intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:262

39
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm góp phần chứng tỏ những nét đặc sắc, những biểu hiện độc đáo về ngôn ngữ - văn hóa của nghệ thuật hát Xoan. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ DIỄM HẠNH ĐẶC ĐIỂM CA TỪ TRONG HÁT XOAN PHÚ THỌ Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG 2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM Hà Nội - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu trình bày trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu của luận án. Tác giả luận án Trần Thị Diễm Hạnh
  3. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô thuộc Bộ môn Ngôn ngữ thuộc Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chỉ dạy và dành những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Tạ Văn Thông và Cô Đặng Thị Hảo Tâmđã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Văn và các đơn vị liên quan của trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; Nhạc viện Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và tiếp thêm nghị lực để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Diễm Hạnh
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6.Những đóng góp của luận án ....................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 6 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU;CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................................. 7 1.1.Tổng quan về tình hìnhnghiêncứu về ca từ trong hát Xoan Phú Thọ........... 7 1.1.1.Những nghiên cứu về “ca từ” nói chung ............................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu về hát Xoan Phú Thọ ......................................... 12 1.2. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 23 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học......................................................................... 23 1.2.2. Cơ sở văn hóa học ........................................................................... 44 1.3.Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 53 1.4. Tiểu kết CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM CA TỪ HÁT XOAN PHÚ THỌXÉTVỀ MẶT HÌNH THỨC ................................................................................... 54 2.1. Kết cấu “đoạn” của văn bản hát Xoan ............................................... 54 2.1.1. Dạng kết cấu một đoạn .................................................................... 54 2.1.2. Dạng kết cấu hai đoạn ..................................................................... 57 2.1.3. Dạng kết cấu ba đoạn ...................................................................... 59 2.2. Thể trong hát Xoan ............................................................................. 61 2.2.1. Thể 4 tiếng và biến thể .................................................................... 62 2.2.2. Thể lục bát và biến thể..................................................................... 66
  5. 2.2.3. Thể thất ngôn và biến thể................................................................. 71 2.2.4. Thể song thất lục bát và thể tự do .................................................... 75 2.3. Vần trong hát Xoan ............................................................................. 77 2.3.1.Vần trong một khổ............................................................................ 78 2.3.2.Vần giữa các khổ .............................................................................. 79 2.4. Nhịp và sự hòa phối thanh điệu hát Xoan .......................................... 81 2.4.1. Nhịp ................................................................................................ 81 2.4.2. Sự hòa phối thanh điệu .................................................................... 85 2.5.Tiểu kết ................................................................................................. 88 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CA TỪHÁT XOAN PHÚ THỌ XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA .................................................................................... 90 3.1. Ngữ nghĩa qua hệ thống tiêu đề các bài hát Xoan ............................. 90 3.1.1. Tiêu đề trong mối quan hệ với đề tài ............................................... 90 3.1.2. Đề tài và mạch lạc trong ca từ hát Xoan .......................................... 94 3.2. Các trường từ vựng trong ca từ hát Xoan ...................................... 100 3.2.1. Trường từ vựng “con người” .......................................................... 100 3.2.2. Trường từ vựng“thời gian” ............................................................ 118 3.2.3. Trường từ vựng “vũ trụ” ................................................................ 121 3.2.4. Trường từ vựng “thực vật” ............................................................ 126 3.2.5. Trường từ vựng “động vật” ........................................................... 127 3.2.6. Trường từ vựng “lễ hội” ................................................................ 129 3.3. Một số biểu tượng ngôn ngữ - văn hóa trong hát Xoan ....................... 131 3.3.1. Một số biểu tượng trong ca từ hát Xoan ............................................ 131 3.3.2. Một số nhận xét .............................................................................. 147 3.4. Tiểu kết .............................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 153 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Danh sách các làng, xã có phường hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc................................................................................... 46 Bảng 2.1. Đoạn và sự phân loại các bài hát Xoan ....................................... 54 Bảng 2.2. Mô hình kết cấu một đoạn gồm 3 trổ .......................................... 55 Bảng 2.3. Mô hình kết cấu hai đoạn trong hát Xoan ................................... 58 Bảng 2.4. Tên gọi và nội dung 3 đoạn........................................................... 59 Bảng 2.5. Mô hình kết cấu ba đoạn trong hát Xoan .................................... 60 Bảng 2.6. Thể và sự phân loại các bài hát Xoan.......................................... 61 Bảng 2.7. Số dòng 4 tiếng và dòng biến thể 5 - 6 tiếng trong hát Xoan ....... 63 Bảng 2.8. Số dòng 4 tiếng và các dòng biến thể 7 tiếng trở lên ................... 64 Bảng 2.9. Các bài hát Xoan thể lục bát và biến thể ...................................... 67 Bảng 2.10. Các bài hát và số dòng biến thể trong thể lục bát.......................... 69 Bảng 2.11. Các bài hát Xoan thể thất ngôn và biến thể của thất ngôn ................. 71 Bảng 2.12. Các bài hát Xoan thể tự do.......................................................... 77 Bảng 2.13. Các loại vần trong bài hát Xoan .................................................. 78 Bảng 2.14. Các loại vần trong một khổ ............................................................ 78 Bảng 2.15. Cách phân nhịp phổ biến theo thể trong bài hát Xoan ..................... 81 Bảng 2.16. Số dòng phối thanh đúng luật và thất luật ................................... 86 Bảng 2.17. Số dòng phối đúng luật BT chia theo thể .................................... 86 Bảng 2.18. Số dòng phối thanh thất luật BT ................................................. 87 Bảng 3.1. Nhan đề các bài hát Xoan ứng với đề tài ..................................... 93 Bảng 3.2. Từ ngữ thuộc các trường từ vựng .............................................. 100 Bảng 3.3. Số lượng từ ngữ các tiểu trường thuộc trường “con người” ........ 101 Bảng 3.4. Tiểu trường từ vựng “tình thái” .................................................. 102 Bảng 3.5. Tiểu trường “hoạt động” của con người ..................................... 108 Bảng 3.6. Tiểu trường từ vựng “địa vị xã hội”............................................ 112
  7. Bảng 3.7. Tiểu trường từ vựng “giới tính” .................................................. 114 Bảng 3.8. Tiểu trường từ vựng “nghề nghiệp” ............................................ 116 Bảng 3.9. Tiểu trường từ vựng “bộ phận cơ thể người” .............................. 117 Bảng 3.10. Trường từ vựng“thời gian” ....................................................... 118 Bảng 3.11. Tiểu trường từ vựng “thời gian – mùa”..................................... 119 Bảng 3.12. Trường từ vựng “vũ trụ”........................................................... 122 Bảng 3.13. Tiểu trường từ vựng “sự vật, hiện tượng tự nhiên”..................... 122 Bảng 3.14. Tiểu trường từ vựng “không gian”............................................ 123 Bảng 3.15. Trường từ vựng “thực vật” ....................................................... 126 Bảng 3.16. Trường từ vựng “động vật” ...................................................... 127 Bảng 3.17. Trường từ vựng “lễ hội” ........................................................... 129 Bảng 3.18. Một số biểu tượng nổi bật trong ca từ hát Xoan ........................ 131
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học dân gian từ góc nhìn Ngôn ngữ học đã có lịch sử lâu dài và đạt được những thành tựu đáng kể.Nhưng nghiên cứu ca từ của một thể loại dân ca vùng miền thì vẫn còn một khoảng trống lớn cần được lấp đầy. Đây là một hướng đi nhiều triển vọng, hấp dẫn và hứa hẹn những thành tựu mới. 1.2. Hát Xoan là hình thức nghệ thuật diễn xướng tổng hợp: ca – múa - nhạc, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng; là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng và của kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Đây là hình thức dân ca được sinh ra ở một vùng văn hóa cổ, mang đậm tính nghi lễ, phong tục - còn gọi là hát cửa đình hay “khúc môn đình”, được trình diễn vào hội làng mùa xuân. Lối hát này có bề dày lịch sử, có tổ chức phường hội chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và từng có sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 3 – 2 năm 2018. 1.3. Cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đang đứng trước sự tiếp biến văn hóa và nguy cơ mai một. Các nghệ nhân hát Xoan lâu đời (các cụ trùm Xoan - những báu vật nhân văn sống, những người lưu giữ nghệ thuật trình diễn hát Xoan)không còn nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền dạy di sản này cho các thế hệ kế tiếp. Các bài bản Xoan gốc nhiều năm đã bị mai một, hiện tại không tránh khỏi “tam sao thất bản”, làm mất đi tính nguyên gốc của di sản hoặc diễn xướng không đầy đủ nội dung. Tìm hiểu và nghiên cứu ca từtrong các bài hát Xoan Phú Thọ giúp chúng ta hiểu biết thêm được cái hay, cái đẹp, sự độc đáo trong loại hình âm nhạc dân
  9. 2 gian này, từ đó góp phần giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hóa của di sản phi vật thể đại diện nhân loại. Việc làm này còn nhằm khẳng định những tâm huyết, tài năng của các nghệ sĩ dân gian Việt trong sáng tạo nghệ thuật; đồng thời góp phần quan trọng lí giải sự hấp dẫn đặc biệt của loại hình nghệ thuật hát Xoan từ góc nhìn Ngôn ngữ học. Xuất phát từ những lí do trên, luận án đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm ca từtronghát Xoan Phú Thọ” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ góc nhìn của Ngôn ngữ học, để tìm hiểu đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọ, luận án đặt ra mục đích nghiên cứu nhằm góp phần chứng tỏ những nét đặc sắc, những biểu hiện độc đáo về ngôn ngữ - văn hóa của nghệ thuật hát Xoan. Qua đó, từng bước làm lộ diện những giá trị đẹp đẽ của mạch nguồn văn hóa dân gian của người Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. - Khảo sát và tập hợp tư liệu có liên quan về hát Xoan. - Miêu tả đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọtrên hai phương diện: hình thức (các hình thức kết cấu văn bản, thể, vần, nhịp, sự hòa phối thanh điệu) và ngữ nghĩa(tiêu đề, các trường từ vựng, một sốbiểu tượng ngôn ngữ trong ca từ hát Xoan). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung xem xét lời bài hát (ca từ)trong 42 bài hát Xoan Phú Thọ. 42 bài hát Xoan này được thu thập từ các nguồn: văn bản đã được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian sưu tầm và ghi chép lại; các văn bản đã được xuất bản trước đây và hiện tại; các bài hátphổ biến được diễn xướng tại các làng Xoan, cuộc thi hát Xoan ởcác địa phương tỉnh Phú Thọ.
  10. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các đặc điểm về mặt hình thức (kết cấu văn bản, thể, vần, nhịp, sự hòa phối thanh điệu) và các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa (tiêu đề, trường từ vựng và một số biểu tượng ngôn ngữ). Phạm vi nguồn ngữ liệu của luận án là ca từ của 42 bài hát Xoan Phú Thọ trong 7 công trình được kể tên ở dưới. Tổng số bài trong 7 công trình này là 115. Trong quá trình thu thập, sưu tầm và đi điền dã các làng Xoan ở địa phương, tác giả luận án thấy có sự trùng hợp của 73 bài chúng tôi nênchọn 42 bài. Căn cứ để tác giả luận án chọn những bài này vì đây là 42 bài được hát nhiều nhất, phổ biến nhất và đặc sắc nhất. Các con số ở từng công trình là các con số biểu hiện cho số bài hát được dẫn [xem PL 3 & PL4]. Cụ thể 7 công trình đó là: 1. Hát Xoan – dân ca nghi lễ phong tục (Tú Ngọc, NXB Âm nhạc, 1997) (lấy 5/12 bài). 2.Hát Xoan Phú Thọ (Nguyễn Khắc Xương, Sở VH – TT & DL Phú Thọ, 1998) (8 bài) 3. Tổng tập văn học dân gian Đất Tổ (Nhiều tác giả, Tập 4, Sở VH – TT & DL Phú Thọ, 2005) (16 bài) 4 .Tuyển chọn những làn điệu hay và đặc sắc hát Xoan, hát Ghẹo, Ả đào, Trầu văn(Tuấn Giang, NXB Thanh niên, 2009) (7 bài) 5. Hát Xoan, Dân ca cội nguồn (Dương Huy Thiện, NXB Khoa học xã hội, 2015) (lấy 26/26 bài) 6.Tổng tập hát Xoan Phú Thọ (Nhiều tác giả, Sở VH TT & DL Phú Thọ, 2018) (lấy 6/21 bài) 7. Tổng tập nghiên cứu về hát Xoan Phú Thọ (Viện Âm nhạc, NXB Văn hóa dân tộc, 2017) (lấy 5/21 bài) Tác giả đã sử dụng 26 bài của công trình số 5; 5 bài ở công trình số 1; 6
  11. 4 bài ở công trình số 6và 5bài ở công trình số 7. Trong đó, 26 bài ở công trình số 5 đã được khảo sát cụ thể [X pl6]. Các bài hát Xoan ởPhần ca từ trong các công trình 2, 3, 4đểtham khảo trong quá trình khảo sát. Tính đến thời điểm hiện nay thì đây là các nguồn tư liệu mới nhất, đầy đủ nhất về hát Xoan Phú Thọ.Toàn bộ phần khảo sát và các bảng số liệu cũng như các nhận xét và kết luận của đề tài đều được tổng kết từ phạm vi nguồn ngữ liệu này. 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 5.1. Ngôn ngữ học điền dã Tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã đi thực tế ở các làng Xoan được cho là các làng Xoan gốc tại các xã An Thái, Kim Đức (thành phố Việt Trì), làng Xoan Cao Mại (huyện Lâm Thao), làng Xoan An Đạo, Phù Ninh (huyện Phù Ninh), làng Xoan Hương Nộn (huyện Tam Nông). Tác giả đã gặp gỡ, trò chuyện và phỏng vấn các nghệ nhân hát Xoan lão thành (Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Lịch, phường Xoan An Thái;nghệ nhân Nguyễn Văn Lợi, phường Xoan Phượng Lâu; nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội, phường Xoan Kim Đức; nghệ nhân Lê Thị Tú, phường Xoan Kim Đức; nghệ nhân Nguyễn Văn Bình, phường Xoan Hương Nộn; nghệ nhân Vũ Văn Dinh, phường Xoan Tiên Du; nghệ nhân Trần Thị Bạch Lê, phường Xoan Cao Mại,...), được xem và nghe biểu diễn các tiết mục Xoan; thưởng thức các tiết mục hát Xoan tại các Hội diễn, Hội thi hát Xoan được tổ chức tại thành phố Việt Trì và tỉnh Phú Thọ trong thời gian các năm từnăm 2015 – 2019. 5.2. Phân tích - miêu tả 5.2.1. Phân tích nghĩa Luận án sẽ tiến hành phân tích nghĩa của các từ thuộc cùng một trường từ vựng, nhằm tách ra những đặc trưng ngữ nghĩa khu biệt của từ, nhóm từ dựa trên nguyên tắc đối lập lưỡng phân các từ vị, kết hợp với sự căn cứ vào
  12. 5 ngữ cảnh (bài, đoạn, trổ, khổ, dòng,...) hát Xoan. Phương pháp này giúp tìm ra cấu trúc ngữ nghĩa chung của các đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu. Phương pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng trong chương 2 và chương 3. 5.2.2. Miêu tả Luận án miêu tả kết hợp với phân tích mô hình các bài thơ (bài hát Xoan), miêu tả về khổ thơ với thanh điệu bằng – trắc, cách gieo vần, ngắt nhịp. Luận án tiến hành mô tả có định lượng để có những nghiên cứu định tính về vần, nhịp và sự phối hợp thanh điệu của ca từ trong hát Xoan Phú Thọ. Phương pháp miêu tả cũng được dùng để chỉ ra tính quy luật của ngữ nghĩa (ngữ nghĩa qua hệ thống tiêu đề, các trường từ vựng, biểu tượng) trong hát Xoan. 5.3. Phân tích diễn ngôn Sử dụng phương pháp này, luận án nhằm tìm những kiểu lựa chọn và kết hợp tiêu biểu để chỉ ra giá trị của ca từ hát Xoan trong quá trình diễn xướng. Trong khi vận dụng phương pháp này, luận án luôn quan tâm đến chức năng thẩm mĩ của ca từ hát Xoan trong mối quan hệ với toàn bộ cuộc diễn xướng hát Xoan và các yếu tố của ngữ cảnh, đặc biệt là nhân tố chủ thể văn hóa. 5.4. Nghiên cứu liên ngành Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến tác phẩm âm nhạc dân gian (phần lời trong các bài hát dân ca) nên ngoài những tri thức ngôn ngữ làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và kĩ năng của một số ngành khác như: văn học dân gian, âm nhạc dân gian, văn hóa học, lịch sử. 5.5. Thủ pháp thống kê, phân loại Đây là thủ pháp hỗ trợ cho phương pháp phân tích - miêu tả. Thủ pháp này sẽ được sử dụng trong chương 2 và chương 3.
  13. 6 6. Những đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: Những kết quả đạt được của luận án có thể làm phong phú hơncho những nghiên cứu về ca từ của một thể loại dân ca vùng miền trên đất nước.Hướng nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trong nghiên cứu ca từ của các tác phẩm âm nhạc có lời (dân gian và hiện đại)của Việt Nam từ góc nhìn Ngôn ngữ học. - Về mặt thực tiễn: Những kết quả đạt được của luận án có thể giúp giải mã sức hấp dẫn, sự độc đáo, giá trị của loại hình âm nhạc hát Xoan Phú Thọ dưới góc độ Ngôn ngữ học.Đây cũng có thể là một đóng góp làm giàu thêm cho phần tư liệu và cách nhìn nhận, đánh giá về di sản hát Xoan. Các kết quả của luận án có thể là những tiền đề lí luận để địa phương Phú Thọ xây dựng chương trình và sách giáo khoa dạy hát Xoan trong các cấp học phổ thông theo hướng lồng ghép vào bộ môn Âm nhạcvà phân bố trong chương trình giáo dục địa phương. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Đặcđiểm ca từhát Xoan Phú Thọ xét về mặt hình thức. Chương 3: Đặc điểm ca từhát Xoan Phú Thọ xét về mặt ngữ nghĩa.
  14. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về tình hìnhnghiêncứu về ca từtrong hát Xoan Phú Thọ 1.1.1. Những nghiên cứu về “ca từ”nói chung 1.1.1.1. “Ca từ”là gì? Khái niệm ca từ(lyric - lời ca, lời bài hát) xuất phát từ tiếng Latin (lyricus) và từ Hy Lạp (λυρικός - lyrikós ), hình thức tính từ của đàn Lia. Nó xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh trong giữa thế kỷ thứ XVI trong một tài liệu do Bá tước Bernard Surrey soạn thảo. Khái niệm này lần đầu tiên được tác giả Stainer và Barrett sử dụng vào năm 1876 trong tác phẩm “Từ điển các thuật ngữ âm nhạc”: “Ca từ(Lyric) là lời thơ hay câu trống dự định sẽ được đặt vào âm nhạc và hát lên"[dt 135]. Vào những năm 1930, khái niệm “ca từ”bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn; và được tiêu chuẩn hóa kể từ những năm 1950. “Ca từ” (lyric – lời bài hát)được coi là phần lời, phần ngôn ngữ của các tác phẩm âm nhạc dùng để hát lên [dt 146]. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã viết: “Ca từ là biểu tượng sự thuần khiết nhất, tượng trưng cho sự biểu hiện của bản thểtự suy nghĩ và tự thể hiện mình, hoặc được thấu hiểu và được giao hòa với một bản thể khác” [35, tr. 528]. Tác giả Lauren Meeker cho rằng: “Ca từ là chất liệu, là tín hiệu vật chất nhìn thấy được của một bài ca…là phần hồn của bài ca ấy” [145, tr.73]. Ở Việt Nam, khái niệm “ca từ” có những cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì “ca từ là lời của bài hát” [92, tr. 97]. Phan Ngọc cho rằng “nói đến ca từ tức là nói đến mặt lời của âm nhạc…chủ yếu là lời thơ” [78, tr.78]
  15. 8 Tác giả Dương Viết Á định nghĩa: “Ca từ là một thuật ngữ với nội dung khái niệm khá rộng, kể từ nhỏ như tên gọi, tiêu đề, lời đề từ, ghi chú, chỉ dẫn…đến như lời ca, kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch, kịch hát truyền thống…”[1, tr.21]. Vũ Tự Lân quan niệm: “Ca từ sẽ bao gồm: phần tiêu đề, đề từ, ghi chú, chỉ dẫn và phần lời ca. Trong đó tên gọi của bài hát có thể ngắn, có thể dài, có thể vừa mang tính định hướng, vừa mang tính gợi mở. Còn về lời ca sẽ là tất cả những từ, những ngữ được ca lên, hát lên, nghĩa là được vang lên theo cao độ, trường độ, cường độ… ghi trên bản phổ các ca khúc” [68, tr.49]. Như vậy, từ các quan niệm trên, luận án cho rằng“ca từ” là tất cả phần ngôn ngữ nghệ thuật trong bài hát bao gồm nhan đề và phần lời để hát. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về“ca từ” trong tác phẩm âm nhạc dân gian i/ Ngoài nước Trên thế giới, có một số quan điểm nghiên cứu khác nhau về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc dân gian. Có thể điểm qua một số ý kiến nổi bật sau: Theo Marcia Herndon: “Hai yếu tố trong tổ chức âm thanh của một ngôn ngữ - cao độ và trường độ - có ảnh hưởng tực tiếp lên bản chất của sự hát. Những khía cạnh của sự hát như diễn biến của âm điệu, tính đơn điệu (sự lặp lại ở một mức độ cao duy nhất), ca từ (sự sử dụng những âm tiết không có trong ngữ vực được phát thành âm), kiểu gam và biên độ (khoảng cao độ), tất cả đều biến đổi theo ngôn ngữ đó là ngôn ngữ thiên về trường độ (như tiếng Hán), hay ngôn ngữ thiên về cao độ (như tiếng Anh) [103, tr.82 – 83]. Ruth Finnegan viết về mối quan hệ giữa ca từ với phương thức diễn xướng trong âm nhạc dân gian như sau: “Cái được truyền bá (ca từ) hoàn toàn không phải là các lời văn ghi trong trí nhớ mà là các mớ các công thức thuộc đủ mọi cấp độ (từ các dòng viết cho tới các tình tiết quan trọng, đề tài và khuôn mẫu…mà nhà thơ viện vào phục vụ cho cuộc diễn xướng mang tính
  16. 9 sáng tạo của mình. Đó thực sự là một phương thức truyền miệng của sự sáng – tác - khi - diễn - xướng, trong đó, khác với lời văn dạng viết, không có khái niệm về một phiên bản chính xác” [103, tr.263]. Beverly J. Stoeltje chỉ ra mối quan hệ giữa ca từ, âm nhạc với nghệ thuật múa trong lễ hội dân gian như sau: “…Các điệu múa bao gồm cả âm nhạc và ca từ có thể được diễn xướng vì mục đích tôn giáo, như một phần của truyền thống dân gian, hoặc như một hành vi xã hội. Phần nhạc, phần lời và các động tác múa đã ngấm vào lễ hội, sâu tới mức chúng dẫn đầu hầu hết các hoạt động và chi phối cảm xúc của người tham gia” [104, tr.146]. Hai tác giả Turpin M. & Stebbin T. trong bài tổng quan “The language of song: some recent approaches in Description and Analysiss” đã viết về ca từ và các yếu tố liên quan trong các bài hát dân ca ở nước Úc. Bài khảo cứu 17 trang đã đi vào phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết các 29 vấn đề của ca từ và bài hát gồm: định nghĩa bài hát, hình thức tổ chức và cấu trúc của bài hát, các yếu tố ngôn ngữ trong bài hát (câu, điệp khúc, câu thơ, khổ, đoạn), nhịp, giai điệu, ý nghĩa của từ, ý nghĩa của lời bài hát, ý nghĩa tương tác của bài ca,... Họ đã phân chia: “Cơ cấu tổ chức của một bài hát có thể có phạm vi cả văn bản và âm nhạc. Ví dụ, điệp khúc là một dòng văn bản và giai điệu lặp đi lặp lại. Mặt khác, câu nhạc có giai điệu giống nhau nhưng lời ca khác nhau. Mô hình âm thanh chẳng hạn như vần thường (nhưng không phải luôn luôn) xảy ra ở cuối các ca từ... Riêng thành phần âm nhạc có thể có cấu trúc riêng của nó. Ví dụ, cao độ của nốt nhạc bị giới hạn bởi cấu trúc âm sắc của thể loại âm nhạc cụ thể hoặc hệ thống âm nhạc của người nghe được kết hợp với văn hóa” [146]. Như vậy những nghiên cứu về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc dân gian trên thế giới thường từ góc nhìn từ lĩnh vực âm nhạc. Các nhà nghiên cứu thường đặt ca từ trong mối quan hệ với các yếu tố khác như vũ đạo, âm nhạc, tiết tấu và diễn xướng. ii/ Ở Việt Nam
  17. 10 Ở nước ta,những nghiên cứu về ca từđã có trong các công trình [1], [2], [5], [10], [32],[36], [41], [61], [68], [70], [73],[74], [76], [80] và [84]. Dương Viết Á nghiên cứu về ca từ ở Ca từ trong âm nhạc Việt Nam[1]. Một số nội dung mà tác giả đã làm rõ như: mối quan hệ giữa ca từ với thơ ca và âm nhạc; vai trò, chức năng và đặc trưng của ca từ; tính khuynh hướng trong ca từ; tính dân tộc trong ca từ; và thi pháp trong ca từ... Các tác giả như Vũ Tự Lân [68], Thụy Loan [70], Phạm Phúc Minh [74], Huyền Nga [76], Tú Ngọc [79], [80]... - những nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc - cũng có những một số nhận định về ca từ trong các tác phẩmhoặc trong nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu ca từ dưới góc độ của lĩnh vực âm nhạc, lịch sử, văn hóa dân gian, dân tộc học… Tất cả những công trình kể trên đều có liên quan ở các mức độ khác nhau đếnca từ trong ca khúc; nhưng công trình tập trung chuyên sâu vào ca từ dưới góc độ Ngôn ngữ học là rất ít.Trong số ít những công trình về lĩnh vực này, có thể kể tới một số công trìnhcủa Trần Kim Phượng [128], Nguyễn Thị Bích Hạnh [39], Trần Anh Tư [114],... Trước hết cần nhắc tới các nghiên cứuBiểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn và Hệ thống biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh. Trong các tác phẩm này, tác giả chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu các hệ thống biểu tượng (từ mẫu gốc văn hóa đến những biểu tượng trực quan) trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xác định hướng đi cụ thể như sau: chỉ rõ hệ thống các biểu tượng trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, từ đó chứng minh mối liên hệ về mặt nguồn gốc của biểu tượng gắn với các quan niệm triết học, tôn giáo, văn hóa của nhân loại. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ sự kế thừa, sáng tạo để lại hình thành nên những ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng cũng như các biến thể trong ca từ của nhạc
  18. 11 sĩ. Trên cơ sở phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo hướng lịch đại, tác giả đã so sánh và đối chiếu trên mặt đồng đại, xác định hướng nghĩa biểu trưng chủ yếu của hệ biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Sau đó, tác giả đã chỉ ra bản chất sự tồn tại của các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ, ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng. Từ đó, tác giả đã tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, tình yêu và cõi thế. Tìm hiểu về ca từ dưới góc nhìn Ngôn ngữ còn phải kể đến bài viết Những kết hợp bất thường trongca từ Trịnh Công Sơn nhìn từ góc độ ngữ pháp của Trần Kim Phượng [128]. Tác giả bài viết đã đi vào tìm hiểu bất thường trong ca từ Trịnh Công Sơn ở các cụm danh từ (đảo trật tự các thành tố, dùng danh từ đơn vị mang tính chất lạ hóa, dùng các định ngữ mang tính bất thường); cụm động từ; cụm tính từ (kết hợp so sánh sắc màu của Trịnh); sự chuyển hóa từ loại và những kết hợp bất thường trong cấu trúc câu (dưới dạng định nghĩa, quan hệ bất thường về nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ, đảo trật tự cú pháp). Bài viết ghi nhận ở nhạc sĩ này một mẫn cảm ngôn ngữ tuyệt diệu. Bằng những kết hợp lạ lẫm, những so sánh bất ngờ, những sắp xếp độc đáo, thông qua một tri giác bén nhạy, nhiều tầng, đa chiều kích, và với một tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ, Trịnh Công Sơn đã làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ Việt. Ngoài ra luận án Tiến sĩMối quan hệ giữa thanh điệu trong ca từ với giai điệu của hát ví Nghệ Tĩnh của Trần Anh Tư [114]cũng góp thêm một tiếng nói cho nghiên cứu về ca từ dưới góc độ Ngôn ngữ học. Tác giả đã khẳng định:trong hát ví Nghệ Tĩnh, tần số xuất hiện của thanh bằng lớn hơn nhiều so với thanh trắc. Điều này tạo nên đặc điểm trong âm hưởng chính của giai điệu hát ví Nghệ Tĩnh là nhiều cung bậc trầm bổng, du dương, luyến láy và hạn chế được những khó khăn trong quá trình phát âm, sự thay đổi đột
  19. 12 ngột về cao độ của giai điệu. Tác giả cũng cho rằng trong hát ví Nghệ Tĩnh, thanh ngã và thanh nặng gần như không có sự phân biệt về cao độ. Khác với dân ca Bắc Bộ, làn điệu hát ví nằm ở âm khu thấp như đặc điểm giọng nói nặng và trầm của ngữ âm xứ Nghệ. Bên cạnh đó còn một số công trình ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án như: Đặc trưng hình thức các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh của Ngô Văn Cảnh [12]; Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh của Nguyễn Thị Mai Hoa [45]; Đặc điểm hình thức ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam của Bùi Thị Lân [65], v.v. Như vậy, lịch sử nghiên cứu về ca từ dưới góc nhìn Ngôn ngữ học chưa có bề dày và kết quả còn hạn chế. Điều này cho thấy sự cần thiết có thêm các công trình tìm hiểu về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc có lời ở Việt Nam nhất là vốn dân ca, nhạc cổ truyền. 1.1.2. Những nghiên cứu vềhát Xoan Phú Thọ 1.1.2.1. Trên các phương diện văn hóa, lịch sử, xã hội và nghệ thuật Việc sưu tầm và tìm hiểu về hát Xoan ở Việt Nam được thực hiện từ cuối những năm 1950. Trong những năm gần đây, kể từ khi hát Xoan được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (2011) rồi trở thành Di sản văn hóa đại diện của nhân loại (2018) thì hát Xoan đã trở thành đối tượng thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã có không ít các bài viết, công trình, sách xuất bản mang tính tổng hợp hay chuyên sâu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của hát Xoan Phú Thọ. Ngoại trừ các tài liệu tập trung viết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, còn lại phần lớn các tài liệu đều chung một nội dung mang tính giới thiệu khái quát. Các công trình này đã điểm qua hoặc khảo sát về nguồn gốc, địa bàn diễn xướng, lịch trình, tổ chức sinh hoạt ca hát, quy cách hát, nội dung mỗi đoạn trình diễn, làn điệu âm nhạc và múa…với những mức độ khác nhau.
  20. 13 Một thành tựu nghiên cứu đáng kể nữa về hát Xoan nữa là các cuộc hội thảo về hát Xoan. Từ khi hát Xoan được quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu đến nay đã có 2 hội thảo lớn được diễn ra. Hội thảo về hát Xoan lần thứ I vào tháng 10 năm 1994. Hội thảo này đã thu hút được 19 bản tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước. Nội dung chính của các bài viết trong Hội thảo chủ yếu đặt vấn đề về thể loại trong sự phân biệt giữa hát Xoan và hát Ghẹo Phú Thọ. Cụm từ “hát Xoan Ghẹo” thường được nhắc lại nhiều lần. Hội thảo về hát Xoan lần thứ II là Hội thảo Khoa học Quốc tế diễn ra ngày 16/1/2010. Hội thảo có 33 bản tham luận của các nhà khoa học trong nước và 11 bản tham luận của các nhà khoa học nước ngoài.Chủ đề của cuộc Hội thảo là: xác định nguồn gốc, tên gọi, nét đặc sắc, giá trị của hát Xoan; một số bài học kinh nghiệm để bảo tồn và làm lan tỏa các giá trị của hát Xoan; so sánh hát Xoan với các loại hình âm nhạc dân gian của Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Tại Hội thảo lần thứ II, trong các bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài, có thể một số ý kiến nổi bật sau: Sheen Dae Cheol (Hàn Quốc) chú ý tới các biểu tượng trong hát Xoan. Ông đã viết: Tôi rất thích thú cảnh hát Đúm, Mó cá… vì nó thể hiện tín ngưỡng phồn thực, đạt giá trị thẩm mĩ cao”. Hiểu về các Quả cách rất hay nhưng xin nhắc các bạn phải giới thiệu ý nghĩa biểu tượng của những quả cách với khách nước ngoài để họ cảm nhận hát Xoan tốt hơn” [147, tr.60]. Xiao Mie (Trung Quốc) dành nhiều ý kiến cho hát Xoan với đạo cụ và nhạc cụ đi kèm: “Tôi ấn tượng với việc sử dụng trống và nhạc cụ gõ bằng tre trong hát Xoan bởi nó rất gần với đời sống nông dân – với số đông người tham gia…Hát Xoan do vậy phổ biến ở vùng nông thôn từ lâu năm. Với sự kết hợp giữa biểu diễn nhạc cụ và lời ca của con người, cộng thêm sự chuẩn bị kĩ lưỡng của các nghệ sĩ nên những tác phẩm tạo ra đã thu hút được nhiều khán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2