Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010
lượt xem 8
download
Luận án nghiên cứu nhằm đạt các mục đích sau: Luận giải và làm sáng tỏ thực trạng quá trình phát triển giáo dục phổ thông (GDPT) ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần phục vụ cho công tác hoạch định và phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình trong các giai đoạn tiếp theo. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ HÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ HÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9229013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐINH QUANG HẢI HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Sỹ Hà
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA…………………………………………………….. LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………... MỤC LỤC……………………………………………………………... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………… DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU…………………………………….. MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………….. 7 1.1. Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục phổ thông …………… 7 1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến giáo dục ở tỉnh Hòa Bình…… 13 1.3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu…………………………………………………. 17 Chương 2: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 1991 - 2001……………………………….. 21 2.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình và giáo dục phổ thông ở Hòa Bình trước khi tái lập tỉnh (1991)……………………………………………. 21 2.2. Bối cảnh lịch sử và chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở tỉnh Hoà Bình (1991 - 2001)………………………………………………... 38 2.3. Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình trong 10 năm đầu sau khi tái lập tỉnh (1991 - 2001)………………………………………. 45 Tiểu kết chương 2……………………………………………………… 69 Chương 3: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010……………………………….. 70 3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông ở
- tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn mới……………………………………... 70 3.2. Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình, góp phần tạo bước đột phá về kinh tế - xã hội (2001 - 2010)………………………………. 76 Tiểu kết chương 3……………………………………………………… 105 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM…………… 107 4.1. Nhận xét…………………………………………………………… 107 4.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra……………………………… 131 Tiểu kết chương 4……………………………………………………… 142 KẾT LUẬN……………………………………………………………. 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……………………………… 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 147 PHỤ LỤC……………………………………………………………… 163
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 GD - ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDPT Giáo dục phổ thông 5 KT - XH Kinh tế xã hội 6 NQTW Nghị quyết Trung ương 7 PTCS Phổ thông cơ sở 8 PTTH Phổ thông trung học 9 THCS Trung học cơ sở 10 THPT Trung học phổ thông 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 13 XMC Xóa mù chữ
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2010)………... 25 Bảng 2.1. Số lượng giáo viên phổ thông (1991 - 2001)…………………... 47 Bảng 2.2. Số trường học phổ thông (1991 - 2001)………………………... 50 Bảng 2.3. Số phòng học phổ thông (1991 - 1996)………………………... 51 Bảng 2.4. Số lớp học phổ thông (1991 - 2001)…………………………… 52 Bảng 2.5. Số lượng học sinh phổ thông (1991 - 2001)…………………… 52 Biểu đồ 2.2. Chất lượng giáo dục hai mặt, học sinh phổ thông tỉnh Hòa Bình (1991 - 1996)………………………………………………………... 56 Bảng 2.6. Số lượng học sinh phổ thông đoạt giải Quốc gia (1991 - 1996).. 57 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 và bỏ học……………………………. 59 Biểu đồ 2.4. Chất lượng giáo dục hai mặt bậc trung học, năm học 2000 - 2001 61 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT (1997 - 2002)…... 62 Biểu đồ 3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông năm học 2004 - 2005 78 Biểu đồ 3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông năm học 2009 - 2010 82 Bảng 3.1. Số lượng trường, lớp phổ thông (2001 - 2010)………………… 83 Biểu đồ 3.3. Số lượng học sinh phổ thông (2001 - 2010)………………… 84 Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và đỗ tốt nghiệp phổ thông năm học 2004 -2005…………………………………… 88 Biểu đồ 3.4. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và số phòng học được xây dựng trong năm học 2005 - 2006………………………….. 93 Bảng 3.3. Số trường học và giáo viên được thanh tra năm học 2005 - 2006. 100 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn năm học 2009 - 2010…. 124 Bảng 4.1. Số trường học, phòng học và học sinh phổ thông năm học 2009 - 2010……………………………………………………………………... 125 Bảng 4.2. Công tác phổ cập giáo dục phổ thông………………………….. 127
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được nhìn nhận là một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”, vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về văn hóa chữ, văn hóa làm người và định hướng được cuộc sống của mình là phục vụ đất nước và dân tộc. Do vậy từ ngày nước nhà được độc lập đến nay sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: Quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng ngày một được nâng cao và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí và vai trò to lớn đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm 1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [106, tr. 23]. Hòa Bình là tỉnh miền núi, nằm ở vùng cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc, nơi tụ hội nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm Văn hóa - Giáo dục của vùng Tây Bắc. Với đặc điểm địa lý giáp với đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình được biết đến không chỉ nổi tiếng với công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mà còn nổi tiếng với một nền văn hóa đặc sắc là cái nôi “văn hóa Hòa Bình”. Là mảnh đất có chiều dày lịch sử và văn hóa, phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã kề vai, sát cánh góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Bước vào công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tiếp tục vượt lên mọi khó khăn, thách 1
- thức để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội, phấn đấu trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Tây Bắc. Sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình (năm 1991), nhận thức vai trò to lớn của giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như phát triển giáo dục phổ thông nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh và công bằng xã hội” [158, tr. 314], lãnh đạo và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện để giáo dục phổ thông từng bước được đổi mới và phát triển vững chắc. Năm 2010, tỉnh Hòa Bình đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đội ngũ giáo viên các ngành học, bậc học không chỉ lớn về số lượng mà còn mạnh về chuyên môn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình trong những năm qua còn nhiều yếu kém, bất cập như chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học, ngành học còn thấp và chưa đồng đều; việc dạy và học ở vùng kinh tế và xã hội khó khăn còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Ngoài ra còn nhiều hạn chế khác cần phải giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình là rất cần thiết. Song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. Trên những ý nghĩa đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010" làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu. Luận án nghiên cứu nhằm đạt các mục đích sau: 2
- - Luận giải và làm sáng tỏ thực trạng quá trình phát triển giáo dục phổ thông (GDPT) ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần phục vụ cho công tác hoạch định và phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình trong các giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt các mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích làm rõ các yếu tố tác động (cả thuận lợi và khó khăn) đối với phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình. Trong đó có đề cập từ chủ trương, đường lối đến các biện pháp cụ thể trong việc phát triển GDPT của tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. - Phục dựng lại quá trình phát triển của GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010 trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Rút ra đặc điểm và bài học kinh nghiệm góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn và luận cứ cho việc đổi mới GDPT ở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu GDPT ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian 20 năm (từ năm 1991 đến năm 2010). Lý do tác giả chọn mốc nghiên cứu năm 1991 là năm được kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa VIII quyết định tái lập tỉnh Hòa Bình (8 - 1991) và mốc 3
- năm 2010 là năm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV (10 - 2010). Đồng thời năm 2010 được coi là năm cuối của kế hoạch phát triển giáo dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2010. - Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 1991 - 2010 bao gồm: Thành phố Hòa Bình và các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong. - Phạm vi nội dung Luận án tập trung nghiên cứu về: Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển GDPT; thực trạng quá trình phát triển GDPT tỉnh Hòa Bình trên ba bậc: Tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT); ngoài ra Hòa Bình là tỉnh miền núi, nên các trường phổ thông dân tộc nội trú cũng là đối tượng và nội dung nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010 và rút ra một số kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Cơ sở lý luận. Dựa trên nguyên tắc nắm vững cơ sở lý luận và vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, trong đó có GDPT. Đây là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. 4
- - Luận án sử dụng phương pháp lịch sử để bảo đảm trình tự và diễn tiến thời gian của các sự kiện và vấn đề, làm rõ điều kiện phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, qua đó phục dựng lại toàn bộ quá trình phát triển của GDPT tỉnh Hòa Bình qua hai giai đoạn với những nét chung vừa mang tính phổ biến, vừa có nét đặc thù riêng đối với địa phương miền núi. - Luận án sử dụng phương pháp logic để xem xét, nghiên cứu các sự kiện, các vấn đề về GDPT để làm sáng tỏ mối liên hệ gắn bó, chặt chẽ các vấn đề của GDPT với nhau và tìm ra bản chất, khuynh hướng, quy luật vận động. Trên cơ sở đó rút ra đặc điểm và kết luận từ quá trình phát triển của GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. Ngoài ra luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu; đặc biệt tác giả chú trọng đến phương pháp điều tra khảo sát thực địa để thẩm định, bổ sung và hoàn chỉnh tư liệu để thực hiện luận án. 4.3. Nguồn tài liệu. Để thực hiện luận án, tác giả chủ yếu dựa vào những tài liệu chủ yếu sau: - Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định,… của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT); của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình, Cục thống kê tỉnh Hoà Bình và một số Sở, Ban ngành của tỉnh có liên quan đến giáo dục nói chung, GDPT nói riêng từ năm 1991 đến năm 2010. - Các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở GD - ĐT tỉnh Hoà Bình từ năm 1991 đến năm 2010. - Các công trình nghiên cứu, bài viết, các luận văn, luận án nghiên cứu về lĩnh vực GDPT nói chung và liên quan đến GDPT của tỉnh Hòa Bình nói riêng đã được công bố. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GDPT và sự vận dụng của tỉnh Hòa Bình vào thực tiễn địa phương. 5
- - Luận án phân tích những yếu tố tác động đến GDPT của tỉnh Hòa Bình và tái hiện lại bức tranh khá đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về thực trạng GDPT ở tỉnh Hoà Bình từ năm 1991 đến năm 2010. - Luận án rút ra đặc điểm chủ yếu, một số kinh nghiệm và đặt ra một số vấn đề đối với phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình trong các giai đoạn tiếp theo. - Kết quả của luận án cung cấp một tập hợp tư liệu phong phú, đa dạng, làm cơ sở tham khảo cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hòa Bình trong công tác hoạch định phát triển GDPT giai đoạn tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận. Luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và các luận cứ khoa học về phát triển giáo dục nói chung, GDPT nói riêng, cũng như góp phần vào việc nghiên cứu và bổ sung lý luận về lịch sử phát triển giáo dục ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Luận án đóng góp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử GDPT ở tỉnh Hòa Bình nói riêng, lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung. - Luận án rút ra đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu GDPT ở tỉnh Hòa Bình giúp cho việc hoạch định chủ trương và thực hiện phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình hiện nay và các giai đoạn tiếp theo. - Luận án góp phần phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh các cấp trong tỉnh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Khái quát về tỉnh Hòa Bình và quá trình phát triển GDPT của tỉnhgiai đoạn 1991 - 2001. Chương 3.Phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2010. Chương 4. Một số nhận xét và kinh nghiệm. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Giáo dục là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các giới nghiên cứu, các tổ chức và học giả. Đã có không ít tác giả nghiên cứu về đề tài này, từ những vấn đề lý luận đến thực tiễn, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trong đó có thể chia thành các nhóm công trình nghiên cứu như sau. 1.1. Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục phổ thông Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), với dự án: Nghiên cứu tổng thể Giáo dục - Đào tạo, phân tích nguồn nhân lực VIE89/022 và dự án: Báo cáo đánh giá tình hình Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam hiện nay, được tiến hành trong 2 năm (1991 - 1992); Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ GD - ĐT tổ chức hội thảo với chủ đề "Lựa chọn chính sách cải cách Giáo dục - Đào tạo", tại Hà Nội (8 - 1993)… Những công trình này đã đánh giá về thực trạng GD - ĐT ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu về sự tác động của các nguồn lực, các chính sách lớn và đưa ra một số định hướng phát triển GD - ĐT ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986: Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục. Mặc dù không đi sâu vào lĩnh vực GDPT, nhưng đã cung cấp những tài liệu quan trọng, nhất là những số liệu thống kê và tình hình GDPT của Việt Nam 10 năm sau ngày thống nhất đất nước. Trong cuốn 50 năm phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 đã khái quát về bức tranh toàn cảnh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995, cũng như đưa ra những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này. 7
- Các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục qua các thời kỳ rất quan tâm đến việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Võ Thuần Nho, 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, Nxb Giáo dục, 1981; Nguyễn Khánh Toàn, Nền giáo dục Việt Nam: Lý luận và thực hành, Nxb Giáo dục, 1991; Phạm Minh Hạc, Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam 1945 - 1990, Nxb Giáo dục, 1992; Trần Hồng Quân, Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; Nhân tố mới về Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;… Các công trình nêu trên chủ yếu đi vào tổng kết quá trình phát triển của ngành giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và thời kỳ đầu khi cả nước độc lập thống nhất quá độ đi lên xây dựng CNXH, đồng thời bước đầu cũng rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển nền giáo dục của nước nhà. Bên cạnh đó, một số công trình cũng đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò của nhân tố con người thông qua hoạt động GD - ĐT, nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục Việt Nam như: Nguyễn Quang Hưng, Toàn cảnh Giáo dục - Đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Trần Văn Tùng, Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Đặng Bá Lãm, Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003; Lê Văn Giạng, Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; 8
- Nguyễn Quang Kính, Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Nguyễn Thế Long, Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Nxb Lao động, 2006; Nguyên Hữu Châu, Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, 2007; Đặng Bá Lãm, Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức, Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, 2007; Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, Giáo dục và Đào tạo - chìa khóa của sự phát triển, Nxb Tài chính, 2008; Phạm Tất Dong, Giáo dục Việt Nam 1945 - 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010;… Các công trình đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển nền giáo dục ở nước ta qua các thời kỳ khác nhau, nhiều công trình đã phân tích về sự đóng góp to lớn của giáo dục đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, các tác giả còn đề cập đến việc tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục, phương hướng đổi mới giáo dục, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xã hội hoá giáo dục,… Tuy nhiên các công trình này vẫn chủ yếu tập đi vào lĩnh vực giáo dục nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực GDPT, song đây cũng là những tài liệu quan trọng, đưa đến những nhận thức có tính hệ thống về giáo dục. Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các tác giả Nguyễn Minh San (Chủ biên), Phạm Việt Long, Hoàng Thế Thanh, xuất bản công trình Mười thế kỷ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (1010 - 2010), Nxb Dân trí, 2010. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị to lớn, giúp cho người đọc thấy được một cách rõ ràng và cụ thể bức tranh toàn cảnh về giáo dục và đào tạo của đất nước từ khi nước ta giành được độc lập tự chủ cho đến nay. Nội dung cuốn sách khắc họa tiến trình hình thành, phát triển và những thành tựu to lớn của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam trong 10 thế kỷ qua (1010 - 2010) theo chiều lịch đại. Ở cuối mỗi giai đoạn còn có phần nhận xét, đánh giá của các tác giả về giáo dục và đào tạo nước nhà trong giai đoạn đó, đồng thời các tác giả cũng giới thiệu những tấm gương nhà giáo tận tụy, lao động sáng tạo, gắn 9
- bó với sự nghiệp "trồng người", góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 10 thế kỷ biến thiên, thăng trầm của lịch sử, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam luôn được xem là quốc sách hàng đầu, nhờ vậy giáo dục nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây đắp nền văn hiến Việt Nam rực rỡ, giàu bản sắc… Công trình đã giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về lịch sử giáo dục Việt Nam; trên cơ sở đó đặt nền tảng cho việc nghiên cứu lịch sử giáo dục địa phương. Cũng có không ít bài viết về GD - ĐT đăng tải trên các báo, tạp chí như: Vũ Thiện Vương, Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 47 năm 2001; Trần Viết Lưu, Suy nghĩ về các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông nước ta hiện nay, Tạp chí Giáo dục số 92 (2002); Vũ Ngọc Hải, Đổi mới Giáo dục - Đào tạo nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4 năm 2003; Hồ Thiệu Hùng, Một số cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục trung học phổ thông, báo Tuổi trẻ (2003); Nguyễn Cảnh Toàn, Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học, báo Giáo dục và Thời đại (2003) và Chất lượng giáo dục phổ thông - một số vấn đề cấp bách, báo Văn nghệ (2003); Huỳnh Công Minh, Tiếp cận chất lượng giáo dục phổ thông dưới góc độ mục tiêu đào tạo, Tạp chí Giáo dục số 92 (2004); Ngô Văn Hiển, Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Giáo dục, số 112 năm 2005; Dương Văn Khoa, Phát triển mạnh mẽ Giáo dục - Đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, nhanh chóng nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực dồi dào và đội ngũ nhân tài cho đất nước, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8 năm 2005; Phạm Thị Kim Anh, Những thay đổi của Giáo dục - Đào tạo Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới (1986) đến nay, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 7 năm 2008; Nguyễn Hữu Chí, Những quan điểm cơ bản của Đảng về Giáo dục - Đào tạo qua các chặng đường lịch sử, Tạp chí Lịch sử 10
- Đảng, số 10 năm 2010;… Nội dung các bài viết phản ánh nhiều mặt về thực trạng nền giáo dục nước nhà; luận giải những quan điểm cơ bản của Đảng về GD - ĐT từ năm 1945 đến nay; đề ra những phương hướng giải pháp tích cực nhằm phát triển nền giáo dục XHCN. Tuy nhiên, các bài viết này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn, phạm vi rộng của GD - ĐT Việt Nam, chưa đi sâu vào từng địa phương cụ thể, song đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả định hướng nội dung trong quá trình nghiên cứu đề tài. Một số nhà nghiên cứu về giáo dục còn đi sâu tìm hiểu về kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở một số quốc gia có nền giáo dục phát triển, tiêu biểu như: Đặng Thị Thanh Huyền, Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực - những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2001. Toàn bộ cuốn sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về GDPT Nhật Bản cũng như chiến lược phát triển kinh tế của đất nước này. Điều đó được thể hiện xuyên suốt qua 4 chương của cuốn sách với một cấu trúc chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo logic của cuốn sách. Tác giả của cuốn sách đã phân tích rõ sự tiến triển về chiến lược giáo dục trong mối quan hệ với các yêu cầu phát triển kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn sách là đã khái quát một cách cụ thể và khá toàn diện chặt chẽ giữa GDPT với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Nhật Bản. Những kinh nghiệm quan trọng của người Nhật Bản trong cách giải quyết có hiểu quả mối quan hệ giữa GDPT và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được phân tích khái quát thành ba bài học chủ yếu. Qua đó, tác giả đã đưa ra các gợi ý cho Việt Nam với ý tưởng muốn vận dụng những kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh nước nhà. Các tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2004 đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trung học phổ thông đối với mỗi quốc gia, biểu hiện ở chỗ: Giáo dục trung học đóng góp tích cực và tối ưu cho sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. 11
- Với yêu cầu phát triển toàn diện, người lao động dù học lên đại học học hoặc sớm đi vào cuộc sống lao động, nữ cũng như nam đều phải được hình thành những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn cùng với những kiến thức khoa học kĩ thuật, năng lực sáng tạo. Họ không chỉ có năng lực góp phần đẩy mạnh sự phát triển quốc gia mà còn phải có tiềm năng sinh lợi từ những thành quả của sự phát triển đó. Tác giả cũng nhấn mạnh: Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục trung học phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực tế đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong GDPT… Công trình của các tác giả nêu trên đã khái quát về bức tranh của một số nước có nền giáo dục phát triển, từ đó thấy được thực trạng của nền giáo dục Việt Nam. Đây là những tư liệu quan trọng để tác giả nghiên cứu và tìm hiểu về những khoảng trống của nền giáo dục Việt Nam nói chung, GDPT nói riêng. Một số luận án Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học, Lịch sử Việt Nam hiện đại, nghiên cứu về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng như: Lê Xuân Trường, Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát triển giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, (2004); Phạm Xuân Tài, Quá trình phát triển giáo dục phổ thông của Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2008, (2012); Duy Thị Hải Hường, Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1965, (2014); Nguyễn Gia Kiệm, Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010, (2014); Nguyễn Văn Thắng, Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2006, (2014); Nguyễn Thúy Quỳnh, Giáo dục phổ thông ở miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, (2015)… Nội dung của các luận án đều có điểm chung là đã quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và GDPT vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương; nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển GDPT trên một số kết quả chính, từ đó rút ra những bài 12
- học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển giáo dục nói chung, GDPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến giáo dục ở tỉnh Hòa Bình Phát triển GD - ĐT của của tỉnh Hòa Bình là một trong những nội dung quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương, nên đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, có thể kể đến: Địa chí Hòa Bình, Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Đây là công trình khoa học tổng hợp chứa đựng nhiều nội dung phong phú, khai thác triệt để các nguồn tư liệu thành văn và điền dã, đã làm sáng tỏ những lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội và các mối liên hệ gắn bó giữa các lĩnh vực đó. Về phát triển giáo dục qua các thời kỳ từ thời phong kiến đến nay cũng đã được đề cập đến, tuy nhiên nội dung phần giáo dục chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận một cách khái quát nhất, những nét lớn về giáo dục của tỉnh Hoà Bình qua các giai đoạn lịch sử mà chưa có đánh giá, nhận xét cụ thể về quá trình phát triển giáo dục trong tỉnh. Song có thể nói, các nguồn tư liệu thành văn, điền dã ở các lĩnh vực nêu trên cũng đã phần nào chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn và sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Hòa Bình. Đảng bộ tỉnh Hoà Bình qua các kỳ đại hội (1945 - 2005), Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Hoà Bình, 2008. Cuốn sách đã khái quát đầy đủ về 14 kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình qua 60 năm lãnh đạo, trên cơ sở vận dụng linh hoạt các chủ trương của Trung ương và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của tỉnh trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, qua đó những chủ trương, đường lối về phát triển GD - ĐT cũng được đề cập một phần trong cuốn sách này, đồng thời là tư tiệu quan trọng để tác giả nghiên cứu, tổng hợp vào luận án. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1929 - 2010), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách được 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 398 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 283 | 75
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 156 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840
154 p | 143 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 123 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
197 p | 42 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592
234 p | 13 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay
186 p | 24 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
27 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn