intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích được hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân TĐC Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÂN TÔM 2, THỦY ĐIỆN A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội – Năm 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÂN TÔM 2, THỦY ĐIỆN A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ TRỌNG CÚC Hà Nội – Năm 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: GS.TS. Lê Trọng Cúc đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của UBND xã Hồng Thượng; Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới; Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới; Trưởng thôn, Bí thư và người dân khu tái định cư Cân Tôm 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu, dạy cho tôi những kiến thức thực tiễn vô cùng bổ ích và hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), các anh chị trong lớp Cao học K9 – Cres và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Phương Anh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của Luận văn này được hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Lê Trọng Cúc. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Phương Anh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 3 1.4 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 5 1.1 Các khái niệm cơ bản......................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm tài nguyên rừng ............................................................................. 5 1.1.2 Khái niệm về sản phẩm từ rừng ...................................................................... 6 1.1.3 Khái niệm về tái định cư và tái định cư do thủy điện....................................... 8 1.1.4 Khái niệm về sinh kế .................................................................................... 13 1.1.5 Tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình...................... 14 1.2 Tình hình nghiên cứu về TĐC thủy điện trong nước ........................................ 14 1.3 Tình hình nghiên cứu tại khu TĐC do thủy điện A Lưới .................................. 19 CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 21 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................21 2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ...................................... 24 2.1.1.3 Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tôm 2 ......................................................... 25 iii
  6. 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 27 2.2.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 27 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28 2.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp ..................................................................28 2.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp ....................................................................28 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 34 3.1 Thực trạng tài nguyên rừng của huyện A Lưới ................................................. 34 3.1.1 Đặc điểm tài nguyên rừng A Lưới qua các năm ............................................ 34 3.1.2 Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của huyện A Lưới.............. 38 3.2 Các chủ trương, chính sách liên quan đến TNR và người dân khu TĐC ................. 41 3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR ...................... 45 3.3.1 Đặc điểm của hộ khảo sát tại thôn Cân Tôm 2 .............................................. 45 3.3.2 Tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ............................... 46 3.3.2.1 Tình hình thu hồi tài sản của người dân TĐC Cân Tôm 2 ..................46 3.3.2.2 Tình hình đền bù cho người dân khu tái định cư Cân Tôm 2 ...............48 3.3.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ..............51 3.3.2.4 Sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC .............55 3.3.3 Tầm quan trọng của TNR đối với người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ............... 60 3.3.3.1 Các sản phẩm người dân khu TĐC Cân Tôm 2 khai thác từ rừng .......60 3.3.3.2 Tầm quan trọng của TNR đối với sinh kế của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ........................................................................................................64 3.4 Một số đề xuất trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý ..................................... 74 3.4.1 Về phía chính quyền địa phương................................................................... 74 3.4.2 Về phía người dân khu tái định cư ................................................................ 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80 PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 2: ẢNH ................................................................................................ 86 iv
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình vẽ 2.1: Sơ đồ xã Hồng Thượng ..................................................................... 22 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu nhập của người dân trước TĐC ........................................ 58 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của người dân sau TĐC ........................................... 59 v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hồng Thượng .............................................. 23 Bảng 3.1: Diễn biến tài nguyên rừng A Lưới qua các năm ..................................... 35 Bảng 3.2: Hiện trạng các loài động thực vật rừng A Lưới ...................................... 37 Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích rừng phân theo chủ quản lý ......................................... 38 Bảng 3.4: Nguyên nhân diện tích rừng thay đổi ..................................................... 39 Bảng 3.5: Đặc điểm của hộ khảo sát ...................................................................... 45 Bảng 3.6: Các hạng mục bị thu hồi của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ............... 47 Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân TĐC ................................... 49 Bảng 3.8: Cơ sở vật chất phục vụ người dân khu TĐC Cân Tôm 2 ........................ 51 Bảng 3.9: Quy mô sản xuất nông nghiệp của người dân ........................................ 55 Bảng 3.10: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trước và sau TĐC ............................. 58 Bảng 3.11: Các sản phẩm rừng người dân khai thác .............................................. 61 Bảng 3.12: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong việc sử dụng và bảo vệ TNR của người dân .................................................................................... 65 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LSNG : Lâm sản ngoài gỗ SL TB : Số lượng trung bình SXNN : Sản xuất nông nghiệp TĐC : Tái định cư TNR : Tài nguyên rừng UBND : Ủy ban nhân dân vii
  10. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thủy điện A Lưới là dự án thủy điện lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được xây dựng trên sông A Sáp, thuộc huyện A Lưới, với tổng vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng, công suất lắp máy 170 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm ước đạt 686,5 triệu KWh. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ngoài việc cung cấp điện, thủy điện A Lưới sẽ tạo cảnh quan du lịch, cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống cho bà con vùng núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn bị tàn phá nặng nề do bom đạn, chất độc dioxin của quân đội Mỹ trong chiến tranh. Sau khi công trình thủy điện A Lưới được khởi công xây dựng từ năm 2007 tại xã Hồng Thượng, các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống. Khu tái định cư Cân Tôm 2 được xây dựng và người dân đến định cư vào năm 2010. Tổng số hộ hiện nay tại khu tái định cư là 146 hộ với 540 nhân khẩu. Tuy các hộ dân đã vào khu tái định cư được hơn 3 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định. Cơ sở hạ tầng được xây dựng như: cầu cống, đường giao thông đều được bê tông hóa, điện thắp sáng về tới nhà của từng hộ dân. Tuy nhiên, khi người dân vào ở được 6 tháng thì một số đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Ba trường học được xây dựng xong, trong đó, một trường Trung học cơ sở, một trường Tiểu học và một trường Mầm non để phục vụ việc học hành cho các cháu thôn TĐC. Một trạm Y tế được xây dựng cơ bản nhằm phục vụ cho việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong thôn. Tuy nhiên không có đội ngũ Y, Bác sỹ phục vụ tại trạm. Hiện nay, phòng học và nhà vệ sinh đã xuống cấp. Vấn đề chất lượng đất canh tác ở khu vực TĐC Cân Tôm 2 lại rất xấu nên bà con không thể sản xuất kinh doanh được. Cả khu TĐC có khoảng 12 ha diện tích gieo cấy lúa nước, nhưng để gieo được những mầm mạ, người dân đã phải vất vả, mất rất nhiều công sức cải tạo, đào bốc đá chất lên bờ, trong khi năng suất rất thấp. Đất vườn thì cằn cỗi, toàn đá sỏi và trồng cây gì cũng khó khăn. Đặc biệt, quá trình giao đất lâm nghiệp cho người dân còn gặp phải những vướng mắc nên nhiều hộ vẫn chưa nhận được đất đền bù này. Một trong những nguyên nhân là do mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ cũ và chủ mới của khu 1
  11. đất. Khi đó, người dân khu TĐC quay lại phá rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng (TNR) của địa phương. Tình trạng này đang gây ra những khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây và TNR cũng đang bị tàn phá từng ngày. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ những thuận lợi, khó khăn mà người dân địa phương trong quá trình sinh sống tại khu TĐC và sử dụng TNR gặp phải để đề ra hướng giải quyết cụ thể. Qua đó giúp cho cuộc sống của người dân ổn định và quản lý, sử dụng TNR một cách hợp lý theo hướng phát triển bền vững. 1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Phân tích được hiện trạng sử dụng TNR của người dân TĐC Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng và bảo vệ TNR hiệu quả. * Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 - Phân tích hiện trạng sử dụng TNR của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 - Đề xuất một số giải pháp trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các hộ dân chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2 có hoạt động sinh kế liên quan đến TNR. Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân trước và sau khi xây dựng thủy điện A Lưới. TNR đóng vai trò như thế nào trong sinh kế của người dân và hướng giải quyết để bảo vệ rừng bền vững. Dung lượng mẫu: 50 hộ. Cách chọn mẫu: ngẫu nhiên theo danh sách hộ của thôn. 2
  12. Dựa vào danh sách hộ gia đình của thôn Cân Tôm 2 và tiến hành thảo luận cùng với bí thư thôn Cân Tôm 2 để lọc ra danh sách những hộ có hoạt động sinh kế liên quan đến TNR (khoảng 95% hộ dân ở đây tham gia khai thác TNR). Sau đó lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ trong danh sách đó. 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Luận văn được thực hiện tại khu TĐC Cân Tôm 2, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. * Về thời gian: Nghiên cứu các tài liệu, thông tin trong vòng 3-5 năm có liên quan đến đề tài luận văn. * Về nội dung: - Tìm hiểu đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (sản xuất nông nghiệp, CSHT phục vụ đời sống của người dân, tình hình thu hồi và đền bù do thủy điện A Lưới). - Tìm hiểu hoạt động sử dụng TNR của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (các sản phẩm khai thác từ rừng; thuận lợi và khó khăn khi sử dụng và khai thác các sản phẩm từ rừng…) 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề sử dụng tài nguyên rừng, tác động của thủy điện đến hoạt động sử dụng tài nguyên rừng. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về các vấn đề liên quan. Phản ánh thực trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân khu tái định cư Cân Tôm 2 và đề xuất giải pháp thích hợp. * Ý nghĩa thực tiễn Tài nguyên rừng của xã Hồng Thượng ngày càng bị thu hẹp do việc xây dựng thủy điện A Lưới và sử dụng của người dân. Đề tài phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa trong quá trình sử dụng tài nguyên rừng của địa phương. Từ đó tìm ra các giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng hợp lý. 3
  13. 1.4 Kết cấu luận văn Kết cấu bài luận văn gồm các phần cơ bản sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị 4
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm tài nguyên rừng Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì Rừng được xem là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [11]. Rừng cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên nhưng nó lại có những đặc thù riêng, do đó cần phải xem xét rừng dưới các khía cạnh sau: Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật tái tạo được, có khả năng cung cấp lâm sản cần thiết cho đời sống con người như: tinh dầu, dầu nhựa, dầu béo, nhựa mủ, lương thực, thực phẩm, chất màu, chất béo, thuộc da, chất chát, nhiều loại dược liệu quý…Tất cả các tính năng vốn có của rừng đã làm cho rừng gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội [11]. Rừng, nếu hiểu đúng bản chất thì nó là nơi tập trung của cả động - thực vật và vi sinh vật, là một bộ phận không thể thiếu của môi trường sống của con người, đem lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hạn chế các tác hại do sa mạc hoá gây ra, điều hoà khí hậu, điều tiết chế độ nước, bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng… * Phân loại rừng Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng được phân thành ba loại sau đây [11]: 1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; 5
  15. 2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; 3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; b) Rừng sản xuất là rừng trồng; c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. 1.1.2 Khái niệm về sản phẩm từ rừng * Gỗ: là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và trong sinh hoạt vì những ưu điểm cơ bản sau: nhẹ, có cường độ khá cao, cách âm, cách nhiệt và cách điện điện tốt; dể gia công (cưa, xẻ, bào, khoan…), vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao. Ở nước ta, gỗ là vật liệu rất phổ biến. Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ tốt và quý vào bậc nhất thế giới. Khu Tây Bắc có nhiều rừng già và có nhiều loại gỗ quý như: trai, đinh, lim, lát, mun, pơmu. Rừng Việt Bắc có lim, nghiến, vàng tâm. Rừng Tây Nguyên có cẩm lai, hương… * Lâm sản ngoài gỗ (LSNG): Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa về LSNG: “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở 6
  16. ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Với định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước. Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại cả hai thuật ngữ NWFP và NTFP vẫn được dùng [2]. Lâm sản ngoài gỗ (non-timber forest product): bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa,nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi (JennH.DeBeer, 2000).  Phân nhóm LSNG theo công dụng: Trên thế giới cũng đã có nhiều khung phân loại LSNG được đề xuất. Có khung phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản phẩm như nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo... Có khung phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các LSNG, như khung phân loại được thông qua trong Hội nghị tháng 11/1991 tại Băng Cốc. Trong khung này, LSNG được chia làm 6 nhóm: - Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá, thân có sợi và các loại cỏ. - Sản phẩm làm thực phẩm: + Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm. + Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng. - Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật. - Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tamin và thuốc nhuộm, dầu bó và tinh dầu. - Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ. 7
  17. - Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ) [2]. Phân loại LSNG theo giá trị sử dụng như sau: - Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp. - Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ. - Nhóm LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. - Nhóm LSNG dùng làm dược liệu. - Nhóm LSNG dùng làm cảnh. LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội: + LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm. + LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quý, có thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp. + LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt. 1.1.3 Khái niệm về tái định cư và tái định cư do thủy điện a. Tái định cư (TĐC) Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác. Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (1995), tái định cư được phân loại dựa trên thiệt hại của người tái định cư [7]: - Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm đất đai, thu nhập và đời sống. - Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng đồng và các hệ thống, dịch vụ kèm theo. - Thiệt hại về các tài sản khác. - Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh sống, văn hóa và hàng hóa. 8
  18. Ngoài ra, tái định cư còn được định nghĩa là quá trình trong đó con người tự nguyện hay bị tác động, di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tạm thời hay vĩnh viễn. TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình chuyển dịch vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới. TĐC đã làm thay đổi các mối quan hệ giữa mỗi người với môi trường xã hội xung quanh, với các quan hệ chính như: công ăn việc làm, chỗ ở, nơi học hành, điều kiện đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ, quan hệ láng giềng,...[3]. Đặc biệt, quá trình TĐC còn tác động và gây ra những biến đổi trong quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội như giáo dục, y tế, phong tục tập quán,.. Các hình thức tái định cư: Cho đến nay, việc di dân TĐC của các công trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là di dân ở các công trình xây dựng nhà máy thủy điện nói riêng được thực hiện theo 4 hình thức là: Di vén, di vén xen ghép, di dân tập trung và di dân tự chọn (tự di chuyển) [4]. - Hình thức di vén: Là quá trình di dân tại chỗ, đôi khi mang tính tự phát của người dân vùng ngập lụt, theo mức nước dâng mà họ di chuyển dần lên nơi cao hơn. Hình thức TĐC này là trường hợp bố trí địa bàn TĐC thuận lợi về quy mô diện tích, nguồn nước sinh hoạt, đất sản xuất, đáp ứng nhu cầu cho khối dân cư phải di chuyển từ lòng hồ lên vị trí cao hơn và không bị ngập lụt, nhưng vẫn ở xung quanh hồ chứa. Trường hợp này ít bị thay đổi về điểm ngụ cư và khoảng cách giữa nơi ở cũ và nơi ở mới không xa. Do đó một phần diện tích đất không bị ngập hoặc bán ngập có khả năng sản xuất thuộc quyền sở hữu của họ, tránh được sự tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên hình thức di dân này còn có những hạn chế là dân cư sống phân tán, khó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng [4]. - Hình thức di vén xen ghép: Là hình thức di dân vùng lòng hồ lên sinh sống chung với người dân địa phương trong xã hay khác xã. Hình thức này tạo sự đoàn kết giữa người dân di cư và người dân sở tại. Nhược điểm của phương pháp này là 9
  19. người dân sở tại phải chia sẻ một phần diện tích canh tác vốn đã hạn chế. Mặt khác người dân di cư đến mặc nhiên được thừa hưởng các công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, trạm y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó người dân sở tại chỉ được đền bù một phần đất mà chia sẻ cho người dân TĐC. Sự chênh lệch về mức ưu đãi giữa hai nhóm người này nảy sinh mâu thuẫn giữa người cũ và người mới đến, nhất là họ không cùng dân tộc. - Hình thức di dân tập trung: Là hình thức đưa một số lượng người dân bị ảnh hưởng từ (25 – 30 hộ) đến một nơi ở mới mà hầu như chưa có cơ sở hạ tầng và chưa có người dân sở tại sinh sống, hoặc nếu có thì cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Hình thức này có ưu điểm là hoàn toàn chủ động trong việc quy hoạch bố trí dân cư phù hợp với quy mô, nguyện vọng của người dân và yêu cầu xây dựng khu kinh tế mới. Nhưng hình thức này khó khăn là phải đầu tư lớn cho công tác khảo sát điều kiện tự nhiên, quỹ đất, nước,… và đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Một khó khăn nữa là định hướng phát triển kinh tế xã hội hoàn toàn mới, về lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tại đây [4]. - Hình thức di dân tự chọn: Là hình thức mà các hộ phải di chuyển được nhận toàn bộ tiền đền bù, sau đó họ tự lo kiếm nơi ở mới và các sinh kế cho mình. Hình thức này ít được khuyến khích với cộng đồng dân tộc vùng sâu, vùng xa do hiệu quả đạt được thấp. b. Tái định cư do thủy điện Di dân TĐC trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện. Các công trình thuỷ điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan. Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân, 10
  20. hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế - xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh khỏi TĐC, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau: Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; Giảm và đền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương; Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng và người bị ảnh hưởng. Các công trình thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bên các con sông có địa hình đồi núi cao. Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tự nhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ điện không chiếm nhiều diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích rất lớn, từ vài km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2, Sơn La là 224 km2). Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi, hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổn định lâu đời (do điều kiện đất ở đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt). Số lượng người dân phải TĐC và bị ảnh hưởng một phần từ các dự án thuỷ điện thông thường cũng rất lớn. Đại đa số người dân TĐC rất nghèo, trình độ nhận thức thấp và thiếu ăn hàng năm. Các dự án TĐC này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền địa phương gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra [8]. * Quan điểm chung cho tái định cư do thủy điện: Quan điểm chung trong việc bố trí TĐC bắt buộc là phải đảm bảo cho người dân chuyển cư có cuộc sống tốt hơn nơi cũ, đây là quan điểm nhất quán của chính phủ cho mọi dự án phát triển có liên quan tới TĐC bắt buộc hiện nay [15]. - Tái định cư phải đảm bảo tính cộng đồng Đồng bào các dân tộc ở miền núi có tính cộng đồng rất cao. Mỗi người, mỗi gia đình đều gắn bó với dòng tộc, làng bản của mình. Khi di chuyển TĐC cần chú ý bố trí cả cộng đồng (làng, bản, dòng họ,…) đến sống ở cùng một địa điểm. Hạn chế việc tách rời các hộ, các nhóm hộ hiện nay. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2