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.5: Bản đồ xã Na Ngoi sau khi số hóa các mảnh BĐĐC ..................... 37 Hình 4.6: Thiếp lập đơn vị hành chính cho bản đồ........................................ 38 Hình 4.7: Tìm sửa lỗi dữ liệu............................................................................ 39 Hình 4.8: Sau khi tìm sửa lỗi dữ liệu xong...................................................... 40 Hình 4.9: Tạo vùng cho bản đồ hiện trạng ..................................................... 40 Hình 4.10: Kết quả tạo vùng cho bản đồ hiện trạng ...................................... 41 Hình 4.11: Gán nhãn ......................................................................................... 42 Hình 4.12: Xuất ranh giới khoanh đất ............................................................ 42 Hình 4.13: Bảng thông tin thuộc tính khoanh đất ......................................... 43 Hình 4.14: Bản đồ khoanh đất ......................................................................... 43 Hình 4.15: Xuất bản đồ hiện trạng .................................................................. 44 Hình 4.16: Kết quả sau khi tô màu .................................................................. 44 Hình 4.17: Bảng chú dẫn bản đồ hiện trạng sự dụng đất ............................. 46 Hình 4.18: Sơ đồ vị trí của bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................... 46 Hình 4.19: kim chỉ hướng Bắc – Nam bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........ 47 Hình 4.20: biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng ..................... 47 Hình 4.21: Ký xác nhận, duyệt của bản đồ hiện trạng .................................. 48 Hình 4.22: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Na Ngoi .................................. 49 viii
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở ............................................................................................................................. 16 Sơ đồ 2.2. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao ............... 17 Sơ đồ 2.3. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước ............................................................................................................................. 18 Sơ đồ 4.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Na Ngoi từ bản đồ địa chính số và bản đồ lâm nghiệp .......................................................... 33 ix
  10. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực quản lý đất đai đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công lạc hậu trước đây.Tuy nhiên, công tác thành lập bản đồ HTSDĐ phần lớn là chỉnh lý trên nền bản đồ cũ, chủ yếu là số hóa lại nên độ chính chưa cao, sai số lớn dẫn tới việc quản lý và sử dụng đất chưa hiệu quả. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, thiết kế và quản lý đất đai. Nó được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ một vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Cùng với việc kiểm kê và sự ra đời của thông tư số 28/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc thành lập bản đồ hiện trạng cũng đang là mối quan tâm hàng đầu đối với cơ quan đơn vị các cấp. Để công tác kiểm kê được hoàn thành có hiệu quả cũng như công tác quản lý đất đai chặt chẽ, sử dụng quỹ đất hợp lý và tiết kiệm thì công tác thành lập BĐHTSDĐ là cấp thiết. Những năm gần đây xã Na Ngoi đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt ra là đất đai có hạn. Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước 1
  11. về đất đai, nắm lại hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai, phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong những năm tới tại địa phương. Cần tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai một cách rõ ràng và chính xác nhằm hệ thống lại diện tích đất đang quản lý. Từ đó, thấy được sự thay đổi về mục đích sử dụng cũng như cách thức sử dụng đất của người dân theo chiều phát triển để điều chỉnh việc sử dụng đất một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền vững trong tương lai. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn thực hiện đề tài: “ Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bằng phần mềm Microstation và Gcadas.” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nói chung và xã Na Ngoi nói riêng trên cơ sở thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tiến hành thống kê loại đất phục vụ công tác quản lý sử dụng đất, quy hoạch đất đai khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 từ bản đồ địa chính xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. - Thống kê diện tích các loại đất của xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất để phục vụ công tác quản lý đất đai. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về không gian: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. 2
  12. - Về thời gian: các số liệu và tài liệu thu thập được thực hiện ở năm 2018- 2019. - Về nội dung: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Na Ngoi. 3
  13. PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CẢ NƯỚC Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai, tài nguyên và là tài liệu không thể thiếu trong việc định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực. Do đó, cần phải có biện pháp và công cụ quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả nhằm phát huy hết khả năng cũng như tiềm năng của đất nước Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công tác thường xuyên và hết sức quan trọng. Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và quá trình biến động đất đai; cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua đó nắm tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như việc thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất… Bản đồ hiện trạng sử dụng đất giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về mặt phân bố không gian các loại đất tại thời điểm đánh giá từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn kế tiếp. Tại các thời điểm khác nhau cho phép nhà quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo nguyên tắc lấy cấp xã làm đơn vị cơ bản, cấp huyện, cấp tỉnh được tổng hợp từ cấp xã khái quát lên. Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã căn cứ vào quy mô, diện tích để lựa chọn tỷ lệ thành lập cho phù hợp do vậy trên địa bàn một huyện có rất nhiều tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai được thành lập. Theo Chỉ thị 21/CT – TTg của thủ tướng chính phủ, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa để điều tra kiểm kê các loại đất, các loại 4
  14. đối tượng sử dụng đất ngoài thực địa. Địa phương chưa có bản đồ địa chính tập chung (nhiều xã) và bản đồ giải thửa thì sử dụng ảnh viễn thám để biên tập thành bản đồ điều tra kiểm kê; các địa phương không có hai loại tài liệu trên thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã lập trước đây kết hợp với các loại bản đồ khác hiện có của địa phương để khoanh vẽ, chỉnh lý biên tập thành bản đồ sử dụng điều tra kiểm kê thực địa phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo Quyết định Số: 2908/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 01 năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên: 33.123.597 ha , bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha; - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha; - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha; Hình 2.1. Biểu đồ phân loại đất theo cơ cấu đất đai cả nước năm 2018 Cụ thể diện tích từng loại đất được thể hiện trong bảng 2.1 5
  15. Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất đai theo MĐSDĐ của cả nước tính đến ngày 31/12/2018 (Quyết định số: 2908/QĐ-BTNMT) LOẠI ĐẤT MÃ LOẠI DIỆN TỶ LỆ STT ĐẤT TÍCH % 1 Đất nông nghiệp NNP 27,289,454 100% 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11,498,497 42.1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.952.082 60.46 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.120.498 59.27 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.831.584 40.73 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.546.415 36.69 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 14,940,863 54.7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.480.415 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.256.920 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2.203.527 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 795.311 2.9 1.4 Đất làm muối LMU 17.005 0.1 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 37.778 0.1 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.773.750 100 2.1 Đất ở OCT 721.676 19.12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 558.774 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 162.902 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1,893,141 50.17 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13.084 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 245.081 2.2.3 Đất an ninh CAN 52.648 Đất xây dựng công trình sự 2.2.4 DSN 83.276 nghiệp 6
  16. Đất sản xuất, kinh doanh phi 2.2.5 CSK 279.876 nông nghiệp 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.219.176 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 12.088 0.0003 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 6.656 0.0002 Đất làm nghĩa trang, nghĩa 2.7581 2.5 NTD 104.084 địa, nhà tang lễ, NHT Đất sông, ngòi, kênh, rạch, 19.6773 2.6 SON 742.573 suối 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 242.265 6.4197 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 51.268 1.3585 3 Đất chưa sử dụng CSD 2,060,393 100 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 212,150 10.2966 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,679,784 81.527 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 168,459 8.1761 Đất có mặt nước ven biển 100 4 MVB 113.898 (quan sát) Đất mặt nước ven biển nuôi 27.38 4.1 MVT 31.186 trồng thủy sản 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 4.786 4.21 Đất mặt nước ven biển có mục 68.41 4.3 MVK 77.926 đích khác Dựa vào bảng 2.1 cho thấy diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số diện tích nước ta. Điều đó có nghĩa là nước ta vẫn phụ thuộc chính vào các hình thức canh tác nông nghiệp. Cụ thể, tổng diện tích tự nhiên (tính đến ngày 31/12/2018) trên cả nước là 33.123.597 ha, bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha chiếm 83% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, + Đất sản xuất nông nghiệp là 11.498.497 ha, 7
  17. + Đất lâm nghiệp là 14.940.863 ha, + Đất nuôi trồng thủy sản là 795.311 ha, + Đất làm muối là 17.005 ha, đất nông nghiệp khác là 37.778 ha. - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, + Đất ở là 721.676 ha, + Đất chuyên dùng là 1.893.141 ha, + Đất cơ sở tôn giáo là 12.088 ha,... - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha chiếm 6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, + Đất bằng chưa sử dụng là 212.150 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng là 1.679.784 ha + Núi đá không có rừng cây là 168.459 ha Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định 2908/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2019. Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2018 được sử dụng thống nhất trong cả nước. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc công khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định. Theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019. Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản 8
  18. lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG 2.2.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 1 Điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, vùng kinh tế - xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. 2.2.2. Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Như chúng ta đã biết bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề của ngành quản lý đất đai, được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích của các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng không chỉ cho công tác quản lý đất đai mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực,… - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là tài liệu quan trọng trong công tác quản lí đất đai, là cơ sở cho quá trình quy hoạch sử dụng đất, hoạch định các chính sách về đất đai. - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là sự thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên bản vẽ. - Bản đồ hiện trạng sửi dụng đất là tài liệu phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đất đai đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế. 9
  19. 2.2.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo điểm 5, điều 18, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: - Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chỉ dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan; - Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất; - Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm: + Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã; Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. + Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt; + Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; + Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả 10
  20. đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện; + Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; - Các ghi chú, thuyết minh; - Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: + Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất; + Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.2.4. Hệ quy chiếu Theo điểm 3 điều 18 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT Quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 của Thông tư này. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6 0, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9996. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0