Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế
lượt xem 5
download
Luận án chứng minh và khẳng định sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí ở QTDTCĐH được tồn tại từ thế kỷ thứ XIX cho đến ngày nay. Luận án hướng đến xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn của sơn truyền thống để làm sáng tỏ giá trị thẩm mỹ kiến trúc, hiện vật và những kiểu thức trang trí được thăng hoa trong DTCĐH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đỗ Xuân Phú SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUỐC HÙNG Hà Nội - 2018
- 1 LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu luận án của NCS, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự góp ý nhiệt tình của các nhà khoa học, các nhà quản lý.... Luận án tiến sĩ: Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế là do NCS viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. NCS xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Đỗ Xuân Phú
- 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN............................................ 4 MỞ ĐẦU……...………………...……………………...........…..…............... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QTDTCĐH.............................................................................................15 1.1. Khái niệm sơn truyền thống và một số thuật ngữ ....................................15 1.2. Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn…....................19 1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...........................................................42 Tiểu kết chương 1............................................................................................54 Chương 2. NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CỦA SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG QTDTCĐH................................56 2.1. Hiệu quả trang trí trong các đề tài mỹ thuật ............................................56 2.2. Giá trị tạo hình nghệ thuật trang trí trên sơn truyền thống ......................67 2.3. Tính biểu đạt của sơn truyền thống..........................................................91 2.4. Giá trị bền vững của chất liệu kết dính.....................................................97 2.5. Hội tụ và lan tỏa của sơn truyền thống trong đời sống VHXH................99 Tiểu kết chương 2...............….…………………….....…..……...…............103 Chương 3. BÀN LUẬN VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA SƠN TRUYỀN THỐNG CÓ TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QTDTCĐH……...................................................................…………........105 3.1. Cơ sở khoa học chứng minh sơn truyền thống.......................................106 3.2. Vị trí của sơn truyền thống trong dòng chảy..........................................115 3.3. Vai trò quan trọng của mỗi loại sơn ......................................................128 3.4. Một vài biện luận về tính mới của luận án.............................................138 Tiểu kết chương 3.....……………………..........................……...................141 KẾT LUẬN………………….…....……………......……………...............144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………............................….................152 PHỤ LỤC………….........................…………………………....................164
- 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ B.A.V.H. : Bulletin des Amis du Vieux Huế (Những người bạn cố đô Huế) C : Chương DTCĐH : Di tích cố đô Huế GS : Giáo sư H : Hình HS : Họa sĩ KĐĐNHĐSL : Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ NCS : Nghiên cứu sinh NKT : Ngoài Kinh thành Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PL : Phụ lục QTDTCĐH : Quần thể Di tích cố đô Huế TCT : Tử Cấm Thành THT : Trong Hoàng thành TKT : Trong Kinh thành TLTK : Tài liệu tham khảo Tp : Thành phố tr : trang TS : Tiến sĩ TTBTDTCĐH : Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế VHXH : Văn hóa xã hội Xb : Xuất bản
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 1. Thống kê các họa tiết trang trí bằng sơn truyền thống.......................31 Bảng 2. Thống kê số lượng của các hiện vật trong nội và ngoại thất kiến trúc gỗ được trang trí bằng sơn truyền thống.........................................31 Bảng 3. Họa tiết trang trí trên 11 ô hộc tại án thờ Thế Miếu..........................64 Bảng 4. Họa tiết trang trí trên 11 ô hộc tại án thờ Hưng Miếu (mặt tiền)......64 Bảng 5. Họa tiết trang trí trên 13 ô hộc tại án thờ Hưng Miếu (mặt hậu).......65 Bảng 6. Thành phần và tính chất của bột màu................................................82 Bảng 7. Vị trí sơn truyền thống ngoài Kinh thành (NKT) và kiểu thức trang trí .......................................................................................................119 Bảng 8. Vị trí sơn truyền thống trong Kinh thành (TKT) và kiểu thức trang trí .......................................................................................................120 Bảng 9. Vị trí sơn truyền thống trong Hoàng thành (THT) và kiểu thức trang trí ..................................................................................................121 Bảng 10. Vị trí sơn truyền thống trong Tử Cấm Thành (TCT) và Kiểu thức trang trí………......................................……................................121 Bảng 11. Tóm tắt quy trình các lớp sơn trên nền gỗ trong DTCĐH.............136 Bảng 12. Tóm tắt các lớp thí son, thếp vàng lá và phủ hoàng kim trên kiểu thức trang trí tại di tích cố đô Huế................................................137
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sơn truyền thống trong kiến trúc thời Nguyễn phản ánh sâu sắc tính thẩm mỹ của cung đình. Chúng không chỉ mang trong mình những giá trị to lớn về lịch sử, nghệ thuật mà còn chứa đựng cả văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian..., chúng còn ảnh hưởng bởi tư tưởng chính thống của nho giáo và hòa đồng với Lão giáo, Phật giáo. Đó chính là đặc trưng của văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn, sơn truyền thống đã tạo nên bản sắc riêng về giá trị thẩm mỹ, có tính khái quát cao bởi màu sắc và tượng trưng của những kiểu thức trang trí có ý nghĩa sâu sắc, lắng đọng. Điều đó có được là do các chúa Nguyễn đã quy tụ những danh nhân kiệt xuất trong lĩnh vực mỹ thuật của cả nước về Thuận Hóa (Huế), tạo nên những công trình kiến trúc cung đình đậm tính sơn với những tác phẩm tuyệt tác. Đánh dấu bước phát triển của mỹ thuật cung đình và góp phần hình thành nên phong cách mỹ thuật riêng của thời Nguyễn. Ngày nay sơn truyền thống và kiểu thức trang trí vẫn còn được lưu truyền, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong tương lai, chúng đã trở thành điểm nhấn mạnh mẽ và không thể thiếu đối với đời sống con người xưa và nay. Có thể khẳng định rằng, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã để lại cho chúng ta một khối di sản đồ sộ về kiến trúc có sử dụng chất liệu sơn cổ truyền như đồ dùng sinh hoạt, đồ tế tự son thếp và những kiểu thức trang trí. Ở đây, vai trò quan trọng của sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí chúng đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc và mang ý nghĩa nhân văn về Chân - Thiện - Mỹ rõ nét. Sơn truyền thống trong kiến trúc cố đô Huế có những sắc màu cổ kính, huyền ảo, ấm cúng và điểm xuyết những họa tiết, hoa văn trang trí làm nổi bật chủ đề được truyền tài từ dân gian của một thời kỳ vàng son tráng lệ.
- 6 Chất liệu sơn truyền thống Việt Nam vốn được coi là kho báu giúp cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa có giá trị thẩm mỹ. Tạo điều kiện cho các làng nghề sơn phát triển trong mạch chảy văn hóa sơn khắp mọi miền tổ quốc. Từ ưu thế đó, thời Nguyễn đã vận dụng có hiệu quả chất liệu sơn truyền thống trong kiến trúc cung đình mỹ thuật và chúng được bao phủ và tô điểm lộng lẫy trên các đồ sơn, cấu kiện và những kiểu thức trang trí... bằng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ và có tính sáng tạo của các nghệ nhân, người thợ sơn đã sáng tác ra những sản phẩm đồ sơn trang trọng phục vụ cung đình. Chất liệu sơn đã trở thành mạch sống kết nối giữa cái tâm hồn, cái đẹp của những kiểu thức trang trí làm phong phú, đa dạng chính thể triều đình, chúng đã góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ, giá trị dân gian và mang đậm tôn giáo tín ngưỡng với đầy đủ ngôn ngữ biểu đạt của sơn truyền thống. Thực tế cho thấy, sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí tại Quần thể di tích cố đô Huế (QTDTCĐH) được các nghệ nhân sử dụng với mục đích làm đẹp cung điện và trang nghiêm nơi thờ cúng gia tiên. Sự xuất hiện của cặp màu vàng - đỏ, đen - đỏ, vàng bạc trên các kiểu thức trang trí và cặp màu xanh, lục trên đường viền hoặc các ô hộc của sơn truyền thống đã làm tăng thêm vẻ đẹp lộng lẫy và tính trang nghiêm nơi thờ cúng của chúa Nguyễn. Các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, nhưng vẫn cho thấy sự lớn mạnh, hùng hậu trong các cung, điện, lăng tẩm. Bên cạnh đó, so sánh với những tác phẩm khác được thể hiện bằng chất liệu sành sứ, pháp lam, tranh kính màu, đồ gốm, đồ đồng, đồ đá, mành tre, xà cừ, gạch lát nền, tường bao và ngói màu các loại....để tăng thêm giá trị cuar sơn truyền thống. Bản thân giữa chúng có nhiệm vụ mục đích bổ sung cho nhau, làm phong phú các chất liệu với nhau và tồn tại trong chuỗi di sản của cung đình mỹ thuật triều Nguyễn một thời vàng son. Đề tài nghiên cứu về
- 7 lý thuyết và thực tiễn, góp phần thiết thực trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nói riêng nghề sơn và du lịch tại QTDTCĐH. Nghiên cứu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí trên các cấu kiện, ô hộc để tìm thấy những tinh hoa, phẩm chất cao quý. Mang ý nghĩa tôn vinh giá trị thẩm mỹ của sơn và các họa tiết, ngoài ra biết được những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo tồn. Trong nghiên cứu về sơn cổ truyền mới thấy hết được giá trị “văn hóa sơn” ở thời Nguyễn có tầm quan trọng trong xu thế phát triển của thời đại. Bản thân chúng góp phần bảo tồn các giá trị thẩm mỹ vốn có của cha ông ta để lại, đồng thời nhìn nhận, đề suất các giải pháp nhằm tôn tạo những di sản đang có nguy cơ bị mai một dần bởi nhiều yếu tố khách quan. Đây là tính cấp thiết khi nghiên cứu đề tài này, những khái niệm và thuật ngữ được đề cập là mục đích khẳng định để có cơ sở lý luận của luận án. Nghiên cứu vị trí, vai trò, đặc trưng của sơn truyền thống và tinh hoa nghệ thuật trang trí để làm chúng bật lên so với các chất liệu khác cùng thời. Như vậy, có thể khẳng định sơn truyền thống có vai trò khá quan trọng trong nghệ thuật tạo hình ở QTDTCĐH, nhưng chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên, do vậy nghiên cứu sinh chọn đề tài Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể di tích cố đô Huế để thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát - Luận án chứng minh và khẳng định sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí ở QTDTCĐH được tồn tại từ thế kỷ thứ XIX cho đến ngày nay.
- 8 - Luận án hướng đến xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn của sơn truyền thống để làm sáng tỏ giá trị thẩm mỹ kiến trúc, hiện vật và những kiểu thức trang trí được thăng hoa trong DTCĐH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài sơn truyền thống trong DTCĐH của thời Nguyễn để lại. - Tìm hiểu diện mạo của sơn truyền thống trong tiến trình lịch sử của dân tộc về nguồn gốc, xuất xứ và kỹ thuật chế tác sơn của QTDTCĐH. - Nhận diện sự hài hòa giữa các tác phẩm mỹ thuật làm bằng sơn truyền thống và các tác phẩm của một số chất liệu khác trong nghệ thuật trang trí DTCĐH. - Tìm ra những minh chứng khẳng định giá trị mỹ thuật của các tác phẩm có sử dụng sơn truyền thống - Xác định những giá trị thẩm mỹ của những kiểu thức trang trí có đặc điểm tạo hình dân gian, như các bộ đề tài Tứ linh, Tứ thời, bát bửu, án thờ,... và đặc biệt hình tượng rồng trên các hàng cột ở điện Thái Hòa chúng được biểu hiện bởi chất liệu sơn truyền thống. - Đánh giá, phân tích và khẳng định giá trị của sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí dưới thời Nguyễn và làm sáng tỏ những cái đạt được và chưa được của công tác sơn. - Góp thêm tiếng nói có luận cứ khoa học trong việc khẳng định giá trị của chất liệu sơn truyền thống và nghệ thuật trang trí. Nhằm bảo tồn và phát huy các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống trên cơ sở giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống vốn có làm thăng hoa cung đình mỹ thuật thời Nguyễn trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc nước nhà.
- 9 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí di tích cố đô Huế, như những kỹ thuật chế tác, kỹ thuật khắc chạm họa tiết trang trí điêu luyện, kỹ thuật dát vàng, bạc lá tinh tế. Nghiên cứu đặc trưng của chất liệu sơn truyền thống (sơn cổ truyền, sơn mỹ nghệ, sơn ta, sơn thếp, sơn quang, sơn phủ hoàng kim... ), có nhu cầu thẩm mỹ (làm đẹp) các công trình kiến trúc gỗ như trên các kiểu thức trang trí của các hiện vật, đồ sơn, đồ sinh hoạt của các bà hoàng, quan lại và trên các cấu kiện, hàng cột, án thờ, ô hộc... tại cung điện, đền đài, lăng tẩm, khẳng định thêm giá trị sơn truyền thống. Nghiên cứu đặc trưng kiểu thức trang trí của DTCĐH để làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật tạo hình, các họa tiết mang đậm tính dân gian, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên cả nước, đã hội tụ bản sắc dân tộc trên nghệ thuật trang trí. Nghiên cứu sơn truyền thống góp phần nhận diện dấu ấn riêng cũng như sự phong phú đa dạng của mỹ thuật cung đình thời Nguyễn trong dòng chảy của Mỹ thuật dân tộc. Tuy nhiên, để làm rõ diện mạo và sự đóng góp của sơn truyền thống trong QTDTCĐH, luận án mở rộng tìm hiểu sơn truyền thống trong tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt so sánh giữa sơn truyền thống ở Hưng Miếu - DTCĐH với Văn Miếu - Quốc Tử giám ở Hà Nội mục đích tìm ra sự khác biệt giữa màu sơn giũa chúng với nhau, mục đích để phân tích và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu của luận án và phân tích so sánh giữa các công trình sơn cùng thời Nguyễn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu chất liệu sơn truyền thống trên các công trình kiến trúc có tính dân tộc tiêu biểu như điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các và lăng Tự Đức...
- 10 - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, tìm hiểu sơn truyền thống thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, với các dấu mốc thời gian cụ thể gắn với việc trang trí các họa tiết trên kiến trúc cung đình biến đổi theo thời gian. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho giả thuyết, NCS có thể nêu ra một số câu hỏi nghiên cứu, nhằm mục đích làm sáng tỏ đề tài có tính khoa học hơn. Vì sao sơn truyền thống được ưa chuộng trong trang trí kiến trúc ở nước ta? Có bao nhiêu loại sơn truyền thống trong trang trí mỹ thuật cung đình Huế? Sơn truyền thống thường được sử dụng cho mục đích trang trí ngoài ra còn mục đích gì? Chất liệu của nó có bền chặt hay không? Những vật liệu gì phù hợp cho đề tài trang trí gắn kết sơn truyền thống? Các tác phẩm mỹ thuật sử dụng sơn truyền thống ở Huế với tư cách là kinh đô có khác gì với các địa phương khác? Tỷ lệ các kiến trúc, hiện vật được trang trí bằng sơn truyền thống so với các thể loại và chất liệu khác ở Huế? Đội ngũ nghệ nhân thực hiện các sản phẩm thô, phác thảo (thợ mộc) và nghệ nhân sơn son thếp vàng? Hiện tượng sơn bị uốn cong và bong tróc ra từng mảng? Lớp phủ trên có dát bạc bị phai nhạt để lại những mảng màu vàng và bạc chen kẻ lốm đốm? Tại sao không thếp vàng lá thay cho bạc lá? và tại sao phải trộn bột đá với đất phù sa trong các lớp hom? v.v... Từ đây các câu hỏi sẽ được trả lời thông qua các kết quả nghiên cứu phải đạt được là: - Cho thấy rõ, sơn truyền thống góp phần tô đẹp kiến trúc và hiện vật đồ sơn tại DTCĐH, hay nói cách khác sơn truyền thống có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật trang trí, bởi bề mặt của nền sơn được phủ lên một lớp sơn son và thếp vàng rực rỡ trong cung đình mỹ thuật thời Nguyễn.
- 11 - Sơn truyền thống đem lại giá trị thẩm mỹ và thăng hoa cho các họa tiết trang trí trong QTDTCĐH. - Bằng lý luận và lịch sử mỹ thuật đề tài được khẳng định và làm sáng tỏ một số công trình đạt kết quả, bên cạnh một số bị hư hỏng của sơn truyền thống trong QTDTCĐH. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong thực tiễn, tại các di tích lịch sử và DTCĐH có một nền tảng chung sử dụng chất liệu sơn truyền thống, nhưng chưa hẳn mỗi di tích đã có được sự thống nhất cao về kỹ thuật chế tác sơn, các công đoạn bó, hom, thí... mà mỗi nơi có kỹ thuật riêng tùy thuộc vào kinh nghiệm của người thợ sơn và nghệ nhân thời xưa cho đến bây giờ. Vì vậy, nguyên nhân do đâu. Làm thế nào để có thêm những căn cứ để xác lập, đánh giá và thẩm định chất lượng và quy trình chuẩn về sơn truyền thống? Vấn đề đặt ra là có thể tìm thêm những cơ sở khoa học nào để đánh giá đúng hơn về giá trị bền vững của chất liệu, tránh sự ảnh hưởng không tốt từ nhiều phía như sơn sống có pha thêm dầu hỏa, sơn kém chất lượng trong thời gian thu hoạch v.v... NCS thấy rằng, trong quá trình hình thành phát triển những di sản văn hóa dân tộc. Sơn truyền thống trong DTCĐH là một chất liệu mang tính trang trí rõ nét và đặc biệt, chứng tỏ khả năng dung hợp, khả năng tiếp biến văn hóa trong sự giao lưu với các nước lân bang thời bấy giờ. Sơn và kiểu thức trang trí có sức sống mãnh liệt và chứa đựng khả năng tạo hình vô tận thông qua trí óc và đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, họ tạo nên những giá trị đặc sắc trong mỗi họa tiết, hoa văn trang trí đậm bản sắc dân tộc và có giá trị nhân văn trong mỗi tâm hồn và trí tuệ của con người Việt Nam. Giả thuyết khoa học mà NCS đặt ra là: Trong quá trình thực hiện những tác phẩm mỹ thuật thời Nguyễn nếu như không có chất liệu sơn truyền thống? Thử hỏi những công trình kiến trúc muốn làm đẹp và có tính bền vững thì sử
- 12 dụng chất liệu gì để thay thế? Nên yếu tố quyết định để tạo ra sự bền vững và sản phẩm đẹp đó chính là mủ sơn, trải qua quá trình tinh luyện để trở thành sơn chín, sơn cánh gián, sơn quang, sơn phủ hoàng kim.... chúng đại diện sơn truyền thống để nói lên tiếng nói chung trong các di tích lịch sử và DTCĐH. Hầu hết, sơn truyền thống được sử dụng để trang trí các kiến trúc, các hiện vật tại QTDTCĐH, những công trình vàng son rực rỡ hòa chung với những tác phẩm mỹ thuật của các chất liệu khác nhằm bổ sung và làm sang trọng mỹ thuật cung đình thời Nguyễn thời bấy giờ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của nghiên cứu là so sánh, đối chiếu, đối sánh, liên hệ, liên tưởng các hiện tượng sơn và kiểu thức trang trí cung đình mỹ thuật thời Nguyễn. Ngoài ra NCS còn sử dụng những phương pháp khác ở mức độ nhất định trong luận án như. 5.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống là thống kê hiện tượng sơn truyền thống hiện hữu trên các đồ sơn, hiện vật trong nghệ thuật trang trí. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về ý nghĩa của sơn son thếp vàng. Phương pháp còn hệ thống những hoa văn có họa tiết trang trí mang tính nhân văn của xã hội. Trên cơ sở đó, đối sánh giữa công trình sơn truyền thống ở Hưng Miếu tại QTDTCĐH và công trình Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội để tìm ra những điểm khác biệt giữa chúng về sơn phủ hoàng kim. 5.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Luận án sử dụng phương pháp liên ngành chính là phương pháp tiếp cận đa chiều các ngành khoa học khác nhau như Văn hóa, Sử học, Mỹ học, Dân tộc học và Nghệ thuật học…, nhằm tìm hiểu và khai thác các đối tượng cần nghiên cứu, bao gồm các kỹ thuật và thao tác sơn truyền thống cũng như nghệ thuật trang trí và lịch sử của nghề sơn.
- 13 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu cho phép người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết, đánh giá về các vấn đề của chất liệu sơn truyền thống trong DTCĐH. 5.4. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, điền dã tại QTDTCĐH đối với chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí bằng quan sát ghi chép, đọc tư liệu, phiếu phỏng vấn người thợ sơn, các nhà quản lý phục vụ nghiên cứu và xử lý nguồn thông tin bằng phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những kết quả nghiên cứu và lý luận của những đề tài trước đó, đề tài của NCS bước đầu tổng hợp, hệ thống và bổ sung trên cơ sở lý luận về sơn truyền thống thời Nguyễn. NCS nhận thấy đề tài Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí Quần thể Di tích cố đô Huế, chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đây là cơ sở để đóng góp tính mới về lý thuyết có tính khoa học của đề tài, một hướng nghiên cứu cần thiết đối với chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật nói riêng và ngành Mỹ thuật nói chung. Ngoài ra, đề tài tập trung phân tích và tìm ra cái thẩm mỹ (cái đẹp) của mỗi công trình. Sơn truyền thống đem lại giá trị thẩm mỹ của những kiểu thức trang trí trong DTCĐH. Nhận diện những tác phẩm mỹ thuật tạo hình có giá trị biểu cảm chất liệu sơn truyền thống rực rỡ bởi sắc màu đỏ, vàng và được xem đây cũng là tính mới trong luận án. Đồng thời đề tài còn hướng đến phân tích cụ thể các tác phẩm nghệ thuật trang trí, đồ sơn bằng sơn truyền thống trên các biểu bảng.
- 14 Phân tích sự hài hòa giữa các tác phẩm mỹ thuật có sử dụng sơn truyền thống và các tác phẩm mỹ thuật thuộc các chất liệu khác tạo nên sự đa dạng và phong phú mỹ thuật cung đình Huế. Và sưu tập, dẫn chứng những tư liệu quý hiếm của thời Nguyễn để có cơ sở lý luận về sơn truyền thống, đó cũng là tính mới trong luận án. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (10 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (35 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu về sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí QTDTCĐH (41 trang) Chương 2. Những giá trị tiêu biểu nghệ thuật trang trí của sơn truyền thống trong QTDTCĐH (49 trang) Chương 3. Bàn luận về những giá trị của sơn truyền thống có tính khoa học trong nghệ thuật trang trí QTDTCĐH (39 trang)
- 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 1.1. Khái niệm sơn truyền thống và một số thuật ngữ 1.1.1. Khái niệm sơn truyền thống Khi nói về sơn truyền thống trong các di tích lịch sử nói chung và nói riêng QTDTCĐH, chúng ta thử hỏi có biết bao nhiêu con người đã thấu hiểu đầy đủ về kỹ thuật và tên gọi của nó? Thật sự, mỗi khi chúng ta quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về chất liệu sơn truyền thống mới thấy được giá trị thẩm mỹ của nó. Thời Nguyễn, nhận biết sơn truyền thống trong mỗi công trình kiến trúc có vị trí vai trò rất quan trọng, nên đã sử dụng nó phủ khắp cung đình. Chất liệu sơn truyền thống còn có tên gọi khác là sơn cổ truyền, sơn mỹ nghệ hay sơn ta. Trong thực tế, thường nhật con người thường gọi là “sơn ta” nhiều hơn cụm từ sơn truyền thống, sơn mỹ nghệ vì tính chất của nó mang tính địa phương nhiều hơn, mặt khác để chỉ rõ sự khác biệt giữa sơn Tây, sơn Tàu, sơn Nhật và theo cách gọi dân gian ấy nhằm để phân biệt với sơn công nghiệp hiện đại ngày nay. Những vết tích đầu tiên về sơn truyền thống ở Việt Nam đã được khai quật hàng trăm năm trước công nguyên. Thời Đinh (930-950) đã biết sử dụng sơn truyền thống để sơn lên chiếc ghe thuyền vượt sông trong thời kỳ chiến tranh, không chỉ vậy nó còn được trang trí đồ sơn, hoành phi, ngai kiệu, án thờ và những kiến trúc cung điện nguy nga lộng lẫy. Đứng trước những ưu điểm nổi bật đó nên sơn truyền thống là chất xúc tác cho con người thời bấy giờ phải trăn trở đón nhận và ứng dụng nó trong di tích thời Nguyễn. Sơn cổ truyền một lần nữa khẳng định sự khác biệt giữa sơn cổ truyền Việt Nam với các loại sơn khác như sơn Nam Vang của Campuchia, sơn
- 16 Nhật, sơn Trung Quốc (Tàu) hoặc sơn hạt điều trong nước. Thuật ngữ sơn truyền thống (sơn mỹ nghệ, sơn cổ truyền) được viết trên văn bản và sách vở, còn trong giao tiếp của người dân địa phương thường gọi là sơn ta, chúng vừa ngắn gọn, dễ hiểu. Hơn nữa cụm từ “sơn ta” đã thấm sâu vào tâm hồn và ký ức của mỗi người dân miền Bắc nói chung và nói riêng ở tỉnh Phú Thọ, nhất là đối với sinh viên các trường Mỹ thuật có chương trình đào tạo chất liệu sơn truyền thống, cũng như đối với các nhà quản lý, nghệ nhân, người thợ trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử Việt Nam và Quần thể di tích cố đô Huế. Vậy khái niệm sơn truyền thống, là chất liệu chuyên dụng trong các di tích văn hóa lịch sử Việt Nam. Một chất liệu được chiết suất từ mủ cây sơn để tinh chế và trở thành các loại sơn quý hiếm làm đẹp di tích và bằng những kỹ thuật theo lối cổ truyền đã để lại cho di tích những dấu ấn sắc son về sơn thếp trong lòng của mỗi người thợ, quản lý và dân địa phương. Ngày nay, sơn truyền thống (sơn cổ truyền...) trong đời sống thường nhật và trong các tác phẩm mỹ thuật có tên gọi khác đó là sơn mài Việt Nam. 1.1.2. Một số thuật ngữ sơn truyền thống sử dụng trong DTCĐH Thời Nguyễn, những thuật ngữ sơn truyền thống chỉ định rõ nét những nghề nghiệp tương ứng như Kim tượng ty (Ty thợ thếp vàng), Ngân tượng ty (Ty thợ thếp bạc) có nghĩa là chuyên thếp vàng, bạc lá trên các họa tiết trang trí; Tất tượng cục (Cục thợ làm nghề sơn thếp) chuyên sơn sửa và làm mới công trình kiến trúc có sơn son thếp vàng trên các kiểu thức; Họa tượng ty (Ty thợ vẽ) vẽ các họa tiết lên trên nền gỗ và nền sơn truyền thống, Mộc tượng ty (Ty thợ mộc), Long tú tượng ty (Ty thợ thêu rồng), Nề tượng cục (Cục thợ nề), Pháp lam tượng cục (cục thợ làm pháp lam)... Như đã trình bày, khái niệm sơn truyền thống và các tượng cục mở đầu cho việc nhận diện chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí, bởi những quy trình về kỹ thuật sơn đem lại những thủ thuật, thủ pháp biểu hiện
- 17 trên các đồ vật, cấu kiện gỗ, ván tường hay cột trụ... tạo thành những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ nhất định. Sơn truyền thống khá phức tạp về mặt kỹ thuật, nên những thuật ngữ và khái niệm mang tính nghề nghiệp đặc thù. Chúng có liên quan trực tiếp đến quy trình sơn truyền thống, sơn cổ truyền, son thếp, sơn quang bóng và nền cốt gỗ (vóc), hom bó, sơn son thếp bạc hay vàng, mài phẳng, khắc nét, lớp màu, chồng các lớp hom, lớp thí sơn. Sơn ta, sơn chín rất cần thiết đối với DTCĐH nên NCS hệ thống một số thuật ngữ thường dùng trong quá trình thao tác của nghề sơn truyền thống ở DTCĐH cụ thể như sau: - Cốt gỗ là nguyên liệu chính trong việc tạo tác thành nền mộc như các kiểu thức trang trí, những cấu kiện, hàng cột, ô hộc, ván tường, cơi trầu, án thờ, khánh thờ và kiệu võng... - Phất vải (phủ vải) trên nền gỗ của các sản phẩm, mục đích tránh sự co giản và tạo nền bám vững chắc cho lớp bó sơn, hom sơn... - Bó sơn là trát lên nền mặt gỗ có phủ vải hoặc không phủ vải một lớp sơn gồm sơn sống trộn với đất phù sa và mạt cưa. - Hom là công đoạn sử dụng sơn sống trộn với đất phù sa để hom lên những đồ sơn như câu đối, án thờ, khánh thờ, kiệu võng, long sàng... để nơi mát mẻ và tránh ở vị trí khô nóng làm rạn nứt mặt hom. - Lót sơn là lót lên mặt hom nhiều lớp sơn sống làm nền. - Mài sơn là mài các lớp sơn (mài bó, hom, lót sơn, thí sơn) cho phẳng phiu bằng đá mài hoặc giấy ráp (giấy nhám). - Thí sơn cũng như chồng lớp sơn, lớp màu lên trên nền vóc hoặc trên các họa tiết trang trí. Hòa trộn màu son (đỏ) với sơn chín tô phủ lên bề mặt các kiểu thức, đồ sơn, hàng cột... - Vóc sơn có nghĩa là cốt gỗ được xử lý qua các công đoạn từ bó sơn đến thí son gọi là vóc.
- 18 - Sơn cầm, tô quét mỏng một lớp sơn cầm trên nền vóc có họa tiết để dát (thếp) vàng hay bạc lá. - Sơn thếp, thếp (dát) vàng bạc chính là sử dụng kim loại quý của nghề kim hoàn được người thợ dát mỏng. Chúng được thếp lên các họa tiết trang trí hoặc đường viền, đường diềm của họa tiết trong và ngoài ô hộc. - Sơn quang (dầu) là nước sơn được phủ nhiều lần lên các cấu kiện gỗ có hoặc không có kiểu thức trang trí. Chúng tạo sản phẩm có độ bóng như công trình kiến trúc cung Diên Thọ và điện Long An. - Sơn phủ hoàng kim, loại sơn phủ trên bề mặt của vàng, bạc lá và trên nền màu son (đỏ). - Sơn sống là một loại mủ sơn được chiết xuất từ cây sơn Phú Thọ - Sơn cánh gián (sơn chín) được khuấy chín bởi sơn sống loại tốt (sơn giọi nhất) với nhựa thông để trộn với màu son (đỏ) tô phủ mặt nền và họa tiết trang trí trong QTDTCĐH. - Sơn then được tinh chế từ sơn sống trộn với bột sắt, tô phủ lên mảng tường, cột kèo có các họa tiết trang trí... - Sơn son thếp vàng có nghĩa kết hợp hai công đoạn sơn son nền và dát vàng hoặc bạc lá phủ hoàng kim. - Sơn ta (sơn mỹ nghệ, sơn cổ truyền, sơn truyền thống) chính là sơn sống, những cụm từ đó được sử dụng chung trong nghề sơn. - Sơn hạt điều, sơn Nhật được tinh luyện theo công nghệ hiện đại, ưu điểm nhanh khô, không bị lở loét da thịt người của thợ sơn; nhược điểm nhanh chóng bong tróc thành từng mảng, vì vậy trong DTCĐH không nên sử dụng hai loại sơn này. - Sơn mật dầu là lớp mật loãng, có màu nâu sẫm, nổi trên mặt sơn, rất khó khô và có khi không khô, công dụng pha chế và che chở các lớp sơn bên dưới như sơn giọi nhất, nhì, thịt.
- 19 - Dầu đồng là một loại dầu có sắc đỏ, như dầu nhựa thông. - Ngân châu có nghĩa là chất thuốc màu sắc đỏ, lấy lưu hoàng và thủy ngân chế thành, được hiểu như màu son (đỏ) ngày nay. - Thổ phấn châu, trong Hán Việt dịch thuật chữ thổ có nghĩa là đất (đất thó), còn từ phấn như phàm vật gì tán nhỏ gọi là phấn, châu là sắc đỏ. Được hiểu là đất mịn có màu nâu đỏ (bột chu) để trộn với sơn sống và hom bó. - Phấn châu, Phấn có nghĩa là vật nghiền ra rất nhỏ gọi là phấn và châu là sắc đỏ. - Khắc nét là dùng các loại đục bạt, vũm, tách có nhiều kích cỡ, sử dụng linh hoạt trong khắc chạm nông sâu họa tiết trang trí. - Vẽ nét chính là sử dụng bút lông có kích cỡ nhỏ, người thợ vẽ nét theo mẫu lên nền sơn son hoặc nền gỗ bằng chất liệu sơn then, sơn cầm; cụ thể từng chi tiết của họa tiết để sơn son thếp vàng, còn đối với vẽ nét chạm khắc sử dụng bút chì để vẽ nét thành họa tiết. 1.2. Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn 1.2.1. Khái quát về chất liệu sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí di tích cố đô Huế Thời Nguyễn tinh tế chọn Huế làm thủ phủ (1802-1945), kế thừa và phát triển mạnh mẽ những tinh hoa của các thời kỳ trước đó, nhất là thời Lý. So sánh với kiến trúc di tích của cả nước thì tuổi đời mỹ thuật cung đình thời Nguyễn còn non trẻ, chỉ có 143 năm hình thành xây dựng kinh thành, nhưng cũng vừa đủ để góp thêm tiếng nói của các chất liệu khác mà trong đó chất liệu sơn truyền thống và nghệ thuật trang trí nổi bật nhất. Sơn truyền thống đóng vai trò chủ đạo trong kiến trúc DTCĐH, bởi giá trị nhân văn của nó biểu hiện rõ nét trên các kiểu thức trang trí. Chúng vẫn còn gắn bó với các nhân chứng sống đó là “các kiểu thức trang trí” và “chất liệu sơn truyền thống ” được định hình cụ thể trong QTDTCĐH ngày nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
303 p | 62 | 19
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p | 154 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy âm nhạc Chèo truyền thống cho đàn Tam thập lục tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
50 p | 112 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ xử lý photoresist phế thải
27 p | 131 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay
27 p | 121 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy một số ca khúc nước ngoài lời Việt tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc
98 p | 96 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
163 p | 56 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
241 p | 26 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 169 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế
280 p | 44 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 18 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè đen giàu Gama-Aminobutyric Acid bằng kỹ thuật lên men từ một số giống chè Việt Nam
27 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
270 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
27 p | 22 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam
27 p | 140 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)
257 p | 9 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn