Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
lượt xem 48
download
Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế khái quát một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về cạnh tranh năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, so sánh với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thái Lớp : Anh 15 Khoá : 44D Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Vũ Chí Lộc Hà Nội, tháng 05/2009
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LY LUÂN VA THƢC TIÊN VÊ CANH TRANH , ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ̀ ̣ NĂNG LƢC CANH TRANH TRONG LĨ NH VƢC LƢ HANH ............ 3 ̣ ̣ ̣ ̃ ̀ 1.1. Cơ sơ ly luân................................................................................................. 3 ̉ ́ ̣ 1.1.1 Cạnh tranh .............................................................................................. 3 1.1.2 Năng lực cạnh tranh ................................................................................ 8 1.1.3 Lữ hành, kinh doanh lư hanh ................................................................. 11 ̃ ̀ 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành .......... 13 1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................................. 14 1.2. Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á................ 20 1.2.1 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới ................................................. 20 1.2.2 Xu hương phat triên du lị ch trên thê giơi ............................................... 21 ́ ́ ̉ ́ ́ 1.2.3 Hoạt động du lịch lữ hành của khu vực Đông Nam Á ........................... 21 1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc , Malaysia, Singapore và Thái Lan trong việc canh tranh thu hút khách du lịch quốc tế ......................... 23 ̣ CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................................... 27 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch lữ hành Việt Nam ................ 27 2.1.1 Tiềm năng du lịch của Việt Nam ........................................................... 27 2.1.2 Quá trình hình thành của ngành du lịch ................................................. 28 2.1.3 Khách du lị ch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008):............... 30 2.1.4 Thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .................. 32 2.2 Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam (theo báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF) ............................................................. 33 2.2.1 Hành lang luật pháp .............................................................................. 35
- 2.2.2 Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng ............................................... 37 2.2.3 Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực .............................................. 39 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam .............. 40 2.3.1 Về giá sản phẩm dịch vụ ....................................................................... 40 2.3.2 Về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. ...................................................... 43 2.3.3 Về Marketing, quảng cáo ...................................................................... 47 2.3.4 Về nhân lực ........................................................................................... 49 2.3.5 Về vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp ............. 52 2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam ................................................................................................................... 53 2.4.1 Điểm mạnh ........................................................................................... 53 2.4.2 Điểm yếu .............................................................................................. 54 2.4.3 Thời cơ ................................................................................................. 55 2.4.4 Thách thức ............................................................................................ 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................... 60 3.1 Đị nh hương phat triên du lị ch Viêt Nam đên năm 2020................................ 60 ́ ́ ̉ ̣ ́ 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ........................................................................ 61 3.2.1 Giải pháp về phía Chính phủ ................................................................. 61 3.2.2 Giải pháp về phía ngành, Hiệp hội ........................................................ 68 3.2.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp ............................................................ 70 KẾT LUẬN .............................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 78
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Asia - Pacific Economic Co-operation (Tô chưc Hơp tac kinh tê ̉ ́ ̣ ́ ́ Châu Á – Thái Bình Dương) ASEAN – TA : ASEAN Travel Association (Hiệp hội du lịch ASEAN) ASEAN : Association of South-East Asian Nations (Hiêp hôi cac nươc ̣ ̣ ́ ́ Đông Nam Á) ASEM : The Asia - Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á – Âu) CNTO : China National Tourism Office (Cục du lịch quốc gia TrungQuốc) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) PATA : Pacific Area Travel Association – PATA (Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương) TOEIC : Test of English International Communication (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp) Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSA : Travel and Tourism Satellite Accounting (Hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch) UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tô chưc Giao duc, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc) ̉ ́ ́ ̣ UNWTO : United Nations World Tourism Orgnization (Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc) WEF : World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) WTTC : World Travel and Tourism Council (Hiệp hội du lịch và lữ hành thếgiới)
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Khách quốc tế đến 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): ....................... 22 Bảng 2.1: Khách du lị ch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008): ............... 30 Bảng 2.2: 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ............... 32 Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước: .......................................................................................................... 34 Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp: ............................................................. 35 Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng ............................... 37 Bảng 2.6 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực............................... 39 Bảng 2.7. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày ...................................... 41 Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực (2003 – 2007) .......................................................................... 25 Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 ................................ 29 Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của du khách ............................................................ 44 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của TOEIC Việt Nam. ................................................................................................. 51
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đang là xu hướng phát triển tất yếu, khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển . Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hiện chiếm tới 40% thương mại dịch vụ toàn cầu. [2] Theo thống kê của Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới, năm 2008 du lịch đem lại nguồn thu tới 5.890 tỷ USD, đóng góp vào 9,9% GDP toàn cầu và tạo việc làm cho hơn 238 triệu người, chiếm 8,4% lao động thế giới. Đong góp của ́ ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn câu đươc dư bao la tiêp tuc tăng manh trong vong ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ 10 năm tơi, vơi mưc tăng ́ ́ ́ trương 4,2% môi năm. [35] ̉ ̃ Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch, tuy nhiên du lịch Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hóa. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước , đưa Viêt Nam trơ thanh ̣ ̉ ̀ môt quôc gia co nganh du lị ch phat triên trong khu vưc thì việc nâng cao năng ̣ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̣ 1
- lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, so sánh với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của các doanh nghiệp Việt Nam so với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp thống kê và đánh giá số liệu, phương pháp trích dẫn... 5. Bô cuc ́ ̣ Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2
- CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THƢC TIÊN VÊ CANH TRANH, ̉ ̣ ̃ ̀ ̣ NĂNG LƢC CANH TRANH TRONG LĨ NH VƢC LƢ HANH ̣ ̣ ̣ ̃ ̀ 1.1. Cơ sơ ly luân ̉ ́ ̣ 1.1.1 Cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh (competition) được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.[16] Theo định nghĩa trong Đại từ điển Việt Nam, cạnh tranh là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.[4] Ngoài ra còn rất nhiều quan điểm về cạnh tranh của các trường phái kinh tế, của các nhà kinh tế học. Nhưng một cách chung nhất có thể hiểu cạnh tranh là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh Có nhiều tiêu chí để phân loại cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh chủ yếu bao gồm: a, Xét theo chủ thể, cạnh tranh gôm cạnh tranh giữa những người sản ̀ 3
- xuất hay người bán va cạnh tranh giữa những người mua. ̀ - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: chủ yếu là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa nhóm công ty với nhóm công ty. Đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh trên quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn mức cầu thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua càng gay gắt và giá hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ tăng lên. b, Xét theo phạm vi ngành kinh tế , cạnh tranh gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận siêu ngạch. - Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp hay đồng minh, giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. c, Xét theo hình thái, cạnh tranh gôm cạnh tranh hoàn hảo và cạnh ̀ tranh không hoàn hảo. - Cạnh tranh hoàn hảo hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy là hình thức cạnh tranh mà quyết định của người mua và người bán không ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, không có sự chi phối, can thiệp của bất cứ quyền lực nào. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh tranh này. - Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh, ở đó các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá 4
- cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. Một độc quyền nhóm là một ngành chỉ có ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả cả mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó. Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, trong đó mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định do họ có sản phẩm riêng có của mình. Mức độ độc quyền phụ thuộc vào khả năng tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hình thức cạnh tranh này tồn tại nhiều trong các sản phẩm như hóa mỹ phẩm, ôtô, may mặc,... d, Xét theo tính chất, cạnh tranh gôm cạnh tranh lành mạnh (cạnh ̀ tranh hợp pháp) và cạnh tranh không lành mạnh (cạnh tranh bất hợp pháp) - Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh lành mạnh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý; mang lại lợi ích cho xã hội thông qua phát triển khoa học kỹ thuật, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất... - Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vô tình hoặc cố ý gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc bạn hàng. Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa... ở từng dân tộc, từng khu vực, từng 5
- quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau... 1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là môi trường và là động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, hầu như không tồn tại phạm trù cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vì toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều được tiến hành theo kế hoạch, kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách Nhà nước, ngược lại thì Nhà nước bù lỗ. Do vậy doanh nghiệp vẫn tồn tại mà không bị phá sản, tuy nhiên lại không tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển. Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và nó có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như tổng thể nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp, là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu các yếu tố đầu vào của sản xuất để giảm tối đa giá thành sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà 6
- họ có thể lựa chọn được các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao hơn, phù hợp hơn với khả năng mua sắm của họ. Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng được tôn trọng hơn và lợi ích của họ được đảm bảo hơn, vì chính những quyết định mua hàng của người tiêu dùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với cả nền kinh tế, bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần phải duy trì sự cạnh tranh. Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, làm tăng tính năng động và óc sáng tạo của các nhà doanh nghiệp, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi, chân chính. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả rẻ. Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm cải thiện lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và phát triển văn minh xã hội. Chính vì vậy, cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội, là công cụ hữu hiệu để điều tiết hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh mang lại thì còn đó những mặt tiêu cực của nó như: cạnh tranh tạo ra sự phân hóa giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hậu quả tiêu cực như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại...); hay cạnh tranh có thể làm các doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà không giành chi phí cho việc bảo vệ môi trường hay xử lý chất thải gây ô 7
- nhiễm cũng như những vấn đề xã hội khác... Kết luận: Cạnh tranh là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy vai trò tích cực và hạn chế các tiêu cực của cạnh tranh. Để giải quyết được vấn đề này thì vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh 1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Cùng với quá trình toàn cầu hóa, ít có những tranh luận và nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hội nhập kinh tế quốc tế mà lại không đề cập đến thuật ngữ competitiveness (năng lực cạnh tranh / tính cạnh tranh / khả năng cạnh tranh / sức cạnh tranh). Diên đan cao câp vê canh tranh công nghiê ̃ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ p cua Tô chưc Hơp tac va ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̀ phát triển kinh tế (OECD) đa đị nh nghĩ a như sau : “Sưc canh tranh là khả ̃ ́ ̣ năng cua cac doanh nghiêp , ngành, quôc gia, khu vưc trong viêc tao ra viê c ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh qu ốc tế trên cơ sở bền vững”[23]. Đị nh nghĩ a nay đa phan anh đươc khai niêm canh tranh quôc gia ̀ ̃ ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ trong môi liên hê găn kêt vơi hoat đông canh tranh cua cac doanh nghiêp , tạo ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ viêc lam, tăng thu nhâp va mưc sông nhân dân . ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ́ Trong từ điển Thuật ngữ kinh tế học, “năng lưc canh tranh (hay con ̣ ̣ ̀ gọi là sức cạnh tranh) là khả năng giành được thị phầ n lơn trươc cac đôi thu ́ ́ ́ ́ ̉ cạnh tranh trên thị trương, kê ca kha năng gianh lai môt phân hay toan bô thị ̀ ̉ ̉ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ phân cua đồng nghiệp”.[6] ̀ ̉ Theo định nghĩa này, tác giả có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng: năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong đề tài này là “năng lực cạnh tranh”. Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đang và chắc sẽ được sử dụng rộng 8
- rãi. Một định nghĩa ngắn gọn không phải là điều quan trọng nhất. Điều có ý nghĩa hơn nhiều là ngữ cảnh xem xét: cấp độ (cho quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay sản phẩm); tiêu chí đánh giá; những giải pháp về chiến lược và chính sách thông qua việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu. 1.1.2.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: - Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia - Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ trên có tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia hay một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp, ngành tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Khi một doanh nghiệp, ngành có năng lực cạnh tranh, nó sẽ góp phần nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Thêm vào đó, sản phẩm có sức cạnh tranh sẽ tạo ra uy tín, mang lại lợi thế so sánh cho doanh nghiệp. Do đó khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong “Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu” có đưa ra khái niệm như sau: Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian. Trong báo cáo mới nhất của mình (Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009) 9
- WEF cũng đưa ra 12 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, chia thành 3 nhóm chính là: - Những yêu cầu cơ bản: Thể chế chính sách, khung pháp lý; Cơ sở hạ tầng; Sự ổn định kinh tế vĩ mô; Sức khỏe và giáo dục cơ bản. - Những nhân tố thúc đẩy hiệu quả: Giáo dục và đào tạo ở cấp cao hơn; Tính hiệu quả của thị trường hàng hóa; Tính hiệu quả của thị trường lao động; Sự phát triển của thị trường tài chính; Trình độ khoa học công nghệ; Quy mô thị trường. - Những nhân tố đổi mới và phát triển: Sự phát triển trong kinh doanh; Sự đổi mới, cải cách.[17] Như vậy hiểu một cách đơn giản thì việc xác định năng lực cạnh tranh quốc gia được nhấn mạnh ở sự phát triển bền vững, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường... Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Có thể hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực, từ những yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Những yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp …một cách riêng biệt mà cần được xem xét trong mối tương quan với các đối tác cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh 10
- tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài như môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của từng quốc gia…cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại quốc gia đó trong bối cảnh toàn cầu hoá. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành: Một ngành có năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa: Một sản phẩm được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì... hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại. 1.1.3 Lữ hành, kinh doanh lư hanh ̃ ̀ Việc định nghĩa hoạt động lữ hành cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc cần thiết. Tuy nhiên có hai cách tiếp cận về lữ hành và du lịch. Cách tiếp cận thứ nhất: Hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành. Nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch. Tại các nước phát triển, đặc biệt tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ “lữ hành” và “du lịch” (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như “du lịch”. Vì vậy người ta có thể sử dụng thuật ngữ “lữ hành du lịch” để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan đến các chuyến đi với mục đích du lịch. Cách tiếp cận lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi rộng lớn. 11
- Cách tiếp cận thứ hai: Tiếp cận lữ hành ở một phạm vi hẹp. Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí... người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa về lữ hành trong Luật Du lịch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình cho khách du lịch”[5]. Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách nội địa và phải đủ 3 điều kiện: - Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền; - Có phương án kinh doanh và chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; - Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.[5] Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế và phải đủ 5 điều kiện: - Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp; - Có phương án kinh doanh lữ hành và chương trình du lịch; - Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; - Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; - Có tiền k quỹ theo quy định của Chính phủ. [5] ý 12
- Như vậy theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch. Ngoài ra Luật du lịch còn quy định rõ kinh doanh đại lý lữ hành “là một tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng; tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện các chương trình du lịch”[5] Chức năng của các doanh nghiệp lữ hành là: Tổ chức, Xây dựng các tour du lịch lữ hành có phạm vi nội địa hoặc quốc tế, trên cơ sở liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm ăn uống, vận chuyển ...) để ký hợp đồng đại lý với đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho khách du lịch. 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Như đã trình bày ở trên, khi đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh khác. Trong giới hạn bài viết cho phép, ngươi viêt xin đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ̀ ́ ngành Du lịch Việt Nam và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam, so sánh với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực Đông Nam Á để có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh cũng như cụ thể về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của các doanh nghiệp Việt Nam. Về năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2009 của WEF đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành dưới đây: - Hệ thống luật pháp, chính sách về du lịch và lữ hành gồm: Các quy định luật pháp và chính sách; Quy định về môi trường; An toàn và an ninh; Y tế và vệ sinh; Ưu tiên du lịch và lữ hành. 13
- - Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không; Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; Cơ sở hạ tầng du lịch; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành. - Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gồm chỉ số: Nguồn nhân lực; Sự thu hút cho du lịch và lữ hành; Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hoá. [18] Các chỉ số này và kết quả công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 sẽ được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành của Việt Nam trong chương 2. Vê năng lưc canh tranh câp đô doanh nghiêp , các doanh nghiệp hoạt ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khi đánh giá năng lực cạnh tranh có thể sử dụng các yếu tố sau: - Giá cả sản phẩm và dịch vụ - Chất lượng sản phẩm và dịch vụ - Marketing, quảng cáo - Nguồn nhân lực - Vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này sẽ đươc sư dung đê phân tí ch , đanh gia trong chương 2 ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ́ để thấy đươc một cách cụ thể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh ̣ doanh lữ hành Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thê tât yêu của lịch sử nhân loại, cho ́ ́ ́ nên sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự mình tách ra đứng ngoài toàn cầu hóa, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới. Thế kỷ 21 được 14
- xem là thế kỷ của sự hội nhập, thế kỷ của thời đại thông tin. Bất cứ quốc gia hay lãnh thổ nào nếu muốn tiến bộ, phát triển cùng với trào lưu chung của thế giới đều phải có những bước đi cụ thể và tích cực mới bắt kịp thời đại, nếu không sẽ bị cô lập bởi những rào cản do mình tạo ra. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, không một ai nói đến năng lực cạnh tranh là tốt cho các doanh nghiệp. Bởi vì một thực tế là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, Nhà nước sẽ đảm bảo mọi khâu, mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tất cả đều thuộc sở hữu của Nhà nước và tập thể. Nhưng hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, hoạt động theo các quy luật khách quan vốn có của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế có nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Khi đo cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thêm vào đó, ́ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một nhanh. Với chính sách mở của nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trường Việt Nam nên tình hình cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn. Một tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh còn rất yếu, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng không phải ngoại lệ. Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và có khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách nên các công ty nước ngoài có thể áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 503 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 483 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 349 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 294 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 219 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 166 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 101 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 19 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 14 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực Hải Phòng phục vụ hoạt động du lịch
104 p | 15 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn