Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre" nhằm đánh giá khả năng tương đồng và liên kết hoạt động du lịch giữa tỉnh Bến Tre và các khu vực lân cận. Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên, luận án đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường, phát huy khả năng sử dụng nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN _______________________ CHUNG LÊ KHANG NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2023
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN _______________________ CHUNG LÊ KHANG NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 9310630.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Bùi Quang Thành Người hướng dẫn phụ: TS. Lê Đình Tân Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quang Thành và TS. Lê Đình Tân. Các tài liệu tham khảo và số liệu trong luận án đều được thu thập và sử dụng trung thực, đúng quy định. Tác giả Chung Lê Khang
- LỜI CẢM ƠN Luận án "Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre" đã được hoàn thành tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn nghiêm túc, chu đáo và tận tình của PGS.TS. Bùi Quang Thành và TS. Lê Đình Tân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô giảng dạy, thầy cô hướng dẫn, những người đã luôn đồng hành, dạy bảo, định hướng, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nỗ lực hoàn thành luận án này. Trong suốt quá trình nộp hồ sơ, học tập và sinh hoạt tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ Ban lãnh đạo Viện cùng với các cán bộ trong Phòng Nghiên cứu Khoa học phát triển, Phòng Nghiên cứu Khu vực học, Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong Ban lãnh đạo Viện và các phòng ban, cũng như gửi lời cảm ơn đến quý anh chị trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Tôi rất biết ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM và đặc biệt là Tổ bộ môn Việt Nam học, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Bến Tre như Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Cục Thống kê và Ban quản lý các di tích đã nhiệt tình giúp tôi thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp, sinh viên và bạn bè đã hết lòng hỗ trợ tôi, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận án này. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Chung Lê Khang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 9 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án .................................................................... 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 14 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 14 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 15 6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 15 NỘI DUNG .............................................................................................................. 17 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................... 17 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................ 17 1.1.1. Các hướng nghiên cứu về nguồn lực biển ................................................... 17 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tại Bến Tre .................. 26 1.1.3. Các nghiên cứu về phương pháp đánh giá nguồn lực biển và phân tích không gian ........................................................................................................................... 32 1.1.4. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............. 37 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 40 1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 40 1.2.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 58 1.3. Phương pháp luận - Phương pháp nghiên cứu ............................................. 75 1.3.1. Phương pháp luận ......................................................................................... 75 1.3.2. Quan điểm tiếp cận ........................................................................................ 76 1
- 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 79 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 91 Chương 2. NGUỒN LỰC BIỂN TRONG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN TỈNH BẾN TRE ...................................................................................................... 92 2.1 Không gian phát triển tỉnh Bến Tre ................................................................ 92 2.1.1. Không gian địa lý ........................................................................................... 92 2.1.2. Không gian lịch sử ....................................................................................... 100 2.1.3. Không gian văn hóa ..................................................................................... 104 2.1.4. Không gian xã hội ........................................................................................ 106 2.1.5. Không gian kinh tế....................................................................................... 110 2.2. Đặc điểm nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ................... 112 2.2.1. Vị thế vùng biển ........................................................................................... 113 2.2.2. Nguồn lực tự nhiên vùng biển .................................................................... 115 2.2.3. Nguồn lực văn hóa - xã hội vùng biển ........................................................ 125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 141 Chương 3. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE QUA KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU ........................ 142 3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ................................................................................................................... 142 3.1.1. Thực trạng phát triển du lịch ở Bến Tre ..................................................... 142 3.1.2. Thực trạng nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ............... 151 3.2. Phân tích không gian đánh giá mối liên hệ du lịch trong vùng ................. 156 3.2.1. Phân bố không gian các điểm du lịch ......................................................... 156 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình không gian của các điểm du lịch ..... 164 2
- 3.2.3. Thảo luận (kết quả và khả năng ứng dụng) ............................................... 170 3.2.4. Kết quả điều tra đánh giá về các biến số .................................................... 172 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 200 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE .............................................. 201 4.1. Định hướng ..................................................................................................... 201 4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre.......................................... 201 4.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre gắn với việc phát huy giá trị nguồn lực biển ....................................................................................................... 207 4.2. Giải pháp ........................................................................................................ 209 4.2.1. Giải pháp chung .......................................................................................... 209 4.2.2. Giải pháp cụ thể ........................................................................................... 215 4.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 236 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 238 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 239 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 242 PHỤ LỤC 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu Center of Environmental Engineering - Cadastre and Engineering CEECESC Survey Company (Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - Công ty Đo đạc và Kỹ thuật Địa chính) DLST Du lịch sinh thái DSPVT Di sản phi vật thể DSVT Di sản vật thể ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HST Hệ sinh thái The International Union for Conservation of Nature (Liên minh IUCN Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KTXH Kinh tế - Xã hội QL Quốc lộ PTBV Phát triển bền vững TNDL Tài nguyên du lịch TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân United Nations Environment Programme (Chương trình Môi UNEP trường Liên Hợp Quốc) World Commission on Environment and Development (Ủy ban WCED Thế giới về Môi trường và Phát triển) WWF World Wildlife Fund (Quỹ Động vật hoang dã thế giới) 4
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hợp phần của tài nguyên vị thế và tầm quan trọng của chúng ...............49 Bảng 1.2. Tiêu chí sinh khí hậu đối với con người của các nhà khoa học Ấn Độ ........51 Bảng 1.3. Mức độ phù hợp của địa hình cho khai thác du lịch .....................................52 Bảng 1.4. Bộ tiêu chí và thang đo Nguồn lực vị trí địa lý.............................................62 Bảng 1.5. Bộ tiêu chí và thang đo nguồn lực tự nhiên ..................................................64 Bảng 1.6. Bộ tiêu chí và thang đo nguồn lực văn hóa - xã hội .....................................68 Bảng 1.7. Ma trận 1 so sánh cặp giữa các chỉ tiêu đánh giá .........................................83 Bảng 1.8. Thang tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu ............................................................84 Bảng 1.9. Ma trận 2 - ma trận Vector trọng số..............................................................85 Bảng 1.10. Ma trận 3 - Ma trận trọng số các chỉ tiêu ....................................................85 Bảng 1.11. Giá trị chỉ số ngẫu nhiên RI ........................................................................86 Bảng 1.12. Ma trận so sánh cặp các phương án theo từng tiêu chí ...............................86 Bảng 2.1. Địa hình tỉnh Bến Tre ...................................................................................95 Bảng 2.2. Tốc độ tăng dân số chung, tốc độ tăng tự nhiên, tỷ suất di cư thuần của dân số Bến Tre ........................................................................................................................106 Bảng 2.3. Phân bố dân cư của Bến Tre năm 2020 ......................................................107 Bảng 2.4. Kết quả điều tra lao động giai đoạn 2016 - 2020 ........................................108 Bảng 2.5. Hiện trạng đa dạng sinh học tại KBTTN Thạnh Phú ..................................117 Bảng 2.6. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Sân Chim Vàm Hồ ...................................118 Bảng 2.7. Các di tích lịch sử tại khu vực 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre ...................133 Bảng 2.8. Các lễ hội tại khu vực 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre................................134 Bảng 2.9. Các làng nghề tiêu biểu khu vực 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre ...............136 Bảng 3.1. Tổng khách và Doanh thu hoạt động du lịch Bến Tre 2018 - 2022 ............144 Bảng 3.2. Các hoạt động tuyên truyền về du lịch của tỉnh Bến Tre ............................149 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá trọng số của từng nhóm nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre dựa trên không gian nghiên cứu 3 huyện ven biển. ........................172 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá trọng số 3 huyện ven biển về khả năng khai thác 3 mô hình du lịch được đề xuất gắn với nguồn lực biển tại tỉnh Bến Tre ....................................174 5
- Bảng 3.5. Kết quả đánh giá trọng số của nguồn lực tự nhiên tại 3 huyện ven biển dựa trên 3 mô hình du lịch được đề xuất ............................................................................175 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá trọng số của nguồn lực văn hóa - xã hội tại 3 huyện ven biển dựa trên 3 mô hình du lịch được đề xuất. ....................................................................177 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá trọng số của nguồn lực vị trí địa lý tại 3 huyện ven biển dựa trên 3 mô hình du lịch được đề xuất. ...........................................................................178 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá trọng số của các mô hình du lịch được đề xuất tại huyện Thạnh Phú ...................................................................................................................180 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá trọng số của các mô hình du lịch được đề xuất tại huyện Ba Tri ................................................................................................................................180 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá trọng số của các mô hình du lịch được đề xuất tại huyện Bình Đại. .....................................................................................................................181 Bảng 3.11. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực biển và địa phương ..184 Bảng 3.12. Kết quả sau khi nhân trọng số ...................................................................185 Bảng 3.13. Tổng hợp điểm chấm của các chuyên gia .................................................187 Bảng 3.14. Tổng hợp điểm chấm của các chuyên gia sau khi nhân trọng số tiêu chí .190 Bảng 3.15. Tổng điểm nguồn lực biển 3 huyện ven biển............................................193 Bảng 3.16. Điểm tiêu chí nguồn lực theo từng Mô hình du lịch tại các huyện ven biển .....................................................................................................................................194 Bảng 3.17. Tổng điểm nguồn lực biển cho phát triển du lịch tại các huyện ven biển 196 6
- DANH MỤC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ..............................................................................................................72 Sơ đồ 1.2. Cây phân cấp ...........................................................................................83 Sơ đồ 3.1. Du lịch Bến Tre gắn với nguồn lực biển............................................... 172 Sơ đồ 3.2. Tổng hợp du lịch gắn với nguồn lực biển Bến Tre ................................173 Sơ đồ 3.3. Nguồn lực tự nhiên vùng biển Bến Tre .................................................175 Sơ đồ 3.4. Nguồn lực văn hóa - xã hội vùng biển tỉnh Bến Tre .............................176 Sơ đồ 3.5. Nguồn lực vị thế (vị trí địa lý) vùng biển Bến tre .................................178 Sơ đồ 3.6. Du lịch các huyện ven biển Bến tre gắn với khai thác nguồn lực biển .179 7
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Sự phân bố địa điểm các loại hình du lịch ....................................................... 157 Hình 3.2. Mật độ hạt nhân của năm loại hình điểm du lịch............................................. 159 Hình 3.3. Hình elip độ lệch chuẩn của năm loại hình điểm du lịch ................................ 162 Hình 3.4. Phân bố các điểm trung tâm trong năm loại hình điểm du lịch ....................... 163 Hình 3.5. Liên hệ giữa địa hình và sự phân bố không gian của các điểm du lịch ........... 166 Hình 3.6. Liên hệ giữa hệ thống sông ngòi và phân bố không gian của các điểm du lịch ......................................................................................................................................... 167 Hình 3.7. Liên hệ giữa hệ thống giao thông và phân bố không gian của các điểm du lịch ......................................................................................................................................... 168 Hình 3.8. Liên hệ giữa kinh tế - xã hội và phân bố không gian điểm du lịch ................. 170 8
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành du lịch nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Nghị quyết số 08 - NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017, thể hiện quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, xác định quan điểm “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước” [Bộ chính trị, 2017]. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Bên cạnh đó, du lịch còn là hoạt động kinh tế dựa vào tài nguyên rõ nét. Tài nguyên được xem là nguồn lực hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở để hình thành, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch. Hoạt động du lịch giúp tạo nhiều cơ hội việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Thực tế cho thấy việc đánh giá đúng, khai thác nâng cao giá trị các loại nguồn lực nói chung và đặc thù TNDL nói riêng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần vào sự PTBV. Việt Nam có 28 tỉnh thành giáp biển, mỗi khu vực biển mang tính đặc thù và có nguồn lực phát triển riêng. Tùy thuộc vào thế mạnh đặc thù, các vùng ven biển sẽ có những ưu điểm và khó khăn riêng. Có tỉnh thành sở hữu cảng nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế cảng biển, các địa phương phù hợp cho hoạt động nuôi trồng, hoặc có những bãi biển đẹp phát triển du lịch biển. Khu vực ĐBSCL là một vùng lớn với 7 tỉnh thành giáp biển, nguồn lực biển đa dạng và phân bố rộng khắp. Nhiều địa phương trong khu vực đã khai thác tốt tiềm năng và ưu thế riêng, tập trung thu hút đầu tư phát triển KTXH và có những bước tiến vượt bậc. Trong đó, tỉnh Kiên Giang nổi bật là điểm đến du lịch biển hàng đầu với thương hiệu đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, các tỉnh ven biển khác đang gặp khó khăn, với biển phù sa, màu nước đục, chưa tạo được điểm nhấn đặc biệt. Vì vậy, để phát triển du lịch, địa phương cần tập trung nghiên cứu và tận dụng thế mạnh về nguồn lực biển, từ đó xây dựng các chiến lược độc đáo và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù. 9
- Bến Tre nằm trong vùng ĐBSCL và hình thành từ khu vực tam giác châu thổ của hệ thống sông Tiền, gồm 3 cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, được tạo thành bởi 4 nhánh sông lớn là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.357,7km², chiếm 5,8% diện tích vùng ĐBSCL. Vị trí địa lý của Bến Tre rất thuận lợi, liền kề TP. HCM - trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất ở khu vực phía Nam, gần TP. Cần Thơ - trung tâm KTXH của ĐBSCL và nằm gần ngã ba giao lộ giữa QL1A và QL60. Điều này giúp tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế tổng hợp và du lịch một cách tối ưu. Trong thời gian gần đây, tỉnh Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, chuyển đổi cơ cấu các ngành, lĩnh vực. Điều này đang tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đầy triển vọng trong tương lai. Bến Tre được định hình như một trung tâm kinh tế quan trọng trong khu vực phía Đông - Bắc của vùng ĐBSCL và là một đầu mối giao thông trong khu vực, đóng vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng. Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đặt ra mục tiêu quan trọng: "Tập trung phát triển kinh tế biển (thuỷ sản, du lịch, năng lượng sạch, khu công nghiệp, đô thị, logistics...) và định hướng phát triển về hướng Đông. Đặc biệt, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn". Tuy nhiên, khi nhắc đến du lịch Bến Tre, chúng ta thường chỉ nghĩ đến loại hình sinh thái miệt vườn với hệ thống kênh rạch phong phú và các di tích lịch sử cách mạng, ít quan tâm đến tiềm năng của vùng biển rộng lớn. Bến Tre có một dải bờ biển dài 65km tại 3 huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại, với vị trí địa lý và vai trò quan trọng, đem lại nhiều tiềm năng cho du lịch. Tuy nhiên, nguồn lực biển của tỉnh chưa được khai thác tận dụng hết cho mục đích du lịch. Việc khai thác tiềm năng từ biển là một trong những định hướng cần được tập trung để xây dựng các sản phẩm du lịch mới, thu hút được du khách từ trong và ngoài tỉnh. Trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở lại đây, từ năm 2010, tỉnh Bến Tre đã phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ BĐKH và hệ thống các công trình thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mêkong. Những tác động này đã gây ra những hậu quả 10
- nghiêm trọng đến vùng ven biển của tỉnh. HST cửa sông, rừng ngập mặn và không gian sinh sống, sinh kế của người dân bị tổn hại nặng nề. Để ứng phó và thích ứng với tình hình, tỉnh Bến Tre đã và đang triển khai một loạt giải pháp chủ động nhằm góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân sinh hướng đến PTBV. Trong nhóm các giải pháp được đề cập, du lịch bền vững tại vùng biển được xem là một trong những giải pháp mềm hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức và góp phần chuyển đổi các mô hình sinh kế phù hợp với thực tế hiện tại. Sau quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lực và cách phân loại dựa vào nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Trong cách phân loại dựa vào tiêu chí không gian, hầu hết các công trình đều chọn hướng phân chia nguồn lực thành hai nhóm: nguồn gốc trong nước và ở nước ngoài [Nguyễn Ngọc Khánh, 2010; Nguyễn Nhiên Hương, 2020]. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có rất nhiều thuật ngữ được định nghĩa dựa trên không gian tồn tại như "nguồn lực biển", "nguồn lực biển - đảo", "nguồn lực rừng"… Chúng xuất hiện nhiều trong các văn kiện, tài liệu hay các công trình nghiên cứu, nhưng vẫn chưa được định nghĩa một cách đồng nhất và rõ ràng. Với hướng nghiên cứu của luận án, tác giả muốn, thông qua đề tài, đưa ra quan điểm mới về thuật ngữ "nguồn lực biển" và cung cấp một góc nhìn mới về nhóm các nguồn lực từ biển. Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu, đánh các chỉ tiêu về những nguồn lực phục vụ cho phát triển du lịch thường sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để xác định sự ảnh hưởng của tài nguyên đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đến năm 2005, những phương pháp đánh giá tiến đến phân hạng được áp dụng trong các nghiên cứu. Bên cạnh việc xây dựng bộ chỉ tiêu, tiêu chí, các tác giả đã tiến hành tính tổng điểm thành phần của các tiêu chí nhân cho trọng số. Bởi vì tầm quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch khác nhau cho nên mỗi tiêu chí sẽ có một trọng số khác nhau. Trọng số của một tiêu chí càng cao có nghĩa mức độ quan trọng càng lớn. Từ đó, có thể thấy rằng đánh giá trọng số đóng góp của từng nhóm nguồn lực cho việc phát triển du lịch tổng thể và từng địa phương cụ thể là một hướng nghiên cứu rất quan trọng. 11
- Nghiên cứu về vai trò của biển trong phát triển du lịch không phải là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài đều tập trung vào việc nghiên cứu biển như một thực thể địa lý với những tiềm năng như cảnh quan đẹp, bãi biển cát trắng, nước trong xanh. Chưa có một đề tài nào tập trung vào việc nghiên cứu biển một cách hệ thống, coi biển là một nguồn lực phát triển, không gian sống động và được xem xét từ hướng tiếp cận liên ngành. Nghiên cứu về nguồn lực biển là việc nghiên cứu trên phạm vi không gian của biển từ các yếu tố hữu hình đến những yếu tố vô hình, từ không gian tự nhiên đến không gian văn hóa - xã hội, hợp thành một thể thống nhất. Nghiên cứu về biển không chỉ hướng đến việc phát triển biển mà còn hướng đến việc phát triển tổng thể của một địa phương hoặc quốc gia. Nghiên cứu biển nhằm xác định các nguồn lực phát triển, đóng vai trò cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu và xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển. Xuất phát từ thực tiễn khách quan nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” để tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng, đồng thời tìm kiếm những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nguồn lực biển trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục tiêu Mục tiêu chung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn lực biển trong bối cảnh phát triển kinh tế địa phương. Xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá vai trò và tác động của các loại nguồn lực biển. Nghiên cứu cũng tập trung đánh giá khả năng tương đồng và liên kết hoạt động du lịch giữa tỉnh Bến Tre và các khu vực lân cận. Dựa trên những nghiên cứu và phân tích trên, luận án đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng cường, phát huy khả năng sử dụng nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Mục tiêu cụ thể: (1) Làm rõ vấn đề lý luận về nguồn lực, nguồn lực biển trên cơ sở tổng kết các nét nghĩa từ nguyên, thuật ngữ tiếng Anh, ý kiến, quan điểm từ các 12
- nghiên cứu trong, ngoài nước và thực tiễn Việt Nam. (2) Dùng mô hình phân tích không gian xác định các điểm du lịch của tỉnh Bến Tre và các địa phương lân cận, làm cơ sở đánh giá khả năng tương đồng và liên kết hoạt động du lịch của tỉnh Bến Tre và khu vực lân cận. (3) Dùng mô hình phân tích thứ bậc AHP, xác định trọng số các chỉ tiêu trong mỗi nhóm nguồn lực biển tác động đến từng loại hình du lịch được xác định trong mô hình. (4) Xây dựng các định hướng, giải pháp phát huy vai trò của nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre trên cơ sở xác định bối cảnh phát triển du lịch từ các kết quả nghiên cứu phân tích không gian, xác định các loại hình hình du lịch ưu tiên khai thác tại từng địa phương từ kết quả phân tích AHP. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đề ra, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây: + Thu thập tài liệu, số liệu, tổng quan các công trình, các hướng nghiên cứu về nguồn lực, nguồn lực biển, nguồn lực biển cho phát triển du lịch tại tỉnh Bến Tre. + Xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho nghiên cứu, làm rõ những lý thuyết, khái niệm cơ bản có liên quan đến du lịch, nguồn lực, nguồn lực biển. + Bằng các tài liệu sơ cấp và thứ cấp cũng như tổ chức đi điền dã, phỏng vấn chuyên gia để phân tích được vai trò của nguồn lực biển trong phát triển du lịch của địa phương. + Thu thập dữ liệu các điểm tham quan trong khu vực, sử dụng mô hình phân tích không gian để mở rộng so sánh đối chiếu với các địa phương lân cận. Từ đó, xác định mức độ tương đồng và khả năng liên kết phát triển du lịch khác nhau giữa các khu vực, vùng miền. + Xây dựng mô hình các loại hình du lịch, các tiêu chí, chỉ tiêu giúp đánh giá vai trò, tầm quan trọng, trọng số đáp ứng của các loại nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. + Trên cơ sở kết quả thu được, xây dựng một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn góp phần vào việc nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực biển trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. 13
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tuợng nghiên cứu của luận án là các nhóm nguồn lực biển cho phát triển du lịch (nguồn lực vị thế vùng biển, nguồn lực tự nhiên vùng biển, nguồn lực văn hóa - xã hội vùng biển) ở tỉnh Bến Tre. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu nguồn lực biển dựa vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa - xã hội vùng ven biển tác động và sự phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Khía cạnh phát triển du lịch được xem xét dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung thu thập số liệu, nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2016 - 2020, số liệu cập nhật 2021, 2022. Tác giả lựa chọn giai đoạn này vì phù hợp với khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH của UBND tỉnh Bến Tre theo Nghị quyết số: 14/2016/NQ - NĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016. Bên cạnh đó tác giả đã tiến hành điền dã địa bàn nghiên cứu 3 huyện ven biển, đợt 1 vào tháng 12 năm 2021, đợt 2 vào tháng 3 năm 2022 và đợt 3 vào năm tháng 1 năm 2023. Tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia tại các Sở ban ngành vào tháng 3 năm 2022, phỏng vấn chuyên gia chấm điểm vào tháng 12 năm 2022. Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu không gian đất liền và phần không gian biển của ba huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. 4. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về nguồn lực biển phát triển du lịch, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Cơ sở lý thuyết nào phù hợp để nghiên cứu nguồn lực biển cho phát triển du lịch? 2. Thực trạng nguồn lực biển cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre như thế nào? 3. Vai trò của nguồn lực biển trong phát triển du lịch tỉnh Bến Tre? 14
- 4. Để phát triển du lịch tỉnh Bến Tre cần những định hướng, giải pháp nào cho việc khai thác, sử dụng nguồn lực biển? 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án đưa ra hướng tiếp cận về nguồn lực cho phát triển theo không gian tồn tại để từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan như nguồn lực, nguồn lực biển… Luận án bổ sung, làm rõ khung nghiên cứu về nguồn lực biển trong phát triển du lịch trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề này. Cụ thể là: 1. Phân tích các quan điểm về nguồn lực biển và vai trò của nguồn lực biển trong phát triển du lịch; 2. Xác định, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhóm nguồn lực biển đến phát triển du lịch. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án trình bày thực trạng và phân tích sự phân bố các điểm du lịch tại các địa phương lân cận, làm cơ sở để đưa ra các định hướng về giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. Luận án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế của việc khai thác nguồn lực biển phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao vai trò của nguồn lực biển đối với ngành du lịch tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho địa phương, cho các nghiên cứu tiếp theo về khai thác nguồn lực biển trong phát triển du lịch. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong bốn chương: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 15
- Chương 2: NGUỒN LỰC BIỂN TRONG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN TỈNH BẾN TRE Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN LỰC BIỂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 340 | 77
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
0 p | 247 | 46
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
157 p | 205 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 222 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Đô thị Nam Định - Quá trình hình thành, thực trạng và khuynh hướng biến đổi
268 p | 41 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu
21 p | 125 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
172 p | 44 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Văn hóa Xứ Đoài (qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
214 p | 49 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay
241 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008 (trên tư liệu bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)
229 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022
317 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên
255 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
261 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022
27 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
30 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Nguồn nhân lực nữ trong du lịch cộng đồng tại tỉnh Thái Nguyên
23 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn