intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm tin, phóng sự truyền hình

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

299
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tin, phóng sự là 2 thể loại chính, thường dùng cũng là 2 thể loại tuyên truyền có hiệu quả nhất trong các tờ báo và cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đặc biệt với phát thanh truyền hình nói riêng thì tin và phóng sự là 2 thể loại không thể thiếu được trong mỗi chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm tin, phóng sự truyền hình

  1. Làm tin, phóng sự truyền hình “Hình ảnh thứ nhất, lời bình thứ hai” Tin, phóng sự là 2 thể loại chính, thường dùng cũng là 2 thể loại tuyên truyền có hiệu quả nhất trong các tờ báo và cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đặc biệt với phát thanh truyền hình nói riêng thì tin và phóng sự là 2 thể loại không thể thiếu được trong mỗi chương trình. Nhưng một vấn đề mà những người làm nghề báo hình chắc tay trong tờ báo hình và các “khán giả sành” xem truyền hình thì vẫn nhận ra những cái yếu, cái chưa đạt đến chuẩn mực, tinh sảo, kỹ thuật cần có của một tin, phóng sự truyền hình hiện nay nhất là ở
  2. một số các phóng viên chúng ta thường mắc phải đó là lời bình viết còn quá dài, còn lạm dụng lời bình thay cho hình ảnh. Trong khí đó hình ảnh kém được chú ý, còn sơ sài đơn điệu, hình ảnh “còn chết”, hình ảnh “vô thưởng vô phạt” chưa có những hình ảnh “biết nói”. lời bình không ăn khớp với bình “lời bình nói một đằng, hình đi một nẻo” gây sự nhàm chán, kém thuyến phục người xem truyền hình. Để sửa những lỗi thường gặp ấy trong kỹ năng làm tin, phóng sự truyền hình các phóng viên truyền hình có kinh nghiệm của những đài truyền hình tên tuổi nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm của họ là: Bí quyết để làm được những thông tin, phóng sự hấp dẫn, thu hút khán giả xem truyền hình. Khi lẫn lộn với tin, phóng sự phát thanh thì trước hết người phóng viên truyền hình phải
  3. dành cho hình ảnh vị trí quan trọng nhất, phải để cho hình ảnh của mình đã ghi được, để tự những hình ảnh đó kể hầu hết câu chuyện, sự kiện. Rồi sau đó mới bổ sung và trau dồi nó bằng một vài lời cho câu chuyện thêm sinh động hơn. Làm được điều đó người phóng viên truyền hình phải rất khắt khe, nghiêm khắc với chính mình, không thể dễ dãi nhường vị trí hàng đầu (hình ảnh) này cho những hình ảnh chẳng nói lên được những điều gì? Mà người phóng viên truyền hình làm tin, phóng sự bước đầu tiên là phải có được những hình ảnh biết “biết nói”, những hình ảnh trung tâm của câu chuyện, những hình ảnh đó phải “biết kể chuyện”. Người phóng viên phải nhìn theo hình ảnh, viết thêm ít lời bình và tiếp tục câu chuyện cho mạch lạc hơn, cho rõ ràng hơn, khúc triết hơn. Muốn thế, xuất phát ta phải mạnh
  4. dạn gạt bỏ những mô tả theo kiểu “báo tường”, “bìa”. Thay vào đó hãy nghĩ hình ảnh cần có trong tin, phóng sự như là một kiểm chứng. Để làm được việc đó trước khi làm tin, phóng sự ta cần suy nghĩ bằng hình ảnh: Đừng nói: “Tôi đang viết cái này hay tôi đang viết cái kia hoặc cái gì sẽ minh họa cho những từ ngữ, lời bình của tôi “ mà hãy tự hỏi lại chính mình:” Những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện, sự kiện với ít lời bình nhất”. Đặc biệt hãy tự hỏi: Loại hình ảnh nào kể câu chuyện hiệu quả nhất? Trong thực tế tác nghiệp thì những hình ảnh biết nói thường là: Những cận cảnh, những khuôn mặt, những ánh mắt, những chi tiết, những hình ảnh có cảnh hành động, những hình ảnh khớp với những phản ứng thích hợp. Khi phóng viên làm tin, phóng sự truyền hình phải chấm dứt suy
  5. nghĩ bằng câu chữ (chỉ dựa vào lời bình) mà phải tìm đến với những suy nghĩ đó. Trong hình ảnh, đây là chỗ các phóng viên truyền hình đặc biệt là người quay camera có thể giúp phóng viên biên tập hình đúng sự việc bằng hình ảnh, các hình ảnh biết nói đó khi được kết cấu chặt chẽ, sắp xếp bố cục hợp lý không cần đến lời bình mà vẫn hoàn hảo. Bởi hình ảnh trong tin, phóng sự truyền hình còn là các tính từ bổ nghĩa của bạn, những hình ảnh cần phải đạt đến mức ghi nhận được cả những tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật trong tin, trong phóng sự. Chẳng hạn khi quay cảnh N ta đừng yêu cầu quay cảnh N mà hãy hỏi “Làm thế nào để ta quay được hình, ghi được tâm trạng tinh thần của N” hoặc khi ta đi quay cảnh một đám đông, đoàn người xếp hàng trước một cơ quan phúc lợi xã hội đợi đến lượt
  6. mình giải quyết công việc. Ta đừng quay các cảnh đơn điệu như: Toàn cảnh, trung cảnh vô bổ mà hãy chọn hình, tình thình để ghi lại những hình ảnh, thể hiện được tình cảm của người dân, của khách hàng. Chờ đợi hàng giờ trong hàng như thế nào? (Có thể vào trời mùa hè oi bức hãy có cảnh đặc tả vai áo ướt đẫm mồ hôi, có những khuôn mặt nhợt nhạt, hay những đôi chân mỏi đổi gối, những mẩu thuốc rơi nhiều ở một chỗ.v.v….) vì những cảnh ấy có tính thuyết phục rất cao hơn tất cả lời bình nhạt tuyếch, sáo rỗng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2