Luận văn: Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn)
lượt xem 85
download
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là chất lượng giáo dục đại học (GDĐH). Để từng bước phát triển GDĐH theo chuẩn quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Trong thời gian qua, một số trường đã tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) và trong năm 2009 theo chủ trương của Bộ Giáo dục...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn)
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Lê Chi Lan 1
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Đảm bảo Chất lượng Đào tạo - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn. Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. PHẠM VĂN QUYẾT đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại cho em những tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị chuyên viên, đồng nghiệp trong cơ quan công tác và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong việc hoàn thành luận văn. Mặc dù rất cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự góp ý của Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011 Tác giả của luận văn LÊ CHI LAN 2
- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hộp PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 6 1.1.1. Các công trình ngoài nước nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên ............... 6 1.1.2. Các công trình trong nước nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên ............... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 13 1.2.1.Đảm bảo chất lượng................................................................... 13 1.2.1.1. Khái niệm về đảm bảo chất lượng.................................. 13 1.2.1.2. Vai trò của đảm bảo chất lượng giáo dục ....................... 14 1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Việt Nam.................... 15 1.2.2. Các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục ............................. 16 1.2.3. Phương pháp giảng dạy ............................................................ 17 1.2.3.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống ............................. 18 1.2.3.2. Phương pháp giảng dạy tích cực .................................... 19 1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục và phương pháp giảng dạy ......................................... 23 3
- 1.3.1. Các biện pháp đảm bảo chất lượng đã và đang thực hiện .......... 23 1.3.1.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT .......... 24 1.3.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng của tại các trường Đại học ............................................................ 26 1.3.1.3. Biện pháp đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Sài Gòn.......................................................... 28 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy ................... 30 Chương 2. VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2.1. Thực trạng triển khai việc thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục và nhận biết của giảng viên về các biện pháp tại trường Đại học Sài Gòn....................................................... 32 2.1.1. Công bố chương trình đào tạo ................................................. 33 2.1.2. Công bố đề cương chi tiết từng môn học ................................. 34 2.1.3. Thực hiện công tác tự đánh giá ............................................... 35 2.1.4. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy...... 37 2.1.5. Chuyển đổi phương thức đào tạo............................................. 38 2.1.6. Thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục...... 40 2.2. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Đại học Sài Gòn trước năm học: 2008 – 2009 và hiện nay (năm học: 2009 – 2010).................................................................... 41 2.2.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống...................................... 44 2.2.1.1. Phương pháp Thầy đọc – Trò ghi ................................ 44 2.2.1.2. Phương pháp Thầy giảng – Trò tự ghi.......................... 46 2.2.1.3. Phương pháp Thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết ..... 47 4
- 2.2.1.4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để giảng dạy ..... 48 2.2.1.5. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan ................. 50 2.2.2. Phương pháp giảng dạy tích cực .............................................. 51 2.2.2.1. Phương pháp nêu vấn đề ................................................ 52 2.2.2.2. Phương pháp Seminar .................................................... 54 2.2.2.3. Phương pháp làm đồ án môn học ................................... 57 2.2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm......................................... 58 2.2.2.5. Phương pháp tranh luận ................................................. 59 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN 3.1. Tác động của biện pháp công bố chương trình đào tạo..................... 63 3.2. Tác động của biện pháp mỗi môn học phải có đề cương chi tiết....... 65 3.3. Tác động của biện pháp tự đánh giá hằng năm ................................. 66 3.4. Tác động của biện pháp lấy ý kiến phản hồi của người học.............. 68 3.5. Tác động của biện pháp chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ.................................................................................. 71 3.6. Tác động của biện pháp thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục .................................................................. 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC ................................................................................................... 86 5
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQG Đại học Quốc gia GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH – TCCN Giáo dục đại học – Trung cấp chuyên nghiệp KTKĐCLGD Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục PPGD Phương pháp giảng dạy TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy Ban Nhân dân 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý kiến giảng viên về thời điểm thực hiện các biện pháp ĐBCLGD ở Trường ................................................................. 33 Bảng 2.2: Thống kê mô tả PPGD của giảng viên đã sử dụng trong trước năm học: 2008 - 2009 và hiện nay (năm học: 2009 – 2010) ........................................................................................ 43 Bảng 2.3: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy đọc – Trò ghi”............... 45 Bảng 2.4: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy giảng – Trò tự ghi”........ 46 Bảng 2.5: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết” ................................................................................ 47 Bảng 2.6: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng hệ thống các câu hỏi để giảng dạy”...................................................................... 48 Bảng 2.7: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng phương tiện trực quan” ........................................................................................ 50 Bảng 2.8: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “ Nêu vấn đề” .......................... 52 Bảng 2.9: Mối liên hệ giữa biến “”PPGD nêu vấn đề" và biến “Thời gian chuẩn bị cho 1 tiết giảng trước khi lên lớp”....................... 54 Bảng 2.10: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD Seminar ................................. 55 Bảng 2.11: Mối liên hệ giữa biến “Phương pháp Seminar” với biến “Ngành học”............................................................................. 56 Bảng 2.12: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Làm đồ án môn học”............ 57 Bảng 2.13: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thảo luận nhóm” ................. 58 Bảng 2.14: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Tranh luận” .......................... 59 Bảng 3.1: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Công bố chương trình đào tạo từ đầu khóa học” ..... 63 7
- Bảng 3.2: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Mỗi môn học đều có đề cương chi tiết” .................. 65 Bảng 3.3: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Thực hiện công tác tự đánh giá công tác giảng dạy hằng năm” ......................................................................... 67 Bảng 3.4: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy môn học” ........................................................ 68 Bảng 3.5: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ” ................................................................ 71 Bảng 3.6: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Thành lập Phòng KTKĐCLGD” ............................ 73 8
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD truyền thống ...................... 52 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD tích cực ............................. 61 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1: Phỏng vấn sâu về PPGD mà giảng viên đã đang sử dụng ........... 48 Hộp 2.2: Phỏng vấn sâu về việc áp dụng PPGD Seminar .......................... 56 Hộp 3.1: Phỏng vấn sâu về việc thay đổi PPGD của giảng viên ................ 71 Hộp 3.2: Phỏng vấn sâu về việc tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới PPGD của giảng viên.................................................................. 75 Hộp 3.3: Một số ý kiến của giảng viên về các biện pháp đảm bảo chất lượng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên............................ 76 9
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là chất lượng giáo dục đại học (GDĐH). Để từng bước phát triển GDĐH theo chuẩn quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Trong thời gian qua, một số trường đã tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) và trong năm 2009 theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) 100% trường đại học, cao đẳng trong cả nước phải thực hiện công tác tự đánh giá.”. GDĐH được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. GDĐH không đơn thuần là hướng tới cung cấp 1 đội ngũ nhân lực có trình độ cao phục vụ phát triển của xã hội mà còn là công cụ quan trọng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao cho xã hội. GDĐH theo xu thế toàn cầu hóa của thời đại mới đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu và toàn diện các mặt hoạt động của các trường đại học. Tuy nhiên, ngày nay GDĐH của Việt Nam, cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp đại học phải có những phẩm chất và kiến thức nhất định, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động. Những xu thế này dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH ở các nước trong khu vực sao cho GDĐH có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa 1
- nhận lẫn nhau. Điều này đòi hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải phấn đấu đạt được những chuẩn mực chung về chất lượng GDĐH. Giáo dục Việt Nam qua nhiều cuộc cải tổ giáo dục sâu rộng, toàn diện và tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của nhà nước, người dân, kết quả thu được gì? Chúng ta cứ loay hoay mãi trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, đãi ngộ giảng viên tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục…nhưng vẫn không tìm thấy lối thoát. Việc thực hiện cải cách giáo dục đòi hỏi phải có thời gian dài tuy nhiên việc đánh giá thực hiện các biện pháp ĐBCLGD là điều không thể thiếu được. Chất lượng giáo dục đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều cá nhân và các tổ chức có liên quan. Đảm bảo chất lượng nhanh chóng được triển khai nhằm phục vụ yêu cầu của thời đại mới. Hiện nay có nhiều khảo sát, bài báo, sách và các học giả nghiên cứu các biện pháp ĐBCLGD tại Việt Nam và yêu cầu bức thiết thay đổi nhanh chóng cách đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD). Các trường đại học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng đã tiến hành các biện pháp ĐBCLGD. Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm và được mang tên Trường Đại học Sài Gòn từ năm 2007. Trong những năm đầu thành lập trường tiến hành biện pháp ĐBCLGD nhờ bộ phận Thanh tra của Trường biện pháp chủ yếu là kiểm soát chất lượng. Sau đó Trường thành lập bộ phận chuyên trách Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) chuyên theo dõi các công tác đảm bảo chất lượng cho Nhà trường. Hiện nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo còn mới mẻ đối với một số Trường đại học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng, đặc biệt việc 2
- đổi mới PPGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “ Lấy người học là trung tâm” là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có những câu hỏi liên quan đến tính hiệu quả của các biện pháp đảm bảo chất lượng đến PPGD của giảng viên chưa có lời giải đáp và nhất là đang trong giai đoạn áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn)”. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ thấy được hiệu quả của các biện pháp ĐBCLGD tác động như thế nào đối với PPGD của giảng viên tại trường Đại học Sài Gòn. Trên cơ sở đó người giảng viên sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy. 2. Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới PPGD của giảng viên. Khách thể nghiên cứu chủ yếu là nhóm giảng viên hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Sài Gòn. Tuy nhiên để xem xét và nghiên cứu đầy đủ hơn các chiều cạnh của sự tác động, nghiên cứu hướng đến thu thập ý kiến đánh giá của nhóm sinh viên hiện đang học tại trường Đại học Sài Gòn. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05 đến tháng 12 năm 2010 + Phạm vi không gian: Trường Đại học Sài Gòn . Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào một số biện pháp ĐBCLGD có ảnh hưởng đến PPGD của giảng viên. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới những mục đích: 3
- Tìm hiểu các biện pháp ĐBCLGD và PPGD của giảng viên đã và đang sử dụng tại trường Đại học Sài Gòn. Tìm hiểu tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới sự thay đổi PPGD của giảng viên. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu: 4.1. Câu hỏi nghiên cứu: Tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới PPGD của giảng viên như thế nào? 4.2. Giả thiết nghiên cứu: - Hầu hết các biện pháp ĐBCLGD áp dụng ở Đại học Sài Gòn thời gian qua đều tác động đến PPGD của giảng viên. - Dưới tác động của các biện pháp ĐBCLGD các PPGD biến đổi theo hướng giảm dần áp dụng các PPGD truyền thống, tăng cường áp dụng các PPGD tích cực - Các biện pháp ĐBCLGD được áp dụng chủ yếu tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên đó là: Công bố chương trình đào tạo, mỗi môn học có đề cương chi tiết, chuyển đổi phương thức đào tạo, lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng dạy môn học, công tác tự đánh giá, thành lập Phòng KTKĐCLGD. 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn mẫu - Mẫu khảo sát cho giảng viên: + Số lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường đại học Sài Gòn gồm 776 người, trong đó có 468 cán bộ giáo viên đứng lớp. + Dung lượng mẫu: 255 người/468 người. + Cách chọn: Luận văn nghiên cứu và xem xét sự biến đổi PPGD của giảng viên trước và sau năm học: 2008-2009 (năm học Trường bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp ĐBCLGD), vì vậy chúng tôi chọn mẫu là tất cả các 4
- cán bộ giảng viên và đối tượng giảng viên được khảo sát phải có thâm niên công tác tại trường từ 4 năm trở lên khoảng 270 người. Chúng tôi đã tiến hành điều tra số lượng giảng viên theo yêu cầu trên dưới dạng phát phiếu thu thập ý kiến. - Mẫu khảo sát cho sinh viên: + Số lượng sinh viên đại học năm thứ 3 của trường đại học Sài Gòn khoảng 2000 sinh viên bao gồm khối sư phạm và ngoài sư phạm. Do đặc thù của nhà trường khối sư phạm đã được đào tạo từ năm 1975, còn khối ngoài sư phạm mới được đào tạo từ năm 2007. Nên để thấy được sự thay đổi PPGD của giảng viên luận văn chọn ngẫu nhiên 3 ngành gồm 1 ngành thuộc khối sư phạm và 2 ngành khối ngoài sư phạm. Cụ thể: ngành Công nghệ thông tin (khối sư phạm), ngành Kế toán tài chính và ngành Thư viện – Thông tin (khối ngoài sư phạm). + Dung lượng mẫu: 306 người/400 người + Cách chọn: Tại 3 ngành Công nghệ thông tin, ngành Kế toán tài chính và ngành Thư viện – Thông tin chọn ngẫu nhiên 1, 2 lớp đại học năm thứ 3. Số sinh viên được phát phiếu hỏi được lấy từ danh sách của mỗi lớp. Chọn 1 sinh viên đại diện cho năm thứ tư tại mỗi ngành làm đối tượng phỏng vấn sâu, đồng thời chọn 3 đến 4 giảng viên giảng dạy trong trường có số năm từ 4 năm trở lên để tiến hành phỏng vấn sâu. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp định tính: Tìm hiểu các biện pháp ĐBCLGD của nhà trường đã tiến hành thông qua phỏng vấn và các văn bản pháp lý. Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu để xác định các biện pháp ĐBCLGD nào tác động đến PPGD của giảng viên. Phương pháp định lượng: tiến hành điều tra thông qua việc phát và thu bảng hỏi, thống kê và xử lý số liệu. 5
- Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về vần đề đảm bảo chất lượng trong giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên NGA Center for Best Practices, Education Policy Studies Division, December 9, 2006. “Tăng cường đánh giá giảng viên và tăng cường chất lượng giảng dạy” [5], trong bài báo này tác giả đã nhấn mạnh các nhà giáo dục đã thấy được sự quan trọng của việc ĐBCLGD, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng giảng dạy tác động đến kết quả học tập của sinh viên lớn hơn là tác động về các mặt khác trong nhà trường. Trong thực tế các nhà giáo dục đã đưa ra chính sách ĐBCLGD ngoài việc chọn đội ngũ giảng viên còn phải chú trọng về việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy đã giúp đỡ rất nhiều cho việc đánh giá giảng viên, thay cho lối truyền thống là dựa trên dữ liệu học tập, sự quan sát lớp học và sự quản lý lớp của giảng viên. Những nhà giáo dục đang vạch ra kế hoạch thay đổi đánh giá giảng viên bằng công cụ hiệu quả hơn để phát triển hoạt động giảng dạy và nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006, Jacqueline Douglas và Alex Douglas [2], trong bài viết này tác giả nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là một việc làm để đánh giá chất lượng dạy học và là phương tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một số trường ở Anh quốc để đánh giá chất lượng giảng dạy người ta còn tiến hành tìm hiểu về các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Thông qua lấy ý kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh giá chất lượng giảng dạy . 6
- Higher Education, 2001, Kluwer Academic Publisher, John Biggs “Điều tra phản hồi: đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học”[3], trong bài viết này tác giả đã đưa ra định nghĩa về chất lượng trong ĐBCLGD. Chất lượng từ quá khứ nó luôn bị những rào cản bởi sự áp đặt của các tiêu chuẩn. ĐBCLGD hiện nay là duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả đưa ra những mô hình mẫu về đảm bảo chất lượng có liên quan đến việc giảng dạy của giảng viên, các mô hình được xây dựng mang tính chất thực hiện được. Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet, “Con đường đưa tới chất lượng giáo dục ở GDĐH”, draft 18 November 2008, FH, SLR [1], trong bài viết này tác giả đã nhấn mạnh chất lượng giáo dục là một vấn đề quan trọng ở bậc đại học, việc ĐBCLGD sẽ là nhân tố làm chất lượng giáo dục thay đổi và là nhân tố thay đổi cho sự phát triển của xã hội, thay đổi ý thức học tập của sinh viên, gia tăng nhu cầu giá trị đồng tiền và là cơ sở cho sự phát triển khoa học kỹ thuật. Chất lượng giảng dạy bắt đầu thay đổi rất đa dạng tự nhiên và có hệ thống. Qua phân tích thấy rằng đảm bảo chất lượng dần dần biến đổi các quy luật về thay đổi chất lượng của giảng viên, của khoa, của trường theo mục tiêu ngày càng tốt hơn. Ngoài ra trong bài báo này còn đặt ra câu hỏi có phải chất lượng giáo dục sẽ dẫn đến sinh viên học tốt hơn không? ĐBCLGD có tác động như thế nào đến quá trình đào tạo? Hầu hết ở các quốc gia, ĐBCLGD được xây dựng trên bốn nguyên tắc: sự liên kết của các thành viên trong nhà trường, việc thi hành tiến trình ĐBCLGD, thực hiện các báo cáo về đảm bảo chất lượng của bản thân các giảng viên, các nhân viên trong nhà trường dựa trên kết quả đánh giá. Bài báo nêu lên việc đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo trong một trường đại học. Sylvia Chong, 2009, “Chất lượng đại học: đảm bảo chất lượng bắt đầu là sự chuẩn bị chương trình của giảng viên” Int. J. Management in Education, 7
- Vol.3, Nos. 3/4 [6], bài viết nói lên chất lượng giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá trình đào tạo. Sự thành công trong giáo dục của Singapore trong giáo dục đào tạo là tùy thuộc vào chất lượng của giảng viên. Những giảng viên có đủ năng lực và giảng dạy có hiệu quả sẽ xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng vững mạnh. Điều này là bước đầu tiên trong công việc đảm bảo chất lượng. ĐBCLGD đã đưa ra khía cạnh mong đợi của việc thực hiện và phát triển chương trình từ những ý kiến của sinh viên về khả năng của giảng viên. Bài viết này gồm hai phần: Phần 1: Những vấn đề cốt yếu của đảm bảo chất lượng và phần 2: Những cấu trúc và thành tố quyết định về chất lượng. Mark Freman, trường Đại học Sydney và Carol Johnston, trường đại học Melbourne, 2008, “Phát triển dạy và học thông qua những mô hình khuyến khích và kỷ luật đặc trưng” [4], tác giả đã nêu lên rằng chất lượng dạy và học ở bậc đại học trong những năm gần đây chịu rất nhiều áp lực do ảnh hưởng bởi nhân tố khoa học kỹ thuật thay đổi, tính đa dạng của sinh viên, các đòi hỏi nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển. Hoàn cảnh hiện tại có rất nhiều cơ hội và đối đầu những thử thách đối với người học. Ở Úc các nghiên cứu về ĐBCLGD chủ yếu là hướng về các hoạt động của sinh viên và giảng viên theo các mô hình đảm bảo chất lượng. Trong bài viết này đã đưa ra các mô hình ĐBCLGD và so sánh hiệu quả của chúng. Ngoài ra, trong bài viết này còn đưa ra được những chủ đề đóng góp cho sự thành công của một trường đại học. 1.1.2. Các công trình ở trong nước nghiên cứu về vần đề đảm bảo chất lượng trong giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên Th.S. Nguyễn Thị Kim Thư (2006), “Một số quan điểm và mô hình về giảng dạy hiệu quả ở bậc đại học”, Kỷ yếu hội thảo đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh 8
- [32], trong bài viết này tác giả đã nêu chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng học tập của sinh viên, việc nâng cao trình độ giảng viên và cải tiến chất lượng giảng dạy là điều tất yếu nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Trong bài viết này tác giả cũng đưa ra ba biện pháp và quy trình giảng dạy mà người giảng viên cần thiết phải thực hiện: phương pháp phù hợp với đối tượng giảng dạy thông qua việc kết hợp và ứng dụng kiến thức nền của sinh viên và quá trình học tập; PPGD phù hợp với nội dung giảng dạy thông qua việc kết hợp và ứng dụng kiến thức nền về nội dung môn học và quá trình học tập; PPGD phù hợp với bối cảnh giảng dạy thông qua việc kết hợp và ứng dụng kiến thức nền về sinh viên và nội dung môn học. Nhóm các tác giả dịch thuật sưu tầm và biên dịch tài liệu có nhan đề “Hướng dẫn Dạy và Học trong GDĐH” từ nguyên bản tiếng Anh có tiêu đề “Guide to Teaching and Learning in Higher Education” tại Website có địa chỉ http://www.breda-guide.tripod.com do các tác giả: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO vùng của Châu Phi [29], trong tài liệu này đề cập tới vấn đề tầm quan trọng đổi mới GDĐH Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo những người lao động có trình độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội chung đáp ứng nhu cầu phát triển cho chính hệ thống giáo dục.Việc đổi mới có đạt được kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học. Điều đáng tiếc là không ít người trong số các giảng viên dạy đại học không được trang bị những kiến thức và kỹ năng dạy học ở bậc đại học. Điều đó đã hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của việc dạy học. Tình hình trên diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Nội dung tài liệu này bao trùm 9
- hầu hết các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của giảng viên đại học và những kinh nghiệm giảng dạy của các chuyên gia GDĐH của thế giới. Lê Văn Hảo, Trường đại học Nha Trang, Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua PPGD dựa trên vấn đề [18]. Trong bài viết này tác giả đã nêu xu thế đổi mới PPGD đại học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (DHDTVĐ – Problem - Based Learning) đang được các nền GDĐH ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Trong bài viết này tác giả giới thiệu những nét cơ bản của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề và phân tích về sự cần thiết và tính khả thi của phương pháp trong bối cảnh GDĐH Việt Nam và cũng là một trong phương pháp cần được quan tâm trong giai đoạn ĐBCLGD hiện nay. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng GDĐH, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [27], trong tài liệu này tác giả đưa ra các khái niệm về chất lượng và chất lượng GDĐH các chỉ số thực hiện, chuẩn mực chất lượng trong GDĐH, một số hình thức đánh giá trong GDĐH. Ngoài ra trong tài liệu này tác giả cũng đề cặp tới vấn đề vai trò của cán bộ giảng dạy trong quá trình đảm bảo chất lượng, quá trình đào tạo ở các cơ sở GDĐH nước ta đã lạc hậu, giảng viên vẫn là nguồn cung cấp thông tin chính cho sinh viên. PPGD chủ yếu vẫn là giảng viên thuyết trình, sinh viên ghi chép và học thuộc. Các phương pháp thảo luận, Seminar, thực hành, làm đồ án, giải quyết các bài tập chưa được quan tâm thử nghiệm và đưa vào sử dụng rộng rãi trong các trường đại học nước ta. Chính sự thụ động của sinh viên trong quá trình học tập là nguyên nhân chính của sự thụ động và bỡ ngỡ khi họ ra trường làm việc. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [28], trong tài liệu này tác giả đã nêu lên chất lượng đào tạo đại học cơ sở khoa học cho việc đổi mới GDĐH, các 10
- PPGD gồm các ưu điểm và hạn chế nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Ngoài ra, trong tài liệu này còn chỉ ra sự khác biệt giữa dạy và học lấy giảng viên làm trung tâm và lấy sinh viên làm trung tâm. Tác giả đã đưa ra hai vấn đề để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, vai trò giảng viên đại học trong việc dạy và học trong thời đại công nghệ thông tin. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giảng dạy- Nội dung- Phương pháp- Kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm [19], trong bài viết này tác giả đưa ra cái nhìn về đánh giá chất lượng giáo dục như là một hoạt động thường xuyên và được chú trọng trong một tổ chức Nhà trường nơi mà chất lượng giáo dục được đặt lên hàng đầu. Tác giả đưa ra rất nhiều phương pháp và hình thức đánh giá chất lượng giáo dục để nhằm ĐBCLGD. Trong tài liệu này tác giả cũng đề cập tới đánh giá quá trình giảng dạy của giảng viên là một phần trong quá trình ĐBCLGD. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2007), Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [22], trong tài liệu này nhóm các tác giả nêu lên vấn đề đứng trước những yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế hậu công nghiệp (kinh tế tri thức) thì giáo dục Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng. Nhóm các tác giả đã nghiên cứu các thành tố dẫn đến chất lượng như việc cải tiến thi đại học, sinh viên đánh giá giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên, học vị khoa học của giảng viên…Thông qua đó PPGD là một trong những thành tố đảm bảo chất lượng trong GDĐH. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2010), Giáo dục đại học, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng [23], trong quyển sách này bao gồm nhiều bài viết nói về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong tài liệu này gồm ba phần: phần 1 về vấn đề kiểm định chất lượng và xếp hạng 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
138 p | 744 | 317
-
Luận văn: Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng:Nghiên cứu thị trường điện thoại di động Việt Nam
90 p | 299 | 95
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
211 p | 158 | 35
-
Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS/KHHGĐ của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ
143 p | 198 | 34
-
Luận văn: Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên
91 p | 115 | 31
-
Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh
13 p | 268 | 24
-
Công tác tiền lương trong thực tế chịu tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và khả năng phát triển của công ty
64 p | 91 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố vĩ mô tới biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
87 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố tạo động lực tới sự gắn kết trong công việc của người lao động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trường hợp điển hình Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
130 p | 22 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của lãnh đạo nữ đối với hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
134 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
93 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của các yếu tố động viên đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức. Nghiên cứu thực tiễn tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương
111 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam
151 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị
111 p | 15 | 5
-
LUẬN VĂN: Tác động của công nghệ mới tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghiệp
23 p | 99 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến giá chứng khoán Việt Nam
94 p | 45 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của các chính sách tín dụng cho người nghèo đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
73 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn