Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam" là nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- ĐẶNG THÀNH ĐẠT CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ THIÊN THẦN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - NĂM 2024
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- ĐẶNG THÀNH ĐẠT CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ THIÊN THẦN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI HÀ NỘI - NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận án tiến sỹ “Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Luận án này chưa được nộp tại bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại học hay các cơ sở đào tạo khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Đặng Thành Đạt
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, cùng với nỗ lực thực hiện của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, giảng viên hướng dẫn; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, nguyên giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; PGS.TS. Hà Văn Hội, nguyên Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và các Thầy Cô giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh, PGS.TS. Hà Văn Hội và cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hướng dẫn, đồng hành cùng tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Đặng Thành Đạt
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................6 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................6 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................6 3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu............................................................7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................7 3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7 3.3. Giới hạn nghiên cứu.........................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................8 5.1. Đóng góp về mặt lý luận ..................................................................................8 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...............................................................................8 6. Kết cấu của luận án .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................11 1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................................................11 1.1.1. Hướng nghiên cứu dựa trên sự lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư thiên thần....................................................................................................11 1.1.2. Hướng nghiên cứu dựa trên sự giao thoa giữa nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư thiên thần và nhu cầu huy động vốn của startup ..............................................15 1.1.3. Hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp đồng tối ưu của nhà đầu tư thiên thần ...............................................................................................................25 1.1.4. Một số nghiên cứu khác ..............................................................................31 1.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................................33 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................36 Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................39 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN ..............................40 2.1. Tổng quan về đầu tư thiên thần ..........................................................................40 2.1.1. Khái quát về startup ....................................................................................40
- 2.1.1.1. Định nghĩa startup ...............................................................................40 2.1.1.2. Các vòng gọi vốn của startup ..............................................................41 2.1.2. Khái quát về nhà đầu tư thiên thần .............................................................43 2.1.2.1. Khái niệm nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư thiên thần nước ngoài43 2.1.2.2. Vai trò của nhà đầu tư thiên thần với startup ......................................45 2.1.2.3. Đặc điểm của nhà đầu tư thiên thần ....................................................47 2.1.2.4. Đối tượng đầu tư của nhà đầu tư thiên thần ........................................48 2.1.2.5. Quy trình đầu tư của nhà đầu tư thiên thần .........................................49 2.1.3. Khái quát về đầu tư thiên thần ....................................................................50 2.1.3.1. Khái niệm về đầu tư thiên thần ............................................................50 2.1.3.2. Các đặc điểm của đầu tư thiên thần .....................................................51 2.1.3.3. So sánh giữa đầu tư thiên thần với đầu tư của các Quỹ đầu tư mạo hiểm ..................................................................................................................52 2.2. Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài ........................................53 2.3. Ý nghĩa của các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài ....................61 2.3.1. Đặc điểm nhà sáng lập startup ....................................................................61 2.3.2. Sản phẩm và thị trường của startup ............................................................62 2.3.3. Kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ................63 2.3.4. Kế hoạch kinh doanh của startup ................................................................63 2.3.5. Khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ...........65 2.3.6. Môi trường đầu tư của nước chủ nhà ..........................................................65 Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................67 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................68 3.1. Mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo ...............................................68 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................68 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................68 3.1.3. Thang đo các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam .......................................................................................................................69 3.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................74 3.2.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................74 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................88 3.2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..........................................................................88 3.2.2.2. Chọn mẫu .............................................................................................90 3.2.2.3. Khảo sát ...............................................................................................90
- 3.2.2.4. Mô tả mẫu nghiên cứu thu được ..........................................................93 3.2.2.5. Xử lý số liệu ........................................................................................95 Tiểu kết Chương 3 .....................................................................................................97 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................98 4.1. Kiểm định các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam98 4.1.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................98 4.1.1.1. Kiểm định Cronbach Alpha .................................................................98 4.1.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................104 4.1.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ...................................................115 4.1.2. Phân tích ma trận tương quan ...................................................................117 4.1.3. Phân tích hồi quy ......................................................................................118 4.1.3.1. Phân tích ANOVA .............................................................................118 4.1.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................118 4.1.4. Kiểm định phân phối chuẩn ......................................................................119 4.1.5. Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................120 4.1.6. Kiểm định độc lập giữa các phần dư ........................................................121 4.1.7. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính ..............................................122 4.1.7.1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ................................................122 4.1.7.2. Lập phương trình hồi quy tuyến tính .................................................124 4.2. Phân tích các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam125 4.2.1. Phân tích nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup ......................................125 4.2.2. Phân tích nhân tố sản phẩm và thị trường của startup ..............................126 4.2.3. Phân tích nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ....................................................................................................................127 4.2.4. Phân tích nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup ..................................129 4.2.5. Phân tích nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài...........................................................................................................130 4.2.6. Phân tích nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà ...........................132 4.2.7. Phân tích nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam .... .............................................................................................................................134 Tiểu kết Chương 4 ..............................................................................................136 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................................................137 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .....................................................................137
- 5.2. Tình hình đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam ...................141 5.3. Đề xuất một số giải pháp ..................................................................................145 5.3.1. Đối với nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup ........................................146 5.3.1.1. Giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực cho nhà sáng lập startup ........146 5.3.1.2. Giải pháp giúp nhà sáng lập startup xây dựng đội ngũ quản lý tốt ...147 5.3.1.3. Giải pháp giúp nhà sáng lập startup phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân ............................................................................................................149 5.3.1.4. Giải pháp giúp nhà sáng lập startup nuôi dưỡng niềm đam mê kinh doanh ..............................................................................................................151 5.3.1.5. Giải pháp giúp nhà sáng lập startup tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của startup .............................................................................152 5.3.2. Đối với nhân tố sản phẩm và thị trường của startup ................................154 5.3.2.1. Giải pháp giúp sản phẩm/dịch vụ của startup có tính độc đáo ..........154 5.3.2.2. Giải pháp giúp startup có khả năng tăng trưởng ...............................155 5.3.3. Đối với nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup.....................................158 5.3.3.1. Giải pháp giúp startup xây dựng kế hoạch kinh doanh thực tế .........158 5.3.3.2. Giải pháp giúp startup xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng .........159 5.3.3.3. Giải pháp giúp startup xây dựng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp... ........................................................................................................................160 5.3.4. Đối với nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà .............................162 5.3.4.1. Giải pháp ban hành thêm chính sách khuyến khích đầu tư thiên thần .... ........................................................................................................................162 5.3.4.2. Giải pháp thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ startup .............................................................................................................170 5.3.4.3. Giải pháp hỗ trợ phát triển mạng lưới nhà đầu tư thiên thần ............177 5.2.3.4. Giải pháp ưu đãi cho nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ....................179 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................180 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................180 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................181 Tiểu kết Chương 5 ...................................................................................................182 KẾT LUẬN .............................................................................................................183 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................186 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................187
- PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ THIÊN THẦN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM .....................207 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ THIÊN THẦN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM........................................................................................................................209
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Association of South East Asian Nations 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Business Angel 2 BA Nhà đầu tư thiên thần Business Angels Network 3 BAN Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần 4 Exit Thoái vốn khỏi công ty startup Foreign Direct Investment 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 Founder Nhà sáng lập Initial Public Offering 7 IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng 8 KH&CN Khoa học và Công nghệ 9 KNST Khởi nghiệp sáng tạo Minimum Viable Product 10 MPV Sản phẩm khả dụng tối thiểu Private Equity 11 PE Quỹ đầu tư tư nhân Small and Medium Enterprise 12 SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa 13 USD Đô la Mỹ Venture Capital 14 VC Quỹ đầu tư mạo hiểm i
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô tả thung lũng chết của startup .............................................................46 Hình 2.2: Quy trình đầu tư của nhà đầu tư thiên thần ..................................................49 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ............................................................................................................68 Hình 3.2: Mô tả nền tảng AngelList .........................................................................92 Hình 4.1: Diagram các biến theo mô hình nghiên cứu trên AMOS 22...................115 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ....................................................119 Hình 4.3: Biểu đồ tần số P - P .................................................................................120 Hình 4.4: Biểu đồ Scatter Plot.................................................................................121 Hình 5.1: Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ...............139 Hình 5.2: Tổng số thương vụ đầu tư dưới 10 triệu USD và trên 10 triệu USD vào startup tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021 ..............................................................142 Hình 5.3: Số lượng thương vụ và tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam giai đoạn 2013-2023 .......................................................................................143 Hình 5.4: So sánh thị trường đầu tư mạo hiểm toàn cầu và Việt Nam giai đoạn 2022-2023................................................................................................................144 Hình 5.5: So sánh tỷ trọng giá trị vốn đầu tư và số lượng thương vụ đầu tư vào startup ở một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2017-2023 ...............................144 Hình 5.6: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ...........................................................172 ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các vòng gọi vốn của startup ..................................................................... 43 Bảng 2.2: So sánh giữa nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm ...................... 53 Bảng 2.3: Tổng hợp các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần qua các nghiên cứu 54 Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................ 68 Bảng 3.2: Thang đo nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup .................................... 70 Bảng 3.3: Thang đo nhân tố sản phẩm và thị trường của startup............................. 70 Bảng 3.4: Thang đo nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ................................................................................................................ 71 Bảng 3.5: Thang đo nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup ................................ 72 Bảng 3.6: Thang đo nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ............................................................................................... 72 Bảng 3.7: Thang đo nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà .......................... 73 Bảng 3.8: Thang đo nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ......................................................................................................................... 74 Bảng 3.9: Số lượng chuyên gia đã phỏng vấn ......................................................... 76 Bảng 3.10: Tổng hợp tóm tắt kết quả phỏng vấn chuyên gia .................................. 77 Bảng 3.11: Kết quả phỏng vấn chuyên gia thu được ............................................... 88 Bảng 3.12: Thông tin mẫu nghiên cứu thu được...................................................... 93 Bảng 4.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo đặc điểm nhà sáng lập startup .. 99 Bảng 4.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo sản phẩm và thị trường của startup ....................................................................................................................... 99 Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài..................................................................... 100 Bảng 4.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo kế hoạch kinh doanh của startup ....................................................................................................................... 100 Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ........................................................................... 101 Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo môi trường đầu tư của nước chủ nhà ....................................................................................................................... 102 iii
- Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ............................................................................................... 102 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập .......................... 105 Bảng 4.9: Bảng tổng phương sai trích của biến độc lập ........................................ 105 Bảng 4.10: Kết quả EFA của các biến độc lập....................................................... 107 Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo sản phẩm và thị trường của startup .............................................................................................................. 108 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập lần 2 ............... 109 Bảng 4.13: Bảng tổng phương sai trích của biến độc lập lần 2 ............................. 109 Bảng 4.14: Kết quả EFA của các biến độc lập lần 2 .............................................. 110 Bảng 4.15: Kiểm định hệ số tin cậy của các biến độc lập và đặt tên nhân tố ........ 112 Bảng 4.16: Các biến độc lập của mô hình hồi quy ................................................ 113 Bảng 4.17: Kiểm định KMO và Bertlett’s của biến phụ thuộc .............................. 113 Bảng 4.18: Kết quả EFA của thang đo quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ................................................................................................................ 114 Bảng 4.19: Bảng tổng phương sai trích của biến phụ thuộc .................................. 114 Bảng 4.20: Bảng tóm tắt chỉ số độ phù hợp mô hình nghiên cứu trên AMOS 22 . 116 Bảng 4.21: Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa các biến .......................... 117 Bảng 4.22: Phân tích ANOVA ............................................................................... 118 Bảng 4.23: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ......... 119 Bảng 4.24: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính................................................... 122 Bảng 4.25. Thống kê mô tả nhân tố đặc điểm nhà sáng lập startup ...................... 125 Bảng 4.26. Thống kê mô tả nhân tố sản phẩm và thị trường của startup .............. 126 Bảng 4.27. Thống kê mô tả nhân tố kỳ vọng lợi ích tài chính của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài...................................................................................................... 127 Bảng 4.28. Thống kê mô tả nhân tố kế hoạch kinh doanh của startup.................. 129 Bảng 4.29. Thống kê mô tả nhân tố khả năng hỗ trợ cho startup của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài ............................................................................................ 131 Bảng 4.30. Thống kê mô tả nhân tố môi trường đầu tư của nước chủ nhà ........... 132 Bảng 4.31. Thống kê mô tả nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam ................................................................................................................ 134 Bảng 5.1: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 138 Bảng 5.2: Nội dung cần có của kế hoạch kinh doanh ............................................ 160 Bảng 5.3: Số liệu về đầu tư vào startup tại Thái Lan ............................................. 166 iv
- Bảng 5.4: Những khác biệt giữa các chính sách phát triển doanh nghiệp theo truyền thống và theo cách định hướng tăng trưởng........................................................... 176 v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các nước đang phát triển phải thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ phát triển công nghệ và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để tránh tụt hậu, gia tăng khoảng cách giàu nghèo và thất nghiệp. Đầu tư nước ngoài được coi là nguồn vốn quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Ngoài việc bổ sung vốn cho hình thành vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy thương mại, tạo việc làm,... đầu tư nước ngoài còn là kênh quan trọng chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới và phát triển của nước tiếp nhận. Đầu tư thiên thần nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp mà chủ thể là các “Nhà đầu tư thiên thần” nước ngoài đầu tư vào “Startup” ở nước chủ nhà. Theo đó, thông thường nhà đầu tư thiên thần nước ngoài sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn vốn và cùng đồng hành hỗ trợ cho startup về chuyên môn, quản lý, thị trường, công nghệ và cố vấn,… trước khi startup đủ trưởng thành để có thể tiếp cận vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Khác với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), startup thường gắn với mục tiêu tăng trưởng thay vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn; lượng vốn cần thiết cho startup cần thiết ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng được hình thành và thành lập công ty (pre-seed). Tới giai đoạn có sản phẩm mẫu và bán được hàng (seed), công ty bắt đầu mở rộng hoặc tiền tăng trưởng (early stage) là những giai đoạn được gọi là “khoảng trống vốn” khi startup cần thêm vốn đầu tư nhưng chưa đủ lớn để tiếp cận được các quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư thiên thần đóng vai trò bước đệm giữa hai giai đoạn quan trọng của startup là giai đoạn khởi đầu và giai đoạn đã định hình nhưng cần số vốn lớn để tăng trưởng nhanh. Startup là những doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập và hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh mang tính sáng tạo cao, đồng thời cũng gắn liền với rủi ro thất bại cao. Các số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% startup thất bại 1
- trong 2 năm và khoảng 90% thất bại trong 5 năm hoạt động. Điều này có thể được nhìn nhận bởi startup cung cấp các giải pháp mới, mô hình mới có thể chưa thực sự phù hợp với thị trường cũng như bản thân nhà sáng lập startup có thể còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Tuy nhiên, startup được nhìn nhận là đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia, thể hiện trên một số khía cạnh chính như: có khả năng tạo ra số lượng lớn việc làm mới trong dài hạn do đặc thù có khả năng tăng trưởng nhanh; tạo nhiều việc làm có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy việc phát triển những công nghệ mới, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng thêm sự năng động và cạnh tranh của hệ thống kinh tế. Do vậy, tại các quốc gia phát triển, startup được coi là động lực chính trong tạo việc làm và thúc đẩy phát triển một nền kinh tế mạnh và năng động, được chính phủ các nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Các quốc gia được đánh giá là có điều kiện thuận lợi nhất cho startup gồm có: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Canada, Thụy Sỹ (U.S. News, 2024). Đầu tư thiên thần đóng vai trò quan trọng với startup. Chính vì vậy, các startup thường tìm các cơ hội để gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng được hình thành và thành lập công ty (pre-seed). Theo số liệu được công bố tại Diễn đàn Đầu tư thiên thần thế giới năm 2020, tổng ước tính toàn cầu quy mô thị trường của đầu tư thiên thần là hơn 50 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động đầu tư thiên thần phát triển tại các quốc gia được đánh giá là có điều kiện thuận lợi cho startup. Số liệu thống kê cho thấy tại Mỹ có trên 250.000 nhà đầu tư thiên thần, đầu tư khoảng 24 tỷ USD vào trên 64.000 startup mỗi năm. Tại Anh, số liệu ước tính có khoảng 1,5 tỷ bảng Anh mỗi năm được đầu tư vào các startup bởi các nhà đầu tư thiên thần ở Anh, cao gấp 3 lần so với số vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các startup. Các nhà đầu tư thiên thần ở các quốc gia phát triển đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực như y tế, bảo hiểm, công nghệ, khoa học, trí tuệ nhân tạo,… và đang có ngày càng nhiều các hiệp hội liên kết giữa các nhà đầu tư thiên thần trên toàn thế giới. Tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan là những quốc gia có cộng đồng startup 2
- đã phát triển, hoạt động đầu tư thiên thần của các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào các startup tại những quốc gia này có những thành công nhất định. Các quốc gia này cũng có những chính sách để thu hút nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cho phát triển startup trong nước. Tại Việt Nam, từ năm 2016 Chính phủ đã dành sự quan tâm cho phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (hay startup trong tiếng Anh) với việc ban hành và triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665) và ban hành một số khung pháp lý như Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo,… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển startup và thực tế Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp với khoảng 3.800 startup đang hoạt động (Trường Nhật, 2023) Số lượng các startup tại Việt Nam đã không ngừng tăng nhanh và đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy tinh thần sáng tạo, đổi mới công nghệ, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư thiên thần có vai trò quan trọng cho sự phát triển của startup tại Việt Nam. Đầu tư thiên thần cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ cho các startup ở giai đoạn đầu, khi các startup chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư thiên thần không chỉ cung cấp vốn cho startup mà nhà đầu tư thiên thần còn hỗ trợ startup trong chiến lược phát triển, quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp, kết nối startup với các quỹ đầu tư, mạng lưới kinh doanh,… vì hầu hết nhà đầu tư thiên thần là những người từng là doanh nhân, nhà quản lý, nhiều người đã về hưu và họ thường không chỉ đầu tư vì mục đích lợi nhuận mà còn mong muốn được truyền đạt lại kinh nghiệm để phát triển thế hệ doanh nhân kế cận, đồng thời cập nhật về các xu hướng mới trên thị trường. Đầu tư thiên thần không chỉ mang lại nguồn vốn cần thiết mà còn có thể cung cấp kinh nghiệm, mối quan hệ và hướng dẫn chiến lược, giúp các startup phát triển bền vững. 3
- Đầu tư thiên thần trong nước và đầu tư thiên thần nước ngoài đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tăng khả năng thu hút tài chính của startup, giúp cải thiện chất lượng của startup và giúp cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp. Nếu như nhà đầu tư thiên thần trong nước thường có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương, bao gồm văn hóa kinh doanh, quy định pháp lý và đặc điểm thị trường; giúp họ cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn cần thiết để các startup phát triển trong môi trường địa phương thì nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có thể mang đến nhiều lợi ích, tác động lớn hơn đối với startup được nhận đầu tư. Một số tác động có thể kể đến như: Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư mà startup nhận được không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà có thể được huy động từ các nhà đầu tư ở nước ngoài. So với nguồn vốn trong nước thì nguồn đầu tư từ nước ngoài có thể lớn hơn và đa dạng hơn. Thứ hai, việc nhận được vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần nước ngoài có vai trò như một đảm bảo giúp startup dễ dàng hơn trong việc tiếp tục thu hút được nguồn tài chính từ nhiều nguồn khác nhau. Sở dĩ như vậy vì nhà đầu tư thiên thần nước ngoài thường phải cân nhắc kỹ hơn nhiều vấn đề so với nhà đầu tư thiên thần trong nước khi quyết định đầu tư cho startup. Vì vậy các startup nhận được khoản đầu tư thiên thần từ nhà đầu tư nước ngoài thường được đánh giá là những startup tốt, nhiều tiềm năng thành công. Điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài cung cấp nguồn tài chính cho startup trong các giai đoạn tiếp theo. Thứ ba, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài cũng đóng góp cho startup thông qua hoạt động tư vấn, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các mạng lưới của nhà đầu tư, tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, nếu so với các nhà đầu tư thiên thần trong nước, nhà đầu tư thiên thần nước ngoài thường có lợi thế hơn trong việc giúp startup tiếp cận với thị trường nước ngoài, xây dựng và áp dụng các mô hình kinh doanh theo chuẩn thế giới và bắt kịp với các xu hướng mới trên thị trường toàn cầu. Do đó, với sự hỗ trợ của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài, các startup trong nước có thể sẽ có tầm nhìn và cách thức thực hiện các chiến lược hướng tới thị trường toàn cầu một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, nhà đầu tư thiên thần nước 4
- ngoài có thể giúp kết nối startup với các hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ngoài. Việc tham gia vào các hệ sinh thái khởi nghiệp nước ngoài hứa hẹn mang lại cho startup nhiều cơ hội hợp tác và kinh doanh với các đối tác nước ngoài có chất lượng. Cùng với sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, hoạt động đầu tư cho startup có xu hướng phát triển. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa. Năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ ba ở Đông Nam Á về số lượng thương vụ và giá trị đầu tư vào startup, sau Singapore và Indonesia (NIC, 2024). Số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đang tăng dần và đã hình thành mạng lưới nhà đầu tư thiên thần. Số lượng nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào startup tại Việt Nam cũng tăng dần. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sự quan tâm từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup). Sự phát triển của các startup tiềm năng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, y tế, và nông nghiệp thông minh,… đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài và thực tế nhiều startup tại Việt Nam đã nhận được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam vẫn còn thấp so với một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Indonesia và hơn các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Philipines với một tỷ lệ không đáng kể (theo báo cáo của NIC, 2024). Thực tế cho thấy mặc dù đã có một số nỗ lực về chính sách của chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam và thu hút sự quan tâm đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài nhưng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần vượt qua để thu hút và tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư thiên thần nước ngoài cho sự phát triển của các startup tại Việt Nam. Từ nhu cầu vốn của các startup, từ kinh nghiệm quốc tế và khu vực cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của đầu tư thiên thần nước ngoài vào các startup 5
- trong nước. Với một quốc gia đang khuyến khích và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như Việt Nam, nhu cầu thực tiễn đặt ra làm thế nào thu hút các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài đầu tư vào các startup tại Việt Nam là rất cần thiết. Tại Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về đầu tư thiên thần và nghiên cứu riêng về thu hút đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam. Nghiên cứu những nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam trở nên rất cần thiết để đề xuất những giải pháp chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này; đồng thời cũng giúp cho startup có lưu ý để thu hút đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của startup tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Các nhân tố quyết định đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam” để nghiên cứu trong luận án của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp thu hút đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đầu tư thiên thần, đặc biệt là đầu tư thiên thần nước ngoài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của luận án. - Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư thiên thần nước ngoài vào Việt Nam hiện nay. - Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư thiên thần nước ngoài vào startup tại Việt Nam. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 840 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 269 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn