LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005
lượt xem 20
download
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CủA CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI (NASCO) GIAI ĐOẠN 2000 - 2004 VÀ DỰ ĐOÁN CHO NĂM 2005
- LUẬN VĂN: PHÂN TÍCH THốNG KÊ KếT QUả SảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY DịCH Vụ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NộI BÀI (NASCO) GIAI ĐOạN 2000 - 2004 VÀ Dự ĐOÁN CHO NĂM 2005
- Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước dịch vụ được coi là ngành tiềm năng. Nền kinh tế Nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình từ một kinh tế Nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường với Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ Hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng của khu vực Dịch vụ nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thuộc ngành Dịch vụ Hàng Không, hoà cùng với sự nhịp độ phát triển của thời đại Công ty đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên là một công ty lớn với nhiều hình thức dịch vụ đòi hỏi công ty phải có hệ thống quản lý rất chặt chẽ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, các nhà quản lý phải phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó luôn đổi mới các chính sách, chiến lược kinh doanh và có thể cạnh tranh được với các hãng dịch vụ khác. Qua thời gian thực tập tại công ty em cũng được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đã chọn được đề tài: “Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội bài (NASCO) giai đoạn 2000 - 2004 và dự đoán cho năm 2005” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung của đề tài gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói riêng. Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. Chương III: Phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO thời kỳ 2000-2004. CHƯƠNG I: NHữNG VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của Công ty NASCO nói riêng.
- I. Những VấN Đề CHUNG Về HOạT Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình vận động biến đổi giữa đầu vào ( các chi phí ) và kết quả đầu ra ( các sản phẩm vật chất và dịch vụ ) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời đạt mục tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở khái niệm đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm (vật chất và dịch vụ). Kết quả tạo ra không phải để phục vụ cho chính tiêu dùng của doanh nghiệp mà là để bán trên thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội thu lại lợi nhuận từ hoạt động đó. - Doanh nghiệp phải hạch toán được đầy đủ chi phí bỏ ra và kết quả thu được đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tính toán chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí dịch vụ. Đồng thời xác định đúng kết quả giá trị sản phẩm tạo ra làm cơ sở để hạch toán lãi, lỗ và đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, và có thể đo lường bằng các thước đo khác nhau. - Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của Doanh nghiệp phải hướng đến người tiêu dùng, nói cách khác, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm trên thị trường, trong đó có các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ, gia công chế biến sản phẩm ,về các chính sách kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và về phát triển kinh tế xã hội. 2 . Lý lu ận chung về kết quả sản xuất kinh doa nh của doanh nghiệp. 2 .1. Khái ni ệm kết quả hoạt đ ộng sản xuất kinh d oanh c ủa doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là những Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội , và thu được lợi nhuận. Các sản phẩm Doanh nghiệp tạo ra được người tiêu dùng chấp nhận , để đáp ứng cho nhu cầu của mình. Các sản phẩm đó được gọi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những kết quả do doanh nghiệp tạo ra mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội, bao gồm là sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất. * Những sản phẩm này phải phù hợp kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. * Sản phẩm vật chất do các doanh nghiệp sản xuất vật chất tạo ra làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Sản phẩm phi vật chất (Sản phẩm dịch vụ) không có hình thái cụ thể, không cân đo đong đếm được. Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời. Việc tạo ra sản phẩm dịch vụ góp phần làm cho cuộc sống ngày càng phong phú. Từ khái niệm trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những nội dung kinh tế sau: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do lao động của doanh nghiệp tạo ra đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà nhà nước quy định theo yêu cầu của người tiêu dùng. Kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng được mọi yêu cầu của cá nhân và xã hội. Do vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng là sản phẩm tốt. Giá trị sử dụng của sản phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do vậy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. Lợi ích của doanh nghiệp thể hiện ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giá kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội.
- 2.2. Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất. - Để đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể dùng đơn vị hiện vật, hiện vật quy ước, hiện vật kép và đơn vị giá trị. Đơn vị hiện vật, hiện vật, hiện vật kép đều bao hàm một lượng giá trị sử dụng của một sản phẩm. Lượng giá trị sử dụng này được đo bằng một đơn vị hiện vật thông thường như: mét, kg, lít, chiếc, cái… và đơn vị hiện vật kép như: km/h, tấn/h. Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ sở giá cả của sản phẩm tính theo đồng tiền của một quốc gia cụ thể. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ. - Kết quả sản xuất kinh doanh cũng được biểu hiện bằng hai loại đơn vị đo lường là hiện vật và giá trị. Kết quả kinh doanh dịch vụ đo lường bằng đơn vị hiện vật được tính theo số lần, số ca, số vụ, số người được phục vụ. Kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ đo lường bằng giá trị (tiền), vì không có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải tính theo giá mà bên thuê sẽ nhận phục vụ đã thoả thuận theo mỗi ca, mỗi vụ cụ thể. 2.3. Nguyên tắc tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những kết quả thuê ngoài làm, những kết quả này do người làm thuê tính . Ngược lại các doanh nghiệp được tính vào kết quả của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. Chỉ tính những kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành (cuối kỳ - đầu kỳ). - Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu(điện, than dùng trong doanh nghiệp sản xuất điện, than). Sản phẩm chính và phụ phẩm nếu doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm, rạ trong nông nghiệp). Sản phẩm kinh doanh tổng hợp của tất cả các công đoạn kinh doanh(A-Z). - Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo,
- đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng. - tính theo giá thị trường. II. Một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty NASCO. 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. 1.1. Thị trường của Công ty: a. Thị trường (đầu ra) của Công ty Thị trường hoạt động của Công ty tập trung chính tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài, hoạt động của Công ty luôn gắn chặt với sự phát triển của nhà ga và lưu lượng hành khách đi và đến tại sân bay và các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Sân bay quốc tế Nội bài là một trong ba Cảng hàng không quốc tế lớn nhất tại Việt nam- đã được Chính phủ quy hoạch cải tạo và mở rộng để có khả năng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, của các nhà đầu tư và khách du lịch đến Việt nam, số lượng hành khách tăng lên, các tuyến đường bay mới được mở thêm là những cơ hội tốt để Công ty mở rộng thị trường kinh doanh. Công ty Dịch vụ Hàng Không Sân bay Nội bài là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch-khách sạn và vận tải. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vừa mang đặc điểm của một doanh nghiệp dịch vụ, vừa mang đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại. Các hoạt động kinh doanh của Công ty cụ thể như sau: Hoạt động kinh doanh thương mại: Lĩnh vực kinh doanh chính là: Kinh doanh hàng Bách hoá, hàng lưu niệm, kinh doanh ăn nhanh-giải khát, kinh doanh nhà hàng ăn uống á-âu. Đối tượng sử dụng dịch vụ là hành khách đi và đến Sân bay quốc tế Nội bài, khách đón tiễn, khách tham quan và cán bộ, công nhân viên làm việc tại cảng Hàn g không quốc tế
- Nội bài. Tại các địa điểm có khách, tại khu vực cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đều có hoạt động của lĩnh vực kinh doanh thương mại bao gồm: - Ngoài khu vực sân đỗ ôtô: Tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống giải khát, đối tượng khách hàng của khu vực này là lái xe, khách đón tiễn nhân thân, đi và đến cảng Hàng không quốc tế Nội Bài khi có thời gian chờ dài. - Khu ga đến (quốc tế và nội địa) hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trong khu cách ly, nơi mà khách đi máy bay đã làm xong thủ tục vào chờ lên tàu, ở khu vực này, hành khách thường có thời gian chờ đợi lâu, có đủ thời gian để mua sắm. Công ty tổ chức kinh doanh hàng Bách hoá tại khu cách ly nội địa, kinh doanh hàng souvenir tại khu cách ly quốc tế, kinh doanh ăn nhanh giải khát tại khu nội địa và quốc tế. Khu vực khác trong nhà Ga: Tổ chức kinh doanh nhà hàng tại tầng 4, khách hàng của nhà hàng này rất đa dạng bao gồm hành khách đi và đến sân bay nội bài những người đi đón, tiễn thân nhân, cán bộ nhân viên làm việc tại cảng Hàng không quốc tế Nội bài. Kinh doanh dịch vụ khách sạn- du lịch: Đối tượng khách hàng chủ yếu là lượng khách chậm nhỡ chuyến, phục vụ tiếp viên Hàng không của Việt Nam Airline theo hợp đồng, khách vãng lai và cán bộ nhân viên trong khu vực Cảng Hàng không quốc tế Nội bài. Kinh doanh dịch vụ vận tải ôtô: Vận chuyển khách đi và đến sân bay quốc tế Nội bài: - Trong sân đỗ máy bay: Vận chuyển tổ lái, tiếp viên, khách F&C, khách hạng phổ thông đối với những chuyến bay không sử dụng cầu ống lồng của nhà ga T1. - Ngoài sân đỗ máy bay: Vận chuyển hành khách bằng Taxi, minibus, nội tỉnh và liên tỉnh bằng hình thức bán vé định tuyến, hợp đồng. Kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng các dịch vụ công cộng tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài và phục vụ hành khách hạng thương gia tại Ga Hàng không Nội bài - Trong khu vực cách ly nhà ga T1 ( quốc tế và nội địa ): Đối tượng khách hàng là khách F&C của Việt Nam Airlines và một số hãng hàng không quốc tế khác. - Ngoài nhà ga T1: Khách hàng là Cụm cảng hàng không miến Bắc (đối với dịch vụ vệ sinh môi trường) và hàng khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội bài ( đối với những
- hoạt động khác). Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty: Thực hiện các dịch vụ vận chuyển và chuyển phát nhanh hàng hoá trong nước và quốc tế. Thị trường hoạt động của Chi nhánh Công ty là cả ba miền Bắc- Trung – Nam và chuẩn bị hướng tới thị trường quốc tế khi phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá và chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không, khách hàng của chi nhánh gồm: - Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hoá: Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường Hàng không trong nước, quốc tế - Đối với dịch vụ đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airline: khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu đi máy bay các tuyến nội địa và quốc tế của Việt nam Airlines. - Dịch vụ vận chuyển nội cảng: khách hàng là những cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khách hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh có nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ kho hàng hoá Nội Bài hoặc từ nơi khác đến kho hàng hoá Nội Bài. Kinh doanh hàng miễn thuế : Lĩnh vực kinh doanh là bán các mặt hàng miễn thuế dưới hình thức các của hàng miễn thuế (Nội bài Duty free shop) Khách hàng là những hành khách xuất cảnh hoặc nhập cảnh : khách hàng đi và đến trên các chuyến bay quốc tế của Việt Nam Airlines (bán hàng miễn thuế trên máy bay). b. Điều kiện kinh tế Trong những năm qua quan hệ giữa Hàng không Việt nam với hàng không các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Do đó xuất hiện ngày càng nhiều các hiệp định về Hàng không được ký kết với những dự định sẽ có những đường bay trực tiếp từ Việt nam đi các nước châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi khác trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác và các đường bay mới tới các nước sẽ làm cho lưu lượng hành khách đi và đến Cảng hàng không Nội bài ngày càng đông hơn, sẽ mở ra triển vọng lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính sách mở cửa của nền kinh tế trong những năm qua đã thu được những thắng lợi nhất định, điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc lựa chọn chính sách kinh tế này. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao ngày càng nhiều
- với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế, điều này đã giúp chúng ta có những thuận lợi nhất định để ổn định và phát triển nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ta trong những năm qua đạt ở mức độ cao so với khu vực cũng như trên thế giới, cùng với chính sách kinh tế phù hợp chúng ta có ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào đất nước ta thực hiện đầu tư kinh doanh. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì ngành Hàng không Dân dụng Việt nam có những cơ hội lớn cho thị trường khai thác nhu cầu đi lại của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu là dịch vụ nên hầu như các loại hàng hoá đều phải nhập trên thị trường trong và ngoài nước chủ yếu là: rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm, hàng mỹ nghệ cao cấp, vàng bạc, đá quí, đồ điện tử và các loại hàng hoá tiêu dùng khác. Ngoài ra các mặt hàng của Công ty khai thác là do các nhà cung cấp trong nước có uy tín mà Công ty đã có hợp đồng mua bán thường xuyên như: Sản phẩm mỹ nghệ sứ Hải Dương, gốm Đồng nai, Sơn mài Thành Lễ. Sản phẩm bia, nước giải khát gồm có Công ty nước giải khát Quốc tế IBC, Tiger, BGI, Lavi, Vinamilk, Heniken. Sản phẩm thuốc lá: 555, Marlboro, Dunhill, Vinataba. Sản phẩm rượu: Henessy, Chivasregl, Napoleon, Johnie Walker. Sản phẩm điện gia dụng: Sony, Kenwood, Panasonic, Sanyo, Toshiba. Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy rằng trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp trong Nhà nước cùng cạnh tranh với nhau trên một thị trường hàng hoá. Ví dụ như: các mặt hàng mà Công ty phải nhập khẩu và liên doanh, các loại dịch vụ thì chịu nhiều loại thuế theo qui định của Nhà nước, nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân thì họ lại trốn thuế Nhà nước do vậy giá cả của họ có phần rẻ hơn giá cả của Công
- ty. Nhưng nhờ có thế độc quyền mà vì vậy Công ty đã đứng vững trên thị trường cạnh tranh, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhằm đáp ứng được nhu cầu và chủ động trong kinh doanh, nguồn nguyên vật liệu Công ty đã giao cho các Xí nghiệp trực tiếp tự cung ứng trên cơ sở chỉ đạo của các phòng chức năng và ban Giám đốc Công ty. Công ty NASCO có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trên thị trường trong và ngoài nước và có uy tín trong ngành Hàng không. Dưới sự chỉ đạo của Cục Hàng không Dân dụng Việt nam và Tổng Công ty Hàng không Việt nam do đó vị trí của Công ty hiện nay được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến, được nhiều nhà đầu tư cung cấp vốn và hàng hoá. Để đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và sòng phẳng với bạn hàng về lâu dài mà đôi bên cùng có lợi. Công ty đã áp dụng phương pháp gọi thầu, Công ty sẽ chọn mua sản phẩm của các nhà cung ứng có giá cả thấp, với cất l ượng cao và phương thức thanh toán tiện lợi nhất theo thoả thuận hợp đồng.Ví dụ như: Nhóm hàng ô tô của Công ty là do mua bằng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mua chịu của liên doanh các Công ty ô tô trong và ngoài nước, các trang thiết bị dịch vụ tổng hợp cũng được nhập từ nước ngoài về trên cơ sở vay vốn đầu tư. Các mặt hàng của khối cửa hàng miễn thuế thì Công ty chỉ đạo ký hợp đồng với các chủ hàng nước ngoài, một mặt liên doanh với các Công ty sản xuất hàng tiêu dùng có tiếng trên thế giới để cung cấp kịp thời, đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các nhà cung cấp trong và ngoài nước do có uy tín sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định nên có uy thế độc quyền trong kinh doanh tại cảng hàng không. Điều đó đã góp phần thuận lợi vào thế cạnh tranh cho Công ty NASCO. c. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Do đặc thù của các sản phẩm dịch vụ truyền thống nên Công ty NASCO có các đối thủ cạnh tranh như: Các siêu thị và cửa hàng chuyên doanh thương mại, các khách sạn và các loại ô tô ở thủ đô Hà nội, Công ty nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 20Km nên cước phí vận chuyển cho mọi mặt hàng dịch vụ cung cầu của Công ty đều có chi phí vận chuyển cao, thực hiện dự trữ bảo quản tốn kém hơn so với một số doanh nghiệp ở nội thành. Một
- số mặt hàng kinh doanh của khối cửa hàng miễn thuế có chất lượng cao song lại phải nhập theo giá liên doanh nên về mặt giá cả có cao hơn so với giá thị trường tự do bên ngoài. Các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài đã mở ra một loạt các dịch vụ kinh doanh với các loại hình dịch vụ giống như của Công ty. Vì vậy Công ty đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ với khả năng tài chính cũng như thế lực hùng mạnh của họ trên thị trường . Với nghiệp vụ kinh doanh vận tải hành khách Công ty cũng đã đứng trước những khó khăn nhất định do có nhiều chủ xe tư nhân không chịu sự quản lý của Nhà nước về giá cũng như thuế, vì thế cho nên họ có khả năng chiếm lĩnh thị trường vận tải hành khách. Đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. 1.2. Sản phẩm của Công ty. * Sản phẩm của Công ty là sản phẩm dịch vụ thương mại Hàng không có những nét đặc thù riêng và nó được tiêu thụ đều tại khu vực sân bay Nội bài, địa bàn thủ đô và các tỉnh phía bắc Việt nam, đó là: Dịch vụ ô tô đưa đón khách, tổ bay, hàng hoá tại khu vực sân bay, đưa đón khách đi, về từ sân bay đến Hà nội và ngược lại, hoặc các tỉnh khác bằng nhiều loại ô tô theo ý của khách hàng. Dịch vụ khách sạn cho thuê phòng cùng các dịch vụ khác cho hành khách đi máy bay lưu chờ tại sân bay. Dịch vụ thương mại Hàng không với các cửa hàng bách hoá, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán quà lưu niệm phục vụ khách đi máy bay trong và ngoài nước. Các dịch vụ tổng hợp mặt đất như: bến bãi xe đẩy, tư vấn dịch vụ làm thủ tục đi lại, gửi và giữ hàng cho khách, các ki ốt nhỏ ăn uống, dịch vụ vệ sinh, vẫy tiễn khách đi máy bay. Các mặt hàng chất lượng cao của khối cửa hàng miễn thuế nhằm phục vụ cho khách được phép xuất nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay Nội bài. Với các ưu thế trên Công ty đã làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi và nâng cao được vị thế cạnh tranh cho Công ty, cho ngành Hàng không Việt nam, tạo được thị
- trường kinh doanh tốt và giữ được khách hàng cho Công ty. * Ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do Công ty NASCO cung cấp cho thị trường khách hàng là: Điều kiện địa lý là độc lập nên có tính độc quyền trong kinh doanh cao. Là Công ty duy nhất ở phía bắc được ngành Hàng không và Nhà nước cho phép hoạt động. Sản phẩm được bán ra có chất lượng tốt, các dịch vụ có uy tín cao đối với khách hàng trong và ngoài nước. Công ty đã tạo ra và giữ được các sản phẩm, những khách hàng truyền thống của Công ty. Phương thức bán hàng khá đa dạng và linh hoạt, có chính sách khuyến khích với các nhà cung ứng hoặc khách hàng mua sản phẩm của Công ty. Công tác tiếp thị thị trường của Công ty luôn được coi trọng và đổi mới để phù hợp với tập quán, phong cách và sở thích của mọi đối tượng khách hàng Công ty luôn lấy chữ “ Tín” làm đầu, luôn coi khách hàng là “Thượng đế ”. Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài (NASCO) có các đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú. Khách hàng thường xuyên của Công ty là hành khách đi các chuyến bay trong và ngoài nước có nhiều nhu cầu cao trong việc sử dụng các dịch vụ, khách hàng là một bộ phận không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh của Công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể được xem như là một tài sản có giá trị lớn của Công ty, sự tín nhiệm đó có được là do sự thỏa mãn tốt nhất các dịch vụ của Công ty so với các đối thủ khác, khách hàng của Công ty bao gồm: Khách du lịch, khách đi công tác, làm ăn buôn bán, các vị quan chức Nhà nước..... Các nhóm hành khách trên đòi hỏi chất lượng phục vụ cao như: độ chính xác về thời gian, thích sử dụng những mặt hàng gọn nhẹ, sang trọng và đắt tiền, mong muốn được đón tiếp ân cần, lịch sự, đây là đòi hỏi mà trong hoạt động Marketing của Công ty đã luôn quan tâm đến các yếu tố như chương trình quảng cảo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, TV, phải thật sự lôi cuốn và hấp dẫn người tiêu dùng, điều này Công ty đã
- thực hiện tốt trong các chương trình quảng cáo vận chuyển hành khách, bán hàng miễn thuế, bán vé máy bay được khách hàng chấp nhận. 1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty: Công ty dịch vụ hàng không sân bay quốc tế nội bài (NASCO) nằm trên địa bàn sân bay quốc tế Nội bài thuộc huyện Sóc sơn ngoại thành Hà nội. Trụ sở Công ty và các đơn vị thành viên đều nằm trong khu vực sân bay quốc tế Nội bài- Hà nội. Trụ sở Công ty là một toà nhà 3 tầng nằm về phía bắc nhà ga Hàng không Nội bài thuộc đoạn cuối của đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội bài với diện tích hơn 3ha, các đơn vị thành viên của Công ty nằm rải rác trong toàn bộ khu vực nhà ga hàng không Nội bài, cơ sở vật chất của Công ty thì đa dạng và phong phú gồm: - Các khách sạn. - Các cửa hàng miễn thuế. - Các nhà hàng ăn uống, ki ốt giải khát. - Các bến bãi đỗ xe, mặt bằng quảng cáo. - Các xưởng sửa chữa ô tô và trạm bán xăng dầu. - Có 200 đầu xe ô tô các loại. (chủ yếu là xe taxi). 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty NASCO. Có thể chia thành các nhóm yếu tố sau: 2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài. 2.1.1. Nhu cầu thị trường. Là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng dịch vụ và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Cơ cấu, tính chất đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh tế- xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, lối sống, mục đích tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khả năng thanh toán. Khi xác định chất lượng dịch vụ của mình thì doanh nghiệp cần phải xác định những phân đoạn thị trường phù hợp để có những biện pháp cụ thể những chỉ tiêu chất lượng đặt ra. Có như vậy thì mới mang lại được hiệu quả tốt trong kinh doanh dịch vụ.
- 2.1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhân tố này tác động như lực đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ nghiên cứu, khám phá, phát minh, và ứng dụng các sáng chế đó tạo ra và đưa vào sản xuất công nghệ mới, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn tạo ra những sản phẩm có độ tin cậy cao, độ chính xác cao và giảm chi phí để từ đó được sử dụng vào dịch vụ phù hợp với khách hàng. Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được sủ dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loịa sản phẩm hoặc dịnh vụ bao gồm bốn thành phần cơ bản: - Công cụ máy móc thiết bị, vật liệu được coi là phần cứng của công nghệ. - Thông tin. - Tổ chức phương tiện thiết kế, tổ chức, phối hợp quản lý. - Phương pháp quy trình và bí quyết công nghệ. Ba thành phần sau là phần mềm của công nghệ. Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc rất nhiều sự phối hợp giữa phần cứng với phần mềm của công nghệ. 2.1.3. Chính sách của Nhà nước. Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, các phương tiện phục vụ cho ngành dịch vụ phụ thuôc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của nhà nước. Nhà nước đưa ra các chính sách như là ưu tiên một số ngành dịch vụ, tạo cạnh tranh, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. 2.2. Nhóm yếu tố bên trong. 2.2.1. Lao động Lao động có vai trò quyết định đến chất lượng đặc biệt là chất lượng dịch vụ bởi vì lao động là người trực tiếp tham gia váo quá trình dịch vụ. Trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác phối hợp khả năng thích ứng với mọi thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, vì vậy các doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách khoa học, phải căn cứ nhiệm vụ, công việc mà sử dụng con người, phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lại lực lượng lao động hiện có để đáp ứng nhiệm vụ
- kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.2.2. Trình độ quản lý doanh nghiệp. Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng dịch vụ nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng dịch vụ, ngày càng hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lượng cho rằng thực tế 80% những vấn đề về chất lượng là do quản lý gây ra. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng dịch vụ. 2.2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng. Hiện nay ở Việt Nam chưa khuyến khích được người lao động phát huy cao trí tuệ, tài năng và công việc được giao, chưa khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dịch vụ, do đó người lao động ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá nghiệp vụ. Tiền lương thấp chưa công bằng làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn từ đó mà giảm chất lượng phục vụ của họ dẫn đến chất lượng dịch vụ cũng giảm xuống. Tiền lương đóng một vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng nói chung và chất lượng dịch vụ nói riêng của doanh nghiệp nó kích thích người lao động phát huy lao động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, đây là một nhân tố hết sức quan trọng trong vấn đề phục vụ khách. Vì vậy các doanh nghiệp cần áp dụng các quy chế thưởng phạt về chất lượng dịch vụ một cách nghiêm minh nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề. 2.2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. ảnh hưởng đến mỗi hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng vào trình độ hiện đại, cơ cấu, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Nói tóm lại khi xem xét đánh giá chất lượng dịch vụ ta đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng dịch vụ. Phải phân tích được các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tuỳ theo khả năng, điều kiện cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Phát huy những
- ưu điểm và hạn chế những nhược điểm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
- Chương II Xác định hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty NASCO. I. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 1. Khái niệm và vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh 1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh là tập hợp các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh có liên hệ mật thiết với nhau, phản ánh được nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian và đia điểm cụ thể. 1.2 Vai trò hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Việc xây dựng và tính toán các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác dụng vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp, các bộ, các ngành và của Đảng, Nhà nước. Cụ thể: Giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp có căn cứ khoa học để tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là căn cứ để đánh giá, phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp (lao động, vốn, vật tư, tài sản); đánh giá, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp( thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, lợi nhuận). Là căn cứ để lập kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về quy mô và cơ cấu, giúp cho nhà quản lý có những thông tin cần thiết làm căn cứ khoa học để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức đã chọn lựa. Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ ra được những biến động và xu thế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Giúp cho lãnh đạo cấp trên hiểu rõ hơn tình hình doanh nghiệp và phục vụ cho việc
- tính toán một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) trong phạm vi nền kinh tế quốc dân như giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Căn cứ vào kết quả tính toán giá trị gia tăng (VA) và thu nhập doanh nghiệp cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Những yêu cầu chung xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê . Không chỉ đơn thuần là nêu ra những chỉ tiêu nào đó trong hệ thống, mà quan trọng là phải đảm bảo có thể thu thập được nguồn thông tin để tính toán được các chỉ tiêu một cách đầy đủ. Vì vậy để xây dựng hệ thống chỉ tiêu khoa học và hợp lý, nội dung thông tin được phản ánh trong hệ thống, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: - Phản ánh tính quy luật, xu thế phát triển và trình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể . Về không gian, là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên quan tới doanh nghiệp. Về thời gian thường là tháng, quý, năm, hoặc thời kỳ nhiều năm để có thể phản ánh đựơc tính quy luật, tính hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngày càng đổi mới phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu so sánh thống kê và mở rộng hợp tác quốc tế, yêu cầu l ưu trữ số liệu thống kê. - Số liệu thu thập được qua hệ thống chi tiêu cho phép vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và phương pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện, sâu sát tình hình và quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cho phép dự đoán xu thế phát triển hệ thống sản xuất kinh doanh. Đảm bảo hiện đại hoá nhu cầu thông tin trong việc quản lý và xử lý thông tin phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- 3.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 3.1 Đảm bảo tính hiệu quả- hướng đích. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đáp ứng yêu cầu đúng với đối tượng cần cung cấp thông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý. Mỗi chỉ tiêu phải có tác dụng nhất định và có nhiệm vụ trong viêc biểu hiện rõ nhất mặt lượng cũng như mặt chất của kết quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Bởi vậy khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải trên cơ sở phân tích lý luận để hiểu bản chất chung của kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ và các mối liên hệ của nó. 3.2 Đảm bảo tính hệ thống Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp một cách khoa học. điều này liên quan đến việc chuẩn hoá thông tin. Phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu: các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận phản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từng nhân tố. Nội dung ( khái niệm) tính toán phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp. Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian. Đơn vị tính toán phải thống nhất. 3.3 Đảm bảo tính khả thi Hệ thống chỉ tiêu cần gọn, ít chỉ tiêu và từng chỉ tiêu cần có nội dung rõ ràng, dễ thu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện về nhân tài, vật lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có tính ổn định cao, đồng thời phải có tính linh hoạt và thường xuyên được hoàn thiện theo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Phải quy định các hình thức thu thập thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê ở các doanh nghiệp để có thể tính toán được các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp. 4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh 4.1 Tổng doanh thu - Khái niệm: Tổng doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ của doanh nghiệp, toàn bộ
- giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kỳ báo cáo. - Đặc điểm của chỉ tiêu doanh thu Công ty NASCO là một công ty lớn gồm nhiều đơn vị thành viên với các nhiệm vụ kinh doanh khác nhau* - Nội dung kinh tế của chỉ tiêu doanh thu: + Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành, đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. + Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. -Phương pháp tính. G = p . q, Trong đó: p: Giá bán đơn vị từng loại sản phẩm (giá thực tế) q.,: Số lượng từng loại sản phẩm doanh nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ. ở đây ta cần làm rõ tổng doanh thu thuần. Nó là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ DT = G- Các khoản giảm trừ (t) DT :Tổng doanh thu thuần. Các khoản giảm trừ gồm: Giảm giá hàng(do chính sách khuyến mãi) Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế sản xuất: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nếu kí hiệu Pt là giá bán thuần hay doanh thu thuần tính trên một đơn vị sản phẩm thì: Pt = P- t DT = Pt*q' = (P - t)* q' - Tác dụng: doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu lãi lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 4.2 Lợi nhuận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
51 p | 4232 | 412
-
Luận văn: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ tin học Cát Tường
91 p | 782 | 283
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 187 | 41
-
luận văn: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT CẤP QUẬN/HUYỆN THEO CÁCH TIẾP CẬN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
98 p | 198 | 36
-
LUẬN VĂN: Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở trung tâm kinh doanh thép Nam Hải – Công ty Nam Vang
68 p | 81 | 23
-
LUẬN VĂN: Phân tích thống kê kết quả tiêu thụ hàng hoá ở công ty Nam Vang
73 p | 105 | 22
-
Luận văn: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ Ở TRUNG TÂM KINH DOANH THÉP NAM HẢI – CÔNG TY NAM VANG
77 p | 89 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tăng trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
26 p | 18 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê tình hình phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2016
119 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến di cư nông thôn - Đô thị Việt Nam
99 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thanh Bình giai đoạn 2011-2016
92 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam
112 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
114 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
119 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến động lực làm việc của công chức khu vực hành chính công thành phố Đà Nẵng
125 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến động cơ chia sẻ tri thức của giáo viên trung học phổ thông Quảng Bình
138 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn