Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân NPK 5:10:3 đến sinh trưởng và năng suất rau cải bắp KK - cross vụ Xuân Hè tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3) thích hợp cho giống cải bắp KK- cross sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong vụ Xuân Hè tại xã Sa Pả huyện Sa Pa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân NPK 5:10:3 đến sinh trưởng và năng suất rau cải bắp KK - cross vụ Xuân Hè tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- ĐÀO THỊ TRANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK 5:10:3 ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RAU CẢI BẮP KK - CROSS VỤ XUÂN HÈ TẠI XÃ SA PẢ, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đào Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực tiễn nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự quân tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Sa Pả, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia khóa đào tạo này. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đào Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ....................................................................................2 2.1. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 2.2.Yêu cầu của đề tài: ................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................2 3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 1.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................................3 1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển của cây cải bắp .........................................................................................................................3 1.2.1. Nhiệt độ .............................................................................................................4 1.2.2. Ánh sáng ............................................................................................................4 1.2.3. Độ ẩm ................................................................................................................7 1.2.4. Đất và dinh dưỡng .............................................................................................7 1.2.5 Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ .................................................9 1.2.6 Thu hoạch và sơ chế .........................................................................................12 1.3. Tình hình sản xuất cải bắp trên Thế giới và ở Việt Nam .................................12 1.3.1. Tình hình sản xuất cải bắp trên Thế giới.......................................................12 1.3.2 Tình hình sản xuất cải bắp và một số loại cải khác tại Việt Nam ...................14 1.4. Tình hình sản xuất rau tại xã Sa Pả huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ..........................16 1.4.1 Đặc điểm tự nhiên (Dự án ACIAR AGB/2012/059 (2015)) ...........................16 1.4.2. Tình hình sản xuất rau tại địa phương.............................................................18 1.5 Giống cải bắp KK- cross .....................................................................................21 1.5.1. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 5.1.2. Tình hình sản xuất Giống cải bắp KK- cross tại địa phương ..........................21 1.6. Một số nghiên cứu về phân bón và mật độ cây cải bắp .....................................22 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................24 2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................24 2.1.1 Vật liệu và đối tượng nghiên cứu .....................................................................24 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ..................................................................24 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................24 2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................24 2.2.2. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................24 2.2.3. Kỹ thuật áp dụng thực hiện thí nghiệm ...........................................................26 2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................27 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29 3.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới sự sinh trưởng của cây cải bắp KK- Cross .....................................................................................................29 3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới thời gian sinh trưởng của cây cải bắp KK- Cross ........................................................................................29 3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới động thái ra lá của cây cải bắp KK- Cross...............................................................................................33 3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới động thái tăng trưởng đường kính tán của cây cải bắp KK- Cross ...............................................................35 3.1.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới chiều cao bắp của cây cải bắp KK- Cross...............................................................................................38 3.1.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới đường kính bắp của cây cải bắp KK- Cross...............................................................................................41 3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới hình thái thân cải bắp .............................................................................................................................44 3.1.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới hình thái lá cải bắp ...................................................................................................................................46 3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới hình thái cải bắp ...47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)đến mật độ sâu bệnh hại và tỷ lệ cây bị bệnh của cây cải bắp KK- Cross ........................................................49 3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3)đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của cây cải bắp KK- Cross ......................51 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3)đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của cây cải bắp KK- Cross.............................................51 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng N:P:K (5:10:3) đến chất lượng bắp của cây cải bắp KK- Cross...............................................................................................54 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng N:P:K (5:10:3) đến hiệu quả kinh tế của cây cải bắp KK- Cross ........................................................................................55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................57 1. Kết luận .................................................................................................................57 2. Đề nghị ..................................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm .....................................12 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2018 .......................13 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm .........................................13 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam năm 2018...............14 Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp và một số loại cải khác ở Việt Nam từ năm 2011-2016.............................................................................................16 Bảng 1.6. Diện tích năng suất sản lượng rau toàn tỉnh Lào Cai ...............................18 giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................18 Bảng 1.7 Kết quả khảo nghiệm giống KK-Cross ở một số địa phương ..................21 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới thời gian sinh trưởng của cây cải bắp KK- Cross ............................................................................30 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới động thái ra lá của cây cải bắp KK- Cross ........................................................................................33 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới động thái tăng trưởng đường kính tán của cây cải bắp KK- Cross ...................................................36 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới chiều cao bắp của cây cải bắp KK- Cross...............................................................................................39 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới đường kính bắp của cây cải bắp KK- Cross ........................................................................................42 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới hình thái thân cải bắp ...................................................................................................................................45 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới hình thái lá cải bắp .............................................................................................................................46 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới .........................48 hình thái cải bắp bắp .................................................................................................48 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)đến mật độ sâu bệnh hại và tỷ lệ cây bị bệnh của cây cải bắp KK- Cross .........................................50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii Bảng 3.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3)đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cải bắp KK- Cross ..............................52 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3) đến chất lượng bắp của cây cải bắp KK- Cross .......................................................................54 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3) đến hiệu quả kinh tế của cây cải bắp KK- Cross ............................................................................55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CC Chiều cao CD Chiều dài CT Công thức ĐC Đối chứng ĐK Đường kính DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính FAO Food and Agricultural Organization of the Unitet National Kg Kilogam KL Khối lượng KTNN Kinh tế nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. NSLT Năng suất lý thuyết NSTB Năng suất trung bình NSTT Năng suất thực thu TCQĐ Tiêu chuẩn quy định. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là 1 loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv... Bên cạnh đó rau còn có giá trị kinh tế cao và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh và tăng thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngành sản xuất rau góp phần sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở các vùng nông thôn, miền núi,…thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... Cải bắp (Brassica oleracea var.) là loại rau ăn lá có giá trị dinh dưỡng cao và dễ chế biến nên rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến trên thế giới. Đa số các giống cây cải bắp ưa thời tiết ôn đới và lạnh, có thời gian gieo trồng không dài, cho năng suất và sản lượng cao. Chính vì thế, cây cải bắp dần trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng vụ đông của cả nước. Huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai có điều kiện đất đai, khí hậu ôn đới mát mẻ thích hợp trồng các loại rau củ trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao vượt trội. Trong những năm gần đây, người dân địa phương trồng nhiều chủng loại rau cải bắp đặc biệt giống cải bắp KK - cross trong vụ Xuân Hè. Trong quá trình canh tác, người dân tiếp cận phương thức canh tác mới và giống cây mới nên vẫn chưa có biện pháp kĩ thuật tối ưu để nâng cao năng suất loại cải bắp này. Phần lớn người dân gieo trồng mật độ không thích hợp, sử dụng liều lượng phân N:P:K (5:10:3) chưa hợp lí dẫn tới lãng phí đất đai, thiệt hại kinh tế nhưng khả năng sinh trưởng cây vẫn kém, sâu bệnh nhiều, năng suất và sản lượng không đạt như mong muốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 Nhằm xác định mật độ gieo trồng và lượng phân N:P:K (5:10:3)hợp lí nhất cho sự phát triển của giống cải bắp này trong vụ Xuân Hè, đáp ứng với nhu cầu cấp thiết thực tiễn sản xuất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân NPK 5:10:3 đến sinh trưởng và năng suất rau cải bắp KK - cross vụ Xuân Hè tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Xác định được mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3) thích hợp cho giống cải bắp KK- cross sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong vụ Xuân Hè tại xã Sa Pả huyện Sa Pa. 2.2.Yêu cầu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới các chỉ tiêu sinh trưởng của giống cải bắp KK – cross. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cải bắp KK - cross 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học ảnh hưởng của mật độ và lượng phân N:P:K (5:10:3)tới các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống cải bắp KK - cross trong điều kiện thời tiết trái vụ tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Những thông tin khoa học này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tìm biện pháp thâm canh cải bắp ở Sa Pa và các vùng có điều kiện canh tác tương tự. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích cực cho việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất cải bắp hàng hóa ở Sa Pa - Lào Cai và nhu cầu tiêu dùng cải bắp trái vụ ở trong nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học Mật độ trồng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây trồng khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Mật độ dày thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Khi đất không cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, còi cọc. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa, chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém, sâu bệnh phát sinh nhiều...Khi trồng ở mật độ thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều, do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm. Điều chỉnh khoảng cách mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ thuộc vào giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất... mà ta xác định khoảng cách mật độ trồng thích hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu. Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa. Cải bắp có sinh khối lớn nên nhu cầu dinh dưỡng cũng cao. Với năng suất 30 tấn/ha, cải bắp lấy đi từ đất 125 kg N, 33 kg P2O5 và 109 kg K2O (Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Duy Lam (2013). Hiện nay, nhiều nông dân trồng cải bắp có thể đạt năng suất 80-100 tấn/ha, lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất cần nhiều hơn. Để đạt năng suất tối ưu so với tiềm năng năng suất của từng giống, trên từng vùng sinh thái khác nhau thì lượng phân bón cho cải bắp cần thay đổi tuỳ thuộc vào mật độ trồng, độ phì nhiêu của đất cũng như tính thích ứng của điều kiện khí hậu thời tiết. Lượng dinh dưỡng nguyên chất khuyến cáo cho 1 ha cải bắp/vụ: 125-150kg N; 60-80 kg P2O5; 110-130 kg K2O (Bùi Quang Xuân, 1997). Để có được mức phân bón phù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 hợp cho mỗi mật độ, mỗi giống cần phải căn cứ vào tiềm năng của giống (dựa vào đặc tính giống do nhà sản xuất giống cung cấp) và tiềm năng của vùng (dựa vào năng suất tối đa đạt được trong vùng). Thông thường, so với năng suất tiềm năng của giống những vùng có năng suất thực tế đạt > 70% gọi là vùng thích nghi và
- 5 Trong điều kiện nhiệt độ 28-300C, kết hợp độ ẩm không khí thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh lý và chất lượng bắp lúc thu hoạch . Cải bắp là cây hai năm, để thông qua giai đoạn xuân hoá cần nhiệt độ thấp. Các giống chín muộn yêu cầu nhiệt độ thấp nghiêm ngặt hơn các giống chín sớm. Nhiệt độ xuân hoá thuận lợi là 3-50C, ngược lại một số giống yêu cầu nhiệt độ xuân hoá là 10-120C, thời gian xuân hoá là 30-40 ngày. Trong quá trình chọn tạo giống, các nhà khoa học đã tạo được những giống chịu nhiệt do đó bắp có thể cuốn được ở nhiệt độ cao. Theo Lizgunova (1965), khi nhiệt độ lớn hơn 250C trong thời gian nở hoa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhị, nhụy, hạt phấn và gây hiện tượng rụng nụ. Theo Lester W. Young, Ron W. Wilen and Peta C. Bonham-Smith, (2003), nhiệt độ cao (High temperature stress (HTS)) trong suốt quá trình nở hoa làm giảm sự hình thành hạt của nhiều loại cây trồng. Để nghiên cứu về HTS gây hại trong quá trình nở hoa, tạo quả và hình thành hạt, họ đã tiến hành thí nghiệm trên cải (brassica napus). Cây cải được đặt trong điều kiện HTS (8/16h tối/sáng, 180C đêm, kích thích tăng trưởng 20C/h hơn 6h, đến 350C khoảng 4h, kích thích tăng trưởng 20C/h đưa trở lại 230C khoảng 6h) và khẳng định HTS cao trong suốt quá trình nở hoa sẽ làm giảm sự phát sinh các thể giao tử cái, từ đó làm cho quả bị dị tật và phá vỡ sự tạo thành hạt. Trong suốt quá trình xử lý HTS, hạt phấn sinh trưởng kém, nuôi hạt phấn trong ống nghiệm ở 350C quan sát thấy xuất hiện nhiều dạng bất thường (Theo Đặng Thị Nguyệt Hoa, 2011). Theo Visokoostravskaia (1935), ở nhiệt độ 15-200C, sau 6-8 giờ từ khi phấn rơi trên vọi nhụy cái, ống phấn sẽ vươn đến đầu nhụy và sau 36-48 giờ, quá trình thụ tinh được tiến hành. Theo Odland và Noll (1950) cho rằng nhiệt độ 12,8-21,10C thích hợp nhất cho các cây họ cải thụ tinh. Sau khi thụ tinh, cánh hoa khép lại, do vậy nhìn vào cánh hoa có thể khẳng định hoa đã thụ tinh hay chưa. Trong trường hợp hoa không được thụ tinh, cánh hoa có thể tươi thêm 3-4 ngày sau, trong thời gian đó vẫn có thể thụ tinh được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Cải bắp có thể chuyển qua giai đoạn xuân hóa ở điều kiện nhiệt độ thấp có lợi, từ 2-120C. Lizgunova (1965) và Miller (1929) cho rằng, cải bắp có thể chuyển qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ từ 10-180C, nhanh nhất là 5-60C. Khi gieo trồng, nếu gặp điều kiện nhiệt độ thấp có lợi 2-100C, cải bắp sẽ ra hoa kết quả mà không cần phải qua năm sau . Theo Hồ Hữu An (1986), quá trình xuân hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, thời vụ gieo trồng và phương pháp nhân giống... Đối với giống cải bắp Hà Nội và Bắc Hà, trong điều kiện khí hậu thời tiết Hà Nội, cây có thể xuân hóa khá tốt lúc còn trẻ ở giai đoạn trước cuốn, trong thời gian ngắn 24 ngày và ở nhiệt độ tương đối cao từ 18-200C. Đối với giống cải bắp nhập của Bungari và Nhật Bản như KK- Cross, NS-Cross gieo trồng tại Hà Nội thì không xuân hóa được phần lớn là thiếu nhiệt độ thấp có lợi dưới 120C . 1.2.2. Ánh sáng Cải bắp là cây ưa thích ánh sáng ngày dài, ở nơi nguyên sản, cải bắp phản ứng với chế độ chiếu sáng 17 giờ/ngày, tuy nhiên mức độ mẫn cảm còn tuỳ thuộc vào đặc tính của giống. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu của cải bắp đối với ánh sáng cũng thay đổi. Ở thời kỳ cây con trong vườn ươm, nếu trong điều kiện ánh sáng ngày dài sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian ở vườn ươm. Ánh sáng ngày ngắn và cường độ ánh sáng yếu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong bắp từ 25-30%, tuy nhiên cường độ ánh sáng quá mạnh cũng không có lợi cho quá trình tổng hợp vitamin C. Khi cây ở thời kỳ trải lá và hình thành bắp cần ánh sáng mạnh, cây quang hợp mạnh nhất ở bức xạ mặt trời 20.000-22.000 lux. Có như vậy mới tạo được bắp to và bắp cuốn chặt, có chất lượng tốt. Thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bắp . Giống chín muộn và giống sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng ngắn sẽ có lợi cho quá trình tích lũy vật chất. Trong cây, do Thời gian sinh trưởng kéo dài, để qua giai đoạn ánh sáng cây yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 14 giờ/ngày. Đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 bằng sông Hồng trong điều kiện vụ đông xuân có thời gian chiếu sáng ngắn (8-10 giờ/ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, cho năng suất cao nhưng không thể ra hoa kết quả vì thiếu điều kiện ánh sáng. Tóm lại, ở Đồng bằng sông Hồng hai điều kiện nhiệt độ và ánh sáng không đáp ứng yêu cầu của cải bắp qua giai đoạn xuân hóa nên cây cải bắp không ra hoa ở đồng bằng, trừ một số giống địa phương trồng lâu năm ở nước ta như cải bắp Hà Nội. 1.2.3. Độ ẩm Cải bắp là cây ưa ẩm, ưa tưới, nhưng lại không chịu hạn và không chịu ngập úng. Hệ rễ cạn, ăn nông, khả năng hút nước ở lớp đất sâu kém. Mặt khác, cây có nhiều lá, diện tích mỗi lá rất lớn, hàm lượng nước trong lá rất cao, vì thế cây cải bắp cần nhiều nước trong quá trình sinh trưởng. Trong các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cải bắp, thời kỳ hình thành bắp yêu cầu độ ẩm lớn nhất. Độ ẩm tối thích trong giai đoạn này là 80-85% độ ẩm đồng ruộng, còn độ ẩm không khí là 85-90%. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu cho thấy giống cải bắp nào mà có bộ lá dầy, trên lá có nhiều sáp là những giống chịu hạn. Theo giáo sư Recheva (1958), cường độ thoát hơi nước của cây cải bắp là 10g/h/m2 diện tích bề mặt lá, với chỉ số thoát hơi nước 640. Sự thoát hơi nước giữa các giờ trong ngày của cải bắp cũng khác nhau. Đặc biệt sự thoát hơi nước ban ngày của cải bắp lớn hơn 16 lần so với ban đêm . Năng suất cải bắp đạt cao nhất khi ẩm độ đất là 80% và ẩm độ không khí là 85-90%. Thừa nước sẽ làm giảm chất lượng do nồng độ chất hoà tan, khả năng chống chịu sâu bệnh giảm, không chịu bảo quản và vận chuyển. 1.2.4. Đất và dinh dưỡng - Đất Cải bắp có thể trồng trên các loại đất nếu đảm bảo đủ ẩm. pH đất thích hợp 6,0-7,0. Nếu đất quá chua, pH < 5,5 thì cần phải bón vôi. - Chất dinh dưỡng Trong thời gian ngắn, cây cải bắp tạo nên khối lượng lớn hữu cơ, vì vậy chúng yêu cầu cung cấp một lượng dinh dưỡng khá lớn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 bắp yêu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là vào thời kỳ bắt đầu cuốn bắp - cuốn chặt, chúng hút một lượng lớn chất dinh dưỡng: 85% N, 96% P và 84% K. Trong thời kỳ này chúng có thể tích luỹ được 93-97% chất khô. Quá trình hút dinh dưỡng của chúng phụ thuộc nhiều yếu tố đặc biệt là giống. + Đạm và sự tích lũy NO3- trong rau cải bắp Theo Võ Minh Kha (1996), trong các loại phân bón, đạm là yếu tố phân bón đầu tiên cần chú ý bón cho cây trồng vì cây cần nhiều đạm, đất không cung cấp đủ đạm dễ tiêu cho cây trồng. Thừa đạm gây nên tồn dư NO3- trong sản phẩm, NO3- chuyển hoá thành NO2 trong quá trình bảo quản, vận chuyển và trong bộ máy tiêu hoá người . Trong máu, NO2 ngăn cản sự kết hợp của O2 với hemoglobin, biến chúng thành methaemoglobin làm cho sự trao đổi của O2 với hồng cầu không được tiến hành . Trẻ em có thể chết khi máu chứa 50-75% methaemoglobin (Nelson, 1984) . Trong dạ dày, dưới tác động của các vi sinh vật, emzim do các quá trình sinh hoá mà NO 2 tác dụng với các axit amin tự do tạo thành nitrosamine, một hợp chất gây ung thư. Đối với người, NO3- có thể gây độc với liều lượng 4 mg/ngày, với 8 mg/ngày có thể gây chết và 13-18 g/ngày sẽ gây chết hoàn toàn. Tính độc của NO3- còn được tác giả tính theo liều độc LD50, liều lượng gây chết tức thì (dẫn theo Bùi Quang Xuân, 1998). Theo Bardy (1985), kali làm tăng quá trình khử NO3- trong cây. Bón thêm phân kali sẽ làm giảm sự tích luỹ NO3- trong rau quả rõ rệt so với chỉ bón đạm. Theo một số nghiên cứu khác thì khi tăng liều lượng bón kali, hàm lượng NO3- trong cải bắp giảm xuống nhưng trong quả cà chua không thay đổi. Bón thúc kali cho rau khi sinh trưởng và phát dục mạnh sẽ làm giảm lượng NO3- trong cây + Lân: là yếu tố cần thiết ở thời kì cây con và giai đoạn hình thành bắp. Lân có tác dụng thúc đẩy bộ rễ cây phát triển, thúc đẩy sinh trưởng của cây. Bón đủ lân giúp cây trải lá sớm, tăng tỉ lệ cuốn bắp, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Lân còn làm tăng chất lượng bắp, chất lượng hạt giống (giáo trình Cây rau, 2000). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Mặc dù cải bắp có hai giai đoạn rất cần lân là thời kỳ cây con để ra rễ và thời kỳ cuốn bắp, nhưng về số lượng nhu cầu lân của cây lúc cuốn bắp là cao nhất. Trong giai đoạn tạo bắp, cây hút tới 78% tổng nhu cầu lân (Nguyễn Như Hà, 2006). + Kali: Kali làm tăng khả năng quang hợp, điều tiết nhiều hoạt động sống của cây, làm cho cây hút được nhiều đạm hơn nên có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và phát triển của cây. Kali tham gia vào quá trình tổng hợp, quá trình vận chuyển và tích luỹ các chất trong cây nên làm cho bắp cuốn chặt, bắp chắc, do đó làm tăng khả năng vận chuyển và bảo quản cất trữ cải bắp. Kali còn có tác dụng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Thiếu kali cây sinh trưởng kém, sâu bệnh hại nhiều, mép lá có thể bị khô, chất lượng bắp giảm. Cải bắp hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng trong giai đoạn tạo bắp cây hút nhiều nhất, chiếm 72% tổng nhu cầu kali của cây (Nguyễn Như Hà, 2006). Kết quả nghiên cứu đối với các công thức bón phối hợp thì công thức bón đầy đủ N, P, K tỷ lệ cuốn bắp cao nhất 92-95%; về năng suất: công thức bón đầy đủ N, P, K cho năng suất cao nhất, tiếp đến là công thức N, P rồi đến công thức N, K; P, K và năng suất thấp nhất là công thức đối chứng. + Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng khác Cải bắp không những có nhu cầu cao với nguyên tố đa lượng N, P, K mà còn rất mẫn cảm với các nguyên tố trung và vi lượng. Cải bắp có nhu cầu cao về S và rất nhạy cảm với hiện tượng thiếu Ca, Mg, B. Khi thiếu Mg, lá cải bắp bị thay đổi màu sắc, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nếu đất thiếu canxi, rễ khó phát triển, cây bị còi cọc và nhạy cảm với bệnh bướu cây (Plasmodiophora), lá biến màu xanh- trắng và sau đó biến sang màu cà phê. 1.2.5 Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao. Cây bị bệnh sẽ suy yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và chết. Trong điều kiện ẩm ướt, bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên chỗ thối có các hạch nhỏ màu nâu. Bệnh thối gốc (Phoma ligam) Bệnh do nấm gây ra, phát triển và gây hại trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, úng nước và nhiệt độ trong đất cao. Ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc thân cây và về sau, bệnh có thể xuất hiện trên lá, có hình đốm tròn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường có kích thước nhỏ hơn. Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và đổ. Thân cây khô và hoá gỗ, mô cây chuyển màu đen, đôi khi có viền đỏ. Bệnh cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris) Vi khuẩn gây hại phổ biến ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Cây trồng bị hại suốt mọi giai đoạn sinh trưởng và trông giống như hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị vàng, các lá dưới bị rụng và cây có thể bị chết. Bệnh thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora) - Vi khuẩn tồn tại ở tàn dư cây bệnh trong đất và trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác cùng 1 số loài ký chủ phụ trên đồng ruộng. - Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá. - Bệnh thối nhũn phát sinh, phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27-320C, độ pH thích hợp là 7, thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh đốm lá (đốm vòng – Cercospora sp) Bệnh thích hợp ở thời tiết ẩm ướt, mát mẻ, mưa nhiều (nhiệt độ không khí khoảng 22- 250C). Nấm gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió hoặc do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc do vết cắn phá của côn trùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotirum) Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 19-240C, pH 5-8. Tồn tại chủ yếu ở dạng hạch trên tàn dư cây bệnh và trong đất khá lâu (tới 2 năm). Bệnh gây hại từ khi cây con đến thu hoạch. Ở cây con, bệnh xuất hiện ở gốc cây sát mặt đất làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn, cây gãy gục rồi chết. Khi cây lớn, vết bệnh thường xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Nếu trời khô nắng thì chỗ bị bệnh thường khô và teo đi, các lá biến vàng. Ở cây vào bắp, bệnh lây lan từ lá ngoài vào trong làm toàn bộ bắp bị thối và chết đứng trên ruộng, gặp gió to cây đổ gục. Chỗ vết bệnh đã thối có lớp mốc trắng và nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu hoặc đen bám chặt vào lá. Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae. W) Đây là loài nấm ký sinh bắt buộc. Trong tế bào ký chủ còn sống, chúng mới phát triển và sinh sản, hoàn tất vòng đời. Nấm có thể tồn tại trong đất 7-10 năm hay lâu hơn ở dạng bào tử tĩnh. Bệnh phát triển thích hợp trong đất chua và có nhiệt độ từ 18-250C. Tuy nhiên, bệnh chỉ gây hại cây khi mật độ bào tử trong đất đạt >104 bào tử/1g đất. Sâu xám (Agrotis ipsilon) Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng. Sâu non có tính giả chết, khi bị đụng vào chúng cuộn lại, lăn ra giả chết. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Chúng phát sinh ở thời tiết lạnh, ẩm độ cao. Sâu xanh, bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus). Trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá. Sâu non mới nở gặm ăn chất xanh và để lại màng lá trắng mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ xác. Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa Bọ nhảy (Phyllotreta vitata Fabr) Bọ nhảy thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô (mật độ giảm đi khi trời mưa nhiều) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất rau, thậm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn