Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nâng cao chất lượng ảnh viễn thám sử dụng logic mờ
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu luận văn của học viên là tìm hiểu và học hỏi một số kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám bằng những kỹ thuật tin học hiện đại, sau đó thử nghiệm với một loại ảnh cụ thể của ảnh vệ tinh Landsat tại vùng tỉnh Thái Nguyên hoặc Hòa Bình về các phương pháp kỹ thuật nói trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nâng cao chất lượng ảnh viễn thám sử dụng logic mờ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NGUYỄN THỊ NGOAN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH VIỄN THÁM SỬ DỤNG LOGIC MỜ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NGUYỄN THỊ NGOAN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH VIỄN THÁM SỬ DỤNG LOGIC MỜ Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số chuyên ngành: 60 48 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG VĂN ĐỨC THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của PGS.TS Đặng Văn Đức. Các số liệu kết quả có được trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Học viên Nguyễn Thị Ngoan
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Đức, Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, Phòng Đào tạo trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, đã truyền đạt những kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia khóa học và quá trình hoàn thành luận văn. Và cuối cùng, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, những người đã ủng hộ, động viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ để học viên có được kết quả như ngày hôm nay.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM VÀ LOGIC MỜ ........... 3 1.1. Tiến trình viễn thám và các loại ảnh viễn thám ................................. 3 1.1.1. Tiến trình viễn thám ........................................................................ 3 1.1.2. Nguyên lý hoạt động của ảnh viễn thám ......................................... 3 1.1.3. Đặc trưng ảnh viễn thám ................................................................. 4 1.1.4. Khuân mẫu dữ liệu ảnh viễn thám .................................................. 7 1.1.5. Các loại ảnh viễn thám .................................................................... 8 1.1.6. Ứng dụng của viễn thám ................................................................. 9 1.2. Khái quát về logic mờ ...................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm về tập rõ và tập mờ ...................................................... 10 1.2.2. Hàm thuộc ..................................................................................... 11 1.2.3. Một số đặc trưng của tập mờ ......................................................... 14 1.2.4. Các phép toán trên tập mờ ............................................................ 15 1.2.5. Biến ngôn ngữ (Liguistic Variable) .............................................. 16 1.3. Kết chương 1 .................................................................................... 17 Chương 2. CÁC KỸ THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ẢNH VIỄN THÁM ................................................................................. 18 2.1. Khái quát về tiến trình xử lý ảnh viễn thám..................................... 18 2.2. Một số kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh viễn thám ....................... 21 2.2.1. Hiệu chỉnh bức xạ ......................................................................... 21
- iv 2.2.2. Hiệu chỉnh hình học ...................................................................... 22 2.2.3. Nâng cao chất lượng ảnh viễn thám .............................................. 24 2.2.4. Tăng cường sự tương phản............................................................ 26 2.2.5. Lọc không gian .............................................................................. 28 2.2.6. Lọc trung vị ................................................................................... 29 2.2.7. Biến đổi ảnh .................................................................................. 29 2.2.8. Biến đổi thành phần chính ............................................................ 31 2.3. Kỹ thuật đánh giá chất lượng ảnh viễn thám ................................... 32 2.4. Nâng cao độ tương phản ảnh viễn thám sử dụng logic mờ ............. 34 2.4.1. Cấu trúc tổng quát hệ thống xử lý ảnh trên cơ sở logic mờ .......... 34 2.5. Một số thuật toán tăng cường độ tương phản ảnh viễn thám sử dụng logic mờ........................................................................................... 35 2.5.1. Tăng cường ảnh mờ với toán tử tăng cường ................................. 36 2.5.2. Tăng cường ảnh mờ với toán tử Hyperbol .................................... 36 2.5.3. Tăng cường ảnh mờ dựa trên phân bố xác suất ............................ 37 2.5.4. Cải thiện độ tương phản dựa trên luật If-Then mờ ....................... 37 2.5.5. Thuật toán tăng cường độ tương phản Chi-Farn Chen ................. 38 2.5. Kết chương 2 .................................................................................... 44 Chương 3. THỬ NGHIỆM ................................................................... 45 3.1. Quy trình xây dựng chương trình thử nghiệm ................................. 45 3.2. Dữ liệu ảnh LandSat......................................................................... 46 3.3. Phát triển chương trình thử nghiệm ................................................. 49 3.4. Đánh giá kết quả thu được ............................................................... 53 3.5. Kết chương ....................................................................................... 55 KẾT LUẬN ............................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 57
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANN Artificial Neural Network ASTER Advanced Spaceborne Thermal Emission and Reflection Radiometer AVHRR Advanced Very High Resolution Radiometer CCRS Canada Center for Remote Sensing CEOS Committee on Earth Observation Satellites Covariance Hiệp phương sai CSDL Cơ sở dữ liệu DCT Discrete Cosine Transform DEM Digital Elevation Model (Mô hình số độ cao) DWT Discrete Wavelet Transform FCM Fuzzy c-Means HIS Hue – Intensity – Saturation HRV High Resolution Visible IFOV Instantanous Field of View ISODATA Iterative Self-Organizing Data Analysis Techniques Membership funtion Hàm thuộc MLC Maximum Likelihood Classification (Phương pháp phân lớp hợp lý tối đa) MODIS Moderate Resolution Spectroradiometer NASA National Aeronautics and Space Administration NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các tính chất phép toán tập hợp ......................................... 16 Bảng 1.2. Các phép toán với biến ngôn ngữ ......................................... 17 Bảng 2.1. Bảng tính chỉ số thực vật .................................................... 30 Bảng 3.1. Băng tần MSS ..................................................................... 47 Bảng 3.2. Băng tần TM ....................................................................... 48 Bảng 3.3. Ảnh tăng cường bởi các phương pháp ................................ 53 Bảng 3.4. So sánh entropy của các ảnh ............................................... 53 Bảng 3.5. Ảnh tăng cường bởi các phương pháp ................................ 54 Bảng 3.6. So sánh entropy của các phương pháp................................ 55
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tiến trình viễn thám ........................................................... 4 Hình 1.2. Ảnh chụp và ảnh số ............................................................ 5 Hình 1.3. Các kênh ảnh ...................................................................... 6 Hình 1.4. Ảnh độ phân giải cao (trái) và độ phân giải thấp (phải) ..... 6 Hình 1.5. Đáp ứng phổ của các loại đá khác nhau ............................ 7 Hình 1.6. Hàm thuộc tam giác .......................................................... 12 Hình 1.7. Hàm thuộc hình thang ....................................................... 13 Hình 1.8. Hàm thuộc hình L ............................................................. 14 Hình 2.1. Nắn chỉnh hình học .......................................................... 19 Hình 2.2. Cân bằng lược đồ màu ...................................................... 20 Hình 2.3. Phân lớp có giám sát (trái) và không giám sát (phải) ...... 20 Hình 2.4. Lọc ảnh số trong miền không gian ................................... 25 Hình 2.5. Ví dụ tích chập .................................................................. 26 Hình 2.6. Dãn tuyến tính lược đồ màu.............................................. 26 Hình 2.7. Tăng cường tương phản bằng phương pháp Gauss .......... 28 Hình 2.8. Biến đổi hệ trục tọa độ trong phân tích thành phần chính 32 Hình 2.9. Cấu trúc tổng quát của xử lý ảnh trên cơ sở logic mờ ...... 34 Hình 2.10. Các bước xử lý ảnh trên cơ sở logic mờ ........................... 35 Hình 2.11. Hàm phân bố xác suất cho việc tính toán các giá trị hàm thuộc .................................................................................. 37 Hình 2.12. Hàm thuộc ......................................................................... 38 Hình 2.13. Sử dụng logic mờ nâng cao chất lượng ảnh .................... 39 Hình 3.1. Sơ đồ tăng cường ảnh viễn thám ...................................... 45 Hình 3.2. Cấu trúc dữ liệu ảnh viễn thám ........................................ 49 Hình 3.3. Màn hình chính của chương trình thử nghiệm ................. 50 Hình 3.4. Giao diện mở tệp ảnh vệ tinh để tăng cường tương phản . 51 Hình 3.5. Giao diện mở tệp ảnh vệ tinh Lạc Thủy, Hòa Bình .......... 51 Hình 3.6. Giao diện chọn tham số chương trình ............................... 52 Hình 3.7. Giao diện hiển thị ảnh đã nâng cao độ tương phản .......... 52 Hình 3.8. So sánh Entropy của các ảnh ............................................ 54 Hình 3.9. So sánh Entropy của các ảnh sau khi đã tăng cường ........ 55
- 1 MỞ ĐẦU Viễn thám là ngành khoa học quan sát bề mặt Trái đất hay khí quyển từ không gian bằng vệ tinh hay bằng máy bay. Viễn thám bao gồm các thiết bị cảm nhận, ghi lại năng lượng phát ra từ đối tượng nghiên cứu, ví dụ dụ như thủy hệ, khu dân cư,… Chúng bao gồm tổ hợp phần cứng/phần mềm với khả năng xử lý, phân tích và ứng dụng các thông tin thu được từ ảnh. Với cách hiểu này thì quá trình viễn thám bao gồm hai giai đoạn chính: (i) Thu thập thông tin viễn thám; (ii) Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám Viễn thám có thể hiểu đơn giản là thăm dò từ xa về một đối tượng hoặc một hiện tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc hiện tượng đó. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về viễn thám, nhưng mọi định nghĩa đều có nét chung, nhấn mạnh “viễn thám là khoa học thu nhận từ xa các thông tin về các đối tượng, hiện tượng trên trái đất”. Như vậy ảnh viễn thám có thể là ảnh thu được từ vệ tinh (gọi là ảnh vệ tinh) và ảnh thu được từ máy bay (còn gọi là không ảnh). Trong phạm vi luận văn này, các ảnh được nghiên cứu là ảnh vệ tinh, nói cách khác, khái niệm ảnh viễn thám sử dụng trong luận văn này là ảnh vệ tinh. Hiện nay, viễn thám được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Ảnh thu được từ vệ tinh thường có chất lượng rất khác nhau vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường chất lượng ảnh không đáp ứng trực tiếp cho việc phân đoạn, phân lớp ảnh viễn thám để có được thông tin cần thiết mà nhiều ứng dụng đòi hỏi. Do vậy, việc nâng cao chất lượng ảnh viễn thám là nhu cầu bức thiết. Vấn đề xử lý và phân tích ảnh viễn thám là khá phức tạp, nó bao gồm nhiều công đoạn khác nhau từ dữ liệu ảnh thô để có được thông tin hữu ích. Chủ đề này đã được quan tâm nghiên cứu nhiều ở nước ngoài [1, 2], ở trong nước cũng có nhiều tổ chức như các viện nghiên cứu, trường đại học quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về vẫn đề này, như Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ
- 2 Việt Nam, Trường đại học Quốc gia Hà Nội, Cục Viễn thám của Bộ Tài nguyên Môi trường… Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng ảnh viễn thám sử dụng logic mờ” để làm luận văn của mình. Mục tiêu nghiên cứu luận văn của học viên là tìm hiểu và học hỏi một số kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám bằng những kỹ thuật tin học hiện đại, sau đó thử nghiệm với một loại ảnh cụ thể của ảnh vệ tinh Landsat tại vùng tỉnh Thái Nguyên hoặc Hòa Bình về các phương pháp kỹ thuật nói trên. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: ảnh viễn thám, các quy trình nâng cao chất lượng ảnh viễn thám; sử dụng logic mờ để nâng cao chất lượng ảnh viễn thám. Phạm vi: Tìm hiểu và thử nghiệm các thuật toán nâng cao chất lượng ảnh viễn thám sử dụng logic mờ đã được công bố với một loại ảnh viễn thám cụ thể của một vùng. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phần kết luận trình bày các kết quả đạt được và các vấn đề tiếp còn tiếp tục nghiên cứu, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về viễn thám và logic mờ. Trong chương này các vấn đề cơ bản về viễn thám, ảnh vệ tinh và logic mờ được trình bày làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. Chương 2: Các kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh viễn thám. Chương này nghiên cứu các phương pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng ảnh vệ tinh. Sau đó đi sâu nghiên cứu một kỹ thuật sử dụng logic mờ và phân cụm dữ liệu. Chương 3: Xây dựng chương trình thử nghiệm. Chương này trình bày qui trình và kết quả xây dựng chương trình demo nâng cao chất lượng ảnh viễn thám bằng thuật toán FCM. Thử nghiệm với dữ liệu ảnh vệ tinh tại một vùng của tỉnh Hòa Bình.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM VÀ LOGIC MỜ Trong chương này các vấn đề cơ bản về viễn thám, ảnh vệ tinh và logic mờ được trình bày làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu trong các chương tiếp theo. 1.1. Tiến trình viễn thám và các loại ảnh viễn thám 1.1.1. Tiến trình viễn thám Theo các định nghĩa trong [1] [5] thì viễn thám (Remote Sensing) được hiểu như một khoa học, nghệ thuật thu nhận thông tin về đối tượng, khu vực hay hiện tượng trên bề mặt Trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với chúng. Công việc này được thực hiện bởi việc cảm nhận (sensing) và lưu trữ các năng lượng phản xạ hay được phát ra từ các đối tượng nghiên cứu. Sau đó, các thông tin này được phân tích, xử lý và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải... 1.1.2. Nguyên lý hoạt động của ảnh viễn thám Tiến trình viễn thám bao gồm nhiều công đoạn, trong đó có tương tác giữa bức xạ và đối tượng nghiên cứu. Khái niệm đối tượng nghiên cứu trong tài liệu này được hiểu là các đối tượng, khu vực hay hiện tượng nào đó trên bề mặt Trái đất mà con người muốn thu thập thông tin về nó. Trên hình 1.1 là mô tả vắn tắt bảy thành phần của hệ thống thu ảnh viễn thám [5]. Nguồn năng lượng hay nguồn sáng (A): Yêu cầu đầu tiên của viễn thám là phải có nguồn năng lượng để chiếu sáng hay cung cấp năng lượng điện từ đến đối tượng nghiên cứu. Bức xạ và khí quyển (B): Vì năng lượng đi từ nguồn tới đối tượng đích cho nên nó tiếp xúc và đi qua khí quyển. Việc tương tác này còn xảy ra lần nữa khi năng lượng đi từ đối tượng đích tới cảm biến (sensor).
- 4 © CCRS Hình 1.1. Tiến trình viễn thám [5] Tương tác với đối tượng đích (C): Sau khi năng lượng được truyền qua khí khuyển nó sẽ tương tác với đối tượng đích. Cách thức tương tác của chúng phụ thuộc vào tính chất của đối tượng đích và bức xạ. Thu nhận năng lượng bằng đầu cảm biến (D): Sau khi năng lượng bị đối tượng đích truyền đi hay phân tán (scattered), đầu cảm biến sẽ thu nhận (không tiếp xúc) và lưu trữ bức xạ điện từ. Truyền, nhận và xử lý năng lượng (E): Năng lượng được cảm nhận bởi Sensor sẽ được truyền đi, thông thường dưới dạng điện tử, đến trạm thu và xử lý, nơi mà dữ liệu được xử lý thành ảnh (dưới dạng ảnh in hay dạng số). Diễn giải và phân tích (F): Ảnh được diễn giải bằng trực giác hay hệ thống số để trích chọn các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu cs kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh trước khi diễn giải và phân tích. Ứng dụng (G): Phần tử cuối cùng của tiến trình viễn thám là áp dụng các thông tin vừa trích chọn từ ảnh về đối tượng nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nó, làm nổi lên các thông tin mới hay hỗ trợ giải quyết một số vấn đề cụ thể. 1.1.3. Đặc trưng ảnh viễn thám Năng lượng điện từ có thể được nhận biết bằng phim ảnh hay thiết bị điện tử. Có thể ghi biến thiên năng lượng trên phim nhạy ánh sáng. Cần phân
- 5 biệt hai khái niệm ảnh (image) và ảnh chụp (photograph) trong viễn thám. Ảnh được hiểu là hình thức biểu diễn “cảnh” bất kỳ, không quan tâm đến bước sóng hay thiết bị viễn thám nào được sử dụng. Ảnh chụp đề cập đến ảnh được chụp trên phim ảnh. Thông thường, ảnh được chụp tại bước sóng từ 0.3μm đến 0.9μm (vùng ánh sáng nhìn thấy và vùng tia hồng ngoại phản xạ). Vậy, mọi ảnh chụp là ảnh, nhưng không phải mọi ảnh là ảnh chụp. Ảnh chụp có thể được biểu diễn và hiển thị dưới dạng ảnh số bằng cách chia ảnh thành các ô vuông nhỏ bằng nhau (theo cột và hàng), gọi là pixel. Biểu diễn độ sáng của mỗi vùng bằng một giá trị số (DN- Digital Number). Hình 1.2. Ảnh chụp và ảnh số [5] Hình 1.2 thể hiện qui trình sinh ảnh số từ ảnh chụp. Ảnh chụp được quét và được chia nhỏ thành các pixel. Mỗi pixel được gán một số biểu diễn độ chói (sáng). Máy tính hiển thị mỗi giá trị số với mức độ chói khác nhau. Dưới đây trình bày một số khái niệm của ảnh vệ tinh. a. Kênh ảnh (Channel, Band) Thông thường, một dải hẹp bước sóng được đo và tập dữ liệu được lưu trữ tách biệt theo bước sóng của chúng. Chúng được gọi là băng (Band) hay kênh (Channel) ảnh (hình 1.3). Chung ta có thể tổ hợp và hiển thị các kênh thông tin nhờ ba màu cơ sở (red, green và blue).
- 6 Kích thước ảnh được tính bởi tổng số hàng, tổng số cột, tổng số băng và tổng số bit/pixel. Ví dụ ảnh đa phổ 4 băng có kích thước như sau: 3000 hàng x 3000 cột x 4 băng x 1 byte = 36 Mb lưu trữ. Như vậy kích thước ảnh vệ tinh là rất lớn. Hình 1.3. Các kênh ảnh [1] b. Độ phân giải ảnh không gian Độ phân giải không gian của ảnh là đề cập đến vùng được đo, kích thước đặc trưng nhỏ nhất trên mặt đất mà đầu đo (sensor) có thể nhận biết được. Nếu sensor có độ phân giải không gian 20m và ảnh có từ sensor được hiển thị với mỗi pixel biểu diễn vùng 20mx20m trên mặt đất thì kích thước pixel bằng độ phân giải. Độ phân giải ảnh phụ thuộc vào lại vệ tinh, ví dụ vệ tinh Quick bird có độ phân giải 0,6m, trong khi vệ tinh thời tiết NOAA có độ phân giải 1 Km. Vệ tinh VNRedSat 1 của Việt Nam có độ phân giải mặt đất là 2,5m. Hình 1.4 là hai ảnh vệ tinh có độ phân giải khác nhau sẽ cho cảm nhận mặt đất khác nhau. Hình 1.4. Ảnh độ phân giải cao (trái) và độ phân giải thấp (phải)
- 7 c. Độ phân giải phổ Độ phân giải phổ của ảnh là đề cập đến bước sóng phổ mà sensor nhạy cảm với đối tượng trên mặt đất. Có thể nói độ phân giải phổ là số lượng kênh của ảnh vệ tinh về một khu vực nào đó. Hình 1.5 thể hiện đáp ứng phổ của các loại đát khác nhau trên mặt đất. Hình 1.5. Đáp ứng phổ của các loại đá khác nhau [5] d. Độ phân giải bức xạ Độ phân giải bức xạ của ảnh vệ tinh là đề cập đến mức độ năng lượng được mà sensor đo được. Nói cách khác, nó là sự khác biệt nhỏ nhất trong mức năng lượng mà sensor có thể nhận biết. e. Độ phân giải thời gian Độ phân giải thời gian của ảnh vệ tinh là đề cập đến thời gian thu thập dữ liệu. Nó liên quan đến khả năng chụp lặp cùng một vùng của vệ tinh cụ thể. Ví dụ LANSAT có độ phân giải thời gian 18 ngày còn SPOT là 24 ngày. Các vệ tinh khí tượng có độ phân giải thời gian cao nhất, ví dụ GMS là 30 phút và NOAA là 6 giờ, để theo dõi sự chuyển động của mây, bão… 1.1.4. Khuân mẫu dữ liệu ảnh viễn thám Khuôn mẫu dữ liệu ảnh viễn thám mô tả cách thức dữ liệu được ghi lên thiết bị lưu trữ, ví dụ DVD. Một ảnh viễn thám thường được lưu trữ trong hai
- 8 tệp: tệp lưu trữ siêu dữ liệu hay dữ liệu của dữ liệu (metadata). Ví dụ với ảnh của vệ tinh Landsat ETM+ thì các dữ liệu của chúng được lưu trữ như sau: - Tệp metadata: Chứa tập các mô tả bằng chữ hay số của dữ liệu lưu trữ trong tệp dữ liệu ảnh. Chúng bao gồm tổng số dòng quét, số pixel/dòng, phép chiếu ảnh được sử dụng và tọa độ địa lý của tâm ảnh... - Tệp dữ liệu ảnh: Tệp dữ liệu ảnh chứa các giá trị điểm ảnh của các kênh từ 1 đến 7, sắp xếp theo từng kênh. Với mỗi kênh, các giá trị pixel của dòng quét thứ 1 được lưu trữ từ trái sang phải thành một bản ghi. Tiếp theo là lưu trữ dữ liệu của dòng quét thứ 2,... Nói chung, khuôn mẫu ảnh viễn thám là đa dạng, tùy loại vệ tinh thu ảnh. 1.1.5. Các loại ảnh viễn thám Phân loại ảnh vệ tinh theo nguồn năng lượng [5] và chiều dài bước sóng của chúng. Ta có thể chia ảnh vệ tinh thành 3 loại cơ bản: - Ảnh quang học là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh sang nhìn thấy (bước sóng 0.4 - 0.76 µm). Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời - Ảnh hồng ngoại (ảnh nhiệt) là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8 - 14 µm). Nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể. - Ảnh Radar là loại ảnh được ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải sóng cao tần (bước sóng từ 1mm - 1m). Nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát cuống theo những bước sóng đã được xác định. Một số hệ thống vệ tinh và loại ảnh viễn thám - Vệ tinh/Cảm biến thời tiết: TIROS-1, GOES, NOAA AVHRR…
- 9 - Các cảm biến/Vệ tinh quan trắc mặt đất: Landsat, SPOT, IRS, ASTER, MODIS. - Các cảm biến/vệ tinh quan trắc hải dương: Nimbus-7, MOS, SeaWIFS. - Việt Nam có vệ tinh nhỏ VNRedSat1 đã đưa vào sử dụng từ 4 năm nay (phóng lên quĩ đạo năm 2013). Các trung tâm thu thập ảnh viễn thám theo qui trình được mô tả trên hình 1.1 sẽ cung cấp ảnh cho người sử dụng theo các cấp độ khác nhau. Ở Việt Nam, ảnh vệ tinh có các mức độ như sau: + Mức 1A: ảnh vệ tinh thô - chưa định vị và xử lý phổ. + Mức 1B: hiệu chỉnh các sai số như sự quay của Trái đất, ảnh hưởng của độ cong Trái đất, góc chụp nghiêng... + Mức 2A: ảnh được định vị về hệ tọa độ bản đồ UTM, Gauss... chỉ sử dụng các thông tin quỹ đạo của vệ tinh, không sử dụng các điểm khống chế mặt đất. + Mức 2B: ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế ảnh được đo đạc ngoài thực địa hoặc lấy từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn (áp dụng cho khu vực đồng bằng). + Mức 3: (trực ảnh) ảnh vệ tinh được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ sử dụng các điểm khống chế và mô hình số độ cao để loại trừ các sai số do chênh cao địa hình gây ra (áp dụng cho khu vực miền núi). 1.1.6. Ứng dụng của viễn thám Trong các hệ thống viễn thám, mỗi loại cảm biến được thiết kế cho một mục đích riêng, ví dụ cảm biến quang học được thiết kế dành cho việc thu thập các băng phổ. Mỗi ứng dụng bản thân nó có những yêu cầu riêng, như độ phân dải phổ, phân dải không gian, phân dải thời gian. Thông thường phải sử dụng nhiều cảm biến mới đáp ứng mọi yêu cầu của một ứng dụng.
- 10 Ảnh viễn thám được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất, thủy văn, lớp phủ đất và sử dụng đất, lập bản đồ, theo dõi đại dương và khu vực bờ biển,... [1][5]. 1.2. Khái quát về logic mờ Lý thuyết tập mờ và logic mờ được công bố lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1965 bởi Lofti A. Zadeh một giáo sư tại trường Đại học California, Mỹ. Lý thuyết mờ ra đời nhằm giải quyết những vấn đề không rõ ràng của thể giới thực mà logic kinh điển không thể giải quyết một cách đầy đủ. Các phép toán của logic kinh điển chỉ thừa nhận hai trạng thái giá trị “0” và “1”, trong khi đó phần lớn các thông tin trong thế giới thực là không chính xác, không đầy đủ, không rõ ràng và một trong những khả năng to lớn của con người là xử lý những thông tin thực “không chính xác” và “nhập nhằng”. Khái niệm về lý thuyết tập mờ cho phép xử lý các vấn đề sau đây: - Những phạm trù có đường biên kém xác định (như “trung tâm huyện” hay “cũ”...). - Những tình huống trung gian giữa tất cả và không có gì (“hầu như là đã thi đỗ”). - Việc chuyển nhích dần từ một tính chất này sang một tính chất khác (từ “gần” tới “xa”). - Những giá trị gần đúng (“khoảng 100km”). Nội dung dưới đây trình bày những vấn đề cơ bản về logic mờ liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong luận văn, các vấn đề này được tham khảo trong tài liệu [1], [4]. 1.2.1. Khái niệm về tập rõ và tập mờ 1.2.1.1. Tập rõ (Crip set) Trong lý thuyết tập hợp cổ điển, quan hệ thành viên của các phẩn tử đối với tập hợp được đánh giá theo kiểu nhị phân một cách rõ ràng: mỗi phần tử x tham chiếu X là chắc chắn thuộc tập A hoặc chắc chắn không thuộc tập A. Ta gán cho phần tử đó giá trị 1 nếu phần tử chắc chắn thuộc tập A và giá trị 0 nếu phần tử chắc chắn không thuộc tập A.
- 11 Để biểu diễn một tập hợp A trên tập nền X, ta dùng hàm thuộc A(x), với: 1 khi x A A (x) 0 khi x A A(x) chỉ nhận một trong hai giá trị “1” hoặc “0”. 1.2.1.2. Tập mờ (Fuzzy set) Một tập mờ A của không gian X được xác định bởi hàm thuộc như sau: A: X 0,1 trong đó A(x) là giá trị thành viên của x trong A. Không gian X luôn là tập rõ. Nếu không gian được định nghĩa là một tập hợp rời rạc xác định các giá trị X ={x1, x2, …, xn} thì một tập mờ A trên X được biểu diễn như sau: 𝑛 𝜇𝐴 (𝑥1 ) 𝜇𝐴 (𝑥2 ) 𝜇𝐴 (𝑥𝑛 ) 𝜇𝐴 (𝑥𝑖 ) 𝐴= + + … + =∑ 𝑥1 𝑥2 𝑥𝑛 𝑥𝑖 𝑖=1 A(xi)/xi chỉ ra giá trị tham gia tới tập mờ A đối với X. Ký hiệu “/” gọi là chia, hàm và “+” là tập hợp và nối các khoản mục. Nếu không gian là tập vô hạn, không đếm được X = {x1, x2, …} thì tập mờ A trên X được biểu diễn: 𝜇𝐴 (𝑥) 𝐴 = ∫𝑋 𝑥 Ký pháp “ ” không liên quan gì đến tích phân mà chỉ có nghĩa rằng với mọi phần tử x của miền X (X là miền không đếm được) đều được gán với một độ thuộc của x vào tập mờ A. 1.2.2. Hàm thuộc Lựa chọn hàm thuộc hợp lệ cho một tập mờ là một trong những nội dung quan trọng nhất của logic mờ. Lựa chọn hàm thuộc là trách nhiệm của người sử dụng để có một hàm thuộc diễn tả tốt nhất cho khái niệm mờ được mô hình hóa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn