intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

31
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay" nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thể chế đạo đức công vụ như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm thực hiện thể chế đạo đức công vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH TRANG THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH TRANG THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG MAI PGS.TS. LÊ THỊ HƢƠNG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Minh Trang, nghiên cứu sinh khóa 17. Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của bản thân. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện với các kết quả được thể hiện và nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Với tất cả các số liệu, trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ MINH TRANG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................. 8 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ................................................................................... 8 1.2. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 32 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ............................................................................................................................ 36 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ............................................................................................................................ 36 2.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ............. 52 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ .59 2.4. THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ..................................................................... 69 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................ 75 3.1. THỰC TRẠNG NỘI DUNG THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ .............. 75 3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 101 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 114 Chƣơng 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 124 4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 124 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 130 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 154 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cán bộ, công chức CBCC Cải cách hành chính CCHC Đạo đức công vụ ĐĐCV Mặt trận Tổ quốc MTTQ Ngân sách nhà nước NSNN Phòng, chống tham nhũng PCTN Quy phạm pháp luật QPPL Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí THTK, CLP Thủ tục hành chính TTHC Xã hội chủ nghĩa XHCN
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ CCHC và đánh giá tác động của CCHC giai đoạn 2017 - 2022................................................................ 93 Biểu đồ 3.2. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cả nước năm 2017 – 2021 ......................................................................................................................... 94 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân, tổ chức bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu giai đoạn 2017 – 2021.................................................................................................. 102 Biểu đồ 3.4. Đánh giá của người dân về tinh thần trách nhiệm, sự phục vụ của CBCC ..................................................................................................................... 103 Biểu đồ 3.5. So sánh giá trị trung bình Chỉ số CCHC theo khu vực kinh tế 2020 - 2022 ....................................................................................................................... 105 Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát cán bộ, công chức về việc thực hiện những quy định hành vi ứng xử của cán bộ, công chức trong quan hệ với nhân dân................... 112 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ cơ quan thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức vì trả kết quả dịch vụ trễ hẹn ....................................................................................................... 113 Biểu đồ 3.8. Đánh giá chung về mức độ chuyển biến chất lượng xây dựng thể chế đạo đức công vụ theo khảo sát của tác giả năm 2022 [C12 - Phụ lục 2] ........... 116
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức công vụ (ĐĐCV) của cán bộ, công chức (CBCC) được xem là vấn đề vô cùng quan trọng, là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chủ động xây dựng và hoàn thiện, bởi lẽ đó chính là cơ sở để đánh giá hành vi của mỗi CBCC trong thực thi hoạt động công vụ của mình. Do vậy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ, sẽ góp phần đẩy lùi sự sa sút, suy thoái đạo đức của CBCC, đảm bảo cho nền công vụ hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả. Đạo đức với người CBCC là quá trình tự nhận thức và rèn luyện của bản thân để đương đầu và vượt qua những khó khăn thách thức, như vậy mới thật sự “công bộc” của nhân dân. Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí học tập, số 12 năm 1958 đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong”. Bác Hồ đã khẳng định đạo đức chính là “gốc” của người cán bộ cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đảng và Nhà nước ta đang từng bước xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó trọng tâm là quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN và điểm đột phá là xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp, thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Do vậy, để đảm bảo cho công cuộc CCHC thành công thì vấn đề cốt lõi đặt ra và là điều quan trọng nhất chính là yếu tố con người – đội ngũ CBCC trong bộ máy nhà nước mà trong đó đạo đức trong quá trình thực thi công vụ của CBCC là một 1
  8. yếu tố vô cùng quan trọng và bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay cần phải được đổi mới và hoàn thiện. Có thể khẳng định rằng, trước yêu cầu của CCHC nhà nước hiện nay là phải đặt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực, có phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Với ý nghĩa đó, ĐĐCV của đội ngũ CBCC phải thực sự chuẩn mực, trở thành yếu tố bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên các quy định pháp luật. Thể chế ĐĐCV được xác định là một lĩnh vực quan trọng trong các phương diện hoạt động của Nhà nước, nhấn mạnh tầm đặc biệt của đội ngũ CBCC – những người trực tiếp thực hiện hoạt động công vụ. Trong đó, thể chế ĐĐCV là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định việc xây dựng thành công nền công vụ thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trong những năm qua, thể chế ĐĐCV đã được Nhà nước quan tâm khá toàn diện, sâu sắc, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập, nhiều khoảng trống so với nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong tiến trình đổi mới đất nước, trong xu thế hội nhập hiện nay. Thực tế cho thấy, hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CBCC, của đảng viên thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Trên cơ sở đó, việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến ĐĐCV đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn chủ đề “Thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam hiện nay” trong phạm vi và quy mô luận án tiến sĩ Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia với mong muốn góp phần giải mã một cách toàn diện và có hệ thống các nội dung liên quan đến chủ đề được lựa chọn. 2
  9. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án thực hiện hướng tới mục đích tổng quát là luận chứng khoa học, logic cho một hệ thống giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, Khảo cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu, trên cơ sở đó chỉ ra những nội dung đã được giải quyết mà luận án có thể kế thừa, đồng thời xác định những nội dung luận án cần phải nghiên cứu, giải quyết. Hai là, Luận án hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thể chế ĐĐCV như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm thực hiện thể chế ĐĐCV. Ba là, Phân tích thực trạng nội dung thể chế ĐĐCV, tình hình thực hiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, luận giải, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân đối với vấn đề trên. Bốn là, Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay, hướng đến xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách nền hành chính nước nhà nước trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận, pháp lý về thể chế ĐĐCV và thực tiễn thực hiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: thể chế ĐĐCV là một chủ đề rất rộng, bao quát nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. Trong khuôn khổ quy mô của luận án tiến sỹ quản lý công, luận án tập trung làm sáng tỏ các khía cạnh lý 3
  10. luận, pháp lý và thực tiễn thực hiện thể chế ĐĐCV của đội ngũ CBCC (không nghiên cứu về viên chức), từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay. - Về không gian: Đề tài luận án được tiến hành triển khai trên phạm vi toàn quốc, có triển khai nghiên cứu, so sánh với một số quốc gia trong các vấn đề có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Về thời gian: Tập trung chủ yếu từ khi có Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đến nay – cột mốc quan trọng đối với đội ngũ CB,CC. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận vững chắc những nguyên lý, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; về đội ngũ cán bộ cách mạng. Các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công vụ, công chức nói chung, về thể chế đạo đức công vụ nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể khác nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ các chương của luận án để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như các quan niệm, yếu tố ảnh hưởng đến thể chế ĐĐCV; đánh giá thực trạng thể chế ĐĐCV; chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học chính trị, khoa học pháp lý và khoa học hành chính được sử dụng trong toàn bộ luận án để luận chứng các khía cạnh phức tạp, đa chiều thuộc chủ đề nghiên cứu. 4
  11. - Phương pháp hệ thống dùng để hệ thống các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án cũng như quan điểm, quan niệm xoay quanh các nội dung cần giải quyết trong đề tài luận án. - Phương pháp phân tích tài liệu được áp dụng phân tích các tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm: các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản QPPL có liên quan, các công trình khoa học, số liệu thống kê chính thức…; tài liệu thứ cấp bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm hiểu qui định của thể chế ĐĐCV trong lịch sử và hiện tại. Từ đó, đánh giá mức độ tương thích của quy định về ĐĐCV so vớí thực tế. - Phương pháp khảo sát, đánh giá, phỏng vấn sâu: nhằm làm rõ hơn một số nội dung từ góc độ thực tiễn để minh chứng cho vấn đề cần đánh giá. Với phương pháp này, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá năm 2022 tại 10 địa phương (Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Yên Bái) với số lượng là 200 phiếu tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, qua 2 phương thức trực tiếp và qua các công cụ như zalo, e-mail. Riêng với phỏng vấn sâu, tác giả chỉ thực hiện lấy ý kiến đối với 100 người dân (tập trung câu 2 - phụ lục 1) cũng tại 10 tỉnh, thành phố nêu trên trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022 và đưa ra kết quả đánh giá. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học - Thể chế ĐĐCV ở Việt Nam nếu được cụ thể, đầy đủ, phù hợp và được tổ chức thực hiện hiệu quả sẽ là tiền đề, là điều kiện và là cơ sở vững chắc đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. 5
  12. - Thể chế ĐĐCV ở Việt Nam đã được định hình nhưng có những khoảng trống và thiếu khả năng hiện thực hóa. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam đang đặt ra một vấn đề cách cần thiết, cấp bách, là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng, kiến tạo, phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài phải giải quyết được những câu hỏi nghiên cứu sau: - Đã có những công trình khoa học nào nghiên cứu về thể chế ĐĐCV? Các công trình đó đã giải quyết những vấn đề gì? Vấn đề nào còn đang bỏ ngỏ? - Thể chế ĐĐCV là gì? Thể chế ĐĐCV được cấu thành bởi những bộ phận nào và chịu sự ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố nào? Cần có những điều kiện gì để bảo đảm thực hiện? - Thực trạng thể chế ĐĐCV Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó? - Quá trình hoàn thiện thể chế ĐĐCV Việt Nam cần dựa trên cơ sở quan điểm và cụ thể cần thực hiện hoàn thiện bằng giải pháp nào? 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã được nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế ĐĐCV nhằm mục đích đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể : Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ, giải mã cụ thể và khoa học hơn về nội hàm quan niệm thể chế ĐĐCV (Khái niệm, đặc điểm, vai trò) làm cơ sở cho việc hình thành lý luận về thể chế đạo đức công vụ. Thứ hai, luận án đã chứng minh và cụ thể hơn 2 yếu tố cấu thành thể chế ĐĐCV gồm các quy định pháp luật về ĐĐCV và thực hiện các quy định pháp luật về ĐĐCV với những luận giải thuyết phục, có cơ sở khoa học. Thứ ba, từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung thể chế ĐĐCV và thực tiễn thực hiện thể chế ĐĐCV trong thời gian qua, luận án đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng thể chế ĐĐCV ở Việt Nam với những nhận xét, đánh giá khoa học và thực tiễn. 6
  13. Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp và chi tiết hóa các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế ĐĐCV cả về quy định pháp luật cũng như thực hiện các quy định pháp luật về ĐĐCV. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án là công trình nghiên cứu trực tiếp và tổng thể về thể chế ĐĐCV với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và những quan điểm, giải pháp về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện thể chế ĐĐCV. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thể chế ĐĐCV ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án góp phần làm thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động của đội ngũ CBCC trong thực thi công vụ. Luận án được thực hiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, là nguồn tư liệu có giá trị để xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về ĐĐCV. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về thể chế đạo đức công vụ. Chương 3: Thực trạng thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam. Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế đạo đức công vụ ở Việt Nam. 7
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, THỂ CHẾ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đạo đức công vụ V. I. Lênin Toàn tập [59], đã đề cập nhiều vấn đề mang giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong đó cho thấy rõ quan điểm của V. I. Lênin về xây dựng, giáo dục đạo đức cộng sản, vai trò của đạo đức cộng sản trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. Ngay cả nêu ra quan điểm, biện pháp, chỉ rõ vấn đề cấp thiết là phải kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí xảy ra ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được đề cập nhiều trong các tác phẩm, bài viết và những lời di huấn của Người, được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, trong những chuẩn mực cơ bản như: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hay cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có ý chí cầu tiến, luôn phấn đấu trong công việc, có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Theo Người, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân và Tổ quốc thì mọi người đều phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người nói “anh em viên chức bây giờ cần có bốn đức tính là cần, kiệm, liêm, chính”. Bác căn dặn: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính” [64,tr.392]. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [66], Người luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải “Trung với nước, hiếu với dân” “luôn yêu thương con người”. Đó chính là phẩm chất đạo đức cộng sản của người cán bộ chân chính. 8
  15. Với Garofalo Charles; Geuras Dean Nhà xuất bản: Georgetown University Press, Hoa Kỳ, 1999 [120] thì Ethics in the Public Service: The Moral Mind at Work (Đạo đức trong công vụ: tư duy đạo đức trong công việc) - Cuốn sách đánh giá tư tưởng đạo đức qua các thời đại và làm cho các triết lý khó hiểu của các nhà tư tưởng trở nên dễ dàng tiếp cận hơn cho người đọc. Trong đó, điểm nổi bật là các tác giả nhấn mạnh và cho rằng phục vụ lợi ích công cộng đòi hỏi phải có một quan điểm đạo đức vượt lên trên những áp lực công việc mỗi ngày. Quyển sách này đã tổng hợp phần nào các lý thuyết đạo đức quan trọng nhất của triết học Tây phương và kết hợp chúng với lý thuyết hành chính để cung cấp cho các nhà hành chính công một nền tảng đạo đức rõ ràng trong việc ban hành quyết định. Bên cạnh, trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công vụ, cuốn sách đã khái quát một nền tảng tương đối toàn diện cho ý thức và hành vi đạo đức trong công vụ, lý giải các tình huống dường như có tính nghịch lý về đạo đức trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Ở Anh, Mỹ, Úc thì khái niệm “đạo đức công vụ” được thể hiện ở khái niệm “thái độ” (Attitudes). Ở các nước này thì các nhà giáo dục thường diễn đạt nội hàm của khái niệm này như lòng yêu nghề, tình thương đối với trẻ và tinh thần trách nhiệm cao trong dạy học. Tại bang Adelaid, Nam Úc thì Viện Đại học Doulas Mauson, một số tác giả cho rằng: đạo đức công vụ là một yêu cầu không thể thiếu của bất cứ loại hình công việc nào, mỗi loại công vụ đòi hỏi những người trong từng công vụ cần phải hội đủ các thành tố như tri thức, thái độ, kỹ năng và mỗi nghề thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Các tác giả không nói trực tiếp vào đạo đức công vụ, nhưng đề cập sâu về thái độ công vụ, những phẩm chất cần thiết của người lao động công vụ. Trong tác phẩm, Combating Corruption, Encouraging Ethics: A Practical Guide to Management Ethics (Đấu tranh chống tham nhũng và khuyến khích đạo đức: Hướng dẫn thực hành về quản lý đạo đức), William L. Richter, Frances Burke Nhà xuất bản Rowman & Littlefield, Hoa Kỳ, 2007 [133]. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức khá sâu về đạo đức hành chính và cách 9
  16. tiếp cận đến vấn đề đạo đức trong hành chính công. Các tác giả đã đề cập sâu đến vấn đề đạo đức trong hành chính công. Trên cơ sở lý thuyết của các nhà tư tưởng như Aristotle, Kant... về các khía cạnh đạo đức như đức hạnh, hậu quả, nguyên tắc và trách nhiệm, các tác giả đã vận dụng vào quá trình nghiên cứu các tình huống mới từ các vấn đề của nền hành chính hiện đại. Bằng cách gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn đã tạo ra một nguồn lực quan trọng trong việc giáo dục các nhà quản lý công tương lai về các vấn đề đạo đức liên quan đến chống tham nhũng, lừa dối, trốn tránh trách nhiệm, lạm dụng quyền lực. Với các tình huống mở và các câu hỏi thảo luận khuyến khích người đọc nhận thức được sự phức tạp về đạo đức hành chính và sự cần thiết phải suy nghĩ nghiêm túc trong việc ra các quyết định hàng ngày trong công vụ. Public Administration Ethics for the 21st Century (Đạo đức hành chính công cho thế kỷ 21), J. Michael Martinez, Nhà xuất bản Praeger, Hoa Kỳ, 2009 [126]. Cuốn sách đặt nền tảng đạo đức cho việc xây dựng đạo luật thống nhất về đạo đức nghề nghiệp cho các nhà quản lý công, công chức, các nhà quản lý tổ chức phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ. Tác giả tổng hợp năm trường phái khác nhau của tư tưởng đạo đức về việc các nhà quản lý công có thể áp dụng để nhận biết những điều tốt đẹp và cư xử theo cách tôn trọng các giá trị của công dân, sự công bằng và lợi ích công cộng trong tổ chức mình. Sử dụng các nghiên cứu tình huống, ông hướng dẫn các nhà quản lý công cách làm thế nào để kết hợp các phương pháp tiếp cận của cả năm trường phái để đánh giá và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức trong bối cảnh phức tạp về các giá trị dân chủ ở Mỹ. Tác giả nhấn mạnh các nguyên tắc đạo đức phổ biến định hướng các nhà quản lý công trong hoạt động thực tế với các tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức và văn hóa tổ chức tại các cơ quan nhà nước ở cấp liên bang, các tiểu bang và dưới tiểu bang cũng như trong các tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ. Trong công trình nghiên cứu, Martinez giải quyết một số vấn đề quan trọng bao gồm lợi ích cá nhân, xung đột lợi ích, minh bạch, công 10
  17. bằng dân chủ, thuê mướn, kỷ luật theo cấp bậc, quan hệ truyền thông, áp lực đảng phái, các cuộc tiếp xúc của các quan chức được bầu, minh họa bằng các tình huống khó xử về đạo đức khi mà lợi ích của các cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của tổ chức. Ethics and Management in the Public Sector (Đạo đức và quản lý trong khu vực công) năm 2012 của Alan Lawton, Julie Rayner, Karin Lasthuizen [113]. Cuốn sách bao gồm các nội dung: Đạo đức trong quản lý dịch vụ công; Lý thuyết đạo đức; Lợi ích công cộng; Động lực trong công vụ; Văn hóa đạo đức; Tiếp cận các chuẩn mực đạo đức; Lãnh đạo và đạo đức... Bằng việc sử dụng phương pháp minh hoạ và nghiên cứu tình huống, các tác giả đã chứng minh rõ nét về lý thuyết đạo đức và thực tiễn quản lý công, cho phép người đọc áp dụng các nguyên tắc và xem xét tính phổ quát của vấn đề đạo đức trong khu vực công. Theo các tác giả, những người làm việc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ công luôn phải đối mặt với vấn đề đạo đức như là một thách thức phức tạp, khó khăn diễn ra hàng ngày. The Ethics Challenge in Public Service: A Problem-Solving Guide (Thách thức về đạo đức trong công vụ: Hướng dẫn giải quyết vấn đề), của Carol W.Lewis và Stuart C.Gilman, Nhà xuất bản Wiley, John & Sons Incorporated, Hoa Kỳ, 2012 [114]. Kể từ khi được xuất bản lần đầu vào năm 1991, cuốn sách đã trở thành một tài liệu hướng dẫn kinh điển được các nhà quản lý công sử dụng trong các chương trình quản lý công ở nước Mỹ. Ấn bản thứ hai này được bổ sung thêm các công cụ và kỹ thuật thực tế để lựa chọn giải pháp đạo đức trong một nền công vụ còn chứa đựng sự thiếu rõ ràng và nhiều áp lực. Cuốn sách nêu lên những tình huống khó xử về đạo đức hàng ngày mà các nhà quản lý phải đối mặt trong công việc, bao gồm cả những việc cần làm khi quy tắc đòi hỏi hành xử khác với lòng nhân từ và khi đạo đức mâu thuẫn với chính sách của cơ quan. Ấn phẩm cho ta hiểu được trách nhiệm nhà quản lý đối với các bên liên quan và cách thức để cân bằng giữa 11
  18. những trách nhiệm có tính cạnh tranh. Quan điểm này nhấn mạnh đến bản chất của tham nhũng thể chế. Trong khi lợi ích cá nhân của một quan chức sẽ hầu như không tách rời các nguồn lực chung, tham nhũng thể chế có thể tạo ra một môi trường mà một cộng đồng không chỉ lãng phí một phần đáng kể các nguồn lực, mà còn mất lòng tin gắn kết cộng đồng đó. Sự mất lòng tin sẽ có những tác động rất lớn đối với cộng đồng, cả về triển vọng phát triển và trạng thái cảm xúc của những người sống và làm việc trong đó. Theo các tác giả, một tổ chức phải quan tâm bỏ kinh phí để xây dựng và triển khai chương trình giáo dục đạo đức cho các nhân viên, làm cho đạo đức công sở trở thành thói quen hàng ngày của mỗi nhân viên. Với Ethics Management for Public Administrators: Leading and Building Organizations of Integrity (Quản lý đạo đức đối với các nhà hành chính công: Lãnh đạo và xây dựng Tổ chức liêm khiết), Donald C. Menzel, Nhà xuất bản M.E.Sharpe, Hoa Kỳ, 2012 [117]. Sách tập trung vào việc xây dựng các tổ chức liêm khiết. Nó được viết cho những người đang hoặc mong muốn sẽ làm việc trong nền công vụ. Cuốn sách được viết một cách súc tích và toàn diện, vận dụng quan điểm quản lý công trong việc xây dựng các tổ chức đạo đức. Các nội dung cơ bản bao gồm: Giới thiệu về quản lý đạo đức; thảo luận về môi trường Hiến pháp và hành chính của Mỹ, trong đó các quan chức thực hiện nhiệm vụ của mình; mô tả và đánh giá các công cụ dành cho các quan chức được bầu và bổ nhiệm - những người cam kết xây dựng các tổ chức đạo đức; xem xét lại các chương trình quản lý đạo đức hiện có tại các thành phố và các quận của Mỹ; tổng quan về các biện pháp của Quốc hội, Tổng thống, cơ quan tư pháp, và năm mươi tiểu bang để thúc đẩy quản trị đạo đức; và bài tập thực hành xây dựng kỹ năng để tạo cơ hội học tập tích cực. “Đạo đức trong nền công vụ” của tập thể tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2002 [38] sách chia ra làm 2 phần: Phần thứ nhất nói về đạo đức trong nền công vụ, qua 12
  19. đó các tác giả đã có một cách luận giải, giới thiệu tương đối hệ thống các quy định ĐĐCV, đạo đức công vụ gắn với cải cách hành chính, thu hút nhân tài…. của các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó đề xuất các biện pháp, sáng kiến để nâng cao đạo đức CBCC ở Việt Nam và một số quốc gia khác dưới giác độ hành chính học, luật học. Phần thứ hai đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, nêu rõ các hình thức tham nhũng tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia, các tác giả cũng quan niệm chống tham nhũng là một phần không thể tách rời của việc xây dựng nền ĐĐCV - có thể xem đây là nguồn nghiên cứu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ và nguồn tại liệu nghiên cứu cho bản thân khi thực hiện đề tài. Công trình “Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của tập thể tác giả do Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 [105]. Các tác giả xuất phát từ sự đổ vỡ, phải trả giá đắt của nhiều nước xã hội chủ nghĩa vào những thập niên cuối của thế kỷ XX và những biểu hiện sa sút về tư tưởng đạo đức của cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường cho thấy đạo đức xã hội nói chúng và đạo đức cán bộ công chức là vấn đề chính trị - xã hội hết sức quan trọng, cần được nghiên cứu thấu đáo. Các tác giả đã phân tích tương đối công phu thực trạng đạo đức CBCC hiện nay; đề xuất các giải pháp xây dựng đạo đức CBCC trong thời kỳ mới. Các tác giả khẳng định phải hoàn thiện cơ chế quản lý CBCC vì đây là yếu tố vừa mang tính giải pháp nâng cao ĐĐCV trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa mang tính điều kiện để thực hiện được giải pháp đó. Bên cạnh, phải quy định cụ thể các hành vi cán bộ, công chức không được làm, có chế tài đối với các hành vi vi phạm ĐĐCV...đồng thời gắn quy chế ĐĐCV với bản mô tả công việc, xây dựng vị trí việc làm, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị. Trên thực tế hiện nay, sự lỏng lẻo, chung chung, mơ hồ của các quy chế làm việc ở nhiều cơ quan đang là mảnh đất tốt cho sự vi phạm đạo đức công vụ với những biểu hiện phổ biến như sách nhiễu, đùn đẩy 13
  20. trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng... Các tác giả cũng cho rằng phải nghiêm túc học tập kinh nghiệm của cha ông ta trong quá khứ về việc quản lý, sử dụng đội ngũ quan lại đồng thời phải thực sự cầu thị, vận dụng kinh nghiệm nước ngoài để thúc đẩy việc luật hóa đạo đức công vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sách cũng giới thiệu kinh nghiệm xây dựng các quy tắc ĐĐCV của 3 nhóm nước: một số quốc gia Đông Nam Á, một số quốc gia trong khối G8, một số quốc gia mới chuyển đổi mô hình chính trị, kinh tế, xã hội... GS.TS. Phạm Hồng Thái với quyển sách “Công vụ, công chức nhà nước”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2004 [84]. Quyển sách tập trung giải quyết những vấn đề lý luận về công vụ, công chức, pháp luật về công vụ, công chức; trong đó tác giả cho rằng chất lượng hoạt động công vụ ngoài đánh giá dựa vào năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thì phẩm chất ĐĐCV của CBCC nhà nước cũng là yếu tố không thể không đề cập đến. Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết không thể tách rời giữa công vụ và công chức, bởi lẽ hoạt động công vụ là một dạng lao động đặc biệt, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cũng chính là tùy thuộc vào việc thực thi công vụ của cán bộ công chức nhà nước. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về ĐĐCV là nội dung không thể tách rời nghiên cứu đạo đức công chức, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là đồng nhất chúng mà cần phải nhìn nhận công vụ như một phạm trù chính trị - pháp lý - nghề nghiệp dưới góc nhìn mang tính lịch sử của nó để thấy được sắc thái, yêu cầu của ĐĐCV trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ hay từng chế độ khác nhau. Quyển sách “Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ” của Đào Thị Thanh Thủy, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2019 [90] đã trình bày và làm rõ hơn về sự hình thành lý thuyết đánh giá công chức theo kết quả và lý luận về đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ, các yếu tố then chốt khi đánh giá và trong đó không thể thiếu yếu tố liên quan về tinh thần trách nhiệm, về hành vi, về ĐĐCV. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2