Luận án Tiến sĩ Luật học: Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam
lượt xem 13
download
Mục tiêu của đề tài "Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam" là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ MINH GIÁM CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU Ở VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9380104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG 2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Minh Giám
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 15 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .................................... 19 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU .............................. 23 2.1. Nhận thức lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ....................................................................................................................... 23 2.2. Những vấn đề phải chứng minh và quá trình chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu .................................................................................. 45 2.3. Các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ..................................................... 58 Chƣơng 3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 68 3.1. Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ....................................................................................................................... 68 3.2. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu .................................................................................. 91 Chƣơng 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ................................................................... 115 4.1. Yêu cầu bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ............................................................. 115 4.2. Giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ............................................................. 127 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 149 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 152
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra ĐTV Điều tra viên HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VAHS Vụ án hình sự XPSH Xâm phạm sở hữu XHCN Xã hội chủ nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chứng cứ là phương tiện để xác định sự thật khách quan của vụ án trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Đó là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và đã được kiểm tra, đánh giá công khai tại phiên tòa, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội XPSH, ngư i thực hiện hành vi phạm tội XPSH và những tình tiết khác có ý nghĩa để TA ban hành bản án, quyết định giải quyết VAHS về các tội XPSH. Lý luận và các quy định của pháp luật về chứng cứ trong TTHS đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, những vấn đề phải chứng minh, hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ... đã được quy định trong BLTTHS, cùng với các quy định của BLHS đã tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm nói chung, tội XPSH nói riêng. Tuy nhiên về mặt lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH còn nhiều vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu, hoàn thiện trong th i gian tới. Về mặt lý luận, thuật ngữ “chứng cứ” tuy đã được sử dụng phổ biến trong thực tiễn, quy định trong pháp luật tố tụng hình sự và được nghiên cứu nhiều về mặt lý luận, nhưng quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm “chứng cứ” cũng như một số vấn đề khác có liên quan đến chứng cứ như: đối tượng chứng minh, giới hạn chứng minh, phạm vi chứng minh, nghĩa vụ chứng minh vẫn chưa có sự thống nhất. Mặt khác, việc nghiên cứu mới dừng lại ở những vấn đề lý luận về chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Về quy định của pháp luật, các quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành về chứng cứ, chứng minh, xét xử sơ thẩm VAHS, các tội XPSH tuy đã được sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện, song từ thực tiễn xét xử sơ thẩm cho thấy vẫn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ 1
- sung và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử đặt ra. Về mặt thực tiễn, khi đánh giá công tác xét xử các VAHS, TAND tối cao có nhận định: “còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật” [105]. Mặt khác, các tội XPSH là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các hành vi phạm tội XPSH rất phức tạp, đa dạng; gây ra nhiều hậu quả vô cùng to lớn, gây bức xúc trong nhân dân. BLTTHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng các quy định về: chứng cứ, chứng minh, nguồn chứng cứ, trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm.... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể trong TTHS thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình và là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Do đó, để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm về các tội XPSH trong tình hình mới, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý luận, quy định của pháp luật, tạo cơ sở bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm về các tội XPSH là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH: Cơ sở phương pháp luận, khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chứng cứ và nguồn chứng cứ; những vấn đề phải chứng minh và quá trình chứng minh trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH; các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm 2
- VAHS về các tội XPSH. - Thứ hai, làm sáng tỏ quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành những quy định đó trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta. - Thứ ba, Phân tích các yêu cầu đặt ra và đề xuất các giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với các tội XPSH và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với các tội XPSH ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể gồm: Các lý thuyết về chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung và chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH nói riêng. Nghiên cứu quy định của pháp luật về chứng cứ và thực tiễn thi hành trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với nhóm tội XPSH. + Về địa bàn: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với nhóm tội XPSH ở phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. + Về th i gian: Từ năm 2011 đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Trong luận án, nghiên cứu sinh dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp thu các tinh hoa tư tưởng pháp lý của nhân loại, các giá trị pháp luật quốc tế và tham khảo quy 3
- định của pháp luật một số nước trên thế giới về chứng cứ trong TTHS. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án nghiên cứu theo phương pháp liên ngành khoa học xã hội và liên ngành luật học. Trong đó, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - cụ thể: Để tìm hiểu sự hình thành và phát triển về chứng cứ trong tố tụng hình sự trên thế giới (chương 2); tìm hiểu quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa sơ thẩm và khi nghị án (chương 3). Phương pháp tổng hợp: Để hệ thống hoá các quan điểm về chứng cứ, các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội XPSH; đưa ra khái niệm và đặc điểm về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH (chương 1 và chương 2); hệ thống hoá các yêu cầu về bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta hiện nay (chương 4). Phương pháp so sánh: Để làm rõ các đặc điểm giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Từ đó, so sánh những điểm khác biệt với các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử phúc thẩm VAHS về các tội XPSH (chương 1). Phương pháp thống kê: Để đánh giá kết quả xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH (chương 3). Phương pháp phân tích: Để phân tích các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH (chương 2); đánh giá thực trạng thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH ở nước ta (chương 3); đưa ra các giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH (chương 4). Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, nghiên cứu văn bản pháp luật, phỏng vấn sâu để chứng minh các luận điểm, đánh giá, nhận định trong luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về chứng cứ 4
- trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam và gắn với th i gian cụ thể. Điểm mới của luận án được thể hiện chủ yếu ở các điểm sau: - Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành; luận án đã phân tích rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH: Cơ sở phương pháp luận, khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chứng cứ và nguồn chứng cứ; những vấn đề phải chứng minh và quá trình chứng minh; các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Đồng th i, phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam. - Bằng quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và đa chiều về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH trên cơ sở những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành. Từ đó, làm cơ sở nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm về các tội XPSH, bảo đảm tốt hơn quyền con ngư i, hạn chế những sai sót thư ng gặp trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, trên cơ sở phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận thông qua thực tiễn xét xử đã làm sáng tỏ, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chứng cứ và các vấn đề liên quan trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Thông qua đó, phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong thực tiễn thi hành, nên có ý nghĩa to lớn trong việc hoàn thiện về cơ sở lý luận và giải pháp thực hiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển và hoàn thiện hơn lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật và có ý 5
- nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc biệt đối với TA và cũng là tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy định của BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành; góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp trong th i gian tới. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của luận án được chia thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2. Những vấn đề lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu. Chương 3. Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Yêu cầu và giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu Về khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nguyễn Văn Du trong bài Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2005 đã nêu khái quát tố tụng buộc tội (tố cáo) xuất hiện trong th i kỳ lịch sử cổ đại, phản ánh đậm nét ở Luật tố tụng La Mã. Trong hình thức tố tụng này thì quan niệm về chứng cứ không phải là những sự kiện, tình tiết nhằm để chứng minh chân lý theo đúng nghĩa mà là niềm tin của quan tòa vào tính đúng đắn hoặc hợp lý của một ngư i nào đó tham gia cuộc tranh luận tại công đư ng. Đỗ Văn Đương trong Luận án Tiến sĩ Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra VAHS cho rằng: Chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những ngư i và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vương Văn Bép trong Luận án Tiến sĩ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã đưa ra khái niệm: Chứng cứ trong tố tụng hình sự là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, ngư i thực hiện hành vi phạm tội, cũng như các tình tiết khác cho việc giải quyết đúng đắn và chính xác VAHS. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình của một số nước trên thế giới, tác giả Ngô Văn Vịnh đề xuất khái niệm chứng cứ như sau: Chứng cứ là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi 7
- phạm tội, ngư i thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [115]. Với cách tiếp cận của triết học: Chứng cứ là phương tiện để xác định chân lí, chứng cứ không tạo ra chân lí, không biến chân lí thành phi lí hay ngược lại, bởi vì chân lí hay phi lí là ở chỗ sự việc có phù hợp với thực tế khách quan hay không [37]. Nghiên cứu về khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự, còn một số bài viết, công trình khác có liên quan và đều thống nhất cách tiếp cận khái niệm chứng cứ đã được quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS năm 2003. Hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong xét xử vụ án hình sự: TS. Hoàng Thị Minh Sơn trong bài viết Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự đã khái quát quá trình giải quyết VAHS phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở giai đoạn nào các chủ thể cũng phải sử dụng những phương tiện để làm sáng tỏ bốn vấn đề cần phải chứng minh. Trong giai đoạn xét xử, đối với hoạt động thu thập chứng cứ TA thư ng dựa vào các chứng cứ được thu thập ở giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố. Đối với hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa là chủ thể chứng minh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để ra một trong các quyết định. Tại phiên tòa, HĐXX mà trực tiếp là Thẩm phán và Hội thẩm sử dụng chứng cứ để xét hỏi tại phiên tòa nhằm làm rõ những vấn đề thuộc về đối tượng chứng minh trong vụ án [75]. Vương Văn Bép trong Luận án Tiến sĩ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam cho rằng quá trình chứng minh trong VAHS thì chứng cứ luôn luôn được coi là phương tiện để chứng minh, vì vậy các giai đoạn thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để sử dụng là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn xét xử, TA phải trực tiếp điều tra công khai tại phiên tòa và làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS bằng các chứng cứ được xác định tại phiên tòa. HĐXX chỉ ra bản án, quyết định trên cơ sở pháp lý là những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa [17]. 8
- Nguyễn Văn Du trong Luận án Tiến sĩ Quá trình chứng minh VAHS ở nước ta đã khẳng định: Chứng cứ là phương tiện chứng minh duy nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình chứng minh trong VAHS, vì vậy đòi hỏi những ngư i tiến hành tố tụng phải hiểu rõ và phải áp dụng chính xác việc thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm sử dụng chứng cứ phục vụ cho hoạt động chứng minh trong VAHS [28]. Về dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu: Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý của nhóm tội XPSH. Nhóm Luận án, luận văn nghiên cứu đến dấu hiệu pháp lý của nhóm tội XPSH có thể kể đến Nguyễn Ngọc Chí trong Luận án Tiến sĩ Trách nhiệm hình sự đối với các tội XPSH. Đặng Quang Dũng trong Luận văn Thạc sĩ Các tội XPSH có tính chiếm đoạt trong Luật hình sự Việt Nam. Nghiên cứu theo địa phương cụ thể có thể kể đến luận văn thạc sĩ Định tội danh đối với các tội XPSH theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Tấn; luận văn thạc sĩ Phòng ngừa các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai của Võ Văn Quảng; luận văn thạc sĩ Định tội danh đối với nhóm tội XPSH tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010 của Trần Thị Phư ng; luận văn thạc sĩ Các tội XPSH do nữ thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: tình hình, nguyên nhân và giải pháp của Phan Đình Vui. Các công trình này, đều tiếp cận nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của nhóm tội XPSH theo các yếu tố cấu thành tội phạm. Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Trư ng Giang trong bài viết Dấu hiệu pháp lý và cách phân loại các tội XPSH theo BLHS 2015 đã phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội XPSH. Theo đó, khách thể của các tội XPSH: Các tội phạm này xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản, làm mất đi quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản. Tùy theo từng tội phạm cụ thể mà có thể làm mất đi một hoặc cả ba quyền năng nêu trên; mặt khách quan của các tội XPSH: thể hiện ở các dạng sau đây: hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hành vi sử dụng trái phép, hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, lãng phí tài 9
- sản; mặt chủ quan của các tội XPSH: Đa số các tội XPSH được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích và động cơ phạm tội có thể là vụ lợi nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm; chủ thể của các tội XPSH: Các tội phạm XPSH đều do các chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Tác giả phân loại các tội XPSH thành 3 nhóm: các tội phạm có tính chất chiếm đoạt gồm 8 tội danh, các tội không có tính chất chiếm đoạt gồm 2 tội danh; các tội không có tính vụ lợi, không chiếm đoạt gồm 3 tội danh [152]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu Dự án điều tra cơ bản Thực trạng thi hành BLHS năm 1999 nhằm sửa đổi toàn diện BLHS 1999 trong thời gian tới đã đánh giá: Nhóm các tội XPSH đứng thứ hai trong nhóm các tội phạm thư ng xuyên xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm sở hữu có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn những năm gần đây là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp ở mức cao, các tệ nạn xã hội phát triển… Quá trình thi hành BLHS về nhóm tội phạm XPSH và công tác xét xử đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc như sau: Thứ nhất, vướng mắc chủ yếu trong công tác xét xử các tội XPSH là việc xác định hành vi khách quan, thủ đoạn phạm tội để phân biệt tội danh. Xác định tội danh không đúng do không phân biệt được hoặc nhầm lẫn là một thiếu sót của công tác xét xử loại tội phạm này. Các Thẩm phán thư ng nhầm lẫn giữa lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giữa cướp tài sản với cướp giật tài sản, giữa cướp giật tài sản với công nhiên chiếm đoạt tài sản, giữa bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với mua bán ngư i… Thứ hai, về định giá tài sản, việc thẩm định giá tài sản cũng rất phức tạp, đặc biệt trong những trư ng hợp mà dấp dính giữa định lượng tài sản với việc có tội hay không có tội. Thứ ba, vẫn còn tình trạng lúng túng, chưa thống nhất khi xác định một số tình tiết định khung tăng nặng lại là dấu hiệu cấu thành một số tội khác. Bên cạnh đó, dự án cũng nêu ra những bất cập trong một số tội phạm cụ thể, như: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm 10
- chiếm đoạt tài sản [124]. Bài viết Tội cướp giật tài sản và vấn đề chuyển hóa tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam của TS. Phạm Minh Tuyên, đã nêu những vướng mắc do cách hiểu khác nhau, các chứng cứ, tài liệu để chứng minh trong việc áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản và vấn đề chuyển hóa thành tội khác khi định tội danh [89]. Bài viết Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ThS. Nguyễn Văn Trượng, nêu khó khăn khi hiểu thế nào là trư ng hợp bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản và chứng cứ, chứng minh một ngư i sau khi vay mượn thuê tài sản hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn nhưng lại không có ý thức chiếm đoạt [87]. Cũng về tội này, ThS.Trần Duy Bình trong bài viết lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – Một số vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện phân tích so sánh mức hình phạt khi áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chuyên nghiệp” với tội phạm khác. ThS. Thái Chí Bình trong bài viết Thực trạng áp dụng quy định về thu thập, bảo quản vật chứng và giải pháp khắc phục đã phân tích thực trạng áp dụng quy định của BLTTHS năm 2003 về thu thập, bảo quản vật chứng; phân tích một số hạn chế trong việc thu thập, bảo quản vật chứng [152]. Liên quan đến vướng mắc khi xử lý vật chứng trong quá trình xét xử VAHS, bài viết Một số vướng mắc khi xử lý vật chứng trong VAHS của ThS.Nguyễn Văn Trượng, cho rằng khi xét xử các VAHS, ngoài việc phải định tội danh, điều luật áp dụng, quyết định hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp, trong nhiều trư ng hợp HĐXX còn phải xem xét quyết định việc xử lý vật chứng. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự th i gian qua đã gặp một số vướng mắc, bất cập. Tác giả phân tích việc xử lý vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm; xử lý vật chứng trong các vụ án về các tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; xử lý tài sản vừa là vật chứng, vừa trực tiếp liên quan đến tội phạm [86]. Th i gian gần đây, ThS. Nguyễn Minh Hải trong bài viết Quy định của BLTTHS năm 2015 về xử lý vật chứng đã tập trung phân tích các quy định Điều 106 BLTTHS năm 2015 về xử lý vật 11
- chứng trong giai đoạn xét xử VAHS; tác giả nêu quan điểm cá nhân về trình tự giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng [39]. Qua nghiên cứu các công trình nêu trên, có thể nhận thấy các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ diễn giải luật thực định và phân tích những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng luật thực định vào thực tiễn. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về các giải pháp bảo đảm thi hành đúng pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình trong bài viết Bảo đảm quyền con người, quyền công dân tư tưởng xuyên suốt trong BLTTHS năm 2015, đã phân tích: Những yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về dân chủ, pháp quyền, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngư i, quyền công dân đã được thể hiện sâu sắc trong BLTTHS năm 2015. Những nội dung mới này đòi hỏi phải được quán triệt đầy đủ, tuân thủ nghiêm túc nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công tác tư pháp th i gian tới. Bộ luật đã xây dựng một chương mới nhằm luật hóa các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, phát huy hiệu lực của nguồn chứng cứ có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm (gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử). Bộ luật quy định chế tài áp dụng trong trư ng hợp vi phạm thủ tục tố tụng, như: Tuyên bố tính vô hiệu của chứng cứ nếu quá trình thu thập vi phạm thủ tục luật định, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại [2]. GS.TSKH. Đào Trí Úc trong bài Tố tụng hình sự Việt Nam đổi mới và hoàn thiện theo hướng nào, đã khẳng định oan sai thư ng xảy ra chủ yếu là trong quá trình chứng minh vụ án. Vì vậy, đổi mới tố tụng hình sự cần được thực hiện theo hướng từ bỏ quy định về việc công nhận giá trị chứng minh của chứng cứ. Triệt để thực hiện nguyên tắc: mọi chứng cứ đều có giá trị ngang nhau, bất kể chúng được đưa vào hồ sơ “một cách chính thức” hay không. Bị can, bị cáo, ngư i bào chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bằng bất cứ phương thức hợp pháp nào. Chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại phiên tòa. Điều đó có nghĩa là phải song song thừa nhận những chứng cứ có trong hồ sơ và ngoài hồ sơ 12
- vụ án. Xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phải đảm bảo sự bình đẳng của các bên và khả năng của các bên trong việc trình bày quan điểm, chứng cứ của mình [113]. Trong bài viết Cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tài liệu hội thảo tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; GS.TS. Đào Trí Úc có nhận định: Trong vấn đề chứng cứ và chứng minh, để có thể bình đẳng, bị can, bị cáo, ngư i bào chữa phải được tự do trình bày chứng cứ, được tự do trong quá trình chứng minh, triệt để áp dụng nguyên tắc “không một chứng cứ nào có hiệu lực tiên quyết hay có giá trị ưu tiên”. Trong bài viết Mục tiêu, quan điểm, định hướng cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Tài liệu hội thảo tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; GS.TS. Hoàng Thế Liên đã đề xuất bổ sung thêm các quan điểm về cải cách tư pháp, trong đó có quan điểm: Cải cách tư pháp trên cơ sở xác định tư pháp là xét xử, cơ quan tư pháp là TA được giao đủ thẩm quyền để xử lý, phán quyết bằng thủ tục tư pháp công khai đối với mọi vi phạm pháp luật, mọi tranh chấp phát sinh trong đ i sống xã hội. VKSND, các CQĐT, thi hành án và các thiết chế bổ trợ tư pháp là các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp, phải được đổi mới đồng bộ với hệ thống TA, phục vụ đầy đủ, kịp th i hoạt động xét xử của TA. Trong bài viết Xu hướng phát triển nguồn của luật hình sự Việt Nam và vấn đề sửa đổi, bổ sung BLHS hiện hành của PGS.TSKH. Lê Cảm, Tài liệu hội thảo một số định hướng sửa đổi BLHS năm 1999 đề xuất: Đưa một số nội dung của các Điều ước quốc tế vào nội luật. Đối với các tội XPSH, ngư i phạm tội có thể là thành viên của các băng nhóm phạm tội chuyên nghiệp, các băng nhóm này có thể phổ biến cách thức phạm tội cho nhau, lựa chọn đối tượng tài sản nhất định để chiếm đoạt, giúp đỡ lẫn nhau khi trốn tránh ẩn nấp sau khi phạm tội, liên kết, giúp đỡ nhau tiêu 13
- thụ tài sản đã chiếm đoạt được. Do đó, cần quy định tình tiết tăng nặng về ngư i phạm tội “là thành viên của băng, nhóm chiếm đoạt tài sản” [24]. Để đạt kết quả khi nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Trịnh Khắc Triệu trong bài viết Tiếp nhận, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong hồ sơ VAHS xác định ngoài việc kiểm tra, nghiên cứu toàn diện chứng cứ trong hồ sợ vụ án; chủ thể tiến hành tố tụng phải tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng và có hướng xử lý kịp th i theo thẩm quyền nếu phát hiện có sai sót, vi phạm chứng cứ trong hồ sơ VAHS [85]. Về đổi mới phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nâng cao chất lượng công tác xét xử theo tinh thần Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chánh án TAND tối cao đã kết luận: Đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Theo đó, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, tôn trọng quyền con ngư i. HĐXX phải thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Đinh Thế Hưng trong bài viết Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định chứng minh và chứng cứ của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, phân tích quy định tại Điều 74 BLTTHS năm 2003 về vật chứng cho thấy yếu tố buộc tội nhiều hơn gỡ tội khi quy định rằng vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội…, cũng như các vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và ngư i phạm tội. Như vậy, sẽ không bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, nên cần sửa đổi. Tác giả cũng đề xuất xóa bỏ chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TA, để đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS. Thay vào đó, cho phép tại giai đoạn xét xử, VKS có quyền bổ sung chứng cứ nếu thấy việc chứng minh lỗi của bị can, bị cáo chưa đầy đủ. Nếu VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội thì cho dù có thấy những thiếu sót về chứng cứ TA vẫn tiến hành xét xử và tuyên bị cáo không phạm tội [46]. Dự án điều tra cơ bản Thực trạng thi hành BLHS năm 1999 nhằm sửa đổi toàn 14
- diện BLHS 1999 trong thời gian tới đề xuất hướng hoàn thiện BLHS về các tội XPSH; hoàn thiện về phạm vi tội danh, hoàn thiện về dấu hiệu phạm tội, hoàn thiện về tính tiết định khung hình phạt. Đáng chú ý có đề xuất về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản của ngư i thân trong gia đình khi ngư i bị hại có đề nghị. Đây là những vấn đề gợi mở cần tiếp tục được nghiên cứu trong th i gian tới [124]. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Chứng cứ trong TTHS là vấn đề đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học ở các góc độ tiếp cận, mức độ, phạm vi khác nhau và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH, mà chỉ liên quan đến đề tài ở mức độ nhất định. Đây là cơ sở lý luận và định hướng cho tác giả nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ của mình. Nhà luật học ngư i Nga M.A.Trenxôv đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan đã xảy ra trong quá khứ và cho rằng “chứng cứ là những sự kiện, tình tiết” [137, tr.134]. Trong sách Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô Viết, A.Ia Vư-sin-xky đã nêu quan điểm về chứng cứ của các luật gia tư sản: “Chứng cứ tố tụng là những sự kiện thông thư ng, là những hiện tượng như thế xuất hiện trong đ i sống, những sự vật như thế, những con ngư i như thế, những hành vi như thế của con ngư i. Chỉ cần chúng được đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng, trở thành biện pháp để xác định những tình tiết mà cơ quan xét xử và điều tra quan tâm, thì chúng là những chứng cứ tố tụng” [135, tr.353-354]. Thẩm phán Kim Chu Seok trong tham luận Luật chứng cứ hình sự của Hàn Quốc tại hội thảo với chủ đề “Chứng cứ trong tố tụng hình sự” đã phân tích các quy định về chứng cứ trong luật TTHS của Hàn Quốc; trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc hạn chế giá trị chứng cứ, như: nguyên tắc loại trừ chứng cứ thu thập trái pháp luật (exclusionary rule), nguyên tắc loại bỏ giá trị chứng cứ của l i nhận tội không mang tính tự nguyện, nguyên tắc tin đồn (hearsay rule) [143]. 15
- Trong bài nghiên cứu về Mô hình tố tụng hình sự của Trung Quốc, GS.Liling Yue đã phân tích chứng cứ hình sự, theo đó: Định nghĩa về chứng cứ: “Bất cứ dữ kiện nào có thể chứng minh cho tình huống thực tế của vụ việc thì được gọi là chứng cứ”. Các học giả đang tranh luận về định nghĩa này, chủ yếu tập trung ở cụm từ “tình huống thực tế”, trong tiếng Trung nó có nghĩa là sự thật (zhen shi qing kuang) và không bao gồm tình huống không có thật. Nếu chấp nhận định nghĩa này thì sẽ có mâu thuẫn với những điều khoản khác, ví dụ như về quy tắc thu thập chứng cứ. Luật TTHS của Trung Quốc có liệt kê bảy loại hình chứng cứ hoặc chúng ta cũng có thể gọi đó là nguồn của chứng cứ hình sự. Về tiêu chuẩn chứng cứ: Luật TTHS của Trung Quốc không chấp nhận tiêu chuẩn đã được sử dụng trong nhiều nền tư pháp trên thế giới, đó là “vượt qua những nghi ng thông thư ng” (beyond seasonable doubt) để cân nhắc và sử dụng chứng cứ. Thật khó để cần biết bao nhiêu phần trăm niềm tin thì Thẩm phán mới quyết định được vụ án. Nhìn chung, điều đó có nghĩa là ngư i Thẩm phán khi xét xử phải không còn bất cứ nghi ng gì trong việc khẳng định chắc chắn về trách nhiệm hình sự của bị cáo đối với tội danh [144]. Nghiên cứu lý luận cơ bản về mô hình tố tụng và những vấn đề chứng cứ trong các mô hình tố tụng, sách “Tư pháp hình sự so sánh” của Philip.L.Reichl (bản dịch tiếng Việt - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý) đã phân tích làm rõ và so sánh các loại mô hình tố tụng, đặc biệt là mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm và so sánh các loại mô hình tố tụng công bằng. Tác giả cũng đã phân tích đặc điểm và so sánh các truyền thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, truyền thống pháp luật và mô hình tố tụng có khác nhau, nhưng đều chung mục đích là tìm ra sự thật, phát hiện và xử lý đúng tội phạm [145]. Trong chương trình đối tác tư pháp (Justice partnership programme - JPP), cuốn sách “Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới” do các nhà khoa học có kinh nghiệm thực tiễn và uy tín trên thế giới thực hiện các báo cáo nghiên cứu về mô hình tố tụng hình sự của bảy quốc gia đại diện cho các mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới. Trong các mô hình tố tụng hình sự đều có quy định 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
197 p | 110 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 66 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 76 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Người lao động cao tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện nay
183 p | 17 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
336 p | 15 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 60 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh
26 p | 44 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn