intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm thuật toán và độ đo nào phù hợp nhất cho bài toán kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỒ NGỌC TRUNG KIÊN HỖ TRỢ GỢI Ý KẾT NỐI NGƯỜI TÌM VIỆC VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG CHO CÔNG TÁC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 8480104 BÌNH DƯƠNG - NĂM 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỒ NGỌC TRUNG KIÊN HỖ TRỢ GỢI Ý KẾT NỐI NGƯỜI TÌM VIỆC VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG CHO CÔNG TÁC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 8480104 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TUẤN ANH BÌNH DƯƠNG - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Hồ Ngọc Trung Kiên i
  4. LỜI CÁM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS. Lê Tuấn Anh, Thầy đã tận tình chỉ dẫn, định hướng và truyền đạt những kiến thức cho tác giả suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tác giả xin bày tỏ long biết ơn đến với quí Thầy, Cô trong khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Phòng Đào tạo sau đại học – Trường đại học Thủ Dầu Một đã trang bị cho tác giả những kiến thức nền tảng quan trọng, đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bày Luận văn thạc sĩ này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho tác giả hoàn thiện luận văn này. ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................1 1.1 Tổng quan về việc làm và công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương ...1 1.2 Tổng quan về phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu .........................................3 CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .....................................................9 2.1 Các nghiên cứu về kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng .........................9 2.2 Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp biểu diễn văn bản ......................10 2.2.1 Mô hình vector ..........................................................................................11 2.2.2 So khớp chuổi............................................................................................12 2.2.3 Các độ đo tương đồng ...............................................................................12 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH XỬ LÝ ....................................14 3.1 Mô hình xử lý ...................................................................................................14 3.2 Một số độ đo áp dụng cho mô hình xử lý ........................................................15 3.2.1 Độ đo Cosine .............................................................................................15 3.2.2 Độ đo khoảng cách Manhattan ..................................................................16 3.2.3 Độ đo sử dụng hệ số Jaccard .....................................................................17 3.2.4 Độ đo khoảng cách Levenshtein ...............................................................18 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .........................................20 4.1 Môi trường thử nghiệm ....................................................................................20 4.2 Mô tả dữ liệu ....................................................................................................20 4.3 So sánh, đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................23 KẾT LUẬN ...................................................................................................................34 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..............................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................36 PHỤ LỤC ......................................................................................................................38 iii
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Quá trình phát hiện tri thức .......................................................................... 5 Hình 2.1 Góc tạo bởi 2 vector d1, d2 và q .................................................................... 12 Hình 3.1: Mô hình xử lý việc hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc và nhà tuyển dụng 14 Hình 4.1 Một số tên công việc đã được tách và bỏ stopword ..................................... 22 Hình 4.2: Một dòng của bảng người tìm việc được chọn để đưa vào mô hình ........... 24 Hình 4.3: Bảng dữ liệu sau khi đã so sánh tường minh ............................................... 24 Hình 4.4: Bảng dữ liệu sau khi sữ dụng các độ đo ...................................................... 25 Hình 4.5: Biểu đồ kết quả độ tương đồng sử dụng độ đo Cosine ............................... 25 Hình 4.6: Biểu đồ kết quả độ tương đồng sử dụng độ đo Jaccard ............................... 26 Hình 4.7 Biểu đồ kết quả độ tương đồng sử dụng độ đo Manhattan .......................... 26 Hình 4.8: Biểu đồ kết quả độ tương đống sử dụng độ đo Levenshtein ....................... 27 Hình 4.9: Biểu đồ so sánh các thuật toán với tỉ lệ phần trăm ước lượng .................... 28 Hình 4.10: Biểu đồ so sánh các độ đo theo tỉ lệ phần trăm ước lượng với mẫu 10 dòng ................................................................................................................ 29 Hình 4.11: Biểu đồ so sánh các độ đo theo tỉ lệ phần trăm ước lượng với mẫu 50 dòng ................................................................................................................ 30 Hình 4.12: Biểu đồ so sánh các độ đo theo tỉ lệ phần trăm ước lượng với mẫu 100 dòng .............................................................................................................. 31 Hình 4.13: Biểu đồ so sánh các độ đo theo tỉ lệ phần trăm ước lượng với mẫu 500 dòng .............................................................................................................. 32 Hình 4.14: Biểu đồ so sánh độ tương đồng của 4 thuật toán ....................................... 32 iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng dữ liệu Người tìm việc dạng thô chưa được xử lý ............................ 20 Bảng 4.2: Bảng dữ liệu Nhà tuyển dụng dạng thô chưa xử lý .................................... 21 Bảng 4.3: Bảng dữ liệu Người tìm việc đã được tiền xử lý dữ liệu thô ...................... 21 Bảng 4.4: Bảng dữ liệu nhà tuyển dụng đã được tiền xử lý dữ liệu thô ...................... 22 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thử nghiệm theo mẫu so với ước lượng 1 mẫu .............. 27 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả theo mẫu so với ước lượng 10 mẫu ............................... 28 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả theo mẫu so với ước lượng 50 mẫu ................................ 29 Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả theo mẫu so với ước lượng 100 mẫu .............................. 30 Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả theo mẫu so với ước lượng 500 mẫu .............................. 31 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu viết tắt) BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CMND Chứng minh nhân dân GDVL Giao dịch việc làm KDD Knowledge Discovery in Databases vi
  9. MỞ ĐẦU Bình Dương là một trong những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, do đó thị trường lao động tại đây rất sôi động. Ngoài lao động trên địa bàn tỉnh, Bình Dương còn thu hút rất nhiều người lao động từ khắp nơi trên cả nước, chủ yếu là lao động phổ thông tập trung tại các khu công nghiệp. Với đặc trưng đó, thị trường lao động tại Bình Dương luôn có những biến động lớn về cung, cầu lao động. Hầu hết tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương việc kết nối người lao động với nhà tuyển dụng bằng cách thu hút người lao động đến với Trung tâm dịch vụ việc làm qua các hình thức tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở, tư vấn tại trụ sở, tư vấn lưu động, kết hợp với các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, thực hiện sàn giao dịch việc làm, sàn giao dịch online... Tuy nhiên việc tư vấn, sàn giao dịch việc làm đòi hỏi người lao động và nhà tuyển dụng phải đến trực tiếp với Trung tâm dịch vụ việc làm. Vì thế khối lượng công việc và nhân viên tại trung tâm đòi hỏi phải rất lớn. Nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, cụ thể là hàng năm Trung tâm dịch vụ việc làm phải giải quyết trên 60.000 hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Để khắc phục các hạn chế trên. Trong luận văn này Chúng tôi áp dụng khai phá dữ liệu kết hợp với các độ đo khác nhau Consine, Mahattan, Jaccard và Levenshtein trên dữ liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương để tìm thuật toán và độ đo nào phù hợp nhất cho bài toán kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. Luận văn được trình bày gồm 4 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Trình bày một cách tổng quan về tỉnh Bình Dương, về công tác thực hiện một số chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin về tuyển dụng lao động ở nước ngoài, quản lý người nước ngoài làm việc tại tỉnh Bình Dương và công tác giới thiệu việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Trình bày tổng quan về khai phá dữ liệu và các bước khai phá dữ vii
  10. liệu để áp dụng vào việc hỗ trợ gợi kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. Chương 2: Trình bày một số nghiên cứu liên quan đã được công bố về kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng và một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp biểu diễn văn bản, mô hình vector, so khớp chuỗi, các độ đo tương đồng văn bản. Đồng thời, chương 2 cũng đưa đánh giá về các nghiên cứu đó và đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp nào để thực hiện cài đặt, thực nghiệm trong luận văn Chương 3: Mô tả về cơ sở dữ liệu dùng trong luận văn. Sau đó Chúng tôi sẽ đề xuất mô hình hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng và nêu lên một số độ đo để áp dụng cho mô hình xử lý. Chương 4: Mô tả về cơ sở dữ liệu dùng để kiểm tra, thử nghiệm. Đồng thời nêu lên các kết quả thử nghiệm thực tế và đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp nào là phù hợp nhất đối với bài toán hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. viii
  11. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quan về tỉnh Bình Dương, về công tác thực hiện một số chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin về tuyển dụng lao động ở nước ngoài, quản lý người nước ngoài làm việc tại tỉnh Bình Dương và công tác giới thiệu việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Trình bày tổng quan về khai phá dữ liệu và các bước khai phá dữ liệu để áp dụng vào việc hỗ trợ gợi kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. 1.1 Tổng quan về việc làm và công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương Bình Dương là một tỉnh nằm ở vùng trọng điểm kinh tế phía nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 32 ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động và hơn một triệu lao động đang làm việc. Ngày 16 tháng 11 năm 2013, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 đã được Quốc hội ban hành. Luật Việc làm quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. Trên cơ sở hành lang pháp lý được ban hành thì các hoạt động dịch vụ việc làm tiếp tục phát triển, hình thành một mạng lưới rộng khắp trong toàn tỉnh có nhiệm vụ kết nối cung – cầu về lao động, kết nối người lao động với doanh nghiệp giúp người lao động có việc làm phù hợp…. Và Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương được giao nhiệm vụ thực hiện cầu nối giữ cung và cầu lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương là một trong những Trung tâm công lập tại tỉnh Bình Dương, tiền thân là Trung tâm dạy nghề 3/2, thực hiện nhiệm vụ tư vấn, xúc tiến lao động cho doanh nghiệp và người lao động về pháp luật lao động, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương. Qua nhiều lần chuyển đổi thay tên theo chức năng nhiệm vụ, nay theo quyết định số 2062/QĐ- 1
  12. UBND ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Trung tâm được đổi thành Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương. Trung tâm có chức năng tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động; giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động, thu thập, phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động, tổ chức dạy nghề cho người lao động, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, xuất khẩu lao động và thực hiện các dịch vụ có liên quan được Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội giao. Với chức năng thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tự do cũng như lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, cung ứng lao động cho người sử dụng lao động, Trung tâm đã trở thành cầu nối vững chắc kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Hầu hết tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương việc kết nối người lao động với nhà tuyển dụng bằng cách thu hút người lao động đến với Trung tâm dịch vụ việc làm qua các hình thức tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở, tư vấn tại trụ sở, tư vấn lưu động, kết hợp với các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, thực hiện sàn giao dịch việc làm, sàn giao dịch online... Các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đều được nhân viên Trung tâm lưu lại và nhập vào cơ sở dữ liệu việc làm của Trung tâm để làm cơ sở dữ liệu cho công tác phân tích, dự báo và thông tin thị trường lao động. Tuy nhiên việc tư vấn, sàn giao dịch việc làm đòi hỏi người lao động và nhà tuyển dụng phải đến trực tiếp với Trung tâm dịch vụ việc làm. Vì thế khối lượng công việc và nhân viên tại trung tâm đòi hỏi phải rất lớn. Nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, cụ thể là hàng năm Trung tâm dịch vụ việc làm phải giải quyết trên 60.000 hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Để khắc phục các hạn chế trên. Trong bài viết này Chúng tôi áp dụng khai phá dữ liệu kết hợp với các độ đo khác nhau Consine, Mahattan, Jaccard và Levenshtein trên dữ liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm để tìm thuật toán và độ đo nào phù hợp nhất 2
  13. cho bài toán kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. 1.2 Tổng quan về phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu Lượng dữ liệu mà chúng ta tạo ra mỗi ngày thật sự đáng kinh ngạc, ước tính khoảng trên 2,5 tỷ tỷ byte/ngày. Chính vì vậy, hiện nay lượng dữ liệu mà con người thu thập và lưu trữ được trong các kho dữ liệu là rất lớn, nhiều khi vượt qua khả năng quản lý. Hiện tại, người ta đang đề cập đến khái niệm khủng hoảng phân tích dữ liệu tác nghiệp để cung cấp thông tin với yêu cầu chất lượng ngày càng cao cho những người ra quyết định trong các tổ chức tài chính, thương mại, khoa học, việc làm... Ông John Naisbett đã cảnh báo về vấn đề này “Chúng ta đang chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”. Với khối lượng dữ liệu tăng nhanh và khổng lồ như vậy, chính vì vậy các phương pháp thủ công truyền thống áp dụng để phân tích dữ liệu sẽ không hiệu quả, tốn kém và dễ dẫn đến những sai lệch. Trong luận văn này dữ liệu của chúng tôi sử dụng được trích từ bộ cơ sở dữ liệu tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, với bộ dữ liệu về nhà tuyển dụng và người tìm việc là rất lớn và hầu như dữ liệu do người dùng nhập liệu. Nên dữ liệu sử dụng không theo dạng chuẩn (không có cấu trúc). Trên cơ sở đó chúng tôi áp dụng các phương pháp khai phá dữ liệu để chuẩn hóa lại cơ sở dữ liệu, giúp chúng tôi có được một bộ dữ liệu có cấu trúc và có thể sử dụng được để đưa vào mô hình xử lý cho bài toán hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại Bình Dương. 1.2.1 Khái niệm Nếu cho rằng các điện tử và các sóng điện tử chính là bản chất của công nghệ điện tử truyền thống thì dữ liệu, thông tin và tri thức hiện đang là tiêu điểm của một lĩnh vực mới trong nghiên cứu và ứng dụng về phát hiện tri thức (Knowledge Discovery) và khai phá dữ liệu (Data Mining). Thông thường chúng ta coi dữ liệu như một dãy các bit, hoặc các số và các ký hiệu, hoặc các “đối tượng” với một ý nghĩa nào đó khi được gửi cho một chương trình dưới một dạng nhất định. Chúng ta sử dụng các bit để đo lường các thông tin và xem 3
  14. nó như là các dữ liệu đã được lọc bỏ các dư thừa, được rút gọn tới mức tối thiểu để đặc trưng một cách cơ bản cho dữ liệu. Chúng ta có thể xem tri thức như là các thông tin tích hợp, bao gồm các sự kiện và các mối quan hệ giữa chúng. Các mối quan hệ này có thể được hiểu ra, có thể được phát hiện, hoặc có thể được học. Nói cách khác, tri thức có thể được coi là dữ liệu có độ trừu tượng và tổ chức cao. Phát hiện tri thức trong các cơ sở dữ liệu là một qui trình nhận biết các mẫu hoặc các mô hình trong dữ liệu với các tính năng: hợp thức, mới, khả ích, và có thể hiểu được. Còn khai thác dữ liệu là một bước trong qui trình phát hiện tri thức gồm có các thuật toán khai thác dữ liệu chuyên dùng dưới một số qui định về hiệu quả tính toán chấp nhận được để tìm ra các mẫu hoặc các mô hình trong dữ liệu. Nói một cách khác, mục đích của phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu chính là tìm ra các mẫu và/hoặc các mô hình đang tồn tại trong các cơ sở dữ liệu nhưng vẫn còn bị che khuất bởi hàng núi dữ liệu. Định nghĩa: “KDD (Knowledge Discovery in Databases) là quá trình không tầm thường nhận ra những mẫu có giá trị, mới, hữu ích tiềm năng và hiểu được trong dữ liệu”. Còn các nhà thống kê thì xem Khai phá dữ liệu như là một qui trình phân tích được thiết kế để thăm dò một lượng cực lớn các dữ liệu nhằm phát hiện ra các mẫu thích hợp và/hoặc các mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các biến và sau đó sẽ hợp thức hoá các kết quả tìm đưọc bằng cách áp dụng các mẫu đã phát hiện được cho các tập con mới của dữ liệu. Qui trình này bao gồm ba giai đoạn cơ bản: thăm dò, xây dựng mô hình hoặc định nghĩa mẫu, hợp thức/kiểm chứng. 1.2.2 Quy trình phát hiện tri thức Quy trình phát hiện tri thức được mô tả tóm tắt như sau: 4
  15. Hình 1.1 Quá trình phát hiện tri thức Bước thứ nhất: Hình thành, xác định và định nghĩa bài toán là tìm hiểu lĩnh vực ứng dụng từ đó hình thành bài toán, xác định các nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Bước này sẽ quyết định cho việc rút ra được các tri thức hữu ích vàcho phép chọn các phương pháp khai phá dữ liệu thích hợp với mục đích ứng dụng và bản chất của dữ liệu. Bước thứ hai: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu là thu thập và xử lý thô, còn được gọi là tiền xử lý dữ liệu nhằm loại bỏ nhiễu, xử lý việc thiếu dữ liệu, biến đổi dữ liệu và rút gọn dữ liệu nếu cần thiết, bước này thường chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ qui trình phát hiện tri thức. Bước thứ ba: Khai phá dữ liệu, rút ra các tri thức là khai phá dữ liệu hay nói cách khác là trích ra các mẫu và/hoặc các mô hình ẩn dưới các dữ liệu. Giai đoạn này rất quan trọng, bao gồm các công đoạn như: chức năng, nhiệm vụ và mục đích của khai phá dữ liệu, dùng phương pháp khai phá nào. Bước thứ tư: Sử dụng các tri thức phát hiện được là hiểu tri thức đã tìm được, đặc biệt là làm sáng tỏ các mô tả và dự đoán. Các bước trên có thể lặp đi lặp lại một số lần, kết quả thu được có thể được lấy trung bình trên tất cả các lần thực hiện. Tóm lại: KDD là một quá trình chiết xuất ra tri thức từ kho dữ liệu mà trong đó khai phá dữ liệu là công đoạn quan trọng nhất. 1.2.3 Các phương pháp khai phá dữ liệu KDD bao gồm hai yếu tố quan trọng không thể thiếu được là Dự đoán (Prediction) và Mô tả (Description) Dự đoán: Đòi hỏi sử dụng một vài biến hoặc trường để dự đoán thông tin tiềm 5
  16. ẩn hoặc một giá trị tương lai của một biến thuộc tính mà ta quan tâm đến. Mô tả: Tập trung là nổi bật lên mô hình kết quả mà con người có thể hiểu sâu về thông tin dữ liệu. Với hai mục đích chính đã nêu ở trên, người ta thường sử dụng các phương pháp sau cho khai phá dữ liệu: - Phân lớp, phân loại (Classification): Là việc học một hàm ánh xạ từ một mẫu dữ liệu vào một trong số các lớp đã được xác định trước đó. - Hồi qui (Regression): Là việc học một hàm ánh xạ từ một mẫu dữ liệu thành một biến dự đoán có giá trị thực. - Phân nhóm (Clustering): Là việc mô tả chung để tìm ra các tập hay các nhóm, loại mô tả dữ liệu. Các nhóm có thể tách nhau hoặc phân cấp. - Tổng hợp (Summarization): Là công việc lên quan đến các phương pháp tìm kiếm một mô tả tập con dữ liệu, thường áp dụng trong việc phân tích dữ liệu có tính thăm dò và báo cáo tự động. - Mô hình ràng buộc (Dependency modeling): Là việc tìm kiếm một mô hình mô tả sự phụ thuộc giữa các biến, thuộc tính theo hai mức: phụ thuộc cục bộ vào cấu trúc của mô hình, phụ thuộc vào thước đo, ước lượng của một định lượng nào đó. - Dò tìm biến đổi và độ lệch (Change and Deviation Dectection): Chú ý vào những thay đổi quan trọng trong dữ liệu từ các giá trị chuẩn hoặc đã được xác định trước đó. - Biểu diễn mô hình (Model Representation): Là việc dùng một ngôn ngữ L_ Language nào đó để mô tả các mẫu mô hình có thể khai phá được. Mô tả mô hình rõ ràng thì học máy sẽ tạo ra mẫu có mô hình chính xác cho dữ liệu. Tuy nhiên, nếu mô hình quá lớn thì khả năng dự đoán của học máy sẽ bị hạn chế. Như thế sẽ làm cho việc tìm kiếm phức tạp hơn cũng như hiểu được mô hình là không đơn giản. - Kiểm định mô hình (Model Evaluation): Là việc đánh giá, ước lượng các mô hình chi tiết, chuẩn trong quá trình xử lý và phát hiện tri thức với sự ước lượng có dự báo chính xác hay không và có thoả mãn cơ sở logic hay không? Ước lượng phải được đánh giá chéo (cross validation) với việc mô tả đặc điểm bao gồm dự báo chính xác, tính mới lạ, tính hữu ích, tính hiểu được phừ hợp với các mô hình. Hai 6
  17. phương pháp logic và thống kê chuẩn có thể sử dụng trong mô hình kiểm định. - Phương pháp tìm kiếm (Search Method):Gồm có hai thành phần: (1) – Trong bảng tham biến (phạm vi tìm kiếm tham số) thuật toán phải tìm kiếm các tham số tronng phạm vi các chuẩn của mô hình kiểm định rồi tối ưu hoá và đưa ra tiêu chí (quan sát) dữ liệu và biểu diễn mô hình đã định. (2) – Mô hình tìm kiếm, xuất hiện như một đường vòng trên toàn bộ phương pháp tìm kiếm, biểu diễn mô hình phải thay đổi sao cho các hệ mô hình phải thay đổi sao cho các hệ gia phả mô hình phải được thông qua. 1.2.4 Các lĩnh vực liên quan đến phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu Phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực: thống kê, trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu, thuật toán học, tính toán song song và tốc độ cao, thu thập tri thức cho các hệ chuyên gia, quan sát dữ liệu... Đặc biệt phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu rất gần gũi với lĩnh vực thống kê, sử dụng các phương pháp thống kê để mô hình dữ liệu và phát hiện các mẫu, luật... Ngân hàng dữ liệu (Data Warehousing) và các công cụ phân tích trực tuyến (OLAP) cũng liên quan rất chặt chẽ với phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu. Khai phá dữ liệu có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một số ứng dụng điển hình như: - Bảo hiểm, tài chính và thị trường chứng khoán: Phân tích tình hình tài chính và dự báo giá của các loại cổ phiếu trong thị trường chứng khoán. Danh mục vốn và giá, lãi suất, dữ liệu thẻ tín dụng, phát hiện gian lận, ... -Phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định. - Điều trị y học và chăm sóc y tế: Một số thông tin về chuẩn đoán bệnh lưu trong các hệ thống quản lý bệnh viện. Phân tích mối liên hệ giữa các triệu chứng bệnh, chuẩn đoán và phương pháp điều trị (chế độ dinh dưỡng, thuốc,...) - Sản xuất và chế biến: Quy trình, phương pháp chế biến và xử lý sự cố. - Text mining và Web mining: Phân lớp văn bản và các trang Web, tóm tắt 7
  18. văn bản,... - Lĩnh vực khoa học: Quan sát thiên văn, dữ liệu gene, dữ liệu sinh vật học, tìm kiếm, so sánh các hệ gene và thông tin di truyền, mối liên hệ gene và một số bệnh di truyền, ... - Mạng viễn thông: Phân tích các cuộc gọi điện thoại và hệ thống giám sát lỗi, sự cố, chất lượng dịch vụ, ... Tổng kết chương 1 Trong chương 1 của luận văn, Chúng tôi đã trình bày một cách tổng quan về tỉnh Bình Dương, về công tác thực hiện một số chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện việc cung cấp thông tin về tuyển dụng lao động ở nước ngoài, quản lý người nước ngoài làm việc tại tỉnh Bình Dương và công tác giới thiệu việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Trình bày tổng quan về khai phá dữ liệu và các bước khai phá dữ liệu để áp dụng vào việc hỗ trợ gợi kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. 8
  19. CHƯƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong chương 2, chúng tôi trình bày một số nghiên cứu liên quan về kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng và một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp biểu diễn văn bản, mô hình vector, so khớp chuỗi, các độ đo tương đồng văn bản nhằm mục đích khai phá dữ liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương để cài đặt và thực nghiệm bài toán hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại Bình Dương. Đồng thời, chương 2 cũng đưa đánh giá về các nghiên cứu đó và đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp nào để thực hiện cài đặt, thực nghiệm trong luận văn. 2.1 Các nghiên cứu về kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng Các nghiên cứu liên quan đến kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng ở Việt Nam đã được công bố ở nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây. Bài phân tích Thực trạng Cung – Cầu lao động và những giải pháp [1], bài phân tích này nêu rỏ về thực trạng tại thị trường lao động tại Việt Nam và đưa ra giải pháp trong tương lai cho việc kết nối người lao động và nhà tuyển dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu kết nối cung – cầu việc làm hiệu quả [2] nêu ra được một số bài toán và các chương trình để có thể tìm được việc làm cho người lao động. Bài phân tích nâng cao hiệu suất kết nối cung – cầu lao động [3] cũng nêu lên được một số phương pháp để các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước thực hiện để từng bước nâng cao được hiệu suất việc kết nối người lao động với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu và bài phân tích trên chỉ đưa ra được những giải pháp chung để các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước thực hiện việc kết nối người lao động với nhà tuyển dụng thông qua các kênh tuyên truyền, sàn dịch vụ việc làm..., theo sự hiểu biết của Chúng tôi, chưa có một nghiên cứu nào để phân tích mô hình hỗ trợ gợi ý kết nối người lao động và nhà tuyển dụng để áp dụng cho thị trường lao động tại tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, một số đề tài đáng chú ý về so sánh, đánh giá độ tương tự văn bản như “Tính toán độ tương tự ngữ nghĩa văn bản dựa vào độ tương tự giữa từ với từ” của tác giả Đỗ Thị Thanh Nga (Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, 9
  20. 2010), đề tài “Nghiên cứu độ đo tương đồng văn bản trong tiếng Việt và ứng dụng” của tác giả Dương Thăng Long (Viện Đại học Mở Hà Nội, 2014), đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật đánh giá độ tương đồng văn bản ứng dụng trong so sánh văn bản Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Kim Anh (Đại Học Hàng Hải Việt Nam, 2016). Đề tài của tác giả Đỗ Thị Thanh Nga năm 2010 đưa ra mô hình tính độ tương tự ngữ nghĩa giữa hai văn bản dựa trên độ tương tự giữa từ với từ kết hợp với tần suất đặc trưng của từ [5]. Kết quả của đề tài tương đối khả quan với những cặp văn bản hoặc là giống nhau nhiều hoặc là khác nhau nhiều. Tuy nhiên, do phương pháp này áp dụng công thức tính độ tương tự giữa từ với từ còn khá đơn giản. Đề tài của tác giả Dương Thăng Long năm 2014 giới thiệu phương pháp đánh giá độ tương tự văn bản tiếng Việt sử dụng 3 yếu tố: độ tương tự dựa trên vector đặc trưng ngữ nghĩa, độ tương tự dựa trên cấu trúc thứ tự các từ và độ tương tự dựa trên ma trận so sánh cặp từ vựng theo nhóm từ loại [6]. Nhưng phương pháp đề xuất còn phụ thuộc vào kết quả của các xử lý trung gian, đặc biệt là dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và đánh giá độ tương tự của cặp từ vựng tiếng Anh. Đề tài của tác giả Nguyễn Kim Anh năm 2016 giới thiệu phương pháp đánh giá độ tương tự hai văn bản bằng cách kết hợp độ tương tự ngữ nghĩa và độ tương tự về thứ tự từ [7]. Nhưng tác giả chưa xử lý từ dừng (Stopword) trong việc so sánh độ tương tự. Trong luận văn này, chúng tôi đánh giá độ tương đồng văn bản dựa vào độ tương tự về thứ tự từ và độ tương tự về ngữ nghĩa kết hợp việc xử lý từ dừng (Stopword). Và theo chúng tôi được biết là chưa có mô hình nào khai phá dữ liệu về cung cầu lao động cũng như mô hình hỗ trợ gợi ý kết nối người tìm việc và nhà tuyển dụng cho công tác giới thiệu việc làm tại tỉnh Bình Dương. 2.2 Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp biểu diễn văn bản Trong xử lý văn bản có rất nhiều phương pháp có cách tính toán khác nhau, nhưng nhìn một cách tổng quan thì các phương pháp đó thường không tương tác trực tiếp trên tập dữ liệu thô ban đầu, mà thường thực hiện một số bước như tiền xử lý văn bản và mô hình hóa văn bản. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2