Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học "Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Hình thức và thủ pháp phức điệu phương Tây sử dụng trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam; Khai thác các yếu tố mang bản sắc dân tộc khi sử dụng hình thức và thủ pháp phức điệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
- BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THIỀU HƯƠNG PHỨC ĐIỆU TRONG CÁC TÁC PHẨM THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2023
- BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THIỀU HƯƠNG PHỨC ĐIỆU TRONG CÁC TÁC PHẨM THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TÚ HƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thiều Hương
- i ` MỤC LỤC DANH MỤC CÁC VÍ DỤ NHẠC .................................................................................................... I DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................................................... V DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................... V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ VI THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU ÂM NHẠC VÀ KÝ HIỆU TÊN NHẠC CỤ ...................................VII MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1........................................................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................7 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................................7 1.1.1. Một số khái niệm về thuật ngữ chuyên ngành dùng trong luận án ..................................7 1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của âm nhạc phức điệu phương Tây ....................................10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam...........................................................................................................................................34 1.2.1. Hệ thống tài liệu nghiên cứu..........................................................................................34 1.2.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ......................................................................................44 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................................49 CHƯƠNG 2......................................................................................................................................51 HÌNH THỨC VÀ THỦ PHÁP PHỨC ĐIỆU PHƯƠNG TÂY TRONG CÁC TÁC PHẨM THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG VIỆT NAM ..........................................................................51 2.1. Các hình thức fugue là một chương, một phần của tác phẩm.............................................51 2.1.1. Hình thức fugue một chủ đề ..........................................................................................52 2.1.2. Hình thức fugue nhiều chủ đề........................................................................................57 2.1.3. Hình thức hỗn hợp ........................................................................................................... 60 2.2. Sử dụng fugato ........................................................................................................................65 2.2.1. Fugato là phần mở đầu chương nhạc hay mở đầu tác phẩm ........................................... 66 2.2.2. Fugato sử dụng trong cấu trúc tác phẩm........................................................................70 2.3. Thủ pháp phức điệu ...............................................................................................................75 2.3.1. Phức điệu tương phản ...................................................................................................... 75 2.3.2. Phức điệu mô phỏng ......................................................................................................88 2.3.3. Phức điệu tương phản kết hợp phức điệu mô phỏng....................................................... 98 2.3.4. Phức điệu với bè trầm cố định - Ostinato ......................................................................99 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................................101 CHƯƠNG 3....................................................................................................................................103 KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ MANG BẢN SẮC DÂN TỘC KHI SỬ DỤNG HÌNH THỨC VÀ CÁC THỦ PHÁP PHỨC ĐIỆU ...................................................................................................103 3.1. Nguồn chất liệu âm nhạc......................................................................................................... 104 3.1.1. Âm nhạc dân tộc cổ truyền ............................................................................................ 104 3.1.2. Giai điệu ca khúc đương đại .......................................................................................... 122 3.1.3. Ngữ điệu tiếng nói ......................................................................................................... 124 3.2. Biến hoá lòng bản và bè tòng trong âm nhạc cổ truyền dân tộc ......................................... 125 3.2.1. Phương pháp biến hoá lòng bản và bè tòng trong âm nhạc cổ truyển dân tộc. ............ 125 3.2.2. Một số phương thức tiếp thu bè tòng của âm nhạc cổ truyền dân tộc .......................... 128 Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................................143 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN ..............................................159
- i DANH MỤC CÁC VÍ DỤ NHẠC Ví dụ 1.1: Organum “Rex caeli Domine” thế kỷ IX 13 Ví dụ 1.2: Conductus “Vetus abit litera” thế kỷ XII - XIII 14 Ví dụ 1.3: Motet: Amours mi font (n.1-5) 14 Ví dụ 1.4: G.Frescobaldi - Fugue 18 Ví dụ 1.5: J.S.Bach - Prelude C dur - tập 1 (n.1 - 2) 19 Ví dụ 1.6: W.A.Mozart - Requiem -Kyrie Elesion (n.49-52) 22 Ví dụ 1.7: L.v.Beethoven - Op.110 - Sonate số 31 - Ch. III (n.28-34) 23 Ví dụ 1.8: W.A.Mozart - Sonate số 17 - B dur, K570 - Ch.I (n.101 - 106) 25 Ví dụ 1.9: F.Chopin - Valse No. 13 - Des dur (n.1- 4) 27 Ví dụ 1.10: R.Schumann - Kreisleriana Op.16 - (n.37- 41) 28 Ví dụ 1.11: M.Mussorgky - Bức tranh trong phòng triển lãm - ch.VI (n.19-20) 29 Ví dụ 1.12: S. Prokofiev -Peter và Chó sói Op.67 – ô số 48 32 Ví dụ 1.13:K.E.Penderecki - Khúc tưởng niệm các nạn nhân ở Hiroshima (n62 - 63) 33 Ví dụ 2.1: Thế Bảo - Tứ tấu đàn dây - ch. II “Suối” (n.1- 4) 53 Ví dụ 2.2: Ca Lê Thuần - Concerto Es dur - Giai điệu mở đầu – ô 1 54 Ví dụ 2.3: Vĩnh Cát - Không chỉ là huyền thoại - ch.II - Chủ đề đoạn A (n.1-8) 55 Ví dụ 2.4: Nguyễn Đình Tấn - Những cánh chim không mỏi - ch.IV- (n.609-616) 58 Ví dụ 2.5: Vĩnh Cát - Tuổi trẻ anh hùng - Ba chủ đề - ô vuông 17 59 Ví dụ 2.6: Đặng Hữu Phúc - Sonate Polyphonique - Chủ đề 1 (n.1-3) 61 Ví dụ 2.7: Đặng Hữu Phúc - Sonate Polyphonique - Đối đề 1 (n.4-6) 61 Ví dụ 2.8: Hoàng Cương - Sonate in C - Chủ đề 1 (n. 1-5) 63 Ví dụ 2.9: Hoàng Cương - Sonate in C - Chủ đề 2 (n.61-67) 63 Ví dụ 2.10: Nguyễn Văn Nam - Tứ tấu dây - Chủ đề ch. I (n.1-7) 66 Ví dụ 2.11: Trần Mạnh Hùng - Tứ tấu dây số 2 - ch. II (n.1- 5) 67 Ví dụ 2.12: Nguyễn Đình Tấn - Ngọn lửa của tình yêu - ch.II (n.296-299) 68
- ii Ví dụ 2.13: Vân Đông - GH. Thơ Tưởng nhớ - Chủ đề 1 (n.1-6) 68 Ví dụ 2.14: Đỗ Hồng Quân - GH Dáng rồng lên - ch. IV Rước ( n.1-4) 70 Ví dụ 2.15: Ca Lê Thuần - Tứ tấu dây Âm thanh đồng bằng (n50-67) 70 Ví dụ 2.16: Hoàng Cương - Sonate in C - Chương IV (n.388-392) 71 Ví dụ 2.17: Nguyễn Đức Toàn - GH. Đất nước - Ch.I (n.66-69) 72 Ví dụ 2.18: Ca Lê Thuần - Ballade Symphonie - ô vuông 11 72 Ví dụ 2.19: Ca Lê Thuần - Giao hưởng thơ d moll - ô vuông 9 72 Ví dụ 2.20: Trần Mạnh Hùng - GH thơ Hào khí Thăng Long - ô vuông F 73 Ví dụ 2.21: Trần Mạnh Hùng - GH thơ Bạch Đằng Giang - ô vuông C 73 Ví dụ 2.22: Nguyễn Phúc Linh - Tam tấu: clarinet, bassoon và piano (n.1-4) 76 Ví dụ 2.23: Nguyễn Đức Toàn - GH Đất nước - Ch.I (n.70-72) 76 Ví dụ 2.24:Phạm Minh Khang - sonate Tuổi trẻ anh hùng (n.28-30) 76 Ví dụ 2.25: Nguyễn Văn Nam - GH. Số 3 - Chương I - ô vuông 3 77 Ví dụ 2.26: Nguyễn Văn Nam GH. Số 3 - Chương II - ô vuông 29 77 Ví dụ 2.27: Nguyễn Văn Nam - GH.số 7 - Chương I - ô vuông 8 78 Ví dụ 2.28: Đỗ Hồng Quân - Concerto cho violin và dàn nhạc (n.250-256 ) 78 Ví dụ 2.29: Nguyễn Văn Nam - GH số7 - ch.I - ô vuông 20 79 Ví dụ 2.30: Hoàng Cương - Vũ hội đêm rằm (n.27-34) 80 Ví dụ 2.31: Nguyễn Phúc Linh - Người ơi người ở đừng về (n.43-47) 80 Ví dụ 2.32:Nguyễn Thị Nhung -Tổ khúc Hương quê - Ch.II (n.05-08) 81 Ví dụ 2.33: Chu Minh - Miền Nam tuyến đầu - Ch. II (n.144-149) 81 Ví dụ 2.34: Chu Minh - Miền Nam tuyến đầu - Ch.III (n.262-268 ) 82 Ví dụ 2.35: Nguyễn Đình Tấn - Cây đuốc sống - Ch.II (n.304-307) 82 Ví dụ 2.36: Nguyễn Xinh - Non sông một dải - Ch.I (nhịp 75-79) 83 Ví dụ 2.37: Vĩnh Cát - Cuộc đối đầu lịch sử - Ch.II – ô 67 84 Ví dụ 2.38: Đặng Hữu Phúc - Pizzicato Việt Nam (n.32-35) 86 Ví dụ 2.39 Trần Mạnh Hùng - Tứ tấu dây số 2 - Ch.II 86 Ví dụ 2.40: Nguyễn Đình Tấn - Những cánh chim không mỏi (n.617-624) 87 Ví dụ 2.41: Ca Lê Thuần - Ballade Symphonie - ô 11 88 Ví dụ 2.42: Trần Mạnh Hùng - Tứ tấy dây số 2 - Ch.II (n.34-37) 89
- iii Ví dụ 2.43: Hoàng Cương - Sonate in C - Chương IV 89 Ví dụ 2.44: Đỗ Hồng Quân - Giao hưởng Mở đất (nhịp 33) 90 Ví dụ 2.45: Đặng Hữu Phúc - Pizzicato Việt Nam (nhịp 42-47) 90 Ví dụ 2.46: Đỗ Dũng - GH. Mãi dáng Việt Nam - ch. II (n.103-109) 91 Ví dụ 2.47: Trần Mạnh Hùng - Tứ tấy dây số 2 - Ch.II (n.34-37) 92 Ví dụ 2.48: Chu Minh -Tam tấu (nhịp 5 – 11) 93 Ví dụ 2.49: Huy Du - Tam tấu Kể chuyện sông Hồng (n.206-209) 93 Ví dụ 2.50: Vĩnh Cát - GH. Thơ Tuổi trẻ anh hùng - ô vuông 16 94 Ví dụ 2.51: Vĩnh Cát - GH. Thơ Tuổi trẻ anh hùng - ô vuông 17 94 Ví dụ 2.52: Đặng Hữu Phúc - Sonate polyphonique (n.7-8) 95 Ví dụ 2.53: Vĩnh Cát - GH. Thơ Tuổi trẻ anh hùng - ô vuông 48 96 Ví dụ 2.54: Thế Bảo - Cửu Long mênh mông (n.120-123) 97 Ví dụ 2.55: Vĩnh Cát - Cuộc đối đầu lịch sử - Chương II (n.127-131) 98 Ví dụ 2.56: Thế Bảo - Tháng 3 Tây Nguyên (n.157-159) 99 Ví dụ 3.1: Người ở đừng về - Dân ca Quan họ Bắc Ninh 105 Ví dụ 3.2: Lý rẫy lý vườn - Dân ca Sông Bé 106 Ví dụ 3.3: Nguyễn Văn Nam - GH số 6 - Ch.I (n.129-136) 106 Ví dụ 3.4: Lý con cua - Dân ca Nam Bộ 107 Ví dụ 3.5: Đỗ Hồng Quân - Giao hưởng Mở đất (n.156-172) 107 Ví dụ 3.6: Đỗ Hồng Quân - Trổ một (n.95-101) 108 Ví dụ 3.7: Đỗ Hồng Quân - tổ khúc GH Dáng rồng lên - Ch.IV (n.72-80) 109 Ví dụ 3.8: Nguyễn Văn Nam - GH.Chuyện nàng Kiều - Ch.III – ô 73 110 Ví dụ 3.9: Trích Xẩm xoan 110 Ví dụ 3.10: Đỗ Kiên Cường - Tam tấu Về làng (n.69-73) 112 Ví dụ 3.11: Nguyễn Văn Nam - GH số 8 - Ch.II - ô 42 113 Ví dụ 3.12: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 8 - Ch. I (n4-10) 114 Ví dụ 3.13: Ca Lê Thuần - Tứ tấu dây Âm thanh đồng bằng - ô 11 115 Ví dụ 3.14: Nguyễn Văn Nam - Tứ tấu dây - Chương I (nhịp 1-6) 115 Ví dụ 3.15: Nguyễn Phúc Linh - Concerto Fantastic cho violin (n.53-54) 116 Ví dụ 3.16: Trọng Đài - giao hưởng Tiếng rao - Ch.II (n.1-4) 117 Ví dụ 3.17: Vân Đông - GH thơ Tưởng nhớ - Chủ đề 1 (n.1-6) 119
- iv Ví dụ 3.18:Trần Quý- Concertino Biển quê hương (n.309-318) 119 Ví dụ 3.19: Phạm Minh Khang - Giao hưởng thơ - ô vuông 11 120 Ví dụ 3.20: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 7 - Ch.IV (n.383-845) 120 Ví dụ 3.21: Nguyễn Văn Nam - GH. Số 5 - ch.I - chủ đề 1- ô 2 120 Ví dụ 3.22: Vĩnh Cát - GH Cuộc đối đầu lịch sử - Ch.I - ô 23 121 Ví dụ 3.23: Nguyễn Đức Toàn - GH Đất nước - Ch.I (n.66-69) 121 Ví dụ 3.24: Đàm Linh - Hoà tấu Thăng Long (n.78-81) 122 Ví dụ 3.25: Vĩnh Cát Chương II - Cuộc đối đầu lịch sử - ô 62 122 Ví dụ 3.26: Trọng Bằng - Người về đem tới niềm vui (n.127-135) 123 Ví dụ 3.27: Nguyễn Văn Nam - Phật nghìn tay nghìn mắt (n.24-30) 124 Ví dụ 3.28: Trọng Bằng - Người về đem tới niềm vui (n.189-194) 125 Ví dụ 3.29: Nguyễn Văn Thương - Rhapsody số 2 (n.50-58) 129 Ví dụ 3.30: Trần Quý - Concertino Biển quê hương (n.309-318) 131 Ví dụ 3.31: Trần Quý -Concertino Biển quê hương (n.15-18) 131 Ví dụ 3.32: Đàm Linh - Hòa tấu Thăng Long (n.103-105) 132 Ví dụ 3.33: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 3 - Ch II - ô 58 133 Ví dụ 3.34: Đặng Hữu Phúc - Pizzicato Việt Nam ( n.97-103) 134 Ví dụ 3.35: Đỗ Hồng Quân - Trống hội (n.111-114) 134 Ví dụ 3.36: Nguyễn Phúc Linh -Trio số 2 (n.54-57) 136 Ví dụ 3.37: Đỗ Hồng Quân - Trống hội (n.55-58) 137 Ví dụ 3.38: Đỗ Hồng Quân - Trổ một (n.95-101) 138 Ví dụ 3.39: Hồng Quân -Trổ một (n.207-210 ) 139 Ví dụ 3.40: Đỗ Hồng Quân -Trổ một (n.225-228) 139 Ví dụ 3.41: Đỗ Hồng Quân - Đối thoại (n.37-48) 140 Ví dụ 3.42: Đỗ Hồng Quân - Đối thoại (n.53-69) 140 Ví dụ 3.43: Nguyễn Văn Thương - Trở về đất mẹ (n.90-108) 141 Ví dụ 3.44: Đặng Hồng Anh - Capriccio Tây Nguyên (n.66-71) 141 Ví dụ 3.45: Phạm Minh Khang - Giao hưởng thơ (n.165-170) 142
- v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: L.v.Beethoven - Giao hưởng số 5 - ch.II - fugato 24 Sơ đồ 1.2: L.v.Beethoven - Giao hưởng số 3 - ch.II - Phần tái hiện 25 Sơ đồ 1.3: Max Reger - Biến tấu và Fugue Op.132- fugue 30 Sơ đồ 2.1: Thế Bảo - Tứ tấu dây - Cấu trúc chương II “ Suối” 53 Sơ đồ 2.2: Ca Lê Thuần - Concerto giọng Es dur - Cấu trúc chương II 55 Sơ đồ 2.3: Vĩnh Cát - GH Không chỉ là huyền thoại - Đoạn A1 và A2 56 Sơ đồ 2.4: Nguyễn Đình Tấn - Những cánh chim không mỏi - Ch.IV 58 Sơ đồ 2.5: Vĩnh Cát - GH thơ Tuổi trẻ anh hùng - Fugue ba chủ đề 60 Sơ đồ 2.6: Đặng Hữu Phúc- Sonate Polyphonique - Fugue 63 Sơ đồ 2.7: Hoàng Cương - Tứ tấu dây Sonate in C - Chương I 64 Sơ đồ 2.8: Nguyễn Văn Nam - Tứ tấu dây - fugato 66 Sơ đồ 2.9: Nguyễn Văn Nam - Ngũ tấu dây và piano - ch. III - fugato 67 Sơ đồ 2.10: Đỗ Kiên Cường - Tam tấu Về làng - fugato 67 Sơ đồ 2.11: Vĩnh Cát - Giao hưởng số 1 - ch. II - fugato mở đầu 69 Sơ đồ 2.12: Nguyễn Văn Nam - GH số 7 - chương IV - fugato 69 Sơ đồ 2.13: Đỗ Hồng Quân - GH Dáng rồng lên - ch. IV - fugato 70 Sơ đồ 2.14: Ca Lê Thuần - Tứ tấu dây Âm thanh đồng bằng – đoạn fugato thứ nhất: từ nhịp 50 - 67 70 Sơ đồ 2.15: Nguyễn Đình Tấn - ch.II - fugato 74 Sơ đồ 2.16: Vũ Nhật Tân - Không gian - canon bốn bè (n.10 - 31) 95 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bela Bartok - Music for Strings, Percussion and Celesta - Điệu tính chủ đề từ phần trình bày đến cao trào phần phát triển 32 Bảng 1.2: Một số thuật ngữ chưa có sự thống nhất trong sgk 46 Bảng 2.1: Vĩnh Cát - Không chỉ là huyền thoại - Khái quát cấu trúc ch. II 55
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết tắt 1 Chương Ch. 2 Đại học ĐH 3 Giáo sư GS 4 Giao hưởng GH 5 Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam HVÂNQGVN 6 Opus Op 7 Nhịp 322 n.322 8 Nhà xuất bản Nxb 9 Nhạc viện Hà Nội NVHN 10 Nghệ sĩ Nhân dân NSND 11 Phụ lục PL 12 Phó giáo sư PGS. 13 Phó tiến sĩ PTS. 14 Sách giáo khoa Sgk 15 Thành phố Hồ Chí Minh Tp. HCM 16 Tiến sĩ TS. 17 Trang Tr 18 Xã hội Chủ nghĩa XHCN 19 Ví dụ VD
- vii THUẬT NGỮ, KÝ HIỆU ÂM NHẠC VÀ KÝ HIỆU TÊN NHẠC CỤ A. THUẬT NGỮ ÂM NHẠC (xếp theo ABC) 1. Bè tòng: (Tiếng Anh: Heterophony; Ý: Eterofonia, Pháp: Hétérophonie, Đức: Heterophonie) là một hình thức trình bày âm nhạc trong đó có một bè mang ý nghĩa dẫn dắt, còn những bè khác trình bày biến hoá, hoạ lại những âm điệu điển hình nhất của bè chính. Từ đồng nghĩa: Phân điệu. 2. Biến hoá: biến đổi thành ra cái khác, hoặc sang hình thức khác. 3. Biến thể: là những kết hợp mới dưới dạng biến tấu của sự kết hợp ban đầu. 4. Canon (Tiếng Anh, Ý, Pháp: Canon, Đức: Kanon) là sự nhắc lại có chu kỳ một giai điệu ở các bè khác nhau nhiều lần. 5. Chủ điệu: (Tiếng Anh: Homophony; Ý: Omofonia; Pháp, Đức: Homophonie) là lối nhạc nhiều bè trong đó có một bè giai điệu, các bè còn lại là phần đệm hoà âm. 6. Chữ chính đồng âm: là quy tắc về đồng âm ở phách mạnh và ở kết câu. 7. Đáp đề: Trong phần trình bày của bản Fugue, sau khi chủ đề xuất hiện ở một bè, chủ đề được nhắc lại ở một bè khác được gọi là đáp đề, thường là ở điệu tính át. 8. Đối đề (Tiếng Anh: Counter subject; Ý: Controsoggetto, Pháp: Contresubjet, Đức: Kontrasubjekt): là phần giai điệu nối tiếp sau chủ đề và đối vị với đáp đề. 9. Đối vị (Tiếng Anh: Counterpoint; Ý: Contrappunto, Pháp: Contrepoint, Đức: Kontrapunkt): là thuật ngữ chỉ kỹ thuật kết hợp đồng thời các âm, các giai điệu theo lối phức điệu. 10. Đối vị chuyển động chiều dọc: là hình thức đối vị mà khi chuyển sang biến thể giai điệu không thay đổi nhưng quan hệ quãng chiều dọc giữa hai bè có thể rộng ra, hẹp lại hoặc hai bè có thể đổi chỗ cho nhau. 11. Đối vị đảo ảnh: là hình thức đối vị mà khi sang biến thể giai điệu được thay đổi bằng cách đối xứng trên một trục. Từ đồng nghĩa: đối vị phản gương.
- viii 12. Đối vị đơn giản: là sự kết hợp của các bè chỉ sử dụng một lần. 13. Đối vị phức tạp: là sự kết hợp của các bè được dùng thêm một hay nhiều lần nữa với các phương thức trình bày khác. 14. Fugato:là hình thức fugue ở dạng không hoàn chỉnh dùng trong tác phẩm chủ điệu. 15. Fughetta: là tác phẩm phức điệu viết ở hình thức fugue nhưng có quy mô nhỏ hơn fugue. 16. Fugue (Tiếng Anh, Pháp: Fugue; Ý: Fuga, Đức: Fuge) là tên gọi một hình thức âm nhạc phức điệu mà cấu trúc của nó dựa trên sự tiến hành nhiều lần một, hai hay ba chủ đề ở tất cả các bè. 17. Invention (Tiếng Anh, Pháp: Invention; Ý: Invenzione, Đức: Erfindung) là tên gọi những tác phẩm phức điệu có tính chất phóng tác. 18. Iv (Từ Latinh: Index Verticalis) là chỉ số thước đo chiều dọc. 19. Kết hợp dạng thức: là sự kết hợp các dạng thang âm (chưa hình thành điệu thức) và điệu thức. 20. Lòng bản: là thuật ngữ âm nhạc chỉ các bài bản âm nhạc được ghi lại có tính chất ước lệ, mô hình, xuất hiện trong âm nhạc tài tử và âm nhạc cải lương Nam bộ. Từ đồng nghĩa: giai điệu lõi. 21. Mô phỏng đảo ảnh (Tiếng Anh: Contrary motion; Ý: moto contrario, Pháp: mouvement contraire, Đức: Gegenbewegung): là một hình thức mô phỏng trong đó bè mô phỏng là dạng đảo ảnh của bè mở đầu. 22. Nguyên thể: là sự kết hợp lần đầu tiên của các giai điệu. 23. Ostinato (Tiếng Anh, Ý, Pháp, Đức: Ostinato): âm hình trì tục. 24. Phức điệu (Tiếng Anh:Polyphony; Ý:Polifonia, Pháp:Polyphonie, Đức: Polifonie): hình thức âm nhạc nhiều bè, mỗi bè là một giai điệu có tính độc lập. 25. Phức điệu mô phỏng (Tiếng Anh, Pháp, Đức: Imitation; Ý: Imitazione): là sự xuất hiện lần lượt của cùng một giai điệu ở các bè khác nhau. 26. Phức điệu tương phản: là kết hợp hai hay nhiều giai điệu có cá tính riêng và sự phát triển tương đối độc lập.
- ix 27. Stretto (Tiếng Anh, Ý, Pháp, Đức: Stretto) là thủ pháp âm nhạc mô phỏng, bè sau lặp lại giai điệu của bè trước trong lúc bản thân giai điệu bè này chưa kết thúc. 28. Đối với các điệu thức diatonique Trung cổ: gọi tên theo tiếng Anh.
- x B. DANH MỤC KÝ HIỆU ÂM NHẠC 1. C, c: Âm đô 2. D, d: Âm rê 3. E, e: Âm mi 4. F, f: Âm fa 5. G, g: Âm son 6. A, a: Âm la 7. H, h: Âm si 8. B, b: Âm si giáng 9. #, is: Dấu thăng (ví dụ C# hoặc do# hoặc cis là đô thăng) 10. b, es: Dấu giáng (ví dụ Cb hoặc dob hoặc ces là đô giáng) 11. dur: giọng trưởng (ví dụ C dur là giọng Đô trưởng) 12. moll: giọng thứ (ví dụ a moll là giọng La thứ) 13. -------------: một bè giai điệu 14. T: chủ đề 15. Ʇ: chủ đề phản gương 16. chủ đề phóng to trường độ 17. đ: đối đề 18. P: (Tiếng Ý: Proposta) giai điệu mở đầu 19. R: (Tiếng Ý: Risposta) bè mô phỏng 20. Số 7: ký hiệu thuộc hệ thống số, thể hiện số quãng 2 chứa trong quãng đó. 21. Dấu (-), (+): hướng di chuyển các bè; cụ thể: dấu (+): các bè rộng ra. dấu (-): các bè hẹp lại. 22. : đoạn nhạc nối, đoạn chen 23. 24. : Phản gương 25. : thủ pháp mô phỏng dồn (stretto) 26. Nguyên thể, sự kết hợp các bè lần đầu tiên
- xi 27. Biến thể chuyển chỗ 28. Biến thể chuyển xa 29. Biến thể chuyển gần
- xii C. DANH MỤC KÝ HIỆU TÊN NHẠC CỤ (LUẬN ÁN SỬ DỤNG THEO NGÔN NGỮ TIẾNG ANH) Ký hiệu viết tắt TT Tên tiếng Anh Tiếng Ý (theo tiếng Anh) 1 piccolo Picc. piccolo 2 flute Fl. flauto 3 oboe Ob. oboe 4 English horn E.Hn. corno inglese 5 clarinet Cl. clarinetto 6 A bass clarinet A B. Cl. 7 bassoon Bsn. fagotto 8 contrabassoon Cbsn. contrafagotto 9 French horn F.Hn. corno 10 trumpet Tpt. tromba 11 trombone Tbn. trombone 12 tuba Tba. tuba 13 harp Hrp. arpa 14 violin Vln. violino 15 viola Vla. viola 16 violoncello Vc. violoncello 17 double bass Db. contrabbasso
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một trong những ngôn ngữ có khả năng biểu cảm lớn nhất của con người. Cùng với tiến trình phát triển của nhân loại, âm nhạc ngày càng phát triển để phục vụ đời sống tinh thần của con người và phù hợp với nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, nghệ thuật âm nhạc luôn được sinh ra, bổ sung và đổi mới trong những điều kiện lịch sử nhất định cùng với sự sáng tạo của người nhạc sĩ. Những biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào thế kỷ XIX đã dẫn tới rự ra đời của âm nhạc mới Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ bước chập chững ban đầu, chủ yếu là trong lĩnh vực nhạc hát, đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, âm nhạc thính phòng, giao hưởng Việt Nam - một bộ phận của âm nhạc mới Việt Nam mới thực sự hình thành và phát triển. Để hình thành lĩnh vực âm nhạc thính phòng - giao hưởng không chỉ một sớm một chiều, mà phải đi từng bước, đồng bộ để đạt được sự phát triển toàn diện ở các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, đào tạo… Sự ra đời của các nhà hát, dàn nhạc và đặc biệt là sự ra đời của Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam. Song song với việc đào tạo trong nước, nhà nước ta đã cử nhiều nhạc sĩ đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài như Trung Quốc, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Từ đó hình thành đội ngũ các nhạc sĩ sáng tác đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc mới nước nhà như: Nguyễn Văn Thương, Đỗ Nhuận, Hoàng Việt, Trần Ngọc Xương, Nguyễn Đình Tấn, Đàm Linh, Nguyễn Văn Nam, Doãn Nho,Vĩnh Cát, Nguyễn Thị Nhung, Thế Bảo, Ca Lê Thuần...Tất cả đã tạo nên niềm tự hào của nền khí nhạc non trẻ Việt Nam đối với nghệ thuật thế giới. Tuy nhiên đến năm 1989, những biến động về tình hình chính trị trên thế giới mà cụ thể là sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) đã ảnh hưởng không nhỏ đến âm nhạc mới Việt Nam. Nhưng nhờ có chính sách đổi mới toàn diện từ giáo dục, kinh tế, đối ngoại đến văn hóa… âm nhạc Việt Nam nói chung, âm nhạc thính phòng - giao hưởng nói riêng đã có sự khởi sắc và
- 2 đang phát triển ngày một tốt đẹp. Các nhạc sĩ thời kỳ sau đã kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước, tiếp tục phát triển theo sự tiến triển chung của thời đại. Lớp nhạc sĩ kế cận cũng dành nhiều tâm huyết với khí nhạc Việt Nam phải kể đến các nhạc sĩ như Trần Trọng Hùng, Nguyễn Cường, Ngô Quốc Tính, Hoàng Cương, Đặng Hữu Phúc, Đỗ Hồng Quân, Hoàng Lương, Trọng Đài,….và thế hệ trẻ hơn có các nhạc sĩ Vũ Nhật Tân, Trần Mạnh Hùng, Trần Kim Ngọc…. Nhìn lại chặng đường phát triển của âm nhạc mới Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc thính phòng - giao hưởng đã tạo được những dấu ấn rõ nét cả về số lượng cũng như chất lượng nghệ thuật. Người nhạc sĩ luôn có ý thức tìm về cội nguồn để một mặt tiếp thu, lưu giữ và tuyên truyền vốn cổ, một mặt để thuần hóa những yếu tố ngoại sinh, tạo ra những nguồn lực mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thời đại. Tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam đa phần đều có tiêu đề, chủ yếu đề cập đến tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, đất nước và cuộc đấu tranh của dân tộc…. Bên cạnh đó, sự đa dạng và phong phú về hình thức và thể loại nhằm phản ánh các hình tượng âm nhạc khác nhau trong cuộc sống của người Việt Nam cũng được thể hiện qua những tác phẩm từ thính phòng độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu…cho đến những tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng. Từ tác phẩm có quy mô nhỏ và vừa như: bài ca không lời, prelude, vũ khúc, scherzo, hát ru, serenade, romance, fantasia, capriccio, rhapsody, biến tấu, tổ khúc…cho đến những tác phẩm sonate một chương, liên khúc sonate, giao hưởng thơ, liên khúc giao hưởng, tổ khúc giao hưởng…. Trên bước đường xây dựng nền âm nhạc mới nói chung và âm nhạc thính phòng - giao hưởng nói riêng, các nhạc sĩ Việt Nam, bên cạnh sự tiếp thu và phát triển chất liệu trong âm nhạc cổ truyền dân tộc, các nhạc sĩ đã tiếp thu tinh hoa của âm nhạc phương Tây để làm phong phú hơn nữa các tác phẩm của mình. Các nhạc sĩ tiếp thu ở các lĩnh vực hòa âm - phối khí - hình thức - thể loại, thủ pháp sáng tác … và không thể thiếu lĩnh vực nhạc phức điệu. Phức điệu là một bộ phận trong kho tàng âm nhạc của nhân loại, là kỹ thuật sáng tác quan trọng đối với các nhà soạn nhạc. Hình thức âm nhạc nhiều bè của phức điệu có khả năng thể hiện toàn diện các hiện tượng phức tạp trong cuộc sống.
- 3 Càng ngày, âm nhạc hiện đại càng đề cao vai trò của phức điệu. Việc sử dụng hình thức và các thủ pháp phức điệu không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm phức điệu độc lập mà còn xuất hiện trong tác phẩm chủ điệu ở mọi thể loại đã trở nên phổ biến. Đối với âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và âm nhạc truyền thống phương Đông nói chung thì sự phát triển chiều ngang - phát triển theo lối phức điệu - luôn được quan tâm hơn cả. Cũng chính vì lẽ đó, trong tư duy sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam từ xưa đến nay, muốn tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, mang đậm yếu tố dân tộc thì không thể không có những đặc điểm đó - đặc điểm tư duy âm nhạc theo “chiều ngang”. Thấy được tầm quan trọng của âm nhạc phức điệu cũng như mong muốn được nghiên cứu về vấn đề tư duy âm nhạc theo “chiều ngang” trong các tác phẩm thính phòng, giao hưởng của các nhạc sỹ Việt Nam, qua đó có thể nhìn nhận, đánh giá về một số đặc điểm âm nhạc trong các sáng tác của các nhạc sĩ nên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận án của mình là: PHỨC ĐIỆU TRONG CÁC TÁC PHẨM THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG VIỆT NAM 2. Lịch sử đề tài Sau khi nghiên cứu và hệ thống 21 tài liệu mà chúng tôi trình bày chi tiết ở tiểu mục 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu phức điệu phương Tây trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam, chúng tôi nhận thấy: Bản luận án của chúng tôi là công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự kế thừa âm nhạc phức điệu phương Tây cũng như sự tiếp thu tư duy “chiều ngang” của âm nhạc cổ truyền dân tộc trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng của một số nhạc sĩ Việt Nam. Đây là đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hình thức và thủ pháp phức điệu phương Tây đã được các nhạc sĩ Việt Nam vận dụng trong một số tác phẩm thính phòng giao hưởng.
- 4 - Những tìm tòi để thể hiện bản sắc dân tộc trong việc sử dụng các hình thức, thủ pháp phức điệu của các nhạc sĩ Việt Nam. - Sự tiếp thu và vận dụng nguyên tắc bè tòng trong hoà tấu cổ truyền Việt Nam ở một số tác phẩm thính phòng giao hưởng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu những tác phẩm thuộc thể loại thính phòng -giao hưởng viết cho các nhạc cụ phương Tây diễn tấu, hoặc tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc diễn tấu cùng dàn nhạc giao hưởng phương Tây. Như vậy phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm một số tác phẩm thính phòng viết cho nhạc cụ phương Tây như độc tấu cho piano, các bản hoà tấu (song tấu, tam tấu, tứ tấu…) và các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng như: ouverture, ballade, rhapsody, concerto cho nhạc cụ diễn tấu cùng dàn nhạc giao hưởng (nhạc cụ phương Tây hoặc nhạc cụ dân tộc), giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng và các bản liên khúc giao hưởng nhiều chương. - Do việc vận dụng âm nhạc phức điệu mà cụ thể là hình thức và thủ pháp phức điệu trong tác phẩm chủ điệu đã được rất nhiều nhạc sĩ ở các trường phái, các giai đoạn phát triển của âm nhạc thế giới thể hiện trong sáng tác của mình nên nhằm tìm hiểu sự tiếp thu những thành tựu của âm nhạc phương Tây, ở luận án này, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các tác phẩm chủ điệu của các nhạc sĩ Việt Nam có những chương, những phần sử dụng phức điệu. - Thực tế ở Việt Nam, việc in ấn và biểu diễn các tác phẩm thính phòng - giao hưởng gặp rất nhiều khó khăn và khối lượng tác phẩm lại lớn nên khi tiến hành sưu tầm tác phẩm dùng cho việc nghiên cứu của luận án, chúng tôi không có điều kiện tìm hiểu được tất cả tác phẩm của các nhạc sĩ. Do vậy chúng tôi lựa chọn tác phẩm theo tiêu chí sau và được giới hạn trong 120 tác phẩm: + Các tác phẩm đã được in ấn, phổ biến, công diễn hoặc là giáo trình giảng dạy trong HVANQGVN và các cơ sở đào tạo âm nhạc tại Việt Nam. + Các tác phẩm đã đạt giải thưởng trong các kỳ thi khí nhạc trong nước và quốc tế. Danh sách 120 tác phẩm dùng trong luận án chúng tôi trình bày ở trang 159 của luận án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam
174 p | 120 | 24
-
Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
189 p | 71 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại Việt Nam
188 p | 118 | 15
-
Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
167 p | 104 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 33 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Sử dụng đàn phím điện tử trong dạy học âm nhạc bậc trung học cơ sở ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
333 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
237 p | 38 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh
127 p | 55 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc Hát văn hầu ở Hà Nội
161 p | 56 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Lý Huế cho học sinh trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế
255 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở
217 p | 23 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
31 p | 64 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
174 p | 25 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam
156 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn