intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật hàn - Vị trí hàn ống 6G

Chia sẻ: Lê Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

500
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật hàn - Vị trí hàn ống 6G" giới thiệu mục đích tư thế hàn 6G, vật liệu kỹ thuật hàn ống. Mong rằng tài liệu bên dưới có thể giúp ích cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật hàn - Vị trí hàn ống 6G

  1. KỸ THUẬT HÀN - VỊ TRÍ HÀN ỐNG 6G Mục đích:  Tư thế hàn 6G là tư thế hàn khó nó bao gồm gần như tất cả các tư thế trong không gian  Giúp cho thợ hàn có kỹ năng toàn diện trong phương pháp hàn hồ quang tay đối với mối hàn giáp mối. Tư thế hàn 6G  Vật liệu và thiết bị: - Chuẩn bị mẫu ống để hàn, được cắt và tạo hình theo kích thước cho trước - Que hàn: que hàn có đường kính phù hợp với liên kết hàn, được sấy và bảo quản theo quy trình nhất định.(Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 300 oC trong 2 giờ, bảo quản ở nhiệt độ 150 0C, trong quá trình hàn được bảo quản trong phích sấy di động và được sử dụng trong vòng 4 giờ). + Hàn lót: E 7016 Ø 2.4mm + Hàn các lớp trung gian, lớp phủ E 7016 ø3.2mm - Nguồn hàn: Máy hàn DC - Đồ dùng bảo hộ, yếm da, găng tay da… - Dụng cụ làm việc, búa gõ xỉ, bàn chải sắt, máy mài… 1. BƯỚC 1 - GIA CÔNG VẬT LIỆU - Chuẩn bị phôi Các định nghĩa mối ghép hàn Các đặc điểm của mối ghép tiêu chuẩn
  2. Vệ sinh: Mài bề mặt góc vát, mép cùn. Mài bề mặt của mẫu hàn (tính từ mép ra 30 - 40 mm). 2. BƯỚC 2 - CÀI ĐẶT THIẾT BỊ + - Máy hàn DC, phân cực DC + Cực âm (-)của máy hàn đấu vào vật hàn + Cực dương (+)của máy hàn đấu vào que hàn - Có chế độ điều chỉnh dòng điện thuận tiện cho công việc hàn. (nguồn hàn phải đạt được dòng hàn từ 55 – 150 A) 3. BƯỚC 3 - HÀN ĐÍNH Cách 1. - Đặt một ống lên bàn gá, hướng mép vát lên trên, dùng căn khe hở khe hở bằng một lõi que hàn uốn cong hình chữ “U” , đặt tiếp ống còn lại lên trên, mép vát được ghép lại với nhau thành rãnh hàn. - Với độ lệch mép của hai ống tối đa là 1.6mm. - Hàn các mối hàn đính có chiều dài từ 10 - 15mm đối xứng nhau qua tâm ống . - Mối hàn đính phải có độ ngấu tốt vào chân và thấu vào trong của mối ghép 1.6mm. - Có thể di chuyển căn đệm khe hở thích hợp để khi hàn đính không bị co lệch khe hở. 0 - Mối hàn đính thứ ba và thứ tư vuông góc 90 từ các mối hàn đính một và hai. - Mài các mối hàn đính. Đòi hỏi mài tốt đúng yêu cầu kỹ thuật, thì khi đó các mối nối hàn sẽ đạt được chất lượng về độ ngấu. Mài các cạnh xung quanh xuôn và nhẵn Kim loại bị mất đi Mài đáy tới sắc, nhọn
  3. Cách 2. - Đặt nằm ống mẫu hàn lên một thanh “U” hai mép vát quay vào nhau, dùng căn đệm khe hở (bằng đường kính que hàn). - Dùng thanh sắt tròn có đường kính phù hợp chiều dài 10 - 15 mm đặt lên rãnh hàn để hàn đính. Bằng đường kính que hàn Có thể đính 4 mối hàn đính đối với ống có đường kính lớn và đính 3 mối đối với ống có đường kính nhỏ. 4. HÀN LỚP HÀN LÓT  Chuẩn bị. - Mẫu hàn ống đã được hàn đính và đã được sử lý đặc biệt để chuẩn bị cho hàn lớp lót. - Chọn que hàn E 7016 ø2.4mm - Đặt chế độ dòng điện: 55 - 85 A  VỊ TRÍ MẪU HÀN 0 Kẹp mẫu hàn cố định ở vị trí 45 so với mặt đất cùng với các mối đính đã được xác định ở 1, 4, 7 và 10 giờ (theo vị trí kim đồng hồ) như hình vẽ:  HÀN
  4. ’ - Bắt đầu hàn ở vị trí 6 giờ 30 trong 0mối ghép, 0 góc độ que hàn làm với đường trục đứng là 5 - 10 . Hàn tới vị trí 4 giờ trước khi thay đổi góc độ que hàn. - Mồi hồ quang bên trong rãnh hàn, Giữ cho hồ quang cháy đều và khoảng cách hồ quang bằng hai lần đường kính que hàn, với sự dịch chuyển, dao động đầu que hàn hơi dích dắc, (răng cưa hoặc bán nguyệt) và cung cấp đủ nhiệt tới mép cùn (Các bước di chuyển hơi xuyên ngang để giữ cho kim loại và xỉ 0hàn không bị chảy xệ xuống, vì mẫu hàn ở tư thế xiên 45 ) Vị trí 4h. Kết thúc hồ Vị trí 6h30. quang Bắt đầu gây hồ quang - Sau hai đến ba lần động tác như trên, điều chỉnh chiều dài hồ quang bằng 0.5 lần đường kính que hàn, có thể điều chỉnh góc độ que hàn cho phù hợp một chút, ép xỉ về phía sau hướng hàn sao cho bể hàn cháy gọn và xỉ đi càng gần đầu que hàn càng tốt. - Cố gắng tạo một lỗ hình lỗ khoá ở đầu trên của bể hàn rộng hơn đường kính que hàn một chút để tạo điều kiện thuận lợi cho kim loại hàn xuyên thấu hoàn toàn và bám đều hai bên mép của rãnh hàn. Sau đó dừng chiều dài hồ quang bằng khoảng 0.8 mm từ cạnh sắc của mép cùn và bắt đầu chuyển dịch nhẹ nhàng.
  5. o o - Que hàn nghiêng 55 - 65 so với bề mặt mẫu hàn bên dưới. Kết thúc que hàn Lỗ khoá Miệng mối hàn - Trong quá trình hàn với những khe hở lớn, có thể di chuyển que hàn theo phương pháp tiến lùi. ( Đưa đầu que hàn lên trên một lần đường kính que hàn sau đó lùi lại ½ đường kính que hàn). - Hàn tới vị trí 4 giờ trước khi thay đổi góc độ que hàn.
  6. - Ngắt que bằng phương pháp đi lùi lại một chút và hắt chéo ra. - Kết thúc que hàn, gõ xỉ, kiểm tra mối hàn. (hiệu chỉnh dòng điện nếu thấy cần thiết…). Mài mối nối que. - Nối que bằng phương pháp mồi hồ quang ở ngay bên dưới điểm vừa kết thúc một khoảng 10 - 20mm. Sau đó để hồ quang cháy ổn định rồi đưa que hàn tới bể hàn, với chiều dài hồ quang dài hơn bình thường một chút để tăng điện áp hồ quang, giảm thiểu được rỗ khí vì tại vị trí mối nối kim loại chưa được nung nóng đến nhiệt độ cần thiết dễ sinh ra khuyết tật, rỗ khí và ngậm xỉ. Điểm mồi hồ quang: 10 ÷ 20mm - Từ vị trí 4h tới vị trí 1h mối ghép hàn gần giống với tư thế 2G + 3G góc độ que hàn phải được thay đổi như hình vẽ. Với phương pháp di chuyển dích dắc (như những que hàn trước) vẫn giữ cho một lỗ hình lỗ khoá trước đầu bể hàn. - Hàn tới vị trí 1 giờ trước khi thay đổi góc độ que hàn. - Tại vị trí hàn 1 giờ ngược về 11 giờ được coi như vị trí hàn bằng do đó góc độ que hàn cũng phải được thay đổi.
  7. - So với hướng hàn và so với đường sinh (hình vẽ)  Chú ý các mối nối phải được mài đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo độ ngấu của mối hàn cao ( trong suốt đường hàn). - Sau khi hàn xong một nửa ống, đổi bên và tiếp tục hàn nửa còn lại từ dưới lên. - Kết thúc mối hàn lót: Vệ sinh, gõ xỉ, mài tại những vị trí nối que, kiểm tra toàn bộ mối hàn lót cả bên trong và bên ngoài mẫu hàn 5. HÀN LỚP HÀN THỨ HAI  CHUẨN BỊ - Các điểm nối que và các núm cao của đường hàn lót, được mài bằng và vệ sinh, sẵn sàng cho hàn lớp tiếp theo. + Chọn que hàn: E 7016 ø 3.2 mm + Đặt lại chế độ dòng 90 - 120 A + Dòng điện DC, phân cực (+ )  HÀN - Gây hồ quang ở vị trí 6giờ30 và thiết lập ổn định hồ quang ở 6 giờ, sử dụng chiều dài hồ quang từ 2.5 tới 3.2 mm. Góc độ que hàn như trong hình vẽ. - Hàn một lượt với phương pháp di chuyển ( dích dắc răng cưa hoặc bán nguyệt, elip… có dừng ở hai bên một chút cho có thời gian để kim loại điền đầy mép mối hàn và di chuyển nhanh ở giữa tránh bị lồi mối hàn).
  8. Bước di chuyển hơi ngang để tránh hiện tượng chảy xệ kim loại với chiều dài hồ quang bằng một đường kính que hàn. Điều chỉnh góc độ que nếu cần để cho bể hàn cháy gọn gần đầu que hàn ( chú ý phân biệt nước xỉ và nước thép nóng chảy. Kim loại hàn nóng chảy thường có màu trong và chảy mịn còn ngược lại xỉ hàn chảy thường xáo trộn mạnh và có màu đục hơn). Ngắt que hàn bằng cách di chuyển lùi lại một chút và hắt ngược ra. ( vệ sinh đường hàn, mài mối nối). Ở các lớp hàn trung gian phương pháp nối que khác với lớp hàn lót. Bằng cách mồi hồ quang ở một điểm nào đó cách bể hàn vừa kết thúc một khoảng 15 - 20mm phía hướng hàn. Để hồ quang cháy ổn định và vòng về qua bể hàn vừa kết thúc, với khoảng cách hồ quang dài hơn bình thường một chút. Tiếp tục thực hiện các dao động như các que hàn trước. - Tốc độ di chuyển và khoảng cách các điểm dừng quyết định tới kết quả của đường hàn. - Di chuyển quá chậm hoặc thời gian dừng ở hai bên quá dài sẽ tạo cho vũng hàn quá rộng và khó kiểm soát và đường hàn sẽ bị xệ xuống. - Tốc độ di chuyển quá nhanh hoặc thời gian dừng ở hai bên ít sẽ là lý do cho kim loại tập chung ở giữa của mặt trước đường hàn làm cho chảy ra ngoài
  9. (đỉnh đường hàn cao), kết quả là bị cháy chân đường hàn. - Nếu hồ quang chập chờn phía trước đường hàn kết thúc, vệ sinh sạch tất cả xỉ ở khu vực miện hàn. Mồi lại hồ quang trên đường hàn lót ở phía trước của bể hàn 12 mm và kéo quay lại bể hàn. Phải chắc chắn bể hàn được điền đầy trước khi di chuyển. Tiếp tục hàn cho đến khi kết thúc đường hàn, tới lớp hàn điền đầy để sau đó hàn phủ bề mặt. Phải tạo được mối hàn phẳng, dừng ở hai bên và đủ thời gian để cho kim loại que hàn điền đầy tránh hiện tượng cháy chân, cách bề mặt mẫu hàn khoảng 1.6 mm. Vệ sinh toàn bộ đường hàn để tiếp tục hàn lớp hàn phủ mặt 6. HÀN LỚP HÀN PHỦ BỀ MẶT (Phụ thuộc vào chiều dày ống và khoảng rộng của mối ghép để có thể phân chia bề mặt hàn phủ thành hai hoặc ba lớp hàn)  CHUẨN BỊ Các điểm nối que và các núm cao của đường hàn trung gian phải được vệ sinh và sẵn sàng cho hàn lớp phủ. Chọn que hàn: E 7016 ø 3.2mm Đặt lại chế độ dòng điện: 90 - 125 A Dòng điện DC, phân cực (+).  HÀN Đây là lớp hàn quan trọng mang tính chất thẩm mỹ mối hàn, trước tiên người thợ hàn phải quan tâm đến nhiệt độ của đường hàn vừa kết thúc để có sự điều chỉnh dòng điện phù hợp, tránh chảy xệ mối hàn.
  10. Với khoảng cách bề mặt mối ghép rộng có thể chia ra hàn thành nhiều lớp hàn chồng lên nhau. (như hình vẽ). Chia bề mặt lớp hàn điền đầy ra làm ba phần ( chia tương đối bằng mắt thường )sau đó hàn con hàn thứ nhất lấy hai phần.
  11. Kết thúc lớp hàn phủ thứ nhất, vệ sinh sạch mối hàn, đặc biệt rãnh hàn còn lại phải được vệ sinh kỹ và phải đảm bảo đủ chiều rộng rãnh để thoát xỉ khi hàn. Sau đó chia bề mặt mối hàn vừa xong ra làm ba phần và hàn phủ lên 1/3 đường hàn trước.  Đường hàn phủ lên cạnh của mối ghép khoảng chừng 1.6 mm. Chiều cao gia cường khoảng từ 0.8 tới 1.6 mm Kết thúc mối hàn gõ xỉ, vệ sinh sạch sẽ mối hàn bằng các dụng cụ như: đục, máy mài, bàn chải sắt đánh gỉ. Chú ý: Các điểm nối que phải được đảm bảo Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường Yêu cầu: Bề mặt mối hàn cao đều, lồi hình cung. Chân mối hàn thẳng đều, không khuyết cạnh, cháy chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2