intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ nhà

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

206
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nuôi thỏ đạt năng suất cao, phải hội đủ các yếu tố sau: Giống tốt và có kỹ thuật phối giống; thức ăn đủ số lượng, chất lượng, và kỹ thuật nuôi dưỡng; vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại đúng kỹ thuật; lồng nuôi, ổ đẻ nhà nuôi thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Giống và kỹ thuật phối giống Để có giống tốt nên mua thỏ giống ở những gia đình chuyên nuôi thỏ sinh sản hoặc các trại thỏ. Thỏ bố mẹ mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa trở lên, mỗi lứa đẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ nhà

  1. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ nhà Để nuôi thỏ đạt năng suất cao, phải hội đủ các yếu tố sau: Giống tốt và có kỹ thuật phối giống; thức ăn đủ số lượng, chất lượng, và kỹ thuật nuôi dưỡng; vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại đúng kỹ thuật; lồng nuôi, ổ đẻ nhà nuôi thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Giống và kỹ thuật phối giống Để có giống tốt nên mua thỏ giống ở những gia đình chuyên nuôi thỏ sinh sản hoặc các trại thỏ. Thỏ bố mẹ mỗi năm đẻ 5 - 6 lứa trở lên, mỗi lứa đẻ 6 -7 con, nuôi đến khi xuất chuồng được 5 con tốt. Thỏ cai sữa lúc 30 - 32 ngày tuổi, đạt trọng lượng 400 -500 gam/con. Thỏ trưởng thành cho phối giống lần đầu khi trọng lượng đạt 2 - 3 kg (tuỳ thỏ nội hoặc thỏ lai). Thỏ giống ngoại hình đẹp, đùi to, mông nở, lưng rộng, thân to, cổ ngắn, da mềm. Thỏ cái có 8-10 vú đều, đầu vú to rõ; thỏ đực hai hòn cà lộ rõ, đều, dương vật thẳng. Thỏ cái 3 tháng tuổi đã có khả năng sinh đẻ, nhưng phải để 6 tháng tuổi mới cho phối giống (thỏ nội có thể 5 tháng). Thỏ cái động dục quanh năm, nhưng mùa xuân, mùa thu thỏ đẻ tỷ lệ cao, tỷ lệ nuôi sống sau cai sữa cao hơn, thỏ đực ít chịu phối giống khi thời tiết oi nóng. Phối giống cho thỏ tốt nhất vào lúc sáng, trời mát, thường người ta cho thỏ phối 2 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 4-6 giờ), tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều.
  2. Thức ăn và nuôi dưỡng Nuôi thỏ hoàn toàn bằng lá cây, cỏ, rau, thỏ sẽ lớn chậm, tăng trọng ít, không kinh tế. Nếu nuôi thỏ hàng hóa cần phối hợp cho ăn thêm các loại hạt ngũ cốc (thóc lép, ngô, đậu...) hoặc thức ăn tinh hỗn hợp bán sẵn, dạng bột, dạng viên. Thỏ nuôi sau cai sữa (30 ngày tuổi) khoảng 70 ngày là ăn thịt được. Thỏ rất thích ăn đêm, lượng rau cỏ buổi tối của thỏ thường chiếm 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày. Thức ăn thừa phải loại bỏ không được dùng cho ăn vào hôm sau. Khoai lang tươi, bí đỏ, cà rốt thái miếng cho ăn ban ngày 40- 50g/con đều được. Thức ăn tinh cho ăn lúc 7-8 giờ. Một phần ba cỏ rau còn lại cho ăn lúc 9-11 giờ. Củ, quả cho ăn từ 14-15 giờ. Buổi tối cho ăn 1/3 số rau, cỏ, đến 21-22 giờ cho ăn hết số rau, cỏ còn trong ngày. Vệ sinh thức ăn, nước uống Cho thỏ uống nước máy, nước giếng khoan không có mùi tanh sắt... Rau cỏ rửa xong để ráo nước mới cho thỏ ăn. Mỗi ngày thỏ trưởng thành cần uống 0,6-0,8 lít/con, thỏ nhỡ 0,3 lít/con. Lồng nuôi, ổ đẻ, nhà nuôi: Lồng thỏ làm theo kiểu hộp có kích thước 40 x 60 x 50cm. Nguyên liệu có thể làm bằng Tre, gỗ.v.v... Đáy dưới làm bằng lưới mắt cáo có đường kính 1cm thì phân
  3. sẽ lọt, dọn vệ sinh dễ dàng: Ô đẻ có thể làm bằng cáp tông, cót ép, gỗ mỏng nhẹ. Đóng thành khay chiều cao 4 thành xung quanh 35cm, thỏ nhảy vào cho con bú dễ dàng. Nhà nuôi thỏ phải cao thoáng mát mùa hè, âm áp mùa đông. Xung quanh nhà quang đãng, sạch sẽ tránh có cây cối um tùm nơi trú ẩn của muỗi, chuột... là động vật, côn trùng truyền bệnh cho thỏ. Nhà nuôi thỏ có độ ẩm 60 - 70% là phù hợp, nhiệt độ không khí từ 25- 28 độ C là tốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2