Kỹ thuật tính toán tự động thời gian làm đầy mao mạch trong mô phỏng thực hành cấp cứu y khoa tại Việt Nam
lượt xem 2
download
hao tác ấn trên da và quan sát thời gian làm đầy mao mạch (CRT) là một thao tác không thể thiếu trong chữa trị y khoa. Bài viết này đề xuất một phương pháp tính toán tự động CRT dựa trên các chỉ số sự sống của bệnh nhân sử dụng mạng nơron đa lớp lan truyền ngược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật tính toán tự động thời gian làm đầy mao mạch trong mô phỏng thực hành cấp cứu y khoa tại Việt Nam
- Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XIV về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), TP. HCM, ngày 23-24/12/2021 DOI: 10.15625/vap.2021.0048 KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH TRONG MÔ PHỎNG THỰC HÀNH CẤP CỨU Y KHOA TẠI VIỆT NAM Nguyễn Đức Hoàng1, Đỗ Năng Toàn2, Nguyễn Tuấn Minh1, Ngô Đức Vĩnh3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 3 Đại học Công nghiệp Hà Nội hoangnd@ptit.edu.vn, donangtoan@gmail.com, minhnt@ptit.edu.vn, ngoducvinh@gmail.com TÓM TẮT: Thao tác ấn trên da và quan sát thời gian làm đầy mao mạch (CRT) là một thao tác không thể thiếu trong chữa trị y khoa. Tuy nhiên, thời gian làm đầy mao mạch hiện nay vẫn chỉ được ước lượng dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ. Bài báo này đề xuất một phương pháp tính toán tự động CRT dựa trên các chỉ số sự sống của bệnh nhân sử dụng mạng nơron đa lớp lan truyền ngược. Kỹ thuật đề xuất sử dụng tập dữ liệu đầu vào ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được ứng dụng trong xây dựng ứng dụng mô phỏng cấp cứu y khoa ở trẻ em và tỏ ra có hiệu quả trong việc hiển thị sự biến đổi theo thời gian của hệ thống mao mạch dưới da. Từ khóa: Mô phỏng da, thời gian làm đầy mao mạch, mạng nơron đa lớp lan truyền ngược, thực tế ảo. I. GIỚI THIỆU Trong quá trình chuẩn đoán y khoa, bác sĩ thường xuyên ấn ngón tay lên da bệnh nhân và quan sát thời gian cần thiết để da hồng hào trở lại. Thời gian này được gọi là thời gian làm đầy mao mạch (CRT) và nó liên quan mật thiết đến tình trạng tuần hoàn hiện tại của bệnh nhân. Khi xây dựng mô phỏng bài giảng cấp cứu nhi, chúng tôi đã thực hiện mô phỏng lại thao tác kiểm tra CRT trên bệnh nhân. Tuy nhiên, do không có một công thức chính xác để tính toán thời gian CRT, việc xây dựng tập dữ liệu trạng thái cho bệnh nhân đã gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng một phương pháp tính toán tự động CRT dựa trên các chỉ số sự sống khác của bệnh nhân. Phương pháp này được ứng dụng trong việc mô phỏng biến đổi màu sắc của lớp da người dưới tác dụng của ngoại lực [1]. Hình 1. Mô tả việc làm đầy mao mạch dưới da và mô phỏng trong không gian ảo [1] Từ đầu thế kỉ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, xoay quanh ý tưởng về việc nghiên cứu cấu trúc hoạt động của hệ thần kinh con người và động vật, rồi mô phỏng các hoạt động đó bằng máy để tạo ra các mạng thần kinh nhân tạo có khả năng xử lý thông tin giống với con người. Vào năm 1943, Warren McCullogh và Walter Pitts đã đề xuất một mô hình nơron nhân tạo (ANN) dựa trên cấu tạo của nơron thần kinh gồm hai thành phần: thành phần đầu tiên thực hiện phép tính tổng tuyến tính của các đầu vào với các hệ số tỉ trọng nào đó, còn thành phần còn lại là một hàm số nhận tổng này làm biến số. Về cơ bản, mô hình này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Sau đó, vào năm 1986, Rumelhart và các cộng sự đã đề xuất thuật toán lan truyền ngược [2], một thuật toán được sử dụng để huấn luyện mạng nơron nhân tạo tự động dựa trên các dữ liệu đã có. Từ đây, các ứng dụng và nghiên cứu liên quan đến ANN bắt đầu xuất hiện. Khả năng thực sự của ANN đó là mô phỏng lại các mối quan hệ tuyến tính cũng như phi tuyến dựa trên việc huấn luyện trực tiếp bằng các tập dữ liệu mẫu. Hiện nay, ANN đã được ứng dụng rất nhiều trong việc chuẩn đoán bệnh nhân và tỏ ra hiệu quả. Năm 2015, Vijayarani và Dhayanand đề xuất một phương pháp chuẩn đoán bệnh thận dựa trên thuật toán SVM và ANN [3]. Năm 2016, Shenbagarajan và các cộng sự đã đề xuất phương pháp phân tích ảnh chụp cộng hưởng từ MRI của não sử dụng ANN để chuẩn đoán khối u não [4]. Các nghiên cứu mới về mô phỏng da người sử dụng mạng nơron thần kinh có thể kể đến như cũng được nghiên cứu và công bố như việc xây dựng lớp da đa lớp của người với mô phỏng Monte Carlo [5], chẩn đoán ung thư da dựa trên hình ảnh thông qua mạng nơ rơn phức hợp [6]. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đưa ra kỹ thuật tính toán tự động CRT dựa trên kĩ thuật mạng nơron đa lớp được huấn luyện bằng thuật toán Lan truyền ngược. Các tham số tính được này cho phép mô phỏng các biến đổi dưới
- Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Năng Toàn, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Đức Vĩnh 101 lực tương tác trên da người một cách tự động dựa trên các thông số về sức khoẻ thông thường của bệnh nhân, đảm bảo gần đúng với thực tế. Phần còn lại của bài báo được thể hiện như sau: Phần 2 trình bày cơ sở khoa học của nghiên cứu. Phần 3 xây dựng kỹ thuật tính toán đề xuất. Tiếp theo là tiến hành thử nghiệm và cuối cùng là kết luận về kỹ thuật đề xuất. Hình 2. Alexey Oleksii Ivakhnenko và mạng nơron đa lớp đầu tiên II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU Mạng nơron nhân tạo được ứng dụng trong lĩnh vực y khoa từ rất sớm và vẫn đang tiếp tục phát triển đến ngày nay. Một số nghiên cứu được thực hiện từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay: Vào năm 1997, R. Polikar và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu để chuẩn đoán bệnh nhân Alzheimer [7]. Phương pháp đề xuất là huấn luyện một mạng nơron nhân tạo bằng các sơ đồ ERP của 2 nhóm bệnh nhân: một nhóm mắc bệnh Alzheimer và một nhóm không bị Alzheimer. Các sơ đồ này sẽ được tiền xử lý bằng phương pháp biển đổi Wavelet rời rạc. Dữ liệu thu được sau khi tiền xử lý sẽ được sử dụng để huấn luyện mạng nơron bằng thuật toán lan truyền ngược. Hình 3. Sơ đồ ERP của hai nhóm bệnh nhân bị Alzheimer và không bị Alzheimer Mô hình cho ra kết quả tương đối khả quan với độ chính xác lên đến 79%, tuy nhiên thử nghiệm mới được áp dụng cho 14 dữ liệu kiểm thử. Trong tương lai, mô hình cần phải mở rộng số lượng dữ liệu huấn luyện để cải thiện độ chính xác, cũng như tìm ra một thuật toán để có thể tính toán nhanh biến đổi Wavelet rời rạc để có thể chuẩn đoán Alzheimer theo thời gian thực. Hình 4. Mô hình mạng nơron đa lớp được sử dụng trong hệ thống chuẩn đoán bệnh tim (2014)
- 102 KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH TRONG MÔ PHỎNG THỰC HÀNH… Vào năm 2007, Golnaz Baghdadi và Ali Motie Nasrabadi đã thực hiện việc kiểm soát mức độ đường huyết trong máu khi bị tiểu đường dựa vào mạng nơron nhân tạo [8]. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng các số liệu: mức độ tập luyện thể chất, stress, lượng đồ ăn hấp thụ, lượng insulin được tiêm và mức độ đường huyết của chu kỳ trước làm đầu vào và dự đoán một cách chính xác mức độ đường huyết sau một chu kỳ. Hệ thống được phân chia và thực hiện các dữ đoán riêng biệt về mức độ đường huyết trong máu vào buổi sáng, buổi chiều và buối tối, sử dụng dữ liệu thu thập từ cùng một bệnh nhân trong khoảng thời gian 77 ngày. Kết quả thu được là mạng nơron dự đoán với sai số bình phương là 0,012 mmol/l, nhưng hệ thống cần được thử nghiệm với trên tập dữ liệu của các bệnh nhân khác. Vào năm 2014, Sonawane J. S. và Patil D. R. đã xây dựng một mạng nơron đa lớp để chuẩn đoán xem bệnh nhân có bệnh tim hay không với độ chính xác lên đến 98% [9]. Mạng nơron trong hệ thống này sử dụng 13 đặc điểm lâm sàng làm đầu vào và được huấn luyện bằng thuật toán lan truyền ngược. Vào năm 2015, tiến sĩ Vijayarani cùng với Dhayanand đã công bố một nghiên cứu chuẩn đoán bệnh thận dựa trên trí tuệ nhân tạo. Mục đích của nghiên cứu này là thực hiện chuẩn đoán bệnh thận thông qua hai phương pháp SVM (Support Vector Machine) và ANN (Artificial Neural Network) và so sánh hiệu năng giữa hai phương pháp này. Thông qua thử nghiệm, tác giả thấy rằng ANN có độ chính xác cao hơn so với phương pháp còn lại. Hình 5. So sánh độ chính xác của SVM và ANN Nghiên cứu tập trung vào việc chuẩn đoán 4 dạng bệnh thận: hội chứng thận hư cấp tính, bệnh thận mãn tính, suy thận cấp tính và viêm cầu thận mãn tính dựa trên đầu vào là các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh thận là tuổi tác, giới tính, hàm lượng Urê, định lượng Creatinin và độ lọc cầu thận. Capillary refill time Capillary refill time là một thuật ngữ trong y khoa để mô tả thời gian làm đầy mao mạch thường được sử dụng trong việc đánh giá khả năng tuần hoàn của bệnh nhân. Khái niệm này được đưa ra lần đầu tiên bởi Beecher vào năm 1947 và được định lượng bởi ba mức: bình thường, chậm và rất chậm. Để đo lường CRT bác sĩ sử dụng áp lực từ ngón tay để ấn vào da của bệnh nhân trong ít nhất 5s để toàn bộ máu bên dưới vùng tác động được bơm ra ngoài mao mạch, lúc này màu da sẽ chuyển dần sang màu trắng. Sau đó, bác sĩ nhấc ngón tay ra và quan sát khoảng thời gian cần để máu được bơm đầy vào các mao mạch, lúc này màu da sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CRT trên người chúng tôi dựa trên các tài liệu mô tả về CRT trên đánh giá thực nghiệm quan sát tại Bệnh viện Nhi Đại học British Columbia, Vancouver, Canada [10] và phương pháp được sử dụng để xây dựng máy đo CRT tại Đại học Mugla Sitki Kocman, Thổ Nhĩ Kỳ [11]. Sau khi tổng hợp lại, các yếu tố tác động đến CRT bao gồm: • Nhịp tim và huyết áp: 2 yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực máu của bệnh nhân. CRT giảm 1s với mỗi 10 lần giảm áp lực máu. • Độ tuổi bệnh nhân: 2s là giới hạn bình thường đối với trẻ em, tăng 3,3% cho tới 10 tuổi và mức chênh lệch ở nữ cao hơn nam có thể đạt tới 2,9s. • Nhiệt độ: Trung bình CRT giảm 1,2% với mỗi độ C tăng nhiệt độ môi trường. CRT giảm 5% cho mỗi lần tăng nhiệt độ của tâm vị. • Ánh sáng môi trường xung quanh: Trong điều kiện ánh sáng ban ngày (~4000 lux), CRT được đánh giá chính xác khoảng 94,2% so với 31,7 % trong điều kiện ánh sáng yếu (ánh sáng trăng, đèn, ~3 lux). • Áp lực tác động lên da: Áp lực tác động vào da hiện tại được xác định ở mức lực ấn bình thường của người và thời gian tác động từ 3 đến 5 giây. Không có ghi nhận nào về sự khác biệt nhiều trong việc tác động vào da từ 3-7 s. • Sai số do người thực hiện phép đo: Việc tính toán CRT chủ yếu thực hiện bởi con người, do đó độ tin cậy của kết quả tính toán là một hạn chế của phép đo.
- Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Năng Toàn, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Đức Vĩnh 103 Các phương pháp đo CRT hiện nay chủ yếu dừng ở mức tính đơn vị chẵn và thực hiện bằng cách đếm số giây, nhìn màu sắc da thay đổi bằng mắt. Một công thức tính toán chi tiết cho tham số này trên cơ thể người chưa được ghi nhận một cách chính thức. Trong phần tiếp theo, chúng tôi đề xuất một kỹ thuật tính toán thời gian làm đầy mao mạch bằng kỹ thuật học máy với đầu vào là các tham số sự sống có thể được ghi nhận chính xác bởi các thiết bị máy móc y tế. III. KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH VÀ MÔ PHỎNG A. Thiết kế mạng nơron tính toán Để đáp ứng với đa dạng các bài toán, mạng nơron nhân tạo đã xuất hiện rất nhiều biến thể nhưng vẫn luôn đảm bảo cấu trúc gồm ba thành phần như trên. Phụ thuộc vào đặc điểm của bài toán, ta sẽ lựa chọn loại mạng nơron phù hợp: • Mạng feetforward (Multi-layer perceptron). • Mạng tích chập. • Mạng hồi quy. MLP là mô hình mạng ANN cơ bản và thường được sử dụng nhất trong các bài toán dự đoán và nhận dạng. Các nơron của MLP được kết nối với nhau bằng các liên kết tịnh tiến, nên nó còn có tên gọi khác là mạng tịnh tiến (mạng feetforward). Mỗi nơron trong mạng sẽ đóng vai trò tổng hợp và xử lý đầu ra của các nơron trước nó. Trên liên kết giữa các nơron sẽ có một trọng số tương ứng để điều chỉnh giá trị đầu vào. Đầu ra của nơron được tính bằng công thức sau: 𝑦 = 𝑓(� 𝑥𝑖 𝑤𝑖 ) Hình 6. Các lớp thành phần của mạng nơron Cấu trúc mạng nơron bao gồm n đầu vào tương ứng với các tham số sức khoẻ đầu vào của bệnh nhân. Hàm số biểu diễn giá trị của thời gian làm đầy mao mạch CRT được xác định là một hàm với nhiều điểm cực trị địa phương do đó ẩn được xác định là m với 𝑚 ≥ 2. Số lượng nơron thành phần của của một lớp ẩn i được xác định với 𝑛 ≤ 𝑖 nhưng i không quá lớn để giảm độ phức tạp của thuật toán. • Thành phần gồm có một lớp đầu vào, một lớp đầu ra và hai lớp ẩn. • Lớp đầu vào gồm n nơron, ứng với giá trị sức khoẻ của bệnh nhân. • Lớp đầu ra có 1 nơron, ứng với thời gian làm đầy mao mạch (CRT). • Lớp ẩn thứ nhất gồm i nơron thành phần. • Lớp ẩn thứ hai gồm i' nơron thành phần. • Các nơron trong mạng, ngoại trừ lớp đầu vào đều sử dụng hàm Sigmoid làm hàm kích hoạt. Cấu trúc của mạng nơron này sẽ được xác định chính xác thông qua quá trình thực nghiệm, đồng thời xem xét nhằm cực tiểu hoá sai số của thuật toán. Thuật toán lan truyền ngược Đây là phương pháp huấn luyện phổ biến nhất cho MLP. Các bước thực hiện thuật toán được mô tả như sau: Bước 1: Tính sai số của mạng theo công thức sai số bình phương: 1 𝐶= ‖𝑦 − 𝑎𝐿 ‖2 2 Trong đó: C là sai số; y là kết quả mong muốn; aL là kết quả của mạng nơron; Bước 2: Tìm đạo hàm của sai số đầu ra đối với trọng số của từng nơron dựa vào quy tắc chuỗi: 𝜕𝑐 𝜕𝑐 𝜕𝑦 = 𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑥
- 104 KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH TRONG MÔ PHỎNG THỰC HÀNH… Bước 3: Cập nhật lại tất cả trọng số trong mạng: 𝑤𝑖𝑗 = 𝑤𝑖𝑗 − 𝛼∆𝑖𝑗 Trong đó: wij là trọng số; α là tốc độ học; Δij là đạo hàm của sai số đầu ra đối với trọng số, Bước 4: Cập nhật lại sai số đầu ra và xét điều kiện kết thúc huấn luyện: 𝐶 = 𝐶 − 𝛼‖𝑦 − 𝑎𝐿 ‖ Do khi càng gần điểm hội tụ C = 0, giá trị đạo hàm của sai số càng gần với 0 nên dần dần sẽ không có sự thay đổi lớn đối với trọng số khi được cập nhật nên ta cần một điều kiện để kết thúc huấn luyện. Điều kiện này được mô tả như sau: C < Cmin or n < nmax Trong đó: C là sai số đầu ra của mạng; Cmin là sai số thỏa mãn bài toán; n là số lần đã thực hiện huấn luyện; nmax là số lần huấn luyện tối đa. Bước 5: Nếu chưa thỏa mãn điều kiện kết thúc huấn luyện, lặp lại bước 2. B. Thu thập dữ liệu huấn luyện Dữ liệu huấn luyện được thu thập tại Bệnh viện nhi TW với đối tượng là trẻ em khoảng 1 năm tuổi. Do yếu tố nguồn lực và thời gian giới hạn, chúng tôi giới hạn các dữ liệu thu thập gồm có huyết áp trung bình, nhịp tim và thời gian làm đầy mao mạch. Hiện nay, chúng tôi đã thu thập được khoảng 150 dataset và sử dụng 100 dataset để huấn luyện và 50 dataset để tiến hành kiểm thử. Nhịp tim Huyết áp trung bình CRT 1 50 180 5 2 53 160 3 3 60 120 2 … … … … 150 55 140 3 C. Tổng hợp mô phỏng biến đổi màu sắc của da dựa trên kỹ thuật tính toán tự động thời gian làm đầy mao mạch Kỹ thuật tính toán tự động thời gian làm đầy mao mạch CRT được xác định như sau: Bước 1: Khởi tạo mạng với các lớp, nơron và hàm kích hoạt Chúng tôi đề xuất sử dụng mô hình mạng MLP có cấu trúc như sau: • Lớp đầu vào gồm 2 nơron, ứng với giá trị huyết áp trung bình của bệnh nhân và nhịp tim. • Lớp đầu ra có 1 nơron, ứng với thời gian làm đầy mao mạch. • Lớp ẩn thứ nhất gồm 5 nơron thành phần. • Lớp ẩn thứ hai gồm 3 nơron thành phần. • Hàm kích hoạt là hàm Sigmoid(x). Bước 2: Khởi tạo ngẫu nhiên trọng số Các trọng số của mạng nơron được khởi tạo ngẫu nhiên trong khoảng [-1,1]. Bước 3: Thiết lập tốc độ học và điều kiện kết thúc huấn luyện Tốc độ học và điều kiện kết thúc được thiết lập và hiệu chỉnh sao cho phù hợp với số lượng dữ liệu huấn luyện và thời gian huấn luyện mô hình. Bước 4: Tính giá trị đầu ra của mạng nơron với đầu vào Do các giá trị nhịp tim và huyết áp tương đối lớn sẽ khiến cho đầu ra của hàm sigmoid bị bão hòa nên cần phải tiền xử lý các dữ liệu đầu vào trước. Các giá trị nhịp tim và huyết áp sẽ được chia tương ứng cho giá trị nhịp tim và huyết áp lớn nhất trong tập dữ liệu trước khi bắt đầu huấn luyện. Giá trị đầu ra của nơron được tính theo công thức:
- Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Năng Toàn, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Đức Vĩnh 105 𝑦 = 𝑓(� 𝑥𝑖 𝑤𝑖 ) Trong đó: y là giá trị đầu ra của nơron tổng hợp; xi là giá trị đầu ra của các nơron thành phần; wi là trọng số của liên kết giữa nơron thành phần và nơron tổng hợp. Bước 5: Tính sai số của đầu ra với giá trị mong muốn và áp dụng thuật toán lan truyền ngược để cập nhật lại trọng số Các bước xử lý của thuật toán lan truyền ngược được đề cập ở phần trên. Bước 6: Lặp lại bước 4 đến khi thỏa mãn điều kiện kết thúc huấn luyện. Bước 7: Áp dụng mô hình đã huấn luyện vào việc tính toán CRT Sử dụng hai tham số nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân làm đầu vào của mạng nơron và tính toán giá trị CRT theo chiều xuôi của mô hình đã được huấn luyện. Lấy kết quả đầu ra của mô hình nhân với giá trị lớn nhất của thời gian CRT trong tập dữ liệu để thu được kết quả cuối cùng. Tổng hợp mô phỏng biến đổi màu sắc của da được đề xuất như sau: Bước 1: Tính toán lực tác động Áp dụng thuật toán Raycast bắt đầu từ vị trí con trỏ chuột để xác định tọa độ điểm đặt ngón tay và hướng của lực tác dụng. Các tham số này được dùng trong việc mô phỏng hiện tượng da bị lõm xuống khi đặt tay vào. Điểm xuất phát lực được tạo ra bằng việc dịch điểm đặt tay ra khỏi bề mặt da theo hướng của lực tác dụng. Hình dạng của vùng tác động được thực hiện bằng cách lấy đường bao của vật rắn gây ra ngoại lực. Lực tác dụng lên các vertex trong vùng bị ảnh hưởng được xác định theo công thức: Fi = F0 * cos2(xi) Trong đó: F0 là lực tác dụng lên điểm đặt tay; Fi là lực tác dụng lên điểm i; xi là góc tạo bởi vector F0 và Fi; Công thức trên đảm bảo lực tác dụng lên điểm i sẽ càng nhỏ khi điểm i nằm càng xa điểm đặt tay. Bước 2: Tính toán vùng ảnh hưởng Độ lõm sâu của vùng da bị tác động bị giới hạn bởi tham số Boundary, tham số này giúp đảm bảo các vertex sẽ không bị dịch xuống quá một độ sâu nhất định trong khi bề mặt da bị biến dạng. Khi nhấc ngón tay ra khỏi người bệnh nhân, bề mặt da của bệnh nhân sẽ phục hồi lại hình dạng ban đầu trong một khoảng thời gian ngắn. Thời gian vùng da khôi phục lại hình dạng ban đầu (Recover Duration) theo thời gian được thiết lập và có thể tùy chỉnh khi cần thiết. Màu sắc da tại vùng bị ấn xuống sau khi nhấc tay ra sẽ trở nên nhợt nhạt và dần hồng hào trở lại khi sau một thời gian. Màu sắc của vùng da này được thể hiện bằng cách vẽ lên texture da của bệnh nhân tại vị trí bị nhấn một vùng màu sắc khác thông qua shader Bước 3: Thực hiện việc biến đổi theo thời gian Trong shader trên, ta sẽ thiết lập các tham số như sau: - Print Shape là hình ảnh đầu vào sẽ được dùng để lấy hình dạng cần vẽ. - PrintColor là màu sắc nhợt nhạt khi da bị ấn. - Tham số hit chính là giá trị uv tại vị trí ấn ngón tay, có thể lấy được bằng thuật toán Raycast. - Chiều dài và chiều rộng của vùng da bị đổi màu được điều chỉnh thông qua RadiusX và RadiusY. Thời gian để da hồng hào trở lại là giá trị CRT được xây dựng thông qua kỹ thuật đề xuất ở trên. Giá trị này sẽ được tính toán khi thiết lập chỉ số nhịp tim (Heart rate) và huyết áp (Blood Pressure) cho bệnh nhân. Mao mạch sẽ làm đầy theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên. Hiện tượng làm đầy từ ngoài vào trong được mô phỏng lại bằng cách scale dần vùng đổi màu trên da theo thời gian. Mô phỏng hiện tượng làm đầy từ dưới lên bằng cách điều chỉnh opacity của vùng đổi màu trên da giảm dần theo thời gian.
- 106 KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH TRONG MÔ PHỎNG THỰC HÀNH… IV. THỬ NGHIỆM Dựa trên kết quả của bước thực nghiệm chúng tôi đã mô phỏng lực tác động ngoài lên lớp da của mô hình 3D đã được cài đặt thuật toán. Tham số đầu vào của mô hình 3D là huyết áp và nhịp tim của một bệnh nhân thực tế và đầu ra là lớp da bị ấn có thời gian làm đầy mao mạch. Sau khi huấn luyện với 100 dataset, chúng tôi sử dụng 50 dataset khác để tiến hành kiểm thử độ chính xác của phương pháp. Dưới đây là kết quả thu được sau khi thử nghiệm. Đường đồ thị màu xanh ứng với giá trị CRT được cung cấp bởi các bác sĩ, còn đường màu cam ứng với giá trị CRT thu được sau khi áp dụng mạng nơron nhân tạo. Việc mô phỏng đối với bệnh nhi ảo được thực hiện với nguyên mẫu là bệnh nhi 1 tuổi người Việt Nam. Bệnh nhi ảo được khởi tạo trong môi trường ảo có các tham số thiết kế như sau: Số lưới (Tris): 64004; Chiều cao tham chiếu: 80 cm; Chiều dài đầu: 20 cm; Chiều dài sải tay: 63 cm. Mô hình được thiết kế dựa trên đặc điểm sinh lý của trẻ em Việt Nam 1 tuổi. Hình ảnh bệnh nhi ảo được thể hiện trong hình 7. Trong kịch bản mô phỏng, một ngón tay ảo sẽ ấn lên da bệnh nhân và giữ trong một khoảng thời gian khiến cho bề mặt da biến dạng và màu sắc nhợt nhạt đi, sau đó nhấc ngón tay ra và da bệnh nhân khôi phục lại hình dạng ban đầu và màu sắc hồng hào trở lại. Màu sắc của vùng da này được thể hiện bằng cách vẽ lên texture da của bệnh nhân tại vị trí bị nhấn một vùng màu sắc khác thông qua shader và thời gian màu da chuyển từ nhợt nhạt thành hồng hào chính là thời gian CRT được tính toán dựa vào mô hình MLP. Hình 7. Mô hình bệnh nhi ảo 3D 1 tuổi Các tham số được cần thiết lập trong thử nghiệm: - Deformmation Duration (khoảng thời gian ấn giữ ngón tay): Trong quá trình kiểm tra CRT thông thường các bác sĩ thường giữ ngón tay từ 5 đến 7 giây để đảm bảo toàn bộ máu được bơm ra ngoài mao mạch. Do đó, chúng tôi thiết lập ở đây là 5 giây. - Recover Duration (thời gian da cần để khôi phục lại hình dạng): Quá trình này thường diễn ra rất nhanh (< 1s) nên chúng tôi thiết lập ở đây là 0.5 giây. - Nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân: hai tham số này là hai tham số sự sống của bệnh nhân chúng tôi sử dụng để làm đầu vào cho mạng nơron để tính toán thời gian CRT. Khoảng thời gian giữ ngón tay, chúng tôi thiết lập ở đây là 5 giây thông qua tham số Deformation Duration. Thời gian vùng da khôi phục lại hình dạng ban đầu (Recover Duration) trong mô phỏng của chúng tôi thiết lập là 0.5 giây. Màu sắc da tại vùng bị bị ấn xuống sau khi nhấc tay ra sẽ trở nên nhợt nhạt và dần hồng hào trở lại khi sau một thời gian. Màu sắc của vùng da này được thể hiện bằng cách vẽ lên texture da của bệnh nhân tại vị trí bị nhấn một vùng màu sắc khác thông qua shader. Cấu hình máy tính thực hiện mô phỏng: Vi xử lý: Intel® Xeon® CPU E5-2630 v2 @ 2.60GHz 2.60GHz. RAM: 16 GB. Hệ điều hành: Window 10 Pro 64 bit. Nhiệt độ môi trường thực hiện 20 - 25 độ C.
- Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Năng Toàn, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Đức Vĩnh 107 Hình 8. Mô phỏng biến đổi màu sắc da trên cơ thể bệnh nhi ảo 3D 1 tuổi Trong đó với dữ liệu thu thập đầu vào, chúng tôi đề xuất sử dụng mô hình mạng MLP có cấu trúc như sau: • Lớp đầu vào gồm 2 nơron, ứng với giá trị huyết áp trung bình của bệnh nhân và nhịp tim. • Lớp đầu ra có 1 nơron, ứng với thời gian làm đầy mao mạch. • Lớp ẩn thứ nhất gồm 5 nơron thành phần. • Lớp ẩn thứ hai gồm 3 nơron thành phần. Kết quả mô phỏng được thể hiện như hình 8. Việc huấn luyện mạng nơron được thực hiện với 100 dataset thu được tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Các tham số huấn luyện mô hình được thiết lập như sau: - Các trọng số được khởi tạo ngẫu nhiên trong khoảng [-1,1]. - Tốc độ học (bước nhảy) trong thuật toán lan truyền ngược là 0,1. - Số vòng lặp tối đa là 200 lần. Thời gian hoàn thành huấn luyện là khoảng 150 giây. Để kiểm tra tính đúng của mô phỏng, chúng tôi so sánh với các kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu kiểm thử và đánh giá chủ quan của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả đánh giá với 10 bác sĩ thuộc Khoa Cấp cứu và Chống độc là tốt và gần với biểu hiện tự nhiên trên bệnh nhân thực tế. Kết quả so sánh với tập dữ liệu kiểm thử được thể hiện như sau: Hình 9. Kết quả thử nghiệm ANN với 50 dataset Trong thử nghiệm này, chúng tôi tính toán giá trị sai số của mạng nơron theo công thức sau: 1 𝐶= ‖𝑦 − 𝑎𝐿 ‖ 2 𝑛 1 𝐶𝑚 = � 𝐶𝑖 𝑛 𝑖=0 Trong đó: C là sai số;
- 108 KỸ THUẬT TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG THỜI GIAN LÀM ĐẦY MAO MẠCH TRONG MÔ PHỎNG THỰC HÀNH… Cm là sai số trung bình; y là kết quả mong muốn; aL là kết quả của mạng nơron; n là tổng số mẫu dữ liệu kiểm thử. Hình 10. Kết quả sai số thử nghiệm ANN với 50 dataset Sai số trung bình của phương pháp trong thử nghiệm này là 0,28 giây với sai số lớn nhất là 0,93 giây và sai số nhỏ nhất khoảng 0,005 giây. V. KẾT LUẬN Bài báo đã nghiên cứu và đề xuất một kỹ thuật nhằm xác định một cách tự động thời gian làm đầy mao mạch trên da của đối tượng mô phỏng người trong môi trường ảo dựa trên mạng nơron đa lớp lan truyền ngược. Kỹ thuật đã được ứng dụng trên mô hình cơ thể bệnh nhi ảo 3D 1 tuổi và cho phép xác định hiệu quả thời gian làm đầy mao mạch theo các tham số sức khoẻ đầu vào và đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia y tế là các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và tập dữ liệu kiểm thử của hệ thống. Kỹ thuật đã góp phần xây dựng sản phẩm lớn của chúng tôi là một bệnh nhi ảo 3D có thể thể hiện nhiều tham số của sự sống, tình trạng bệnh tật hỗ trợ cho công tác đào tạo tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kỹ thuật đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở xây dựng một cấu trúc mạng nơron có khả năng đưa ra thời gian làm đầy mao mạch gần với tình trạng của bệnh nhân trong thực tế tuy nhiên việc xác định số lớp ẩn, số nơ rơn trên một lớp ẩn hiện tại chúng tôi vẫn phải xác định dựa trên thực nghiệm. Do số lượng các mẫu dữ liệu sử dụng trong việc huấn luyện và thử nghiệm không lớn nên kết quả thực nghiệm thu được còn chưa đủ toàn diện. Cần phải xây dựng thực nghiệm với lượng dữ liệu lớn hơn để đánh giá chính xác hiệu quả của mô hình này. Hướng nghiên cứu tiếp tục của vấn đề là xây dựng cấu trục mạng nơron một cách tự động dựa trên tập dữ liệu đầu vào lớn hơn và phức tạp hơn nhằm mô phỏng các trạng thái của con người chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyen Duc Hoang, Do Nang Toan, Nguyen Tuan Minh, Pham Ngoc Toan, “A technique which consider the capillary refill time CRT for simulation of skin deformation and change of skin color caused by external force”, TNU Journal of Science and Technology, 226(07): 50 - 58, 2021. [2] D. E. Rumelhart, G. E. Hinton, J. L. McCleland, “A General framework for Parallel Distributed Processing”, 1986. [3] S. Vijayarani, S. Dhayanand. “Kidney disease prediction using SVM and ANN algorithms”, International Journal of Computing and Business Research, vol 6, 2015. [4] A. Shenbagarajan, V. Ramalingam, C. Balasubramanian and S. Palanivel, “Tumor Diagnosis in MRI Brain Image using ACM Segmentation and ANN-LM Classification Techniques”, Indian Journal of Science and Technology, Vol 9(1), 2016. [5] Sheng-Yang Tsui, Chiao-Yi Wang, Tsan-Hsueh Huang, and Kung-Bin Sung, “Modelling spatially-resolved diffuse reflectance spectra of a multi-layered skin model by artificial neural networks trained with Monte Carlo simulations”, Biomedical Optics Express, Vol. 9, Issue 4, pp. 1531-1544, 2018. [6] Ni Zhang, Yi-Xin Can, Yong-Yong Wang, Yi-Tao Tian, Xiao-Li Wang, Benjamin Badami, “Skin cancer diagnosis based on optimized convolutional neural network”, Artificial Intelligence in Medicine, Volume 102, 101756, January 2020. [7] Polikar, R., Greer, M. H., Udpa, L., & Keinert, F. (n.d.). “Multiresolution wavelet analysis of ERPs for the detection of Alzheimer’s disease”, Proceedings of the 19th Annual International Conference of the IEEE Engineering in Medicine and Biology Society. “Magnificent Milestones and Emerging Opportunities in Medical Engineering” (Cat. No.97CH36136), 1997. [8] Baghdadi, G., & Nasrabadi, A. M, “Controlling Blood Glucose Levels in Diabetics By Neural Network Predictor”. 29th Annual International Conference of the IEEE Engineering in Medicine and Biology Society, 2007. [9] Sonawane, J. S., & Patil, D. R, “Prediction of heart disease using multilayer perceptron neural network”, International Conference on Information Communication and Embedded Systems (ICICES2014), 2014.
- Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Năng Toàn, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Đức Vĩnh 109 [10] B. A. Ufuk, “Capillary refill time measurement device,” Journal of Science and Technology, vol. 4, no. 1, pp. 37-40, 2018. [11] A. Pickard, W. Karlen, and J. M. Ansermino, “Capillary Refill Time: Is It Still a Useful Clinical Sign?”, International Anesthesia Research Society, vol. 113, no. 1, pp. 120-123, 2011. A TECHNIQUE WHICH CALCULATE AUTOMATICALLY THE CAPILLARY REFILL TIME IN MEDICAL PRACTICE SIMULATION IN VIETNAM Nguyen Duc Hoang, Do Nang Toan, Nguyen Tuan Minh, Ngo Duc Vinh ABSTRACT: Press on the skin and observe the capillary refill time (CRT) is a technique which is dispensable in medical treatment. However, the capillary refill time is still only estimated based on the doctor’s experience. This article provides a method to calculate automatically CRT based on life indicators of patient. The proposed technique based on input data set recorded at the National Children's Hospital and is applied in building an application to simulate medical emergencies in children and was proven to be effective in representing CRT of human skin in medical practice simulation in Vietnam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Can thiệp nâng cao tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2012
5 p | 148 | 8
-
Chiết tách huyết tương: Kỹ thuật, ứng dụng và tổ chức thực hiện
8 p | 83 | 5
-
Tỷ lệ vận chuyển không an toàn, tử vong trước 24 giờ nhập viện ở các trường hợp chuyển tuyến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013
4 p | 33 | 5
-
Tình hình có thai lại ở bệnh nhân mong con sau phẫu thuật soi buồng tử cung sửa khuyết sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
8 p | 10 | 4
-
So sánh giá trị tính toán từ khí máu tĩnh mạch và giá trị khí máu động mạch ở bệnh nhân khoa Hồi sức tích cực
6 p | 15 | 4
-
Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài kết hợp sử dụng kỹ thuật chiếu xạ toàn thân trong phác đồ điều kiện hoá để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
7 p | 13 | 3
-
Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật cắt trước cơ vòng Oddi trong nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân thông nhú đường mật khó
5 p | 12 | 3
-
Đánh giá bước đầu hiệu quả kỹ thuật hút mỡ làm mỏng vạt da trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
6 p | 7 | 3
-
Giải pháp sinh mảnh ghép cho BN khuyết sọ sử dụng kỹ thuật học sâu
12 p | 8 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị ung thư cổ tử cung tái phát tại chỗ tại vùng bằng kỹ thuật xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
7 p | 16 | 3
-
Bài giảng Tiền lâm sàng 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
79 p | 15 | 2
-
Rửa thận ngược dòng trong chuẩn bị thận ghép từ người cho sống
7 p | 20 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật hút huyết khối trực tiếp bằng ống thông trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy
4 p | 19 | 2
-
Viêm cơ tim tối cấp suy tuần hoàn bằng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nhi Đồng 1: Báo cáo trường hợp
6 p | 38 | 2
-
Bít dù ống động mạch qua ống thông trên bệnh nhân trưởng thành tại BV Chợ Rẫy
5 p | 9 | 2
-
Đánh giá kết quả ứng dụng hệ thống trả lời kết quả tự động trong kỹ thuật đo chỉ số tim mắt cá chân (CAVI) và chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay (ABI)
7 p | 5 | 1
-
Hiệu quả của thở oxy làm ẩm dòng cao qua canuyn mũi trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn