intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT BÁO

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

284
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo chí được xem là vũ khí quyền lực thứ tư sau luật pháp, hành pháp và tư pháp. Báo chí chính là một vũ khí có sức mạnh ngầm… I/ Tin bài 1. Đặc điểm tin bài Như chúng ta dã biết, tin bài cung cấp cho người đọc, người nghe những thông tin, sự kiện mang tính chất thời sự. Do đó, tin bài có một số đặc điểm cần lưu ý: - Tin bài đòi hỏi phải cập nhật cụ thể, chính xác và đầy đủ đồng thời pahỉ đảm bảo tính khách quan cho thông tin sự kiện - Tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT BÁO

  1. MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT BÁO Báo chí được xem là vũ khí quyền lực thứ tư sau luật pháp, hành pháp và tư pháp. Báo chí chính là một vũ khí có sức mạnh ngầm… I/ Tin bài 1. Đặc điểm tin bài Như chúng ta dã biết, tin bài cung cấp cho người đọc, người nghe những thông tin, sự kiện mang tính chất thời sự. Do đó, tin bài có một số đặc điểm cần lưu ý: - Tin bài đòi hỏi phải cập nhật cụ thể, chính xác và đầy đủ đồng thời pahỉ đảm bảo tính khách quan cho thông tin sự kiện - Tin bài khác với truyện ngắn hay tản văn là phải ngắn gọn, không vòng vo nhưng vẫn đủ nội dung.
  2. - Tin bài kị nhất bịa chuyện, phóng đại sự kiện, thêm mắm thêm muối những điều không có thật. 2. Kĩ thuật viết tin bài - Để viết tốt một tin bài, đầu tiên người viết nên đặt ra và tự trả lời 5 tiêu chí (4W + 1H): Ai, Cái gì (Who, What)? Ở đâu (Where)? Khi nào (When)? Tại sao (Why)? Như thế nào (How)? - Xác định cốt lõi thông tin trong bài mình viết để từ đó đặt nhan đề thật kêu, thật hấp dẫn thu hút người đọc Ø Nhan đề thông báo (tóm tắt được nội dung sự kiện) Ø Nhan đề kích thích (dựa vào một vài yếu tố liên quan làm cho người khác muốn đọc ngay lập tức) - Độ dài không quá 10-15 dòng. Sử dụng câu ngắn. Không nên dùng nhiều câu nghi vấn mà thay vào đó là các câu khẳng định (tránh mơ hồ, chung chung)
  3. - Xây dựng dàn bài theo nhiều cách Ø Theo thời gian (kể lại một sự kiện) Ø Theo thứ tự thời gian đảo ngược (sự việc mới nhất đưa lên đầu, quay ngược thời gian để giải thích, để đưa lại cho người đọc cái mới, gần gũi) Ø Theo thứ tự thời gian xen kẽ (tránh được nhược điểm của hai dàn bài trên vì chia ra nhiều đoạn, cái quan trọng đặt trước) Ø Kim tự tháp ngược (không tôn trọng thời gian, áp dụng khi muốn nhấn mạnh sự việc, con người) Ø Dàn bài lí tưởng (phối hợp tất cả các loại dàn bài trên) - Lấy số liệu cụ thể (nếu có) - Về từ ngữ: rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, không nửa vời.
  4. Hơn thế, câu từ phải thích đáng, xoay quanh vấn đề. II/ Ví dụ về tin bài (giới thiệu 1 bạn học giỏi vượt khó) 1. Tên nhan đề: Cậu học trò nghèo và bản lĩnh thép 2. Dàn bài: Ø Giới thiệu tấm gương: tên, tuổi, lớp, trường, hoàn cảnh, tính cách… Ø Quá trình phấn đấu · Trong học tập: tự học ở nhà như thế nào, đến lớp học tập như thế nào, giúp đỡ bạn bè không,…). Kết quả học tập (thành tích) · Trong lao động và các hoạt động xã hội như thế nào Ø Ý nghĩa
  5. · Chúng ta học tập được gì từ tấm gương ấy? · Lời khuyên dành cho các bạn cùng tang lứa Ø Ước mơ (Chúc bạn đạt được) III/ Một số gợi ý về đề tài để viết báo 1. An toàn giao thông, bạn có sáng kiến, kinh nghiệm gì khi đi đường? - Có nên đi bộ đến trường nếu nhà gần trường không? Bạn lí luận gì về chuyện đi bộ (sức khoẻ, ôn bài, trao đổi trên đường đi). Có thể tạo ra một phong trào “đi bộ đến trường” được không? Vì sao được, vì sao không? - Nêu một vài hiện tượng phổ biến trong học sinh về trò chơi nguy hiểm khi tham gia giao thông (đi xe 1 bánh, lái 1 tay, lái bằng chân, bốc đầu…) 2. Giờ chào cờ của trường bạn diễn ra như thế nào? Có lặp
  6. đi lặp lại một cách rập khuôn máy móc không? Ngày xưa bố mẹ bạn đi học, chào cờ như thế nào có giống bạn không? Theo bạn, bạn thích những gì diễn ra trong buổi chào cờ? Nêu suy nghĩ và cách làm của bạn để giờ chào cờ vừa nghiêm túc vừa không gò bó bạn mỗi sang đầu tuần? 3. Trang phục học đường: Bạn có nhận định gì về trang phục học sinh thời nay? Bạn có thích đồng phục không? Học sinh nên ăn mặc như thế nào? Có nên chạy theo xu thế của mốt này nọ để chứng tỏ sự sành điệu?...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2