intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi nhà tuyển dụng từ chối bạn?

Chia sẻ: Cho Co | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

177
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đặt rất nhiều hi vọng cho một vị trí mới ứng tuyển: yêu cầu công việc phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm cuả bạn. Bạn cũng đã tham dự buổi phỏng vấn. Bạn tin rằng bạn sẽ sớm nhận được thông báo nhận việc từ phía nhà tuyển dụng (NTD). Nhưng thời gian trôi qua bạn vẫn không nhận được thư hay điện thoại thông báo trúng tuyển. Đây có thể là một cú sốc lớn với bạn – nhưng cũng có thể là cơ hội để bạn tìm thấy một công việc nếu bạn áp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi nhà tuyển dụng từ chối bạn?

  1. Làm gì khi nhà tuyển dụng từ chối bạn? Bạn đặt rất nhiều hi vọng cho một vị trí mới ứng tuyển: yêu cầu công việc phù hợp với những kỹ năng và kinh nghiệm cuả bạn. Bạn cũng đã tham dự buổi phỏng vấn. Bạn tin rằng bạn sẽ sớm nhận được thông báo nhận việc từ phía nhà tuyển dụng (NTD). Nhưng thời gian trôi qua bạn vẫn không nhận được thư hay điện thoại thông báo trúng tuyển. Đây có thể là một cú sốc lớn với bạn – nhưng cũng có thể là cơ hội để bạn tìm thấy một công việc nếu bạn áp dụng những lời khuyên dưới đây: Đừng tự dằn vặt mình John Kador, tác giả của “301 Best Questions to Ask on Your Interview”, nói rằng bạn hãy cố gắng học hỏi từ mỗi lần bị từ chối - nhưng phải luôn hiểu rằng đó có thể không hẳn là lỗi do bạn. Ông nói “Đôi khi bạn không mắc lỗi gì. Nhưng có những người khác có thể giỏi hơn hoặc có mối quan hệ với NTD tốt hơn bạn. Và đôi khi các công ty tổ chức phỏng vấn ứng viên mặc dù họ đã có sẵn quyết định tuyển dụng của mình”. Viết ra những gì bạn học hỏi được từ buổi phỏng vấn có thể giúp bạn có được suy nghĩ tích cực về trải nghiệm phỏng vấn vừa qua đồng thời giúp bạn có được những kinh nghiệm quý báu cho các lần xin việc tiếp theo. Luôn có thái độ thoải mái Cách bạn cư xử khi nhận được thư hoặc điện thoại từ chối từ NTD có thể sẽ quyết định khả năng NTD sẽ đánh giá và xem xét bạn thêm lần nữa – hoặc có thể sẽ giới thiệu bạn tới một NTD khác. Liz Lynch, tác giả của cuốn Smart Networking (McGaw-Hill) nói “Hãy gửi một tấm thiệp viết tay để cảm ơn NTD đã dành thời gian cho bạn, nhắc lại sự quan tâm của bạn tới công ty và thể hiện sự mong muốn về việc công ty sẽ nghĩ đến bạn cho những vị trí khác trong tương lai”. Và cho dù bạn làm bất cứ điều gì cũng đừng nói xấu NTD trên blog của bạn. Hỏi về ý kiến nhận xét John Kador khuyên các ứng viên rằng nên chấp nhận quyết định của NTD trước khi hỏi họ về ý kiến phản hồi. “Không ai muốn nói chuyện với bạn nếu họ nghĩ bạn sẽ phản đối lại ý kiến của họ”. Nếu bạn cảm thấy mình không thể giữ được bình tĩnh thì bạn có thể bỏ qua câu hỏi về ý kiến phản hồi. Còn nếu bạn thật sự muốn hỏi, viết thư là cách tốt nhất. Bạn có thể hỏi về ý kiến phản hồi bằng câu” “Nếu ông/bà không phiền tôi muốn hỏi ông/ bà có ý kiến gì có thể giúp tôi rút kinh nghiệm cho những buổi phỏng vấn trong tương lai không?”. Hãy luôn lịch sự và chuyên nghiệp khi nói chuyện vì rất có thể bạn sẽ trở thành ứng viên dự bị của họ. Liên tục cố gắng Nếu bị loại ở vị trí mà bạn đăng tuyển, bạn có thể chủ động theo đuổi các vị trí khác trong công ty. Cụm từ “Chúng tôi sẽ giữ hồ sơ của bạn lại” thường là cách nói giúp các ứng viên cảm thấy được an ủi khi bị từ chối. Nhưng theo lời khuyên của Kador, bạn vẫn có thể tiếp tục ứng tuyển vào các vị trí tương tự và giữ liên lạc với những NTD bạn đã gặp. “Nếu thông báo nói bạn đừng gọi điện, bạn đừng gọi. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không được phép viết thư”.
  2. Đưa NTD vào hệ thống kết nối bạn bè chuyên nghiệp của bạn Bạn có thể giúp người phỏng vấn hoặc NTD bằng cách giới thiệu một ứng viên hoặc gửi một hồ sơ ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển. Theo Kador, bạn nên “làm điều đó – hãy để NTD biết đến bạn như là một người có thể giúp họ tìm được ứng viên”. Lynch cũng nói hãy luôn giữ liên lạc với NTD ở mức độ vừa phải. Khi bạn đã tìm được một công việc, bạn nên viết thư cho NTD và thông báo điều đó. Sau đó có thể gửi lời mời tới NTD kết nối bạn trên các trang xã hội như LinkedIn hoặc Cyvee. (Nguồn: sưu tầm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2