Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tính chất quang của ZnS pha tạp
lượt xem 9
download
Mục đích của đề tài là chế tạo vật liệu nano ZnS, ZnS pha tạp Cu và ZnS pha tạp Co. Nghiên cứu tính quang và cấu trúc của vật liệu nano ZnS, ZnS pha tạp với nồng độ tạp chất thay đổi. Nghiên cứu tính chất quang và cấu trúc của vật liệu nano ZnS và ZnS pha tạp với thời gian bọc TG (thioglycelrol) khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tính chất quang của ZnS pha tạp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hoa TÍNH CHẤT QUANG CỦA ZnS PHA TẠP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Hà Nội 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hoa TÍNH CHẤT QUANG CỦA ZnS PHA TẠP Chuyên ngành: Vật lý chất rắn Mã số: 60 44 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ THANH BÌNH
- Hà Nội 2012
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình, ngườ i đã tận tình chỉ bảo, hướ ng dẫn và tạ o mọi điều kiện thu ận l ợi nh ất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Vật lý, Bộ môn Vật lý Chất rắn, Bộ môn Vật lý đại cương, đã truyền đạt, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học ở trường và đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS.Trần Thị Quỳnh Hoa, người luôn giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm, góp phần giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn, gia đình bạn bè. Những người luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Hoa i
- MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. v MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. Vật liệu nano các hiệu ứng và những ứng dụng [6] ...................................... 3 1.1.1. Vật liệu nano ......................................................................................................... 3 1.1.2. Các hiệu ứng ......................................................................................................... 4 1.1.3. Ứng dụng .............................................................................................................. 5 1.2. Cấu trúc của ZnS ................................................................................................ 6 1.2.1. Cấu trúc tinh thể của ZnS [2] .................................................................................. 6 1.2.2. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnS ......................................................................... 8 1.2.2.1. Cấu trúc vùng năng lượng của mạng lập phương giả kẽm [4] ................................ 8 1.2.2.2. Cấu trúc vùng năng lượng của mạng wurtzite [4] ...................................................... 9 1.3. Tính chất quang của ZnS và ZnS pha tạp ...................................................... 10 1.3.1. Tổng quan về các cơ chế hấp thụ ánh sáng ........................................................... 10 1.3.3. Tính chất huỳnh quang của bán dẫn [1] ................................................................ 17 1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu tính chất huỳnh quang của ZnS cấu trúc nano pha tạp . 19 1.4. Một số phương pháp chế tạo ......................................................................... 25 1.4.1. Phương pháp thủy nhiệt [3] .................................................................................. 25 1.4.2. Phương pháp Solgel [3] ....................................................................................... 28 1.4.3. Phương pháp hóa học [17] .................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................. 30 2.1. Tổng hợp ZnS và ZnS pha tạp Cu bằng phương pháp hóa học ................. 30 2.1.1. Dụng cụ cần thiết ................................................................................................ 30 Lò nung cửa ngang có hẹn giờ .................................................................................... 30 ii
- 2.1.2. Hóa chất .............................................................................................................. 30 2.1.3. Cân khối lượng các chất ....................................................................................... 30 2.1.4. Tiến hành thí nghiệm ........................................................................................... 31 2.2. Tổng hợp ZnS và ZnS pha tạp Co bằng phương pháp thủy nhiệt ............ 32 2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................. 32 2.2.2. Hóa chất .............................................................................................................. 33 2.2.3. Tiến hành thí nghiệm ........................................................................................... 33 2.2. Các phép đo khảo sát tính chất của mẫu ....................................................... 34 2.2.1. Phép đo phổ nhiễu xạ tia X .................................................................................. 35 2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua ............................................................................ 36 2.2.3. Phổ huỳnh quang và kích thích huỳnh quang ......................................................... 38 2.2.4. Phổ hấp thụ ......................................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 42 3.1. Kết quả của mẫu ZnS pha tạp Cu ................................................................. 42 3.1.1. Cấu trúc tinh thể và hình thái học của mẫu ZnS và ZnS pha tạp Cu ....................... 42 3.1.2. Tính hấp thụ của ZnS và ZnS pha tạp Cu .............................................................. 47 3.1.3. Tính chất huỳnh quang của ZnS và ZnS pha tạp Cu ............................................... 52 3.1.3.1. Khảo sát tính chất huỳnh quang theo thời gian bọc TG ........................................... 52 3.1.3.2. Khảo sát tính chất huỳnh quang của mẫu ZnS pha tạp Cu theo nồng độ tạp ........ 56 3.2. Kết quả của mẫu ZnS pha tạp Co ................................................................. 59 3.2.1. Cấu trúc tinh thể và hình thái học của mẫu ZnS pha tạp Co ................................... 59 3.2.2. Tính chất hấp thụ của mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co .............................................. 60 3.2.3. Tính chất huỳnh quang của mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co ....................................... 63 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69 iii
- iv
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc lập phương giả kẽm (zinc blende)[2] ..................................... 7 Hình 1.2. Cấu trúc hexagonal wurtzite [2] ............................................................... 8 Hình 1.3. Cấu trúc vùng năng lượng của tinh thể ZnS dạng lập phương giả kẽm [4] ........................................................................................................................ 9 Hình 1.4. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnS dạng Wurtzite [4] ...................... 10 Hình 1.5. Các chuyển mức điện tử vẽ trong không gian [2] ............................... 12 Hình 1.6. Sơ đồ chuyển mức điện tử khi hấp thụ ánh sáng [2] ........................ 13 Hình 1.7. Phổ hấp thụ của các mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co ............................ 16 của nhóm P.kumbhakar[13] .................................................................................... 16 Hình 1.8. Phổ hấp thụ của mẫu ZnS pha tạp Co 0,4%, do nhóm Dezhin Qin nghiên cứu [10] ......................................................................................................... 17 Hình 1.9. Mô tả các quá trình tái hợp [1] ............................................................... 18 Hình 1.10. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS:Cu,Cl/ZnS ............................... 19 khi nồng độ tạp thay đổi [7] .................................................................................. 20 Hình 1.11. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS:Cu và ZnS:Cu,Al [16] ............. 21 Hình 1.12. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS:Cu,Al với mẫu Cu,Al 0,1% mol [16] 21 .................................................................................................................................... Hình 1.13. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS:Co với nồng độ Co ................ 22 lần lượt là a0,02%, b 0,04%, c 0,2%, d 0,4%, e 0,8% [10] ............................ 22 Hình 1.14. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co ................. 23 đỉnh huỳnh quang bị dập tắt 96% [13] ................................................................. 23 v
- Hình 1.15. Phổ huỳnh quang và huỳnh quang kích thích của mẫu ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp là 5% [18] ............................................................................... 24 Hình 1.16. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp 25 lần lượt là 1%, 3%, 5%, 6% [18]. .......................................................................... 25 Hình 1.17. Sự phụ thuộc áp suất hơi vào nhiệt độ trong phòng điều kiện 27 .... đẳng tích (Đường chấm chấm chỉ áp suất phụ thuộc vào nhiệt độ khi nồi hấp đựng một lượng nước ứng với phần trăm thể tích nồi)[3] ............................... 27 Hình 1.18. Bình thép dùng để tổng hợp thủy nhiệt ............................................ 27 (nồi hấp dùng để nuôi đơn tinh thể)[3] ................................................................ 27 Hình 2.1. Sơ đồ chế tạo mẫu ZnS:Cu bẳng phương pháp hóa học ................. 32 Hình 2.2. Sơ đồ quá trình chế tạo mẫu ZnS:Co bằng phương pháp thủy nhiệt 34 .................................................................................................................................... Hình 2.3. Máy đo phổ nhiễu xạ tia X ..................................................................... 36 Hình 2.4. Kính hiển vi điện tử truyền qua JEM1010 (JEOL). Ảnh: Quang Huy 38 .................................................................................................................................... Hình 2.5. Hệ đo phổ huỳnh quang FL322 tại Trung tâm Khoa học Vật liệu . 39 Hình 2.6. Hệ đo phổ hấp thụ UVVIS 2450 của hãng Shimadzu tại ................ 40 Trung tâm Khoa học Vật liệu ................................................................................ 41 Hình 3.1. Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu ZnS pha tạp Cu ............................. 42 với nồng độ khác nhau ............................................................................................ 42 Hình 3.2. Ảnh TEM của mẫu ZnS pha tạp Cu không bọc TG .......................... 45 với nồng độ tạp Cu là 2% ...................................................................................... 45 Hình 3.3. Ảnh TEM của mẫu ZnS pha tạp Cu, nồng độ tạp Cu là 2%, thời gian bọc TG là 60 phút ..................................................................................................... 46 vi
- Từ kết quả chụp ảnh TEM cho thấy mẫu ZnS pha tạp Cu của chúng tôi tổng hợp bằng phương pháp hóa học có đặc điểm sau: các hạt kết thành đám, điều này có thể do dung dịch mang đi chụp ảnh TEM đặc. Thứ hai, các hạt có kích thước siêu nhỏ cỡ vài nm, điều đó chứng tỏ các tính toán kích thước hạt từ phổ nhiễu xạ tia X là phù hợp với kết quả chụp ảnh TEM. ............................ 46 Hình 3.4. Phổ hấp thụ của các mẫu ZnS với thời gian bọc TG khác nhau 47 ...... Hình 3.5. Đồ thị sự phụ thuộc của ( h )2 theo h đối với mẫu ZnS không bọc TG và ZnS có bọc TG .............................................................................................. 48 Hình 3.6. Phổ hấp thụ của mẫu ZnS pha tạp Cu với nồng độ Cu 1,5% ........ 49 và thời gian bọc TG thay đổi .................................................................................. 49 Hình 3.7. Đồ thị sự phụ thuộc của hàm ( h )2 theo h đối với mẫu ZnS pha tạp 1,5% Cu với thời gian bọc TG thay đổi ......................................................... 50 Hình 3.8. Phổ hấp thụ của mẫu ZnS pha tạp Cu với nồng độ tạp khác nhau 50 Hình 3.9. Đồ thị sự phụ thuộc của ( h )2 theo h của các mẫu ZnS:Cu/TG 51 với nồng độ tạp khác nhau .................................................................................... 51 Hình 3.10. Phổ huỳnh quang được kích thích tại bước sóng λ exc= 402 nm và phổ kích thích huỳnh quang tại bước sóng đỉnh phát xạ λ em= 509 nm của mẫu ZnS ............................................................................................................................. 53 Hình 3.11. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS, thời gian bọc TG khác nhau, kích thích ở bước sóng 402 nm ............................................................................... 53 Hình 3.12. Phổ huỳnh quang với λ exc=362 và phổ huỳnh quang kích thích 54 ... tương ứng của mẫu ZnS pha tạp Cu 1,5% thời gian bọc TG là 30 phút ......... 54 Hình 3.13. Phổ huỳnh quang với bước sóng kích thích 362 nm của mẫu ZnS pha tạp Cu với thời gian bọc TG khác nhau ........................................................ 55 vii
- Hình 3.14. Phổ huỳnh quang của ZnS pha tạp Cu thời gian bọc TG là 60 phút, kích thích ở bước sóng 362 nm ............................................................................... 56 Hình 3.15. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS thời gian bọc TG là 60 phút, 57 ....... với bước sóng kích thích huỳnh quang là 362 nm ................................................ 57 Hình 3.16. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS pha tạp Cu với nồng độ tạp 0,5% và thời gian bọc TG là 60 phút, với bước sóng kích thích huỳnh quang là 362 nm .............................................................................................................................. 58 Hình 3.17. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS pha tạp Cu với nồng độ tạp 2% và thời gian bọc TG là 60 phút, với bước sóng kích thích huỳnh quang là 362 nm 58 Hình 3.18. Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co ..................... 59 với nồng độ tạp là 1% ............................................................................................ 59 Hình 3.19. Phổ hấp thụ của các mẫu ZnS:Co bọc TG trong 30 phút .............. 61 với nồng độ tạp Co lần lượt là 0%, 0,5%, 1% .................................................... 61 Hình 3.20. Đồ thị sự phụ thuộc của (α hν )2 theo (hν ), của mẫu ZnS bọc TG trong 30 phút ............................................................................................................. 61 Hình 3.21. Đồ thị sự phụ thuộc của (α hν )2 theo (hν ), của mẫu ZnS với nồng độ tạp Co là 0,5% bọc TG trong 30 phút .............................................................. 62 Hình 3.22. Đồ thị sự phụ thuộc của (α hν )2 theo (hν ), của mẫu ZnS với nồng độ tạp Co là 1% bọc TG trong 30 phút ................................................................. 62 Hình 3.23. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS với thời gian bọc TG thay đổi với bước sóng kích thích 296 nm ............................................................................ 63 Hình 3.24. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS và ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp 1%, bọc TG trong 120 phút, kích thích ở bước sóng 296 nm .............................. 64 viii
- Hình 3.25. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp lần lượt là 0%, 0,5%, và 1%, không bọc TG, kích thích ở bước sóng 276 nm ........ 64 Hình 3.26. Phổ huỳnh quang của mẫu ZnS với nồng độ tạp Co là 1%, ......... 65 kích thích ở bước sóng 379 nm ............................................................................... 65 Hình 3.27. Phổ huỳnh quang với bước sóng kích thích huỳnh quang 539 và phổ kích thích huỳnh quang với bước sóng huỳnh quang là 690 nm của mẫu ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp Co là 1% .................................................................. 66 Hình 3.28. Phổ huỳnh quang của các mẫu ZnS pha tạp Co với nồng độ tạp Co là 0,5% và 1%, kích thích ở bước sóng 539 nm .................................................... 66 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các kết quả tính toán được từ phổ nhiễu xạ tia X ........................... 44 Bảng 3.2: Các kết quả tính toán được từ phổ nhiễu xạ tia X ........................... 60 ix
- MỞ ĐẦU ZnS là vật liệu bán dẫn IIVI quan trọng, trong đó vật liệu nano ZnS có nhiều tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc biệt mà bán dẫn khối không có như: độ rộng vùng cấm phụ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hóa học bền vững và ứng dụng trong kĩ thuật nhiều hơn các vật liệu chacogenide khác như ZnSe... Đặc biệt, khi ion kim loại chuyển tiếp như: Eu2+, Cu2+, Mn2+, Co2+... được pha tạp vào có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chuyển mức điện tử, do đó có thể điều khiển độ rộng vùng cấm, cũng như điều khiển được dải phát xạ khác trong vùng nhìn thấy của tinh thể ZnS khi nồng độ tạp và điều kiện chế tạo mẫu khác nhau. Các vật liệu này có phạm vi ứng dụng rộng, ví dụ như: thiết bị quang điện, màn hình phosphor, các sensor quang học... Do đó, tính chất quang của chúng được đặc biệt chú ý. Vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tính chất quang của ZnS pha tạp” Để chế tạo vật liệu nano ZnS và ZnS pha tạp, có thể dùng rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thủy nhiệt, solgel, đồng kết tủa, vi huyết tương, bốc bay nhiệt... Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp hóa học và phương pháp thủy nhiệt để chế tạo các mẫu trên. Mục đích của đề tài là chế tạo vật liệu nano ZnS, ZnS pha tạp Cu và ZnS pha tạp Co. Nghiên cứu tính quang và cấu trúc của vật liệu nano ZnS, ZnS pha tạp với nồng độ tạp chất thay đổi. Nghiên cứu tính chất quang và cấu trúc của vật liệu nano ZnS và ZnS pha tạp với thời gian bọc TG (thioglycelrol) khác nhau. Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan, trình bày về cấu trúc tinh thể, tính chất quang của vật liệu ZnS và ZnS pha tạp, cuối cùng là các phần phương pháp chế tạo. Chương 2: Thực nghiệm, trình bày phương pháp chế tạo mẫu ZnS và ZnS pha tạp bằng phương pháp hóa học và phương pháp thủy nhiệt. 1
- Chương 3: Kết quả và thảo luận”, trình bày những kết quả thưc nghiệm đã đạt được và những phân tích đánh giá về cấu trúc tinh thể, tính chất quang. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vật liệu nano các hiệu ứng và những ứng dụng [6] 1.1.1. Vật liệu nano Vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước nano mét. Về hình dáng vật liệu, người ta phân ra thành các loại sau: Vật liệu nano không chiều: là vật liệu trong đó chuyển động của các điện tử, lỗ trống và exciton bị cấm trong cả ba chiều, nó còn được gọi là chấm lượng tử. các chấm lượng tử là những hệ có kích thước theo cả ba chiều có thể so sánh với bước sóng De Broilie của các kích thích cơ bản trong tinh thể. Hiệu ứng lượng tử xảy ra với chấm lượng tử là độ rộng vùng cấm của bán dẫn tăng dần khi kích thước của chấm lượng tử giảm. Ngoài ra, ở chấm lượng tử còn có sự thay đổi dạng của cấu trúc vùng năng lượng và sự phân bố lại trạng thái ở lân cận vùng hóa trị và đáy vùng dẫn. Vật liệu nano một chiều còn được gọi là dây lượng tử: là vật liệu chuyển động của điện tử cấm theo hai chiều (hai chiều cầm tù). Ví dụ: dây nano, ống nano... Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó chuyển động của điện tử bị cấm theo một chiều. Ví dụ: màng mỏng... Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite, trong đó chỉ có một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau. Tính chất thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng rất nhỏ bé có thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lí của vật liệu. Chỉ là vấn đề kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là kích thước của vật liệu nano đủ nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của một số tính chất. Vật liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính chất 3
- khối của vật liệu. Đối với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ so với độ lớn của vật liệu, nhưng đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên các tính chất khác lạ bắt đầu từ nguyên nhân này 1.1.2. Các hiệu ứng Một trong những tính chất quan trọng của cấu trúc nano là sự phụ thuộc vào kích thuớc. Vật chất khi ở kích thước nano có thể có những tính chất mà vật chất khi ở dạng khối không thể thấy đuợc. Kích thước hạt nhỏ bé là nguyên nhân làm xuất hiện ở vật liệu nano ba hiệu ứng: hiệu ứng lượng tử, hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thước. Hiệu ứng lượng tử: đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa cho tất cả các nguyên tử, vì thế ta có thể bỏ qua những khác biệt ngẫu nhiên của từng nguyên tử mà chỉ xét các giá trị trung bình của chúng. Nhưng đối với cấu trúc nano, do kích thước của vật liệu rất nhỏ, hệ có rất ít nguyên tử nên các tính chất lượng tử thể hiện rõ hơn và không thể bỏ qua. Điều này làm xuất hiện ở vật liệu nano các hiện tượng lượng tử kỳ thú như những thay đổi trong tính chất điện và tính chất quang phi tuyến của vật liệu, hiệu ứng đường hầm,… Ví dụ: Chấm lượng tử, được viết tắt là QD ( quantum dots). Một QD là một hạt vật chất có kích thuớc nhỏ tới mức việc bỏ thêm hay lấy đi một điện tử sẽ làm thay đổi tính chất của nó theo một cách hữu ích nào đó. Do sự hạn chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những điện tử và lỗ trống trong vật chất (một lỗ trống hình thành do sự vắng mặt của một điện tử; một lỗ trống hoạt động như là một điện tích dương), hiệu ứng lượng tử xuất phát và làm cho tính chất của vật chất thay đổi hẳn đi. Khi ta kích thích một QD, QD càng nhỏ thì năng lượng và cường độ phát sáng của nó càng tăng. Vì vậy, QD có thể mở ra cho hàng loạt những áp dụng kỹ thuật mới. 4
- Hiệu ứng kích thước: Các vật liệu truyền thống thường được đặc trưng bởi một số các đại lượng vật lý, hóa học không đổi như độ dẫn điện của kim loại, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi… Tuy nhiên, các đại lượng vật lý và hóa học này chỉ là bất biến nếu vật ở dạng khối. Khi kích thước của vật liệu xuống đến thang nm thì các tính chất vật lý, hóa học sẽ thay đổi. Kích thước mà ở đó, vật liệu bắt đầu có sự thay đổi tính chất được gọi là kích thước tới hạn. Lúc đó, các tính chất của vật liệu phải tuân theo quy tắc lượng tử. Hiệu ứng bề mặt: Ở vật liệu nano, đa số các nguyên tử đều nằm trên bề mặt, nguyên tử bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với các nguyên tử bên trong. Vì vậy, các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt như: khả năng hấp thụ, hoạt động bề mặt… của vật liệu nano sẽ lớn hơn nhiều so với các vật liệu khối. Điều này đã mở ra những ứng dụng tuyệt vời cho lĩnh vực quang xúc tác và nhiều lĩnh vực khác mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. Mối quan hệ này mở đường cho sự sáng tạo ra những thế hệ vật chất với những tính chất mong muốn, không chỉ bởi thay đổi thành phần hóa học của các cấu tử, mà còn bởi sự điều chỉnh kích thuớc và hình dạng. 1.1.3. Ứng dụng Các cấu trúc nano có tiềm năng ứng dụng làm thành phần chủ chốt trong những dụng cụ thông tin kỹ thuật có những chức năng mà truớc kia chưa có. Chúng có thể đuợc lắp ráp trong những vật liệu trung tâm cho điện tử và quang. Những vi cấu trúc này là một trạng thái độc nhất của vật chất có những hứa hẹn đặc biệt cho những sản phẩm mới và rất hữu dụng. Nhờ vào kích thuớc nhỏ, những cấu trúc nano có thể đóng gói chặt lại và do đó làm tăng tỉ trọng gói. Tỉ trọng gói cao có nhiều lợi điểm: tốc độ xử lý dữ liệu và khả năng chứa thông tin gia tăng. Tỉ trọng gói cao là nguyên nhân cho những tương tác 5
- điện và từ phức tạp giữa những vi cấu trúc kế cận nhau. Đối với nhiều vi cấu trúc, đặc biệt là những phân tử hữu cơ lớn, những khác biệt nhỏ về năng lượng giữa những cấu hình khác nhau có thể tạo được các thay đổi đáng kể từ những tương tác đó. Vì vậy mà chúng có nhiều tiềm năng cho việc điều chế những vất liệu với tỉ trọng cao và tỉ số của diện tích bề mặt trên thể tích cao, chẳng hạn như bộ nhớ. Những phức tạp này hoàn toàn chưa đuợc khám phá và việc xây dựng những kỹ thuật dựa vào những vi cấu trúc đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc khoa học căn bản tiềm ẩn trong chúng. Những phức tạp này cũng mở đuờng cho sự tiếp cận với những hệ phi tuyến phức tạp mà chúng có thể phô bày ra những lớp biểu hiện trên căn bản khác với những lớp biểu hiện của cả hai cấu trúc phân tử và cấu trúc ở quy mô micrômét. Như trên đã nói, vật liệu nano chỉ có tính chất thú vị khi kích thước của nó so sánh được với các độ dài tới hạn của tính chất và đối tượng ta nghiên cứu. Vật liệu nano có khả năng ứng dụng trong sinh học vì kích thước của nano so sánh được với kích thước của tế bào (10 100 nm), virus (20 450 nm), protein (5 50 nm), gen (2 nm r ộng và 10 100 nm chiều dài). Với kích thước nhỏ bé, cộng với việc “ngụy trang” giống như các thực thể sinh học khác và có thể thâm nhập vào các tế bào hoặc virus. Ứng dụng của vật liệu từ nano trong sinh học thì có rất nhiều như: tách tế bào, dẫn truyền thuốc, tăng độ sắc nét hình ảnh trong cộng hưởng từ hạt nhân (MRI contrast enhancement). Vật liệu nano dùng trong các trường hợp này là các hạt nano. 1.2. Cấu trúc của ZnS 1.2.1. Cấu trúc tinh thể của ZnS [2] ZnS thường kết tinh ở hai dạng thù hình chính: Lập phương giả kẽm (Zinc blende) và hexagonal wurtzite, trong đó các nguyên tử Zn và S được sắp xếp theo cấu trúc tứ diện đều. 6
- Trong cấu trúc giả kẽm, nhóm không gian lập phương tương ứng: Td2 − F 43m . Trong một ô cơ bản có hai phân tử ZnS được biểu diễn ở hình (1.1). Tọa độ không gian của các nguyên tử như sau: 4S: (0,0,0); (0,1/2,1/2); (1/2,0,1/2); (1/2,1/2,0) 4Zn: (1/4,1/4,1/4); (1/4, 3/4, 3/4); (3/4, 3/4, 3/4) Hình 1.1. Cấu trúc lập phương giả kẽm (zinc blende)[2] Trong cấu trúc hexagonal wurtzite, nhóm đối xứng không gian tương ứng C64v − P63mc . Trong một ô cơ bản có hai phân tử Zn và S được biểu diễn ở hình (1.2) tọa độ các nguyên tử đó như sau: 2Zn: (0,0,0); (1/3, 2/3, 1/2) 3 S: (0, 0, 4); (1/3, 2/3, 1/2 +u), trong đó u 8 7
- Hình 1.2. Cấu trúc hexagonal wurtzite [2] Mỗi nguyên tử Zn liên kết với bốn nguyên tử S, nằm trên bốn đỉnh của một tứ diện gần đều. Khoảng cách từ Zn đến bốn nguyên tử một khoảng u, còn ba khoảng 1 khác bằng: �1 a 2 + c 2 (u − 1 ) 2 �2 . �3 2 � Trong đó, dạng hexagonal wurtzite bền ở nhiệt độ cao, còn dạng giả kẽm lập phương ở nhiệt độ thấp hơn, nhiệt độ chuyển từ giả kẽm sang wurtzite xảy ra ở 1020oC 1.2.2. Cấu trúc vùng năng lượng của ZnS 1.2.2.1. Cấu trúc vùng năng lượng của mạng lập phương giả kẽm [4] Sử dụng một số phương pháp giả thế, phương pháp sóng phẳng trực 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn