Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học
lượt xem 77
download
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học do Trần Văn Chi thực hiện nhằm giới thiệu tổng quan một số vấn đề về du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam, đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo, xây dựng và đề xuất định hướng phát triển, xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học
- Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học Trần Văn Chi Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Thắng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan một số vấn đề về du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam. Đánh giá tài nguyên Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo. Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo. Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Keywords. Bảo vệ môi trường; Phát triển bền vững; Sinh thái; Đa dạng sinh học; Vườn quốc gia Tam Đảo Content MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI DLST đã phát triển mạnh mẽ ở một số nước trên thế giới và đã mang lại nhiều lợi ích không những về kinh tế mà còn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học như: Ở CootstaRica, Neepan, Thái Lan, Equador, Nhật Bản, Úc, New Zealand,…Việt Nam cũng có một số VQG đã phát triển mạnh về DLST như: VQG Cúc Phuơng, VQG Ba Vì, VQG Phong Nha Kẻ Bàng, VQG Bạch mã,… Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập năm1996 với diện tích là 34.995ha, nằm trên địa phận của 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. VQG Tam Đảo có sự đa dạng sinh học cao với 1436 loài thực vật và 1141 loài động vật. Thêm vào đó VQG Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều dân tộc anh em sinh sống đã tạo cho nơi đây sự phong phú và đa dạng về văn hóa, hệ thống đền chùa dày đặc linh thiêng cổ kính là nơi tuyệt vời để phát triển du lịch tâm linh. Chính vì vậy Tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển du lịch sinh thái VQG Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU a. Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, xây dựng giải pháp phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư thuộc các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. b. Mục tiêu cụ thể: - Tổng quan một số vấn đề về du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam. - Đánh giá tài nguyên Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo. - Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo.
- - Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa du lịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Tam Đảo. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực VQG Tam Đảo. - Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan), văn hóa lịch sử ở VQG Tam Đảo và điều kiện kinh tế vùng đệm. Từ đó đề xuất định hướng phát triển DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học. 4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI - Đề xuất được định hướng phát triển DLST nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Tam Đảo. - Xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa DLST, bảo tồn đa dạng sinh học và cộng đồng dân cư vùng đệm của VQG Tam Đảo, từ đó nêu lên các vấn đề cần quan tâm khi phát triển DLST ở VQG Tam Đảo. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI a.Ý nghĩa khoa học: + Đây là nghiên cứu đầu tiên về Du lịch sinh thái ở VQG Tam Đảo. + Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển du lịch sinh thái ở VQG Tam Đảo. + Đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa được mâu thuẫn của người dân và công tác bảo tồn. b.Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn có khả năng áp dụng triển khai phát triển du lịch sinh thái và Bảo tồn Đa dạng Sinh học ở VQG Tam Đảo. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, mục đích, ý nghĩa, phạm vi nghiên cứu, tài liệu tham khảo. Phần chính của luận văn được trình bày trong 4 chương cụ thể như sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Đề xuất phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tam Đảo Kết luận và kiến nghị Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Khái niệm về DLST, Nguyên tắc và quan điểm phát triển DLST ở các Vƣờn quốc gia. 1.1.1. Khái niệm Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này" trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn[20]. Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”[10]. Ở Việt Nam vào năm 1999 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho
- cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[5]. Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác. 1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển Du Lịch Sinh Thái - Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và con người. - Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn nói chung. - Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng dân địa phương. 1.1.3. Đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái - Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên. - Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: - DLST gắn liền với giáo dục môi trường: - Mang lại lợi ích cho địa phương. - Thoả mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách. 1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái. Theo Drumm, năm 2002 [5] thì DLST có các yêu cầu sau. - Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG - Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ. - Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương - Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân. - Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN - Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn 1.1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vƣờn Quốc gia Khái niệm Vƣờn Quốc gia Tổ chức IUCN đã đưa ra một định nghĩa về VQG [22]. Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. 1.1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái a. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái thế giới Kinh nghiệm hoạt động DLST ở các Vườn Quốc. -DLST ở VQG Galapagos [11] Vườn Quốc gia Galapagos ở Equador không chỉ là một VQG mà còn là một di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giời đây còn là một khu dự trữ sinh thái biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, Có môi trường phù hợp cho các loài sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ Đà, Chim Sẻ, Xương Rồng khổng lồ và họ hàng hướng dương, Chim cốc không bay, Chim bói cá và các còn rất nhiều giống động thực vật khác... Những loài này mang những thông tin không gì sánh được trên thế giới về quá khứ và tương lai. -DLST ở KBT Annapurna [2] KBT Annapurna, Nê Pan được bao bọc bởi các ngọn núi thuộc loại cao nhất thế giới. Là một khu vực có các điều kiện tự nhiên rất khác biệt. Do các điều kiện khí hậu khác nhau, từ cận nhiệt đới tới ôn đới, sa mạc và khô loài động, thực vật quý hiếm phát triển như: loài Báo tuyết, Cừu xanh, hơn 100 chủng loại phong lan và một trong các khu rừng Đỗ quyên lớn nhất thế giới. Phần lớn dân cư sống ở đây là tá điền, sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong khu vực và phát triển các hệ thống quản lý truyền thống của riêng họ.
- b. Các bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ những mô hình Du lịch Sinh thái ở các VQG trên thế giới. + Cần thay đổi quan niệm của mọi ngƣời về bảo tồn và phát triển. + Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa phương. + Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch. + Cần có phương án sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế + Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học, trong cộng đồng địa phương và khách du lịch. + Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phương. c. Thực trạng Du lịch sinh thái ở các VQG của Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay mặc dù là một đất nước có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái song sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng song DLST ở các Khu Bảo tồn và VQG ở Việt Nam nói chung và ở Vườn Quốc gia Tam Đảo nói riêng vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. d. Thực trạng du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc gia Tam Đảo VQG Tam Đảo là một địa danh rất có tiềm năng để phát triển DLST bởi thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng chia cắt, hệ thống sông suối, thác dày đặc, tạo cho nơi đây sự phong phú và đa dạng về các loài động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Thêm vào đó nơi đây còn có một quần thể di tích đền chùa nổi tiếng, với 6 dân tộc anh em sinh sống xung quanh vùng đệm tạo ra sự đa dạng về văn hóa cũng như ẩm thực, phong tục tập quán,…nhưng cho đến nay sự phát triển DLST ở VQG Tam Đảo chưa xứng với tiềm năng của nó. Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hệ sinh thái, động thực vật, các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân địa phương, các đề chùa,… 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. - Đề tài được thực hiện trong phạm vi VQG Tam Đảo và vùng đệm. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012. 2.2. Nội dung nghiên cứu a. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và KBTTN. b. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. c. Hiện trạng hoạt động du lịch gồm cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Tam Đảo, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái. d. Một định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo. 2.3. Quan điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu đề xuất phát triển DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững. - Coi con người là trung tâm của các vấn đề, mọi nỗ lực bảo tồn sẽ kém hiệu quả khi chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp luận Khái niệm tài nguyên du lịch:
- “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề phát triển du lịch. - Quan điểm về đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái: * Nguyên tắc thực tế khách quan: * Nguyên tắc phù hợp với khoa học: * Nguyên tắc hệ thống toàn diện: * Nguyên tắc khái quát cao độ: * Nguyên tắc cố gắng định lượng: 2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu . b. Phương pháp nghiên cứu thực địa: c. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: d. Phương pháp tham vấn chuyên gia. e. Phương pháp Mapinfor, GPS. f. Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tiềm năng hiện trạng phục vụ DLST 3.1.1. Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đảo a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích Vườn quốc gia Tam Đảo là một dãy núi trải dài 80Km, có chiều rộng từ 10 – 15Km, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Trung Tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội khoảng 75Km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vĩnh Yên 13Km về phía Bắc. Diện tích của VQG Tam Đảo là 34.995ha, ranh giới được xác định từ độ cao 100m so với mực nước biển trở lên, thuộc địa giới hành chính của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyến Quang. VQG Tam Đảo được phân chia làm 3 phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có diện tích là 17.295ha nằm ở độ cao 400m trở lên ( trừ Khu nghỉ mát Tam Đảo). Phân khu phụ hồi sinh thái: có diện tích là 15.398ha, nằm bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Phân khu nghỉ mát, du lịch: có diện tích 2.302ha, nằm ở sườn Tây Bắc Tam Đảo( thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc). b. Địa hình Địa hình Tam Đảo có thể được chia thành 4 kiểu chính là: - Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối. - Đồi cao trung bình: - Núi thấp: - Núi trung bình: c. Địa chất và thổ nhƣỡng * Đất Feralit mùn vàng nhạt: * Đất Feralit mùn, vàng đỏ: * Đất Feralit đỏ vàng phát triển nhiều trên các loại đá khác nhau * Đất phù sa và dốc tụ:
- 3.1.2. Khí hậu thuỷ văn a. Khí hậu Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi. Do điều kiện khí hậu thuỷ văn ở mỗi vùng khác nhau nên số liệu quan trắc được thu thập tại 4 trạm là khác nhau. b. Thuỷ văn Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là: Sông Phó Đáy ở phía Tây và Sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê ( huyện Bình Xuyên Chế độ thuỷ văn được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. 3.2. Dân sinh kinh tế 3.2.1. Kinh tế hộ gia đình Vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo với gần 30.000 hộ gia đình, trong đó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu thu nhập trong các hộ gia đình nông nghiệp, các hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất tới 76%. 3.2.2. Kinh tế trang trại a. Đối tƣợng Hộ nông dân, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ trong lực lượng vũ trang đã về hưu. b. Các ngành sản xuất đƣợc xếp vào trang trại Trồng trọt, chăn nuôi, trồng, chăm sóc và tu bổ rừng; nuôi trồng thuỷ sản. c. Chủ trang trại Chủ trang trại phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm và trực tiếp điều hành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tại các trang trại. d. Các tiêu chuẩn xác định loại hình kinh tế trang trại - Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ - Qui mô sản xuất 3.3. Vai trò VQG Tam Đảo đối với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trƣờng vùng đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam 3.3.1. Vƣờn quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ Vườn quốc gia được bao quanh bởi vùng đồng bằng, đồi trung du thuộc các tỉnh nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. Với vị trí như thế, dãy núi Tam Đảo đã được đồng bằng và đồi núi trung du tách ra khỏi các hệ núi cao ở Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc, trở thành hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng. Đặc điểm này làm cho hệ động, thực vật VQG Tam Đảo giàu loài đặc hữu hơn các nơi khác, và VQG có giới hạn tự nhiên mà các loài động vật không vượt qua để chạy đi nơi khác được. 3.3.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Tam Đảo có vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH. Đó là: - Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết khoảng 2500 loài động, thực vật - Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là chè Shan hoang dại và tập đoàn các loài trà hoa vàng. - Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trường sống tự nhiên của sinh vật. - Sự phân hoá các dạng địa hình: - Có cách li không gian với các vùng có điều kiện thiên nhiên tương tự ở các nơi khác nhau nhờ sự bao quanh của đồng bằng làm cho mức độ đặc hữu của VQG cao, các loài động vật không có cơ hội bỏ đi ngay cả khi môi trường bị tác động. a. Điều tiết nguồn nƣớc và cân bằng nƣớc Với diện tích rộng lớn của dãy núi này thì lượng nước mưa thu được là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cân bằng nước toàn vùng.
- b. Phân hoá khí hậu, tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau. 3.3.3. Tai biến thiên nhiên. Do các phun trào axit được phun ra theo từng đợt dãn cách nhau theo thời gian nhiều hoặc ít, mỗi đợt phun tạo thành một tầng hay lớp, lớp sau nằm trên lớp trước. Mặt tiếp giáp giữa hai lớp thường có độ gắn kết thấp, dễ bị phong hoá, khi đã bị phong hoá thì độ gắn kết lại giảm hơn và dễ bị trượt lở dọc theo độ dốc của mặt tiếp giáp. Theo thuật ngữ địa chất học thì đó là mặt trượt. Khi các tầng bị phân cách mạnh bởi hệ thống khe nứt tạo ra các khối kích thước khác nhau ngăn cách bởi các mạch thạch anh và bị dập vỡ mạnh thì độ gắn kết càng giảm và nguy cơ trượt lở càng tăng. Vai trò của lớp phủ thực vật trong trường hợp cấu tạo địa chất yếu và địa hình sườn dốc là rất quan trọng. Nó làm tăng sức gắn kết của các tầng, khối đá gốc, duy trì cân bằng sườn và hạn chế nguy cơ trượt lở cũng như sụt lở. 3.4. Tiềm năng du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Tam Đảo 3.4.1. Cấu trúc các hệ sinh thái chính của Tam Đảo Vườn quốc gia Tam Đảo có các kiểu rừng chính sau: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình - Kiểu rừng lùn trên đỉnh núi - Một số kiểu rừng khác 3.5. Hệ thực vật VQG Tam Đảo Đến nay ở Vườn quốc gia Tam Đảo đã điều tra thống kê được 1436 loài thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó có 58 loài mang nguồn gen quí hiếm và 68 loài đặc hữu có trong sách đỏ của Việt Nam và sách đỏ thế giới. Những loài này được ưu tiên, bảo tồn và phát triển. 3.6. Hệ động vật Vƣờn quốc gia Tam Đảo 3.6.1. Tính đa dạng loài của hệ động vật Tam Đảo Hệ động vật Vườn quốc gia Tam Đảo phong phú về thành phần loài với tổng số loài động vật là 1141 loài. 3.6.2. Động vật đặc hữu và quý hiếm a. Động vật đặc hữu Vườn Quốc gia Tam Đảo có 39 loài và phân loài đặc hữu gồm: Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo bao gồm 11 loài: Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo : 22 loài và phân loài Những loài đặc hữu ở Việt Nam có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 6 loài: b. Động vật quý hiếm Trong tổng số 1.141 loài động vật hoang dã đã phát hiện ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 64 loài có giá trị cho khoa học cần bảo tồn; 16 loài đặc hữu, 18 loài trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán trong phụ lục của CITES. 3.7. Các di tích lịch sử Trong khu vực núi Tam Đảo và vùng đệm có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử như: 3.7.1. Đài truyền hình: 3.7.2. Đền Bà chúa Thƣợng ngàn 3.7.3. Đền Thạch kiếm 3.7.4. Đền Mẫu 3.7.5. Đền thờ Đức Thánh Trần 3.7.6. Khu danh thắng Tây Thiên * Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vƣờn quốc gia Tam Đảo 3.8. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển du lịch sinh thái.
- Một số văn bản pháp luật như: - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Luật du lịch 2006 - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển Rừng. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Rừng. - Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN. 3.9. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Tam Đảo. Hiện nay con người đang sống trong một xã hội của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá,…đã làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng bận rộn để theo kịp với sự phát triển, đồng thời môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, khiến con người cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, do vậy những nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu mát mẻ, trong lành ngày càng là những điểm thu hút được khách du lịch vào những ngày nghỉ. Qua việc khảo sát thực địa cho thấy VQG Tam Đảo rất có tiềm năng để phát triển loại hình DLST, chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng phân tích SWOT. Chƣơng 4 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG TAM ĐẢO 4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Tam Đảo Hoạt động DLST ở VQG Tam Đảo cũng giống như các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải được ưu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương. - Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu ưu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trường, làm phong phú các loại hình DLST, hoạt động phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không chạy đua theo nhu cầu như các hoạt động kinh doanh khác. - Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng. Nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế. - Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích người dân địa phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch. 4.2. Định hƣớng phát triển DLST ở VQG Tam Đảo. 4.2.1. Định hƣớng phát triển các sản phẩm DLST Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện hiện có liên quan chúng ta có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của VQG Tam Đảo là DLST, trên cơ sở phối kết hợp các sản phẩm du lịch như sau: - DLST, tham quan thắng cảnh và nghiên cứu khoa học - Tổ chức du lịch xem chim - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm vui chơi giải trí - Du lịch tâm linh 4.2.2. Định hƣớng về thị trƣờng Từ việc tìm hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Vĩnh Phúc chúng ta có thể định hướng cho thị trường khách của hoạt động DLST ở VQG Tam Đảo như sau:
- - Khách quốc tế vẫn là những thị trường hiện có của ngành Du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác. - Khách trong nước chủ yếu là các đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các hội, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp, các học sinh sinh viên trong nước và quốc tế. 4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Tam Đảo. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tiềm năng DLST của VQG Tam Đảo, Tôi đề xuất một số tuyến DLST ở VQG Tam Đảo, đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên các tuyến đó như sau: 1. Tuyến 1: Trƣờng Rừng – Vƣờn thực vật - Trung tâm cứu hộ Gấu Tuyến này có chiều dài khoảng 1km, thời gian để thực hiện tuyến này mất khoảng 2 – 3 tiếng vừa đi bộ và tham quan Gấu, cũng như Vườn thực vật. - Điểm mạnh của tuyến: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính của Vườn nên đường xá đã được đổ bê tông, apphan, nên rất dễ đi, khu vực này được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên có nhiều loài chim và thú mà du khách có thể bắt gặp, đặc biệt vào sáng sớm. Thời gian thực hiện tuyến này ngắn, dễ đi phù hợp với các đối tượng du khách và rất phù hợp với du khách có ít thời gian tham quan. - Điểm yếu: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính đường đi là đường bê tông nên du khách chưa được cảm nhận nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, các cánh rừng chủ yếu là rừng trồng thông nên chưa tạo khác biệt lớn giữa rừng với không khí bên ngoài. * Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến: Cần đặt một số thừng đựng giác trên tuyến và một số biển chỉ dẫn trên đường mòn. 2. Tuyến 2: Trụ sở VQG - Hồ Xạ Hƣơng Tuyến này có chiều dài khoảng 6Km, thời gian để thực hiện tuyến khoảng 3-4h, trên tuyến du khách sẽ được đi trải nghiệm qua 2 khu rừng trồng Thông, Keo và rừng thứ sinh xanh tốt. Đồng thời trên tuyến du khách cũng có thể được quan sát một số loài động vật như: Sóc, Cầy, Gà rừng, Chim,….Đặc biệt du khách sẽ được thưởng ngoạn một vẻ đẹp nên thơ của hồ Xạ Hương mênh mông bát ngát và du ngoạn trên truyền để ngắm cảnh. - Điểm mạnh: Trên tuyến có các cánh rừng trồng khác nhau: Thông, Keo, rừng Thứ sinh xanh tốt, có điểm thông thoáng, bằng phẳng để có thể rừng chân, nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời trên tuyến còn có một nhà dân bên trong đây là điểm rừng chân tuyệt vời của du khách, - Điểm yếu: + Trên tuyến có những điểm cao dốc khó đi, không phù hợp với du khách cao tuổi và trẻ em. + Đường mòn không được tu sửa thường xuyên nên rậm rạp, khó đi, chưa có biển chỉ dẫn, cũng như chưa xây dựng được các biển thông tin, nán, chòi dừng chân nghỉ ngơi, chú mưa nắng. - Vai trò đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Tuyến được phát triển sẽ làm tăng cường công tác tuần tra canh găc, bảo vệ tài nguyên rừng trên tuyến, đồng thời ngặn chặn kịp thời các hành vi xâm hại của người dân vào rừng. * Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến: - Trên tuyến cần xây dựng một số bảng thông tin, biển chỉ dẫn, xây dựng nán dừng chân, chú mưa nắng cho du khách. Bố trí thêm một số thuyền than thiện với môi trường tại hồ Xạ Hương. 3. Tuyến 3: Tam Đảo 1 đi Tam Đảo 2 Tuyến có chiều dài khoảng 12 đến 13Km, thời gian để thực hiện tuyến này trung bình khoảng 8-9h. - Điểm mạnh: toàn bộ hệ sinh thái rừng trên tuyến này là rừng tự nhiên, được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật, trong đó có nhiều loài
- đặc hữu và quý hiếm, có nhiều cây cổ thụ, hình dáng kỳ quái. Đường mòn đi bộ rất bằng phẳng, dễ đi, khí hậu rất mát mẻ, trong lành. - Điểm yếu: Chiều dài của tuyến hơi xa nên không phù hợp với các du khách có ít thời gian hoặc du khách là trẻ em, người cao tuổi. Trên tuyến chưa nắp đặt các bảng thông tin, biển chỉ đường, tuyến dài nhưng chưa xây dựng những điểm dừng chân, chòi chú mưa, cững như chưa có thùng đựng giác dọc đường đi. - Vai trò đối với bảo tồn đa dạng sinh học: Đây là khu rừng tự nhiên vẫn còn khá phong phú và đa dạng về các loài động thực vật nên khu rừng này vẫn chịu nhiều tác động của người dân địa phương, khi phát triển du lịch sinh thái ở đây sẽ làm tăng cường sự tuần tra, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu của người dân địa phương vào rừng. * Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến: Đây là tuyến có quãng đường dài, có nhiều đường đi nên cần phải xây dựng những biển chỉ dẫn đường tại các đường rẽ, nắp các biển thông tin, giám định loại cây và gắn biển tên cây để du khách biết. Ngoài ra cần phải xây dựng một số điểm dừng chân và chỗ để chú mưa, đặt một số thùng rác để trách vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường rừng. Xây dựng một số nhà nghỉ theo luật đa dạng sinh học và luật bảo vệ và phát triển rừng để cho du khách ở qua đêm, kèm theo các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí khi khách có nhu cầu, bố trí nơi cắm trại và đốt lửa trại ở điểm cuối của tuyến. 4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH. Để thực hiện được nguyên tắc cơ bản này cần phải xây dựng các tuyến, điểm tham quan hợp lý, trên tuyến cần phải nắp đặt các panô diễn giải môi trường, đồng thời cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, các hoạt động này phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới tạo được hiệu quả cao, với mục tiêu là: - Tạo cơ hội cho du khách tiếp cận và khám phá thiên nhiên - Nâng cao nhận thức cho du khách về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống con người - Nâng cao ý thức cho du khách để họ sống than thiện hơn với môi trường, với thiên nhiên - Thay đổi các hành vi xấu của du khách làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để phục vụ các mục tiêu trên tác giả mạnh dạn đề xuất thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: a.Xây dựng Trung tâm du khách b.Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên c.Xây dựng trung tâm cứu hộ động vật, Vƣờn thực vật d.Tổ chức dịch vụ hƣớng dẫn e.Xuất bản các tài liệu phục vụ cho hoạt động DLST 4.2.5. Định hƣớng các hoạt động khuyến kích ngƣời dân tham gia Người dân địa phương cũng có thể tham gia vào một số công việc như: - Người dẫn đường cho du khách khi tham quan rừng. - Làm công việc vệ sinh môi trường, nhà nghỉ, khách sạn. - Dịch vụ trông giữ xe, bán đồ lưu niệm. - ...... 4.3. Ảnh hƣởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cƣ và bảo tồn 4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đến cộng đồng địa phƣơng a. Hoạt động du lịch sinh thái tăng nguồn thu nhập cho ngƣời dân b. Cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phƣơng c. Cơ hội trao đổi giao lƣu văn hóa 4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu a. Những tác động tiềm ẩn - Tăng chi phí cho sinh hoạt: - Bất ổn xã hội:
- - Sự lãng quên những ngành nghề truyền thống: b. Những tác động lên văn hóa địa phƣơng Sự giao lưu văn hóa giữa Du khách và Cộng đồng địa phương sẽ là cơ hội để người dân ở đây học hỏi nhưng bên cạnh đó cũng có những tác hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng và pha tạp của nền Văn hóa Bản địa “Nguyên Sơ”. 4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn. - Nguy cơ về sự thâm nhập bất hợp pháp. - Vượt quá sức chứa của VQG Tam Đảo. - Ô nhiễm môi trường cảnh quan. 4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện. 4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng cảnh quan + Để phát triển DLST đúng với mục đích và ý nghĩa của nó, VQG Tam Đảo cần xây dựng được quy hoạch cụ thể về phát triển hoạt động DLST. + Khi thiết kế các tuyến điểm phục vụ DLST cần xem xét xây dựng các công trình, như đường mòn thiên nhiên các công trình phụ trợ khác cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định với việc phát triển DLST trong rừng đặc dụng. + Hoạt động du lịch sinh thái triển khai, cần có các quy định cụ thể. + Thường xuyên có các đợt tuyên truyền, tập huấn cho các cán bộ nhân viên và người dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái. 4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Tam Đảo a. Cơ chế chính sách - Để hoạt động DLST ở các VQG nói chung và ở Tam Đảo nói riêng phát triển được cần có những quy định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. - VQG Tam Đảo cần phải xây dựng đề án quy hoạch và phát triển DLST,. - Do VQG Tam Đảo nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, nên cần phải phối hợp chặt chẽ với sở Văn hoá thể thao và Du lịch của 3 tỉnh, để cùng nhau phôi hợp xây dựng phát triển du lịch chung của toàn tỉnh và DLST nói riêng của VQG. b. Giải pháp về nguồn vốn đầu tƣ: VQG cần phải trú trọng đầu tư nguồn vốn để thúc đầy du lịch sinh thái phát triển, ngoài ra tăng cường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút đầu tư. c. Giải pháp về tiếp thị: Tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi; sử dụng nhiều phương tiện thông tin và truyền thông như mạng Internet, truyền hình,...để giới thiệu hình ảnh của VQG đến công chúng một cách rộng rãi; kết hợp với nhiều điểm du lịch khác ở 3 tỉnh. d. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động DLST đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của DLST. Do vậy, cần mở những lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường những kỹ năng cơ bản về hướng dẫn, diễn giải,... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận. DLST đã và đang phát triển mạnh mẽ ở một số Quốc gia trên thế giới, đây được coi như một loại hình du lịch bền vững, thân thiện với thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Đề tài đã đưa ra được tổng quan tài liệu về du lịch sinh thái trong nước cũng như thế giới và đã rút ra được một số kinh nghiệm về DLST từ một số Vườn quốc gia trên thế giới.
- Tác giả đã khảo sát và đánh giá thực tế tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Tam Đảo, đồng thời đưa ra được định hướng các loại hình du lịch phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và một số tuyến du lịch sinh thái tiềm năng ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Đề tài đã chỉ ra được tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đối với kinh tế người dân vùng đệm và những tác động tiêu cực tiềm ẩn có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học cũng như đời sống, văn hoá người dân bản địa. Đây là nghiên cứu đầu tiên về du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo, đề tài là nguồn tài liệu quan trọng để Vườn quốc gia Tam Đảo tham khảo và có thể áp dụng để phát triển du lịch sinh thái. Kiến nghị Qua tìm hiểu DLST ở VQG Tam Đảo, tuy thời gian không dài, song tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: Để DLST ở VQG phát triển một cách có hiệu quả, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và học tập thì VQG cần phải trú trọng vào việc khảo sát tiềm năng DLST vốn có của mình, từ đó có sơ để xây dựng các tuyến và xây dựng cơ sở cho phù hợp. Xây dựng đề án quy hoạch phát triển DLST trên những điểm có tiềm năng, lập đề án cho thuê môi trường rừng trình cấp trên phê duyệt, mở cửu thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. VQG Tam Đảo cần mở các lớp tập huấn cho cán bộ thực nhiệm vụ phát triển DLST những kỹ năng cơ bản về du lịch và về DLST, cử cán bộ đi học những lớp ngoại ngữ ngắn hạn để phục vụ tốt khách nước ngoài. Trong tương lai, VQG Tam Đảo cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động DLST của vườn để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao nhận thức, ý thức cho họ. Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở VQG Tam Đảo theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương. References 1. Báo cáo tham luận các nguyên tắc DL bền vững - Bên kia chân trời xanh. do IUCN, WWF, NEA. Phối hợp biên dịch xuất bản năm 1998. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007). Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. 3. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). Luật bảo vệ phát triển rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp. 4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật Du lịch. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2006). Quy chế quản lý rừng. Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 6. Cục kiểm lâm (2004). Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam. 7. Lê Trọng Cúc (2009). Chuyên đề: Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Jill Grant (1999). Xây dựng và thực hiện chiến lược Quốc gia về DLST của Australia , Tài liệu hội thảo xáy dựng chiến lược quốc gia về DLST ở Việt Nam.
- 9. Phạm Trường Hoàng (2009). Kinh nghiệm phát triển DLST tại Nhật Bản đối với Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam số 8/2009. 10. Lê Bá Huy (2005) Du lịch Sinh thái, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 11. Lê Bá Huy (2007). “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”. Nhà xuất bản giáo dục. 12. Kreg Lindberg. Du lịch Sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam” Tổng cục Môi trường xuất bản tháng 1 năm 1999. 13. Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường. Hiện trạng và những giải pháp cho phát triển DLST tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo hội thảo “Xây dựng cơ chế chính sách phát triển DLST tại các VQG/KBT Việt Nam” Hà Nội – Cúc Phương ngày 25-27 tháng 11 năm 2010. 14. Trần Đình Nghĩa ( 2007). Báo cáo tham luận: Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam. Hà Nội, 9 – 2007. 15. Phạm Trung Lương (1999). Tiềm năng hiện trạng và định hướng phát triển DLST ở Việt Nam. Tuyển tâp báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Ủy ban kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội. 7-9/9/1999. 16. Nguyễn Thị Sơn (2007). Bài giảng Du lịch Sinh thái (Tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về Du lịch Sinh thái cho các VQG và KBT năm 2007). 17. Hoàng Phương Thảo (1999). Du lịch Sinh thái trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn. Tuyển tâp báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Ủy ban kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội , 7-9/9/1999. 18. Hoàng Văn Thắng (2009). Bài Giảng Đa dạng Sinh học và bảo tồn; CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Vườn quốc gia Tam Đảo, NXB Nông Nghiệp. Hà Nội- 2007 20.Cáctrangweb:http://www.thiennhien.net;http://www.vietnamtourism.gov.vn;http://www.v nppa.org.vn; http://vinhphuc.tourism.vn; http://www.vncreatures.net/map.php
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận
116 p | 366 | 77
-
LUẬN VĂN: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay
100 p | 196 | 70
-
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững
26 p | 276 | 60
-
Tóm tắt luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai
26 p | 156 | 27
-
Tóm tắt luận văn: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang
26 p | 129 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 88 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
114 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững
109 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng Đông tỉnh Quảng Nam
118 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý linh tế: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Konplông, tỉnh Kon Tum
139 p | 37 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững
26 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
103 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang
113 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi
90 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
124 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
121 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng
106 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng
99 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn