
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Dao Đỏ ở Tuyên Quang; Quá trình tập hợp vai xã hội và đời sống của thầy cúng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang; Vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang; Một số bàn luận về thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TRIỆU THỊ NHẤT THẦY CÚNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2024
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TRIỆU THỊ NHẤT THẦY CÚNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận án Triệu Thị Nhất
- 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG ..13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 13 1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 27 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và nguời Dao Đỏ ở Tuyên Quang ............ 41 Tiểu kết ............................................................................................................. 50 Chương 2: QUÁ TRÌNH TẬP HỢP VAI XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA THẦY CÚNG NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG ........................................................ 52 2.1. Quá trình tập hợp vai xã hội của thầy cúng ................................................. 52 2.2. Đời sống của thầy cúng............................................................................... 73 Tiểu kết ............................................................................................................. 84 Chương 3: VỊ THẾ VÀ VAI XÃ HỘI CỦA THẦY CÚNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG..................................................................... 86 3.1. Các vai xã hội của thầy cúng ...................................................................... 86 3.2. Sự vận động, biến đổi các vai xã hội của thầy cúng .................................... 93 3.3. Sự tương tác giữa các vai xã hội của thầy cúng .......................................... 97 3.4. Quan hệ giữa vị thế và các vai xã hội của thầy cúng ................................. 108 Tiểu kết ........................................................................................................... 118 Chương 4: MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ THẦY CÚNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG................................................................... 120 4.1. Nhận diện vai trò của thầy cúng qua vị thế và vai xã hội ................................. 120 4.2. Phát huy vai trò của thầy cúng qua việc nâng cao vị thế và ảnh hưởng tích cực của các vai xã hội. ........................................................................................... 140 4.3. Những vấn đề đặt ra đối với thầy cúng người Dao Đỏ .............................. 146 Tiểu kết ........................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152 PHỤ LỤC................................................................................................................... 163
- 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân UB Uỷ ban HTX Hợp tác xã PV Phỏng vấn PVS Phỏng vấn sâu DTBT Dân tộc bán trú THCS Trung học cơ sở CN HTX Chủ nhiệm Hợp tác xã DTTS Dân tộc thiểu số NCUT Người có uy tín TƯ Trung ương UBHC Uỷ ban hành chính MTTQ Mặt trận tổ quốc NCS Nghiên cứu sinh
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyên Quang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hoá của địa phương. Người Dao ở Tuyên Quang có dân số đứng thứ 3 sau người Kinh, người Tày, gồm 9 nhóm địa phương: Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Lô Gang, .... Ngoài những yếu tố văn hoá mang bản sắc chung của người Dao ở Việt Nam, thì mỗi nhóm địa phương lại có những nét văn hoá riêng biệt, độc đáo [28]. Nhóm Dao Đỏ phân bố chủ yếu ở các huyện Na Hang, Lâm Bình và Chiêm Hoá. Sau dự án di dân tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang (năm 2002) một bộ phận người Dao Đỏ ở huyện Na Hang di dân tái định cư ở các huyện: Chiêm Hoá, Yên Sơn và Hàm Yên. Trong cộng đồng các DTTS nói chung và người Dao Đỏ nói riêng, thầy cúng là chủ thể văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành, sáng tạo, trao truyền các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Thông qua việc thực hành các nghi lễ, quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng, họ đã tích luỹ cho mình những kiến thức, hiểu biết về nguồn gốc lịch sử dân tộc, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian, lưu giữ các loại sách cổ, dụng cụ hành nghề, thực hành các nghi lễ trong gia đình và cộng đồng,… Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn trong lịch sử cuộc đời của họ tương ứng với các điều kiện lịch sử, môi trường sống, vị thế cá nhân mà họ có sự tham gia, đóng góp vào các hoạt động của cộng đồng thông qua các vai xã hội khác nhau. Họ vừa là người hành nghề tâm linh, vừa là người thờ tổ tông của dòng họ, là người lập làng hay là cán bộ chính quyền đoàn thể các cấp. Do đó, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển, ổn định đời sống của cộng đồng mà họ là thành viên. Trong những năm trở lại đây, dưới sự tác động của điều kiện kinh tế, bối cảnh xã hội, cùng với sự biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống, những người hành nghề thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ đã có biến đổi rất lớn về số lượng, hạn chế về trình độ, khả năng thực hành các nghi lễ. Ở nhiều địa phương, các thầy cúng xu hướng giảm số lượng người có khả năng hành nghề và theo học làm thầy. Một số các thầy cúng có khả năng thực hành các nghi lễ lớn, nắm giữ các kho tàng văn hoá, tri thức dân tộc càng được cộng đồng người Dao Đỏ trân trọng. Thầy cúng không chỉ mang lại sự bù đắp về mặt tinh thần ở đời sống tâm linh và còn giúp cộng đồng có niềm tin, ước vọng vào tương tai trước những bất ổn, khó khăn của đời sống xã hội. Thầy cúng là một bộ phận
- 4 quan trọng trong lực lượng những NCUT hay các nghệ nhân dân gian được Đảng, Nhà nước công nhận. Họ đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ổn định của đời sống cũng như bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Hiện nay, Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh triển khai các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên mọi phương diện, đã có những tác động mạnh mẽ tới sự biến chuyển đời sống của cộng đồng người Dao Đỏ. Theo đó, vai trò của những NCUT cần được phát huy hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, nghiên cứu vị thế và vai xã hội của những người hành nghề thầy cúng qua những thăm trầm trong lịch sử cuộc đời của họ tương ứng với bối cảnh lịch sử, điều kiện xã hội, tiếp tục khẳng định vai trò của thầy cúng trong việc ổn định đời sống xã hội, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá của người Dao Đỏ hiện nay là cần thiết. Mặt khác, thầy cúng người DTTS nói chung và người Dao nói riêng cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: nhân học, tôn giáo, văn hoá, tâm lý học,… Những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về thầy cúng người Dao, điển hình là nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Dương về thầy cúng người Dao Họ ở Lào Cai dưới góc độ văn hoá dân gian, công trình nghiên cứu của tác giả La Tông Chí về quyền lực của thầy cúng người Dao ở Trung Quốc và một số công trình nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Sơn về một số vấn đề cụ thể liên quan thầy cúng,… Đây là những công trình nghiên cứu đã giúp NCS có được góc nhìn tổng quan về những người hành nghề thầy cúng người Dao. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về thầy cúng người Dao nói chung và thầy cúng người Dao Đỏ nói riêng dưới góc độ văn hoá học, đây là khoảng trống còn bỏ ngỏ, cần được quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Xuất phát, từ những cơ sở trên NCS quyết định chọn đề tài: Thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án nhằm sử dụng lý thuyết vị thế và vai xã hội để làm rõ vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang. Qua đó, thấy được những ảnh hưởng của vị thế và vai xã hội đến vai trò của thầy cúng nhằm định hướng phát huy vai trò của thầy cúng thông qua vị thế và vai xã hội trong quá trình
- 5 phát triển, ổn định đời sống người Dao Đỏ nói chung và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống người Dao Đỏ nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về người Dao Đỏ, thầy cúng và vai trò của thầy cúng người Dao ở Việt Nam; Làm rõ các khái niệm thầy cúng, vị thế xã hội và vai xã hội; Khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Dao Đỏ ở Tuyên Quang. Đây là môi trường để lực lượng thầy cúng được hình thành và duy trì cho đến ngày nay. - Mô tả có phân tích các câu chuyện cuộc đời của thầy cúng qua từng trường hợp cụ thể với khả năng đảm nhiệm số lượng vai xã hội khác nhau tương ứng với vị thế xã hội trong từng bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội. Đây là cơ sở để nhận diện các vai xã hội, tương tác giữa các vai cũng như mối quan hệ giữa vị thế và vai xã hội trong mối tương tác với người khác. - Mô tả có phân tích, so sánh về vị thế, các vai xã hội theo tiến trình thời gian và ở các địa bàn khác nhau; sự tương tác giữa các vai xã hội khi cùng lúc họ thực hiện nhiều vai xã hội trong thời điểm nhất định; mối quan hệ giữa vị thế và vai xã hội của thầy cúng. Những mô tả có phân tích này sẽ là cơ sở cho việc nhận diện ảnh hưởng của vị thế và vai xã hội đến vai trò của thầy cúng. - Từ những lập luận, mô tả, phân tích, so sánh trên về vị thế và vai xã hội của thầy cúng, luận án đưa ra những vấn đề cần bàn luận về thầy cúng trong đời sống của người Dao Đỏ. Nhận diện và phát huy vai trò của thầy cúng thông qua việc nâng cao vị thế và ảnh hưởng tích cực của các vai xã hội trong quá trình phát triển, ổn định đời sống người Dao Đỏ nói chung và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống người Dao Đỏ nói riêng trong bối cảnh hiện nay. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án trả lời các câu hỏi sau: 1/Thầy cúng có vị thế và vai xã hội như thế nào trong cộng đồng người Dao Đỏ? 2/ Vị thế và vai xã hội của thầy có sự tương tác và ảnh hưởng với nhau như thế nào qua các bối cảnh chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội ? 3/ Việc phát huy vai trò của thầy cúng có thể thực hiện được qua điều chỉnh vị thế và vai xã hội của thầy cúng không? Và điều này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người Dao Đỏ?
- 6 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong cộng đồng của người Dao Đỏ, thầy cúng được hình thành, tồn tại gắn với lịch sử phát triển của tộc người, là một bộ phận không thể thiếu trong văn hoá tộc người. Họ là người đàn ông bình thường có quyền và nghĩa vụ công dân giống như bao người khác nhưng họ có được những khả năng đặc biệt thông qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện và học tập để trở thành thầy cúng. Qua đó, họ đạt được vị thế nhất định và đảm nhiệm các vai xã hội quan trọng đối với cộng đồng. Họ là thầy cúng được cộng đồng trọng vọng, có khả năng thủ lĩnh dẫn dắt và vận động quần chúng. Họ có thể cùng lúc vừa hành nghề tâm linh, vừa đảm nhiệm thờ tổ tông dòng họ, trưởng làng vừa thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá nhân, điều kiện lịch sử xã hội, các vai xã hội này luôn có sự vận động, biến đổi và có thể có những mâu thuẫn xung đột xẩy ra khi cùng lúc họ thực hiện nhiều vai xã hội trong vị thế là thầy cúng mà họ nắm giữ. Vị thế và vai xã hội là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại với nhau, qua đó phản ánh mối quan hệ tương tác hai chiều giữa thầy cúng và cộng đồng mà họ là thành viên. Nhận diện, phát huy vai trò qua việc nâng cao vị thế và ảnh hưởng của vai xã hội của thầy cúng trong bối cảnh hiện nay là góp phần phát triển, ổn định đời sống kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người Dao Đỏ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là vị thế và các vai xã hội của các thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung tìm hiểu về vị thế và các vai xã hội của thầy cúng; sự vận động và biến đổi các vai xã hội, mâu thuẫn xung đột và cơ chế giải quyết; mối quan hệ giữa vị thế và các vai xã hội của thầy cúng trong lịch sử cuộc đời của mỗi cá nhân tương ứng với các bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau. Về thời gian: Người Dao Đỏ ở Tuyên Quang có nhiều mốc thay đổi trong lịch sử phát triển của cộng đồng. Luận án sẽ tìm hiểu vị thế, các vai xã hội của thầy cúng từ chế độ tự quản, du canh du cư đến đời sống đương đại với sự xuất hiện của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội ở các thôn bản tại vùng người Dao Đỏ.
- 7 Vị thế, vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng được Đảng, Nhà nước quan tâm từ khi thực hiện phong trào xây dựng nếp sống mới vào khoảng năm 1960 với tư cách là các già làng, người được tín nhiệm. Sự tham gia của các thầy cúng trong lực lượng cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp được chú trọng, tham gia đông đảo hơn vào những năm 70, khi thực hiện chính sách hạ sơn để định canh định cư của Đảng, Nhà nước. Người Dao bắt đầu có sự ổn định về địa bàn cư trú ở các bản Nà Lạ, Nà Mu, Phia Chang (Sơn phú, Na Hang); Nà Cọn, Bản Lục (Đà Vị, Na Hang); bản Tầng, Bản Biến (Phúc Sơn, Lâm Bình). Tuy nhiên, thời điểm này chịu ảnh hưởng của quan điểm “bài trừ mê tín dị đoan” của Đảng nên lực lượng các thầy cúng là cán bộ tránh công khai việc tham gia hoạt động tâm linh, hoặc hạn chế tham gia vào các tổ chức chính trị và các tổ chức đoàn thể, chính quyền ở địa phương. - Sau năm 1986 khi Quan điểm của Đảng, Nhà nước nhìn nhận lại vấn đề văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, vai trò của những người uy tín vùng dân tộc thiểu số thì những người Dao Đỏ hành nghề thầy cúng có sự biến đổi mạnh mẽ về vị thế và vai xã hội; uy tín, vị thế xã hội càng được coi trọng, khẳng định và nâng cao trong cộng đồng người Dao Đỏ, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. Thầy cúng ngoài hành nghề tâm linh, tích cực tham gia vào các hoạt động của chính quyền, đoàn thể xã hội. Đây là đấu mốc quan trọng luận án lựa chọn để đối chiếu, so sánh, nhận diện ra sự vận động, biến đổi về vai xã hội của thầy cúng. Về không gian: Luận án nghiên cứu thầy cúng ở 4 địa điểm thuộc địa phận của 3 huyện khác nhau: Xã Sơn Phú và xã Đà Vị, huyện Na Hang; xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình (trước đây thuộc huyện Chiêm Hoá, sát nhập huyện Lâm Bình năm 2022); xã Hoàng Khai thuộc huyện Yên Sơn. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về vị thế, các vai xã hội của họ, luận án mở rộng phạm vi không gian nghiên cứu với cộng đồng người Dao ở các địa bàn như: xã Tân Mỹ (huyện Chiêm Hoá), một số thầy cúng người Dao Đỏ ở tỉnh Bắc Kạn; các tộc người khác trên địa bàn huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, huyện Chiêm Hoá; các tổ chức, đoàn thể xã hội nơi các thầy cúng thực hành nghề thầy cúng hoặc thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận án sử dụng cách tiếp cận chính là tiếp cận văn hoá học, xém xét thầy cúng là chủ thể văn hoá sáng tạo, thực hành, trao truyền văn hoá; các quan điểm nhìn nhận,
- 8 đánh giá về thầy cúng phải được đặt trong môi trường văn hoá của tộc người; một số luận điểm đưa ra không mang tính khen – chê, đúng – sai mà xuất phát từ từng bối cảnh lịch sử của mỗi cá nhân và đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội tương ứng. Ngoài ra, luận án còn sử sụng cách tiếp cận liên ngành để có góc nhìn đúng đắn với vị thế và vai xã hội của thầy cúng: Tiếp cận dân tộc học/nhân học để có cái nhìn sâu hơn về quan điểm của những người trong cuộc và quan điểm của các thành viên trong cộng đồng đối với thầy cúng hay những người có sự tương tác với thầy cúng. Tiếp cận xã hội học để thấy được các vai xã hội, tương tác xã hội, mâu thuẫn, xung đột thông qua vị thế, các vai xã hội của thầy cúng. Tiếp cận tôn giáo học để nghiên cứu thầy cúng và những thực hành các nghi lễ, nhìn nhận vai trò của họ trong đời sống tâm linh, qua đó thấy được đời sống tín ngưỡng của cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, … 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp lịch sử cuộc đời (life history) và phương pháp điền dã dân tộc học. Đây là hai phương pháp nghiên cứu định tính, được thực hiện dưới dạng phỏng vấn vấn sâu. Trong đó, phương pháp lịch sử cuộc đời được thực hiện dưới dạng phỏng vấn sâu với các cá nhân hay cộng đồng hồi ức về cuộc đời hay một quãng đời của họ trong quá khứ, hiện tại hoặc ước vọng tương lai; phương pháp điền dã dân tộc học, ngoài phỏng vấn sâu còn tiến hành với phỏng vấn nhóm, quan sát tham dự và các kỹ thuật chụp ảnh, quay phim,… để lấy tư liệu. Phương pháp lịch sử cuộc đời là cách tốt nhất để nắm bắt các câu chuyện nhiều chi tiết của các thầy cúng, khai thác các trải nghiệm của họ về cuộc sống, hành vi, thái độ,… qua đó hiểu được cuộc đời, các hoạt động và sự kết nối của họ với các thành viên khác trong gia đình, trong dòng họ, trong cộng đồng và trong mạng lưới xã hội của họ thông qua việc thực hiện các vai xã hội. Từ đó, giúp NCS có cái nhìn đa chiều về sự thay đổi của các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá,… đặc biệt là ảnh hưởng, vai trò của thầy cúng được phản ánh qua vị thế và vai xã hội của họ trong tiến trình phát triển lịch sử người Dao Đỏ. Luận án tiến hành phỏng vấn tìm hiểu về lịch sử cuộc đời của 07 thầy cúng có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên, đại diện cho các nhóm thầy cúng có vị thế và đảm nhiệm số lượng các vai xã hội khác nhau. Bảy thầy cúng, gồm: thầy cúng Triệu Tài M, 80 tuổi, Hoàng Khai – Yên Sơn; thầy cúng Lý Văn T, 49 tuổi, Phúc Sơn – Lâm Bình; thầy cúng Phùng Thừa V (54 tuổi), thầy cúng Đặng Ỳ T (84 tuổi), thầy cúng Bàn Kim S (87 tuổi), Sơn Phú – Na Hang; thầy cúng Bàn Tiến H (63 tuổi), thầy cúng Chúc Tạ K (71 tuổi), Đà Vị - Na Hang. Các thầy cúng này đều qua Lễ cấp sắc 7 đèn, có trình độ, khả năng thực hiện các nghi lễ cúng
- 9 lớn. Nhưng mỗi cá nhân lại có hoàn cảnh xuất thân khác nhau, có điều kiện tiếp xúc với nhiều thế hệ thầy cúng ở các hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau. Họ có quá trình tương tác với cộng đồng ở nhiều giai đoạn lịch sử và đang sinh sống ở địa bàn cư trú khác nhau tại 4 xã: Đà Vị 02 thầy cúng, Sơn Phú 03 thầy cúng, Phúc Sơn 01 thầy cúng, Hoàng Khai 01 thầy cúng. Các thông tin, dữ kiện liên quan đến lịch sử cuộc đời của các thầy cúng sau khi thu thập được sắp xếp trình tự theo từng vấn đề, sự kiện trong hành trình cuộc đời của họ liên quan đến quá trình đạt được vị thế và tập hợp vai xã hội nhằm thấy được những mâu thuẫn, xung đột trong quá trình thực hiện các vai xã hội và cơ chế giải quyết những mâu thuẫn xung đột đó trong quá trình tương tác, thực hiện các vai xã hội của họ. NCS đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát kéo dài từ năm 2017 đến năm 2023 với số lượng các cuộc phỏng vấn khác nhau tuỳ theo từng thầy cúng, có thầy cúng thực hiện đến 2 – 3 cuộc phỏng vấn kéo dài từ hai đến 3 ngày nhưng có thầy cúng phải thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau và tham dự các lễ cúng do họ thực hiện. NCS gặp nhiều thuận lợi khi thực hiện các cuộc phỏng vấn với thầy cúng do sử dụng ngôn ngữ Dao Đỏ để giao tiếp, phân tích, giải nghĩa nhưng cũng gặp không ít khó khăn như nhiều cuộc nói chuyện không tập trung chủ đề, các thầy cúng phải đi làm lễ dài ngày, … Do đó, NCS phải tiến hành đi lại nhiều lần mới gặp được các thầy cúng, thu thập và xử lý tư liệu. Đồng thời, do ảnh hưởng của hai năm dịch covid-19 nên một số cuộc khảo sát bị hoãn lại, kéo dài thời gian thu thập tư liệu. Để hiểu được các thầy cúng về quá trình giành được vị thế và tập hợp vai xã hội qua câu chuyện cuộc đời của họ, Luận án sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học bằng các cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, quan sát tham dự đối với cá nhân và nhóm để thu thập các tư liệu định tính chính xác, sinh động về về thầy cúng. Thời gian mỗi cuộc khảo sát kéo dài từ 5 – 10 ngày, lưu trú tại gia đình các thầy cúng và các thành viên khác trong cộng đồng, sử dụng ngôn ngữ của người Dao Đỏ để tiếp cận phỏng vấn thu thập các thông tin. Các cá nhân được tiến hành phỏng vấn sâu là: Với người thân (vợ, con cái, anh em, họ hàng ruột thịt, sư thầy, đệ tử): Để có nhìn nhận, đánh giá khách quan về vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong quá trình tương tác với cộng đồng, NCS đã tiến hành PVS với người thân của các thầy cúng, như: vợ, con cái, anh em họ hàng ruột thịt, các sư thầy, đệ tử của thầy cúng – người trực tiếp chịu sự tương tác trong quá trình thực hiện các vai xã hội, để hiểu được cảm nhận và suy nghĩ của họ. Với những người cùng giới thầy cúng: NCS cũng tiến hành phỏng vấn thêm 10 thầy cúng có điều kiện hành nghề, sinh sống cùng các thầy cúng trong và ngoài làng bản để họ có góc nhìn, quan điểm với các thầy cúng trên cũng như có thêm tư liệu chiều sâu khẳng định
- 10 thêm vị thế và vai xã hội của các thầy cúng. Ngoài ra, trong quá trình tham dự các nghi lễ, NCS có cơ hội để phỏng vấn các thầy cúng từ các tỉnh Bắc Kạn, những người phụ việc trong các nghi lễ để tìm hiểu sâu hơn về nghề thầy cúng và quá trình thực hiện vai xã hội của một trong số các thầy cúng nói trên. Với cộng đồng người Dao Đỏ: Là đối tượng có mối quan hệ tương tác với thầy cúng trong quá trình thực hiện các vai xã hội. Nhóm đối tượng phỏng vấn được lựa chọn ở nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau: làm ruộng, hộ kinh doanh buôn bán, cán bộ công nhân viên chức, công chức, kinh doanh tự do,… thuộc 05 thôn bản của xã Sơn Phú (Nà Mu, Nà Lạ, Nà Sảm, Nà Cọn, Phia Chang), và 02 thôn bản của xã Đà Vị (Bản Lục, Bản Tàm) của huyện Na Hang; 02 thôn bản xã Phúc Sơn (Bản Tầng, Bản Biến) của huyện Lâm Bình; 01 thôn xã Hoàng Khai thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và cộng đồng người Dao Đỏ ở một số địa phương khác như Chiêm Hoá, Hàm Yên. Phỏng vấn đối tượng này để tìm hiểu suy nghĩ, quan điểm của họ với vị thế và quá trình thực hiện các vai xã hội của thầy cúng, cũng như những ảnh hưởng, đóng góp của thầy cúng với cộng đồng. Đồng thời, nhận diện rõ mối quan vệ vị thế và các vai xã hội của họ trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Ngoài ra, Luận án còn phỏng vấn sâu với các cán bộ chính quyền, nhà quản lý văn hoá ở địa phương để tìm hiểu về vị thế và vai xã hội mà họ đang đảm nhiệm, sự tương tác của họ với chính quyền cũng như các lực lượng chức năng trong quá trình thực hiện các vai xã hội. Phỏng vấn các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn nghiên cứu (Tày, Kinh) để nhìn nhận vị thế, vai xã hội của họ trong phạm vi ngoài cộng đồng. Phỏng vấn nhóm được NCS vận dụng thảo luận trong quá trình nghiên cứu thực địa qua các đợt khảo sát là 03 nhóm thầy cúng gồm 2 đến 3 người, có trình độ tươg đương hoặc là quan hệ sư – trò để nghiên cứu các loại sách, kể lại các câu chuyện trong quá trình hành nghề thầy cúng, các sự kiện của địa phương mà các thầy cúng tham dự; 02 cuộc phỏng vấn nhóm trong quá trình tham dự Lễ Cấp Sắc, Đám Chay để nắm được vị trí, thứ bậc của các thầy cúng trong các nghi lễ lớn; và nhiều nhóm thảo luận khác của các thành viên sống trong và ngoài thôn về các thầy cúng trên. Quan sát tham dự: Trong quá trình thực hiện Luận Án, NCS đã quan sát tham dự nhiều hoạt động của các thầy cúng trong cộng đồng bằng việc đi theo chân các thầy cúng thực hành 01 Lễ Cấp Sắc, 03 đám chay, 05 đám cưới, 03 lễ giải hạn, 01 lần tham gia biểu diễn “Pút tồng” trong sự kiện lớn của địa phương và nhiều nghi lễ cúng nhỏ trong cộng đồng. Các sự kiện quan sát được NCS ghi chép, mô tả, chụp ảnh, quay video,… làm tư liệu.
- 11 Bên cạnh hai phương pháp trên, NCS sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình đã được nghiên cứu in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại thư viện Quốc gia, thư viện trường Đại học, thư viện Khoa học, Xã hội & Nhân văn, thư viện Viện dân tộc học và các nơi lưu trữ khác. Những tư liệu này giúp NCS có cái nhìn tổng quan về sự phân loại, văn hoá, con người người Dao, các động tôn giáo tín ngưỡng của người Dao, phong tục tập quán, thầy cúng người dân tộc thiểu số nói chung và người Dao nói riêng,… trên cơ sở đó lên xây dựng đề cương, lên kế hoạch đi khảo sát thực địa, lập câu hỏi, chọn đối tượng phỏng vấn. Qua việc tập hợp và nghiên cứu các tài liệu này, NCS đã kế thừa và vận dụng những kiến thức của các công trình nghiên cứu trước để tìm ra hướng tiếp cận mới và phát triển thành Luận án. Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh giữa vị thế, các vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng để thấy được sự biến đổi vị thế, các vai xã hội của thầy cúng qua các giai đoạn lịch sử, môi trường sống khác nhau. 6. Đóng góp của Luận án 6.1. Đóng góp khoa học Là luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu hệ thống, đầy đủ về thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang; góp phần tìm hiểu về vị thế và các vai xã hội của người thầy cúng; Cơ sở lý luận về cơ chế giải quyết những mâu thuẫn, xung đột của thầy cúng trong quá trình thực hiện các vai xã hội khác nhau; mối quan hệ giữa vị thế và các vai xã hội. Qua đó, đóng góp cơ sở để nhận diện những đóng góp, ảnh hưởng và phát huy vai trò của thầy cúng đối với sự phát triển, ổn định kinh tế – xã hội của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang nói riêng và người Dao ở Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, luận án góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về hệ thống thầy cúng và văn hoá truyền thống người Dao Đỏ ở Tuyên Quang cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý nhằm phát huy tốt vị thế, vai xã hội của họ, trong đó, có vai trò là người có uy tín trong cộng đồng người Dao Đỏ hiện nay. 6.2. Về thực tiễn Cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh xã hội người Dao Đỏ, nhằm phát huy vai trò của đội ngũ thầy cúng trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, định hướng phát triển tầng lớp thầy cúng và cộng đồng trước bối cảnh hiện nay. Hạn chế những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội nói chung và các thực hành tín ngưỡng nói riêng của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang.
- 12 Cơ sở để các nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương, cộng đồng người Dao Đỏ xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát huy vai trò của thầy cúng trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Dao Đỏ ở Tuyên Quang Chương 2: Quá trình tập hợp vai xã hội và đời sống của thầy cúng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang Chương 3: Vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang Chương 4: Một số bàn luận về thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI DAO ĐỎ Ở TUYÊN QUANG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và thầy cúng của các tác giả nước ngoài Các công trình nghiên cứu về người Dao của các học giả nước ngoài đáng chú ý là nghiên cứu của một số cha cố và sĩ quan Pháp đã được công bố trên tạp chí Dân tộc học Đông Dương, Tạp chí Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO). Đặc biệt là nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học A.Bonifacy với các bài viết Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng Giêng 1902 [7], Giản chí về người Mán Quần Cộc [8], Giản chí về Mán Cao Lan [9], các bài viết này đã miêu tả khá sinh động về những đặc điểm văn hoá người Dao như nhà cửa, trang phục, đặc điểm sinh kế, tổ chức xã hội, văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng,... của một số nhóm Dao. Những năm trở lại đây, vấn đề người Dao cũng được một số tác giả nước ngoài nghiên cứu như các tác giả Ngọc Thời Giai, Trương Hữu Tuấn, Jacques Lemoine tại Hội thảo quốc tế người Dao tổ chức tại thành phố Thái Nguyên tháng 12/1995. Trong đó, bài viết Mấy vấn đề về người Dao di cư vào Việt Nam [109] của học giả Trung Quốc Trương Hữu Tuấn đã trình bày thời gian di cư vào Việt Nam, con đường di cư, nguyên nhân di cư, biến đổi văn hoá sau di cư và ý nghĩa nhân loại học. Theo đó, tác giả cho rằng việc các học giả Việt Nam xác định người Dao vào Việt Nam từ thế kỷ XVIII là chưa có căn cứ chuẩn xác, theo tác giả là người Dao vào Việt Nam khoảng XIV. Bài viết của học giả Ngọc Thời Giai (Nguyễn Viết Hiếu dịch) (2008) bàn luận về Di cư của người Dao xuống biên giới Tây Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ Minh, Thanh [46]. Bài viết đã góp phần làm rõ nguyên nhân, cách thức di cư, con đường, qui luật phổ biến di cư và ảnh hưởng của sự di cư tới văn hoá – xã hội của người Dao. Hai bài viết trên đã góp phần làm rõ thêm lịch sử di cư của người Dao tới Việt Nam, cơ sở hình thành nên những đặc trưng văn hoá xã hội người Dao ở Việt Nam, cơ sở hình thành, tồn tại lớp những người hành nghề thầy cúng của người Dao ở Việt Nam. Hai bài viết tập trung làm rõ nguồn gốc di cư, biến đổi các đặc trưng văn hoá nhưng chưa đề cập đến lớp những người hành nghề thầy cúng – một bộ phận quan trọng trong văn hoá người Dao.
- 14 Bài viết của nhà học giả người Pháp Jacques Lemoine với tựa đề: Khái quát về di sản văn hoá Dao và hiện đại hoá ở Việt Nam (1998) [49], tác giả đã đưa ra những nhận định về bản sắc văn hoá riêng của mỗi nhóm, những dấu ấn về bản sắc văn hoá người Dao ở Việt Nam, vai trò quan trọng của tôn giáo trong quá trình phát triển và hiện đại hoá, người Dao “cần tự do tiếp tục sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của mình và điều đó thực sự là là trụ cột của xã hội Dao phát triển và hiện đại hoá”. Tác giả đã đề cập đến các thầy tu, thầy tế, sư công của người Dao ở hai nhóm phương ngữ Mun và Miền là “người được chia thành nhiều cấp tuỳ theo những nghi lễ sắc phong mà họ trải qua. Họ có thể cúng cho người chết cũng như cho người sống và chủ yếu dựa vào thế lực siêu hình Ngũ Thần Sấm và các vị thần khác trong truyền thống Maoshan xa xưa”, nhưng tác giả chưa làm rõ bản chất, điều kiện, đời sống cũng như vị thế, vai xã hội của họ trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng – trụ cột của xã hội Dao. Một trong những công trình nghiên cứu quan trọng và gợi mở ý tưởng nghiên cứu về người hành nghề thầy cúng phải kể đến là công trình của học giả người Trung Quốc, Lê Công Chí, với tựa đề Bàn tay tín ngưỡng – Nghiên cứu quyền lực của cộng đồng thầy cúng của người Dao bàn tỉnh Quảng Tây [134]. Dưới góc độ tiếp cận quyền lực, tác giả đã tiếp cận quyền lực của thầy cúng trong nội dung 8 chương, ngoài mở đầu (chương 1) và kết luận (chương 8), tác giả đã mang đến cho người đọc bức tranh đầy đủ về quyền lực thầy cúng từ môi trường sinh sống của thầy cúng (chương 2), các trạng thái tồn tại (chương 3), con đường quyền lực của thầy cúng (chương 4), phân tầng quyền lực (chương 5), thực tiễn quyền lực (chương 6) và cách tái tạo quyền lực (chương 7) của của thầy cúng qua các triều đại lịch sử của Trung Quốc. Phải nói rằng đây là công trình nghiên cứu rất công phu chi tiết về thầy cúng của các học giả nước ngoài mà nghiên cứu sinh tiếp cận được. Cũng là công trình tham khảo, gợi mở hướng tiếp cận cho nghiên cứu sinh về việc tìm hiểu thầy cúng, vị thế và vai xã hội của thầy cúng trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang. Công trình nghiên cứu khác liên quan đến thầy cúng là bài viết, Mien Fang - Yao Mien Ceremonial Paintings (Mien Fang – Tranh nghi lễ của người Dao) (2012) [128] của tiến sĩ Linda S.McIntosh, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, đã thực hiện các dự án Dệt ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này này, tác giả dựa trên công trình nghiên cứu của Jacques Lemoine, "Yao Ceremonial Paintings” (1982) giới thiệu về tranh của người Dao. Tác giả khái quát về Iu Miền và các nhóm liên quan
- 15 ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam và phân tích khá rõ về Đạo giáo của Iu miền được thể hiện qua các chức sắc và các nghi lễ của các đạo sĩ và tranh Đạo giáo – tranh của các đạo sĩ sử dụng trong các nghi lễ. Theo tác giả: “Các đạo sĩ đóng vai trò quan trọng trong xã hội, thực hiện các nghi lễ liên quan đến sinh nở, kết hôn và cái chết. Họ có nhiệm vụ xoa dịu các linh hồn, chữa lành bệnh tật và xua đuổi tà ma khỏi con người và các địa điểm”. Bài viết đã phân tích, làm rõ nội dung các bức tranh, sản xuất, trang phục, các vị thánh được vẽ trong các bức tranh. Bài viết đã thể hiện điểm nét tương đồng với người Dao Việt Nam như: phát âm tên gọi các thầy cúng, các vị thánh trong các bức tranh Tam Thanh (Three Pure Ones) và Hành Phây (Heng Fei). Đây là tài liệu quan trọng tham khảo trong nghiên cứu về thầy cúng, giúp NCS có góc nhìn sâu sắc hơn về lớp người hành nghề thầy cúng qua nghi lễ và các bức tranh Đạo giáo cũng như mối tương quan với bộ phận thầy cúng người Dao khác ngoài Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho NCS thấy được tầm quan trọng, vị trí văn hoá của người Dao trong bức tranh văn hoá của các tộc người ở Việt Nam, cũng như nguồn gốc lịch sử, đặc trưng văn hoá và những biến đổi văn hoá sau di cư vào Việt Nam. Trong đó, hai công trình nghiên cứu về thầy cúng của tác giả Lê Công Chí và Linda S.McIntosh góp phần gợi mở ý tưởng, cơ sở để nghiên cứu sinh tham chiếu để nghiên cứu về thầy cúng ở Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về người Dao Việt Nam của các tác giả nước ngoài chủ yếu tập trung đề cập đến các khía cạnh văn hoá người Dao nói chung, chưa cụ thể, rõ ràng với từng nhóm Dao và chưa có công trình nào của tác giả nước ngoài nghiên cứu về thầy cúng người Dao Đỏ ở Việt Nam nói chung và người Dao Đỏ ở Tuyên Quang nói riêng. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về người Dao Đỏ và tôn giáo tín ngưỡng của người Dao của tác giả Việt Nam 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về người Dao Đỏ Người Dao ở Việt Nam là tộc người có văn hoá phong phú đa dạng về từng nhóm trong phân loại và bản sắc văn hoá địa phương của mỗi nhóm Dao. Nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam nói chung và người Dao Đỏ nói riêng, có rất nhiều công trình nghiên cứu từ các vấn đề nguồn gốc lịch sử tộc người, các đặc trưng văn hoá đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Dao ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam được bắt đầu từ những ghi chép của các sử gia thời phong kiến trong các tác phẩm: Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn ghi chép, mô tả về người
- 16 Dao xứ Tuyên [29], Hưng Hoá xứ - Phong thổ lục của Hoàng Bình Chính (1778) giới thiệu về người Mán ở Châu Thuỷ Vĩ (Lào Cai) [14], Hưng hoá ký lược của Phạm Thận Duật (1856) viết về phong tục tập quán các dân tộc ở Hưng Hoá trong đó có người Dao [18]. Những ghi chép này tuy còn còn sơ lược, chưa đề cập đến tôn giáo tín ngưỡng và thầy cúng nhưng đã cho biết về đặc điểm về không gian cư trú, trang phục, phương thức canh tác, phong tục tập quán và mốc thời gian người Dao di cư đến Việt Nam. Nghiên cứu về người Dao thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau cách mạng tháng Tám cho đến ngày nay, khi các trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập, sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, đã mở ra hướng nghiên cứu mới về người Dao. Các công trình nghiên cứu chủ yếu nói chung về văn hoá người Dao ở Việt Nam, điều này làm cho các độc giả khó phân biệt được tính đặc trưng của từng nhóm Dao. Trong những năm trở lại đây, các nghiên cứu về người Dao có xu hướng nghiên cứu theo từng nhóm và từng vấn đề nghiên cứu cụ thể của từng nhóm Dao ở các địa phương khác nhau, đã làm rõ hơn tính đa dạng, phong phú trong bức tranh văn hoá của người Dao ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nhóm Dao Đỏ ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được nghiên cứu chiều sâu, hệ thống. Một số công trình, bài viết đề cập hoặc chuyên sâu về người Dao Đỏ có thể kể đến là: Bài viết của tác giả Bàn Thị Tư với tựa đề “Sơ bộ phân loại các ngành Dao ở Việt Nam” [111] tại Hội thảo quốc tế người Dao tổ chức tại thành phố Thái Nguyên tháng 12/1995 thì người Dao có hai ngành: Ngành thứ nhất hay còn gọi là ngành một gồm có ba nhóm hay chi tộc: Dao Đại Bản, Dao Tiểu Bản, Dao Quần Chẹt. Ngành thứ hai hay ngành hai gồm các nhóm hay chi tộc: Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng. Trong đó, Dao Đỏ nhóm địa phương trong chi tộc Dao Đại Bản. Cũng bàn về phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam, học giả Nguyễn Khắc Tụng nêu trong bài viết “Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, năm 1997 [106]. Ông đã phân loại người Dao thành 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (Dao Lô Gang), Dao Tiền, Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Áo Dài (Dao Tuyển), Dao Thanh Y. Do địa bàn nghiên cứu của Luận án là ở Tuyên Quang nên Luận án dựa theo phân loại các nhóm Dao trong công trình nghiên cứu Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang do Nịnh Văn Độ (chủ biên). Theo đó, người Dao ở Tuyên Quang gồm có 9 nhóm địa phương là: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Coóc Mùn, Dao Coóc Ngáng, Dao Lô Gang, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài [28].
- 17 Công trình nghiên cứu của tác giả Phan Thị Phượng (2015) với tựa đề Trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao Đỏ ở Lào Cai [72]. Ở cuốn này, tác giả đã mô tả trang phục của thầy cúng người Dao Đỏ gồm khăn, áo, thắt lưng, xà cạp, cách ăn mặc [72, tr.187-197] và bảo quản trang phục thầy cúng và nghệ thuật trang trí trên trang phục thầy cúng [72, tr.218-221]. Qua đó thấy được họ là tầng lớp riêng, có trang phục riêng, đặc biệt trong các nghi lễ mà họ thực hiện. Sách Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường (2011) [108]. Trong cuốn này, tác giả đã đề cập đến trang phục của nhóm Dao Đỏ, trong đó, thầy cúng trên cơ sở mô tả sơ lược về trang phục của thầy cúng của người Dao ở Việt Nam: “Vào dịp tổ chức lễ cấp sắc, lễ Chẩu Đàng... thầy cúng đóng vai trò quan trọng trong khi hành lễ. Ông ta phải mặc một bộ đồ đặc biệt mà ngày thường không ai được dùng kể cả thầy cúng”... [108, tr.40]. Bài viết Nghề rèn của người Dao Đỏ: Qua quan sát ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang của tác giả Vi Văn An (2006) [1], tác giả đã mô tả, phân tích nghè rèn – một trong những nghề thủ công truyền thống của người Dao Đỏ. Có thể thấy, nhóm Dao Đỏ ở Việt Nam còn rất ít công trình nghiên cứu và chưa có công trình nghiên cứu nào manh tính hệ thống, có chiều sâu, làm rõ các đặc trưng văn hoá hay tính địa phương của nhóm Dao Đỏ. Đây là cơ sở để cho nghiên cứu sinh chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm Dao Đỏ ở Tuyên Quang. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng và các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của người Dao ở Việt Nam Về tín ngưỡng tôn giáo và các nghi lễ trong tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam được các tác giả đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Đây là nội dung liên quan trực tiếp đến các hoạt động của người thầy cúng và cũng là bản sắc rất riêng của người Dao. Theo các nghiên cứu thì tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ngoài tín ngưỡng dân gian còn bị ảnh hưởng bởi 3 tôn giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Trong đó, Đạo giáo được thể hiện rõ nhất qua hệ thống các nghi lễ và hoạt động của những người thầy cúng như Lễ Cấp Sắc, tranh thờ,... Tiêu biểu như: Tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam của Vương Duy Quang (2009) [74], Tranh đạo giáo ở bắc Việt Nam của Phan Ngọc Khuê (2001) [50]. Các công trình nghiên cứu khác chủ yếu tập trung vào các nhóm Dao cụ thể ở các địa phương, như: Đời sống tín ngưỡng người Dao Họ ở Lào Cai của Phạm Văn Dương (2009) [20], Các nghi lễ chủ

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p |
201 |
53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p |
160 |
33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p |
200 |
27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p |
104 |
20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p |
57 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p |
45 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p |
73 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p |
22 |
11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p |
27 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p |
18 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p |
13 |
7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p |
112 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p |
34 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p |
10 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p |
10 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p |
11 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận
274 p |
2 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
