Kinh nghiệm quốc tế về REDD+<br />
và các quỹ lâm nghiệp quốc gia<br />
Việt Nam<br />
<br />
Giảm phát thải từ rừng ở khu vực châu Á (LEAF)<br />
Hiệp định hợp tác: AID-486-A-11-00005<br />
<br />
Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp quốc gia<br />
Việt Nam<br />
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)<br />
Phái đoàn Phát triển Khu vực châu Á (RDMA), Bangkok, Thailand<br />
Đệ trình bởi:<br />
Winrock International<br />
Ngày đệ trình:<br />
16th July 2013<br />
<br />
Chương trình Giảm phát thải từ rừng ở khu vực châu Á (LEAF) là một chương trình hợp tác<br />
5 năm, do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Phái đoàn Phát triển Khu<br />
vực châu Á (RDMA) tài trợ. Chương trình LEAF được tổ chức Winrock International<br />
(Winrock) thực hiện, với sự phối hợp với các đối tác chính là Tổ chức phát triển Hà Lan<br />
(SNV), Climate Focus và Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC). Chương trình LEAF<br />
bắt đầu triển khai từ năm 2011 và sẽ tiếp tục đến năm 2016.<br />
<br />
Mục lục<br />
1<br />
<br />
Giới thiệu ......................................................................................................................1<br />
<br />
1.1 Thông tin chung .............................................................................................................1<br />
1.2 Vai trò và chức năng của các quỹ REDD+ quốc gia ......................................................2<br />
2<br />
<br />
Đánh giá kinh nghiệm và so sánh với các quỹ quốc tế ............................................4<br />
<br />
2.1 Cấu trúc quỹ ...................................................................................................................9<br />
2.2 Quản trị và quản lý quỹ ................................................................................................10<br />
2.3 Đầu tư tiền quỹ.............................................................................................................13<br />
2.4 Tính hợp thức và các tiêu chí lựa chọn ........................................................................14<br />
2.5 Công tác đánh giá và “Theo dõi – Báo cáo – Thẩm định” (MRV) .................................16<br />
2.6 Các biện pháp bảo đảm an toàn về xã hội và môi trường............................................18<br />
2.7 Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ ..............................................................................19<br />
<br />
Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam<br />
<br />
1 Giới thiệu<br />
1.1<br />
<br />
Thông tin chung<br />
<br />
Tại kỳ họp thứ 16 Hội nghị các bên (COP16), Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí<br />
hậu (UNFCCC), các bên nhất trí về việc thực hiện REDD+ thông qua một phương pháp<br />
tiếp cận theo giai đoạn, bắt đầu với các hoạt động chuẩn bị trước khi chuyển sang các<br />
giai đoạn trình diễn, và cuối cùng là các hoạt động định hướng dựa trên kết quả được<br />
theo dõi, báo cáo và thẩm định (MRV) một cách đầy đủ và toàn diện. Trong khi ở quy mô<br />
quốc tế, cho đến nay phần lớn các hoạt động REDD+ được tập trung vào các hoạt động<br />
chuẩn bị, thì sự thay đổi gần đây của nhiều quốc gia trong việc thí điểm chi trả theo kết<br />
quả cho thấy sự cần thiết phải xây dựng các phương pháp có hiệu quả, hiệu lực để tiếp<br />
nhận, quản lý và giải ngân kinh phí.<br />
Việt Nam với những bước tiến nhanh chóng trong việc thực hiện REDD+ đang kỳ vọng<br />
sẽ là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên nhận được khoản chi trả cho các kết quả<br />
của mình. Trong bối cảnh này, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số<br />
799/QĐ-TTg ngày 27/06/2012) quy định về việc thành lập Quỹ REDD + thuộc Quỹ bảo vệ<br />
và phát triển rừng Việt Nam (VNFF) theo đó Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) đã chỉ<br />
đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị đề cương thành lập quỹ để trình Chính phủ phê<br />
duyệt trong năm 2013.<br />
Báo cáo này là bước đầu tiên trong số các hoạt động mà Chương trình LEAF sẽ hỗ trợ<br />
chính phủ Việt Nam trong việc thiết lập Quỹ REDD+. Mục đích của báo cáo là đúc rút<br />
kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ các quỹ quốc gia hoặc khu vực với mục đích tương<br />
tự như quỹ REDD+ của Việt Nam, trong đó bao gồm một số quỹ REDD+ mới ra đời hoặc<br />
quỹ về khí hậu, và cả các quỹ về bảo vệ rừng hoặc môi trường đã hoạt động trong vài<br />
thập kỷ.<br />
Báo cáo này sẽ tập trung phân tích so sánh của các khía cạnh hoạt động của quỹ<br />
REDD+ hoặc quỹ lâm nghiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô và<br />
các ngành là rất trọng yếu đối với quyết định của các nhà tài trợ và các tổ chức khu vực<br />
tư nhân để xử lý các khoản tiền trong quỹ quốc gia. Trong báo cáo, các điều kiện khu<br />
vực tín dụng và tài chính có ảnh hưởng đến những cuộc đàm phán xung quanh các<br />
khoản chi trả theo kết quả thực hiện sẽ được đề cập nhưng không đi vào chi tiết. Các<br />
tiêu chí có liên quan sẽ được phân tích và khuyến nghị riêng.<br />
Báo cáo này có cấu trúc như sau: Mục 1.2 trình bày tổng quan về vai trò và chức năng<br />
của các quỹ REDD+ quốc gia, trong khi Phần 2 tiến hành phân tích so sánh các quỹ, tập<br />
trung vào bảy khía cạnh được dự kiến sẽ là trọng tâm trong thiết kế của Quỹ REDD+ của<br />
Việt Nam. Trong mỗi trường hợp, báo cáo sẽ trình bày các phương pháp tiếp cận chính<br />
đã được áp dụng cho từng vấn đề cùng các hàm ý tương ứng, nhằm rút ra bài học cho<br />
việc thiết kế thành phần tương ứng của quỹ. Phần giới thiệu chi tiết về từng quỹ được<br />
trình bày trong Phụ lục 1.<br />
<br />
CA No. AID-486-A-11-00005<br />
<br />
1<br />
<br />
LEAF<br />
<br />