intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông" nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học, cấu trúc tâm lí của định hướng giá trị nghề nghiệp và các yếu tố tác động tới đinh hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị tâm lý - sư phạm nhằm tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ---------------------------------- NGÔ THANH THỦY ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ---------------------------------- NGÔ THANH THỦY ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học 1 Người hướng dẫn khoa học 2 PGS.TS. Phan Văn Nhân PGS. TS. Nguyễn Hồng Thuận Hà Nội, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan luận án tiến sĩ “Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phan Văn Nhân và PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận, tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác Hà Nội, ngày tháng năm Nghiên cứu sinh Ngô Thanh Thủy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Văn Nhân và PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Trung tâm Tâm lý học – Giáo dục học tạo điều kiện trong công tác để em có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô, các nhà khoa học tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã giúp đỡ và hỗ trợ trong thời gian nghiên cứu để giúp em có thể hoàn thành được luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh tại các trường THPT đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát thu thập thông tin, thực nghiệm để em có thể hoàn thành kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn, trân trọng tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ em để hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm Nghiên cứu sinh Ngô Thanh Thủy
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 3 4.Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 3 5.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 6.Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4 7.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4 8.Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 8 CHƯƠNG 1.................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP .......... 10 CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................. 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh .................................................................................................................. 10 1.1.1. Một số lí thuyết và mô hình tâm lý trong nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp .................................................................................. 10 1.1.2. Các nghiên cứu về biểu hiện trong định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông..................................................... 15 1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông......................................... 19 1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 26 1.2.1. Giá trị ............................................................................................ 26 1.2.2. Nghề nghiệp .................................................................................. 30 1.2.3. Giá trị nghề nghiệp ....................................................................... 32 1.2.4. Định hướng giá trị......................................................................... 34 1.2.5. Định hướng giá trị nghề nghiệp .................................................... 38 1.3. Cơ sở tâm sinh lý – xã hội trong định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông ................................................................ 41 1.3.1. Đặc điểm về tâm sinh lý của nữ học sinh Trung học phổ thông ... 41 1.3.2. Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ và nhận thức liên quan tới giá trị nghề ................................................................................................... 43
  6. iv 1.3.3. Sự phát triển tự ý thức và tự ý thức nghề nghiệp .......................... 44 1.3.4. Sự hình thành thế giới quan và thái độ tích cực xã hội ................ 45 1.3.5. Vai trò của nữ giới trong thế giới nghề nghiệp ............................ 45 1.4. Các mặt biểu hiện định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông ..................................................................................... 48 1.4.1. Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông thể hiện qua nhận thức các giá trị nghề nghiệp ........................... 48 1.4.2. Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua thái độ hướng tới các giá trị nghề nghiệp ............. 52 1.4.3. Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông biểu hiện qua hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp ........ 54 1.4.4. Quá trình hình thành và phát triển định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông..................................................... 57 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông ................................................................ 60 1.5.1. Những yếu tố chủ quan ................................................................. 60 1.5.2. Những yếu tố khách quan.............................................................. 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 66 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 67 2.1 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 67 2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận ........................................................ 67 2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng .................................................. 68 2.1.3. Giai đoạn thực nghiệm tác động ................................................... 70 2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 71 2.2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................... 71 2.2.2 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu .............................................. 71 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 73 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ................................................... 73 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................... 74 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn/ thảo luận nhóm tập trung .................... 81 2.3.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 81
  7. v 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ........................................... 82 2.3.6. Phương pháp quan sát .............................................................. 83 2.3.7. Phương pháp thực nghiệm ............................................................ 84 2.3.8. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý .................................................. 90 2.3.9. Phương pháp thống kê toán học ................................................... 91 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 96 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 97 3.1. Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông................................................................................................................ 97 3.1.1. Nhận thức các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ................................................................................................... 97 3.1.2. Thái độ hướng tới các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ............................................................................................... 103 3.1.3. Hành động khám phá nghề nghiêp của nữ học sinh trung học phổ thông ................................................................................................. 105 3.1.4. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện trong định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ........................................ 111 3.1.5. Tương quan giữa các mặt biểu hiện định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông theo kết quả học tập, lớp và vùng/miền .............................................................................................. 113 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ............................................................................ 125 3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ........................................ 125 3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ........................................ 128 3.2.3. Xu hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông .......................... 130 3.3. Kết quả thực nghiệm tác động ............................................................ 133 3.3.1. Đánh giá chung về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông qua nhận biết và phân loại nghề ................. 133
  8. vi 3.3.2. Đánh giá chung về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông qua trắc nghiệm của J.L.Holland ................ 134 3.3.3. Đánh giá chung về sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông sau thực nghiệm .............................. 135 3.3.4. Phân tích chân dung tâm lý về định hướng giá trị nghề nghiệp của các trường hợp điển hình ...................................................................... 141 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................ 152 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 153 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐHGTNN Định hướng giá trị nghề nghiệp GTNN Giá trị nghề nghiệp KQHT Kết quả học tập THPT Trung học phổ thông
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng phân tích các biểu hiện trong nhận thức các giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ..................................................................48 Bảng 1.2: Biểu hiện về mặt nhận thức các giá trị nghề nghiệp ................................51 Bảng 1.3: Biểu hiện về mặt thái độ hướng các giá trị nghề nghiệp .........................53 Bảng 1.4: Biểu hiện về mặt hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp ..............56 Bảng 1.5: Quá trình hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông .................................................................................57 Bảng 2.1: Đặc điểm của học sinh được khảo sát ......................................................72 Bảng 2.2: Đặc điểm của học sinh được nghiên cứu thực nghiệm ............................73 Bảng 2.3: Tiểu thang đo nhận thức các giá trị nghề nghiệp của học sinh của nữ học sinh trung học phổ thông .........................................................................76 Bảng 2.4: Tiểu thang đo thái độ hướng tới các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông .................................................................................77 Bảng 2.5: Tiểu thang đo hành động khám phá nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ..........................................................................................77 Bảng 2.6: Tiểu thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ......................................................78 Bảng 2.7: Bảng quy ước về mức độ các biểu hiện và yếu tố ảnh hưởng tới ĐHGTNN của nữ học sinh THPT .............................................................................79 Bảng 2.8: Mô tả mức độ ĐHGTNN của nữ học sinh THPT theo thang đo Likert ...79 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các tiểu thang đo định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông..................................80 Bảng 2.10: Kế hoạch thực nghiệm với nhóm học sinh .............................................86 Bảng 2.11: Kế hoạch tư vấn cá nhân với nữ học sinh ..............................................88 Bảng 3.1: Nhận thức chung của học sinh về các giá trị nghề nghiệp ......................98 Bảng 3.2: Thái độ của học sinh THPT hướng tới các giá trị nghề nghiệp.............103 Bảng 3.3: Hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT ..106 Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa các biểu hiện trong ĐHGTNN của nữ học sinh THPT ...111
  11. ix Bảng 3.5: Mức độ ĐHGTNN của nữ học sinh THPT .............................................112 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ANOVA về ĐHGTNN của nữ học sinh THPT theo kết quả học tập ............................................................................................114 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định ANOVA về ĐHGTNN của nữ học sinh THPT theo lớp ..118 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định ANOVA về ĐHGTNN của nữ học sinh THPT theo vùng, miền ..............................................................................................121 Bảng 3.9: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới ĐHGTNN của nữ học sinh THPT....126 Bảng 3.10: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông ...........................................................129 Bảng 3.11: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng tới ĐHGTNN của nữ học sinh THPT ..........................................................131 Bảng 3.12 Nhận thức GTNN của nữ học sinh THPT của lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm .......................................................................136 Bảng 3.13: Nhận thức GTNN của nữ học sinh THPT của lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm ..........................................................................137 Bảng 3.14: Sự thay đổi nhận thức GTNN của nữ học sinh THPT trước và sau thực nghiệm ..........................................................................................138
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Tam giác hướng nghiệp của Platonov ......................................................11 Hình 1.2: Mô hình tính cách RIASEC của John Holland .........................................12 Hình 1.3: Cầu vồng nghề nghiệp cuộc đời – Quản trị stress của Donald Super .....14 Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận thức các GTNN của nữ học sinh THPT ..........................97 Biểu đố 3.2: Giá trị trung bình của hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT ...........................................................................106 Biểu đồ 3.3: Sự khác biệt trong ĐHGTNN theo KQHT của nữ học sinh THPT ....116 Biểu đồ 3.4: Sự khác biệt trong ĐHGTNN theo lớp của nữ học sinh THPT ..........120 Biểu đồ 3.5: Sự khác biệt trong định hướng giá trị nghề nghiệp theo vùng, miền của nữ học sinh THPT ..................................................................................123 Biểu đồ 3.6: Giá trị trung bình của các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ĐHGTNN của nữ học sinh THPT ...........................................................................125 Biểu đồ 3.7: Giá trị trung bình của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới ĐHGTNN của nữ học sinh THPT ...........................................................................128 Biểu đồ 3.8: Sự khác biệt trong điểm trung bình về nhận thức GTNN của nữ học sinh THPT ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau thực nghiệm .......139
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi xã hội cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 hiện nay và mạng thông tin toàn cầu đã kết nối giữa các quốc gia, các nền văn hóa và con người gần nhau hơn. Những sự phát triển mạnh mẽ này đã mang đến sự thay đổi giá trị, định hướng giá trị của xã hội nói chung, của mỗi con người nói riêng. Mặc dù giáo dục và đào tạo đã đạt được một số thành tựu ban đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, song vẫn còn một số hạn chế trong việc định hướng và phát triển các giá trị nghề nghiệp cho học sinh nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân (Nguyễn Quốc Việt, 2012). Theo báo cáo phân tích “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam” cho thấy tỉ lệ nữ giới tham gia vào thị trường lao động chiếm 46.52%, trong đó chủ yếu là ngành nông nghiệp (chiếm 36.1%). Bên cạnh đó, phụ nữ tham gia vào ngành công nghiệp (chiếm 25.4%) nhưng chủ yếu là ngành sản xuất. Tuy nhiên, vị thế làm việc cũng như chất lượng công việc không tương đồng và chủ yếu thuộc nhóm nghề nghiệp dễ bị tổn thương cao hơn nam giới. Không chỉ vậy, phụ nữ có ít cơ hội được tham gia vào các nhóm ngành nghề có cơ hội thu nhập tốt hơn. Thực tế cho thấy Việt Nam có mức tăng trưởng thu nhập tương đối khá, nhưng nguồn lao động, đặc biệt là với nữ giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức (Nguyễn Thị Nhân Ái, 2011; 2012; Lê Vân Anh, 2017). Đặc biệt một số lĩnh vực ngành nghề không khuyến khích việc phụ nữ tham gia lao động1. Những quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ ở nước ta trong việc xác định các giá trị nghề nghiệp đã cản trở việc tham gia cũng như nhận thức chưa đầy đủ về các ngành nghề mới này. Các nghiên cứu khác có cùng nhận định rằng phụ nữ bị thiệt thòi hơn nam giới là do trình độ và kỹ năng làm việc của phụ nữ thua kém nam giới (Lê Thị Quý, 2009). Vì lý do trên, muốn xóa bỏ sự thiệt thòi của phụ nữ trên thị trường lao động, đầu tiên phải xóa bỏ bất bình đẳng đối với phụ nữ trong đào tạo (Nguyễn Đức Tuyền, 2015). Do đó, việc định hướng nghề nghiệp có vai trò quan trọng giúp học sinh nữ xác định các giá trị nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân. 1 Báo cáo tóm tắt nghiên cứu “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam”, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, tháng 3 năm 2021.
  14. 2 Hiện nay, những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp ở nữ giới được thực hiện ở nước ngoài chủ yếu tập trung ở phụ nữ đã trưởng thành (Super, 1992; Betz, 1987). Lứa tuổi trung học phổ thông còn có ít nghiên cứu và chủ yếu tập trung làm rõ trong các lĩnh vực ngành nghề cụ thể (Luzzo, 1999; Marini, 1978; Yang, 2015). Nghiên cứu về định hướng giá trị ở Việt Nam mặc cũng đã được thực hiện nhằm chỉ ra các biểu hiện cũng như các yếu tố tác động tới định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông (Lò Mai Thoan, 2010; Phùng Thị Hằng, 2012; Đỗ Thị Bích Loan, 2017). Tuy nhiên, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về nữ học sinh trung học phổ thông dưới góc độ tâm lý học còn được đề cập tới. Việc hệ thống các nghiên cứu lí luận về nữ học sinh với các đặc điểm về tâm sinh lý, đặc điểm xã hội, xu hướng cá nhân cũng như các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa, vùng miền cung cấp bức tranh tổng thể về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh. Không chỉ vậy, thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông được bộc lộ thông qua các thành tố tâm lý giúp bổ sung các căn cứ khoa học để có thể triển khai các biện pháp tâm lý – sư phạm tác động phù hợp. Ở Việt Nam, chương trinh phổ thông 2018 ban hành kèm thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch giáo dục ngày 26/12/2018 đã đem đến những thay đỏi lớn trong giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung hộc phổ thông. Trong đó, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có vai trò quan trọng và xuyên suốt ba năm học. Thông qua quá trình học tập và trải nghiệm này, học sinh có thể khám phá các năng lực tiềm ẩn, tìm hiểu môi trường nghề nghiệp và thiết lập kế hoạch phù hợp chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Trong đó, việc lồng ghép vấn đề giới tính với các vai trò giới trong nghề nghiệp vô cùng cần thiết để học sinh nữ có thể tự giảm thiểu các tác động của định kiến giới hay các quan niệm truyền thống về giới trong nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên các đặc điểm giới theo vùng, miền và trình độ học vấn để tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh nữ có thể khám phá bản thân, được đào tạo và có cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp phù hợp với năng lực. Như vậy, việc định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh, đặc biệt là nữ học sinh trung học phổ thông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho các em đầy
  15. 3 đủ thông tin, các công cụ và phương tiện nhằm tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân, đưa ra được quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, phù hợp với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài về “Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh Trung học phổ thông” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học, cấu trúc tâm lí của định hướng giá trị nghề nghiệp và các yếu tố tác động tới đinh hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị tâm lý - sư phạm nhằm tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Nữ học sinh THPT và một số giáo viên của một số trường THPT ở miền Băc, miền Trung và miền Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biểu hiện trong định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT (thể hiện qua các thành tố tâm lí: nhận thức các giá trị nghề nghiệp, thái độ hướng tới các giá trị nghề nghiệp và hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp) và các yếu tố ảnh hưởng. 4. Giả thuyết khoa học Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT được biểu hiện qua: (1) nhận thức các giá trị nghề nghiệp, (2) thái độ hướng tới các giá trị nghề nghiệp và (3) hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp. Các thành tố tâm lý này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT chưa được hình thành rõ nét và chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố chủ quan (cảm xúc cá nhân, tự ý thức nghề nghiệp) và yếu tố khách quan (gia đình, giáo viên, bạn bè, các vấn đề xã hội, quan niệm về vai trò giới trong xã hội) ảnh hướng đến sự hình thành
  16. 4 và phát triển định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Nếu sử dụng các biện pháp tác động tâm lý – sư phạm vào các thành tố tâm lý trong định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT thì có thể giúp cho học sinh nhận thức và xác định được các giá trị nghề nghiệp phù hợp với năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu xã hội. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung Luận án tập trung nghiên cứu về việc định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của học sinh THPT trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình và mối quan hệ xã hội. 5.2 Phạm vi về địa bàn và khách thể nghiên cứu  Giới hạn địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.  Giới hạn khách thể nghiên cứu: 327 học sinh nữ ở các trường THPT đại diện cho miền Bắc, miền Trung và miền Nam 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lí luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT; - Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT; - Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tâm lý – sư phạm nhằm tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT nhằm hỗ trợ học sinh xác định được nghề nghiệp phù hợp. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống các cách tiếp cận trong Tâm lý học như: các tiếp cận hoạt động, tiếp cận thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động, tiếp cận phát triển tâm lý, tiếp cận hệ thống - cấu trúc nhân cách và tiếp cận liên ngành. 7.1.1 Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động là vận dụng lí thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu định
  17. 5 hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Định hướng giá trị nghề nghiệp được quan niệm là một quá trình tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động. Do vậy, nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT phái thông qua thực tiễn thực hiện các hoạt động cụ thể hướng tới việc lựa chọn và khám phá các giá trị nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Để đánh giá được định hướng giá trị nghề nghiệp cần phải thông qua quan sát hoạt động, sản phẩm hoạt động và tự đánh giá của nữ học sinh về các giá trị nghề nghiệp. Theo đó, định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh muốn hình thành và phát triển phải thông qua hoạt ddoongjj và phát triển nhờ các hoạt động trải nghiệm tích cực. 7.1.2 Tiếp cận phát triển tâm lý Sự phát triển của học sinh trải qua các gia đoạn khác nhau và gắn liền với hoạt động chủ đạo của lứa tuổi; trên cơ sở đặc điểm tâm lí, các thuộc tính tâm lý mới về chất được hình thành. Nghiên cứu nữ học sinh ở lứa tuổi THPT dựa vào các hướng phát triển như sau: 1. Phát triển thể chất; 2. Sự phát triển của tự ý thức; 3. Sự phát triển của tự đánh giá; 4. Phát triển nhân cách;5. Phát triển văn hóa xã hội. Trong đó, nghiên cứu ĐHGT nghề nghiệp phần lớn sẽ dựa vào sự phát triển nhận thức, sự phát triển tự ý thức, nhân cách của học sinh. Học sinh hình thành giá trị qua các giai đoạn phát triển nhận thức khác nhau, sự phát triển nhân cách bao gồm các đường nét ổn định, bền vững và tình cảm độc đáo của cá nhân. Trên thực tế, việc hình thành giá trị ở học sinh chủ yếu qua quá trình xã hội hóa, thể hiện qua giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình hình thành các giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, học sinh có được các giá trị bằng sự nỗ lực của bản thân, thông qua quan sát, học hỏi và lĩnh hội văn hóa. 7.1.3 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc ĐHGTNN là một vấn đề phức tạp, được hình thành trên cơ sở hoạt động của con người trong lĩnh vực nghề nghiệp. Do vậy, nghiên cứu ĐGHT nghề nghiệp phải xem xét vấn đề một cách hệ thống, toàn diện, bao hàm các yếu tố được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. ĐHGTNN được biểu hiện thông qua các yếu tố nhận thức về giá trị nghề nghiệp, thái độ tích cực trong việc lựa chọn giá trị nghề nghiệp phù hợp với bản thân, định hướng kỹ năng nghề nghiệp, và hoạt động học tập, hoạt động
  18. 6 giao tiếp,... Nghiên cứu các yếu tố tác động tới sự hình thành ĐHGT nghề nghiệp của học sinh (gia đình, giáo dục nhà trường, quan hệ bạn bè,...) nhằm phân tích các nhân tố, mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển ĐHGT nghề nghiệp của nữ học sinh. 7.1.4 Tiếp cận liên ngành Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp là một vấn đề mang tính chất liên ngành giữa tâm lý học, xã hội học, kinh tế và văn hóa. Việc xác định một định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh phải đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đảm bảo sự phát triển kinh tế của cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, giá trị nghề nghiệp phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội, phù hợp với sự phát triển văn hóa theo địa phương và quốc gia. Các cấu trúc tâm lý bên trong của định hướng giá trị nghề nghiệp được nghiên cứu nhằm chỉ rõ quá trình hình thành và phát triển giúp cho các nhà giáo dục có thể xác định được phương thức tác động thích hợp, hướng tới việc điều chỉnh định hướng giá trị nghề nghiệp phù hợp với năng lực, xu hướng, tính cách của mỗi cá nhân. Hành động lựa chọn giá trị nghề nghiệp này của cá nhân phải phù hợp với truyền thống gia đình, chuẩn mực xã hội. Nhờ có vậy, cá nhân khi lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó sẽ được thừa nhận về vị trí xã hội, mức độ cống hiến và đóng góp cho xã hội, từ đó cá nhân có thể giúp đỡ các vấn đề tài chính cho gia đình, cá nhân. 7.2 Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liêu, các nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu ĐHGT nghề nghiệp của nữ học sinh nhằm phân tích kết quả thu được, hình thành cơ sở lí luận cho luận án. - Phương pháp phân tích so sánh để tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế về ĐHGT và ĐHGT nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. - Phương pháp khái quát hóa lí luận để xác định rõ những khái niệm, quan điểm khoa học về ĐHGT và ĐHGT nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia là sử dụng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu,
  19. 7 thu thập thông tin và nhận được sự tư vấn, góp ý, trao đổi,... của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí học, tâm lí học hướng nghiệp, tâm lí học giáo dục,... để có thông tin chính xác, kiểm tra các dữ liệu đã thu thập được trong luận án. 7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này thông qua việc trả lời phiếu hỏi của học sinh và giáo viên. Đây là phương pháp chính của luận án, được thực hiện theo ba giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức. - Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin để bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin thu được từ kết quả khảo sát trên diện rộng, đồng thời làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Trong phỏng vấn sâu, những câu hỏi được sử dụng dưới dạng câu hỏi mở, khách thể có thể trả lời một cách khá tự do, điều này giúp làm rõ hơn các câu hỏi cũng như vấn đề đặt ra có liên quan tới ĐHGT nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. Đây là phương pháp nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu và hỗ trợ cho các phương pháp khác trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp này dùng để trao đổi, trò chuyện với một số học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT để thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: thu thập thông tin trực tiếp, cụ thể, đa chiều về các biểu hiện của định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học siinh THPT. Đây là phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác trong đánh giá, phân tích thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của nữ học sinh THPT. - Phương pháp xử lý số liệu thống kê: xử lý số liệu thu thập được qua khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong việc ĐHGT nghề nghiệp bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Trong quá trinh phân tích thông tin, luận án sử dụng các công thức thống kê toán học để tính toán và kiểm định số liệu. Trong nội dung luận án, tác giả sử dụng một số phép toán được thể hiện bằng các thuật thống kê sau đây: + Phân tích thống kê mô tả: Điểm trung bình (mean); độ lệch chuẩn (standard
  20. 8 deviation); tần suất, tỷ lệ phần trăm cho các phương án. + Phân tích thống kê suy luận: Phân tích so sánh; phân tích tương quan; phân tích hồi qui tuyến tính. - Phương pháp thực nghiệm tâm lý – sư phạm: nhằm hoàn thiện phần cơ sở thực tiễn, kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu khi tác động vào một thành tố tâm lý thì sẽ nâng cao được khả năng ĐHGTNN của nữ học sinh THPT. Biện pháp tác động được sử dụng nhằm nâng cao nhận thức của từ đó giúp nâng cao khả năng ĐHGTNN của nữ học sinh THPT. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nhằm nghiên cứu và lý giải sâu hơn về những nội dung cơ bản của luận án như: các biểu hiện ĐHGTNN thông qua hoạt động, giao tiếp của học sinh tại một số trường THPT ở địa bàn Hà Nội; tìm hiểu các yếu tố tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến ĐHGTNN của nữ học sinh THPT. Phương pháp này được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp, quan sát từng cá nhân. Ngoài ra, việc thu thập thông tin thêm và kiểm chứng thông tin qua giáo viên chủ nhiệm, bạn học và phụ huynh cũng được thực hiện. Các câu hỏi được sử dụng là những câu hỏi mở, khách thể có thể trả lời khá tự do. Họ có thể đưa thông tin thực tế hoặc tưởng tượng, nhiệm vụ của người phỏng vấn là kiểm chứng thông tin, phân tích, đối chiếu và hệ thống quá lại các chi tiết cần thiết cho luận án. Trên cơ sở những thông tin thu được từ khảo sát thực trạng, kết hợp với các thông tin thu được từ phương pháp phỏng vấn sâu, được thực hiện theo bốn giai đoạn: chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp, kiểm chứng thông tin và đánh giá, so sánh kết quả thu được. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về mặt lí luận Luận án đã tổng quan dựng nên bức tranh về vấn đề nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết, khái niệm, các biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ĐHGTNN của nữ học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu lí luận tập trung làm sáng tỏ các biểu hiện cụ thể trong ĐHGTNN của nữ học sinh thông qua các chỉ báo: nhận thức các giá trị nghề nghiệp (05 chỉ báo), thái độ hướng tới các GTNN (02 chỉ báo) và hành động khám phá các giá trị nghề nghiệp (04 chỉ báo). Khung lí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2