intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia hiện nay, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu mà hai nước có thể bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển; nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Bùi Hồng Cường QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Bùi Hồng Cường QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) Chuyên ngành : KTTG và QHKTQT Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN Hà Nội – 2012
  3. Mục lục Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục bảng ................................................................................................. ii Danh mục biểu đồ ............................................................................................ iii Danh mục hình ................................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu: ................................................................................... 2 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 3.1 Mục đích nghiên cứu:.................................................................................. 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................... 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia .......... 4 4.2Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu : ............................................................................ 4 6. Những đóng góp mới của luận văn. .............................................................. 4 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA ................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia .................. 6 1.1.1 Thương mại quốc tế và một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế . 6 1.1.2 Lợi ích của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế ................... 13 1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia .............. 14 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Campuchia................................ 14 1.2.2 Khái quát mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ...................................... 18 1.2.3 Các nhân tố chi phối quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia ......... 23
  4. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- CAMPUCHIA ................................................................................................. 31 2.1. Chính sách thương mại giữa Việt Nam- Campuchia và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam- Campuchia ......... 31 2.1.1 Khái quát chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia.......... 31 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam – Campuchia.................................................................................................... 34 2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia ............................ 38 2.2.1 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia ............................. 38 2.2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia ............................................... 50 2.2.3. Xuất nhập khẩu dịch vụ ........................................................................ 54 2.3 Đánh giá chung quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia .................... 62 2.3.1 Một số thành tựu đạt được ..................................................................... 62 2.3.2 Những hạn chế ....................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA ................. 72 3.1. Triển vọng thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian tới .......... 72 3.1.1. Triển vọng của thị trường Campuchia ................................................. 72 3.1.2 Triển vọng của thị trường Việt Nam ...................................................... 76 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam- Campuchia ......................................................................................................................... 78 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính liên quan ........ 78 3.2.2 Xúc tiến công tác đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước .................................................................. 79 3.2.3 Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại song phương, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới. .............................. 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
  5. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 86
  6. Danh mục các từ viết tắt Nguyên nghĩa Stt Ký hiệu 1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 2 AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean 3 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 GMS Tiểu vùng sông Mekong mở rộng 6 GTGT Thuế giá trị gia tăng 7 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 8 NK Nhập khẩu 9 XNK Xuất nhập khẩu 10 WB Ngân hàng thế giới 11 WTO Tổ chức Thương mại thế giới i
  7. Danh mục bảng Stt Số hiệu Nội dung Trang Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh giữa Việt Nam và 1 Bảng 1.1 Campuchia 11 GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia 2 Bảng 1.2 2003-2009 17 Kim ngạch xuất nhập khẩu các nước ASEAN- 3 Bảng 1.3 Việt Nam 2010 20 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và 4 Bảng 1.4 Campuchia 2007-2011 21 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang 5 Bảng 1.5 Campuchia 2009-2010 22 Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam với một số 6 Bảng 2.1 nước trong khu vực Asean 2006-2009 40 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang 7 Bảng 2.2 Campuchia 44 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam từ 8 Bảng 2.3 Campuchia 54 Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2011 9 Bảng 2.4 59 Tốc độ gia tăng thương mại Việt Nam- 10 Bảng 2.5 Campuchia giai đoạn 2000-2011 64 ii
  8. Danh mục biểu đồ Stt Số hiệu Nội dung Trang Tốc độ tăng trưởng GDP Campuchia 2003- 1 Biểu đồ 1.1 2009 16 Xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia 2 Biểu đồ 2.1 39 Xu hướng xuất khẩu sữa sang thị trường 3 Biểu đồ 2.2 Campuchia giai đoạn 2006-2011 45 Xu huớng xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường 4 Biểu đồ 2.3 Campuchia giai đoạn 2006-2011 48 Nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia vào Việt 5 Biểu đồ 2.4 Nam giai đoạn 2007-2011 51 Tỷ trọng XNK từ Campuchia so với tổng kim 6 Biểu đồ 2.5 ngạch của Việt Nam 52 Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 2006- 7 Biểu đồ 2.6 55 2011 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt 8 Biểu đồ 2.7 Nam sang Campuchia giai đoạn 2007-2011 63 iii
  9. Danh mục hình Stt Số hiệu Nội dung Trang Chỉ số Tự do Kinh tế của một số nước trong 1 Hình 1.1 30 khu vực Xu hướng thương mại Việt Nam và một số 2 Hình 2.1 42 nước trong khu vực Asean Xu hướng thay đổi một số mặt hàng xuất khẩu 3 Hình 2.2 chủ yếu của Việt Nam sang thị trường 45 Campuchia 2006-2011 Thứ hạng xuất nhập khẩu hàng hoá từ 4 Hình 2.3 Campuchia trong tổng số các thị trường của 53 Việt Nam giai đoạn 2006-2010 iv
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong tiến trình phát triển kinh tế quốc tế thì liên kết kinh tế khu vực là quá trình tất yếu nhằm phát huy tối đa lợi thế của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với những nước có vị trí địa lý gần gũi thì liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cơ hội phát triển. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia gần gũi về mặt địa lý với hơn một nghìn km biên giới đường bộ và có rất nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc buôn bán giữa hai nước và các tỉnh vùng biên. Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ gắn bó về lịch sử và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội… Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia được chính thức thiết lập từ năm 1967, qua 45 năm ấy đã có nhiều dấu ấn nhưng nhìn chung ngày càng được thắt chặt, củng cố trên nhiều phương diện. Với những tiền đề đó, quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia không ngừng tăng mạnh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây, cụ thể là trong năm 2006 giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam và Campuchia chỉ là 950 triệu USD thì đến năm 2008 là 1,7 tỷ USD và năm 2011 là 2,8 tỷ USD. Đây là những kết quả hết sức đáng khích lệ trong bối cảnh phát triển kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại song phương thì kết quả đạt được như trên có thể coi là chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của hai nước. Tại sao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển, nhưng kết quả đạt được lại chưa thực sự tương xứng? Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam– Campuchia ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhất là trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay. Trong thời gian tới chúng ta cần có 1
  11. những giải pháp gì để đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia? Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập WTO” làm luận văn tốt nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng tầm quan hệ ngoại giao của hai nước, xây đắp tình hữu nghị bền lâu của hai quốc gia láng giềng. 2. Tình hình nghiên cứu: Với vị trí của hai nước gần gũi về địa lý, có nhiều nét tương đồng về văn hoá thì thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia đã được hình thành từ khá sớm. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự khởi sắc. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam– Campuchia và những vấn đề liên quan đã được thể hiện trong một số bài viết, tham luận hội thảo, công trình nghiên cứu... Đã có khá nhiều bài viết, hội thảo, diễn đàn đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia trong thời gian qua. Hội nghị thương mại Việt Nam- Campuchia đã được tổ chức nhiều lần tại Việt Nam (Long An, An Giang) và Campuchia, diễn đàn “Nâng cao khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia” được tổ chức vào ngày 25/9/2009 tại TP Hồ Chí Minh. Các vấn đề về thực trạng quan hệ thương mại hai nước và các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều đã được bàn bạc khá kỹ. Trong số các bài viết nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia có thể kể đến một số bài viết nổi bật như: Quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia của PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên và PGS.TS Trần Văn Tùng đăng tại Tạp chí những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới năm 2009; Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Campuchia, thực trạng và giải 2
  12. pháp của Từ Thanh Thuỷ đăng tại Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 9; Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia những năm qua, triển vọng phát triển của Lê Minh Điển đăng trên tạp chí chuyên đề Kế hoạch- Đầu tư số 7 năm 2009… Nhìn chung các bài viết đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình thương mại giữa Việt Nam và Campuchia để có cái nhìn tổng quan về thương mại hai nước trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng có một số cuốn sách có đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: Nguyễn Trần Quế (2007): Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Phạm Đức Thành (chủ biên, 2007): Liên kết ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên): Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, NXB KHXH, năm 2009; Nguyễn Duy Dũng (chủ biên, 2012) : Việt Nam-Lào-Campuchia Hợp tác hữu nghị và phát triển, nhà xuất bản thông tin và truyền thông. Các bài viết, tham luận hội thảo, diễn đàn, sách… đã công bố nhìn chung chưa thực sự đánh giá một cách hệ thống toàn diện, sâu rộng, chi tiết về đề tài cần nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguồn thông tin, tư liệu tham khảo hết sức quan trọng cho việc thực hiện luận văn này. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia hiện nay, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu mà hai nước có thể bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển. 3
  13. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của quan hệ thương mại này. - Làm rõ cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan thương mại Việt Nam- Campuchia lên một tầm cao mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 4.2Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Hoạt động thương mại của Việt Nam và Campuchia - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, chủ yếu tập trung giai đoạn 2007-2011. 5. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm phân tích sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, cũng được sử dụng để làm rõ các nội dung của luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Luận văn tiến hành hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế, liên kết kinh tế khu vực phục vụ cho việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 4
  14. - Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển quan hệ thương mại hai nước. - Từ cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia Chương 3 : Triển vọng và giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 5
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA 1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia 1.1.1 Thương mại quốc tế và một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay thì thương mại quốc tế là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của các nền kinh tế. Thương mại quốc tế đã được manh nha và phát triển từ xa xưa với những dấu ấn rõ nét qua Con đường tơ lụa, Con đường hổ phách…. Tuy nhiên, mãi đến những thế kỷ gần đây, thương mại quốc tế mới thực sự phát huy vai trò, góp phần vô cùng quan trọng đối với sự phồn thịnh của thế giới. Thương mại (trade) theo nghĩa cơ bản nhất là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các bên. Thương mại quốc tế hình thành khi việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện qua biên giới các quốc gia. Như vậy, về cơ bản, thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Trong thế giới hiện đại, thương mại quốc tế gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền thanh toán khác nhau nên tỷ giá hối đoái và thanh toán quốc tế là những vấn đề liên quan mật thiết. Ngoài ra, thuế quan, các rào cản thương mại khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại quốc tế. Tuỳ vào điều kiện, tình hình kinh tế của mỗi nước mà từng quốc gia sẽ có chính sách thương mại quốc tế phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế thế giới thì thương mại quốc tế càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, các hình thức thương mại quốc tế có thể kể đến là xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, gia công thuê nước ngoài và thuê nước ngoài gia 6
  16. công, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ. Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm vai trò chủ đạo trong thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Gia công thuê cho nước ngoài có hạn chế là chu kỳ ngắn nhưng lại phù hợp với các nước đang phát triển với lợi thế nhân công dồi dào, giá rẻ. Trong khi đó hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà chỉ có các dịch vụ phát sinh, đi kèm như vận tải quá cảnh, bảo quản, lưu kho bãi….Đối với những nhà xuất khẩu không có ưu thế về hệ thống vận tải, kho bãi… thì xuất khẩu tại chỗ là một lựa chọn tối ưu nhằm thu hồi vốn nhanh mà vẫn thu được ngoại tệ. Tuy nhiên, tuỳ vào lợi thế, giai đoạn của mỗi nước mà các hình thức khác của thương mại quốc tế sẽ được áp dụng, cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các nước. [10,tr12-34] 1.1.1.2 Nguyên nhân hình thành thương mại quốc tế Thương mại quốc tế về cơ bản là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Về mặt lý thuyết, các nước tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định. Vậy những nguyên nhân, mục đích cơ bản của việc hình thành thương mại quốc tế là gì? Thứ nhất, hoạt động thương mại quốc tế ra đời với mục đích cơ bản là buôn bán nhằm kiếm chênh lệch về giá cả hay còn gọi là kiếm lời. Đây là hoạt động tất yếu khách quan trong kinh tế nói chung với việc phân bổ hàng hoá, dịch vụ từ chỗ có giá thấp đến chỗ có giá cao hơn. Cho dù thế giới ngày nay đang có xu hướng “phẳng”, nền kinh tế các nước đang hội nhập sâu rộng thì sự chênh lệch về giá cả của các mặt hàng giữa các quốc gia vẫn luôn có cơ hội tồn tại, do vậy, thương mại quốc tế luôn phát triển để đáp ứng quy luật khách quan của thế giới. Thứ hai, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành thương mại quốc tế. Do thị hiếu của người tiêu dùng mỗi quốc gia về cơ bản là khác nhau nên nhu cầu về hàng hoá cũng khác nhau. Ví dụ như 7
  17. Nhật Bản là một “quốc đảo” với diện tích biển lớn, có nhiều sông ngòi sẽ có nhiều loại thuỷ hải sản. Tuy nhiên, một bộ phận người Nhật lại rất thích cá da trơn của Việt Nam. Do vậy, sẽ hình thành một mạng lưới chuyên cung cấp cá tra, cá basa… từ Việt Nam nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Như vậy chính sở thích về cá da trơn của người Nhật đã quyết định việc hình thành và phát triển kênh phân bổ các da trơn giữa Việt Nam và Nhật. Khi đời sống của người dân càng cao thì sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng càng có vai trò quan trọng trong việc các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì, phân bổ ở thị trường nào. Thứ ba, sự khác nhau về các nguồn lực và trình độ sử dụng các nguồn lực cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành thương mại quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không hội tụ đủ các nguồn tài nguyên và các nguồn lực khác để sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá. Nếu quốc gia nào đó có thể sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá thì chắc chắn chi phí cũng rất cao, không hiệu quả. Do vậy, các nước phải tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau thông qua thương mại quốc tế. Như vậy, các hoạt động của thương mại quốc tế dựa trên phân công lao động giữa các quốc gia, cho phép mỗi nước có thể phát huy tối đa lợi thế của mình và lực lượng sản xuất của thế giới sẽ được khai thác một cách có hiệu quả hơn. Nói tóm lại thương mại quốc tế hình thành là một quy luật tất yếu khách quan do sự khác nhau về giá cả của hàng hoá, do phân công lao động quốc tế với mục đích phát huy tối đa, hiệu quả nguồn lực của mỗi quốc gia cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng của mỗi nước. Về cơ bản, tất cả các nước khi tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định. 8
  18. 1.1.1.3 Khái quát một số lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia Một số tư tưởng, quan điểm của các nhà kinh tế đã xuất hiện khá sớm, tuy nhiên, chỉ đến khi cuốn “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith xuất bản năm 1776 thì kinh tế học quốc tế nói chung và lý thuyết thương mại quốc tế nói riêng mới thực sự trở thành một môn khoa học hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này, các nước Châu Âu theo đuổi quan điểm của chủ nghĩa trọng thương với nội dung cơ bản: - Coi tiền tệ là của cải, các quốc gia muốn giàu có thì phải tìm cách gia tăng khối lượng tiền tệ, nước nào có nhiều vàng bạc, tiền tệ thì nước đó càng giàu có - Phát triển ngoại thương được coi là phương thức chủ yếu trong việc gia tăng khối lượng tiền tệ của một nước, như vậy buôn bán với nước ngoài được các quốc gia trong giai đoạn này đặc biệt coi trọng trong chính sách thương mại quốc tế. - Mặc dù cổ vũ cho buôn bán với nước ngoài nhưng các nước vẫn đề cao vai trò điều tiết của nhà nước, một số nước còn thực hiện chính sách bảo bộ, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng thương vẫn còn đơn giản, chưa thực sự giải thích được bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời góp phần khắc phục những hạn chế này. Adam Smith đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế, theo ông sản xuất tạo ra giá trị chứ không phải là lưu thông. Ông cho rằng một quốc gia có hiệu quả hơn trong việc sản xuất một mặt hàng nhưng lại ít hiệu quả hơn so với quốc gia khác trong việc sản xuất mặt hàng còn lại, do vậy một nước sẽ tập trung sản xuất mặt hàng có hiệu quả hơn và nhập khẩu mặt hàng ít hiệu quả hơn. Lý thuyết của Adam 9
  19. Smith chỉ ra rằng thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia với việc phát huy chuyên môn hoá.[18] Tiếp theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là lợi thế so sánh của David Ricardo, lý thuyết này được đề cập trong cuốn Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá (principles of political economy and taxation) xuất bản năm 1817. Lý thuyết của David Ricardo tiến hành phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai loại sản phẩm trong điều kiện thương mại quốc tế hoàn toàn tự do, không có rào cản thương mại, cùng với các giả định khác như: chi phí sản xuất là cố định; các yếu tố sản xuất chỉ di chuyển trong phạm vi một quốc gia; không có chi phí vận chuyển; công nghệ của hai quốc gia là như nhau; dựa trên lý thuyết tính giá trị bằng lao động. Dựa trên những giả định đó, David Ricardo cho rằng nếu một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá thì thương mại vẫn xảy ra và đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Một nước nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nước đó có lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) và nhập khẩu hàng hoá mà nước đó không có lợi thế so sánh.[19] Lý thuyết của D.Ricardo đã đặt nền tảng cho thương mại quốc tế trong giai đoạn này và được coi là lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế quốc tế. David Ricardo đã chỉ ra cơ sở khoa học của thương mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế tương đối trong sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Ngoài ra, lý thuyết lợi thế so sánh đã khắc phục được hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đưa ra, đó là lý thuyết này đã giải thích được tất cả các nước đều có lợi khi tham gia thương mại quốc tế kể cả trong trường hợp một nước không có lợi thế tuyệt đối về nhiều mặt hàng, do đó, lý thuyết của David Ricardo mang tính khái quát hơn. Căn cứ vào lý thuyết lợi thế so sánh, một quốc gia sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá mà quốc gia có lợi 10
  20. thế so sánh chứ không phải căn cứ vào lợi thế tuyệt đối. Đối với quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia thì lợi thế so sánh được thể hiện khá rõ nét. Bảng 1.1: Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh giữa Việt Nam và Campuchia Mặt hàng Việt Nam Campuchia Bánh kẹo (gói/người/giờ) 8 2 Cao su (kg/người/giờ) 6 3 Ví dụ cho thấy trong 1 giờ lao động, Việt Nam sản xuất được 8 gói bánh kẹo, lớn hơn so với Campuchia sản xuất được 2 gói bánh kẹo trong cùng thời gian tương đương. Đối với mặt hàng cao su, Việt Nam sản xuất được 6 kg cao su, lớn hơn 3 kg Campuchia sản xuất được trong cùng thời gian. Như vậy, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất đối với cả hai mặt hàng bánh kẹo và cao su. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa sản xuất bánh kẹo và sản xuất cao su thì Việt Nam có săng suất lao động gấp 4 lần Campuchia về sản xuất bánh kẹo và 2 lần về sản xuất cao su. Như vậy, Việt Nam có lợi thế tương đối về sản xuất bánh kẹo (6 >2). Campuchia có năng suất lao động về bánh kẹo bằng ¼ của Việt Nam và năng suất lao động về sản xuất cao su bằng ½ Việt Nam. Do vậy, Campuchia có lợi thế tương đối về sản xuất cao su ( ½ > ¼). Từ ví dụ trên cũng như nội dung cơ bản về lợi thế so sánh ta có thể giải thích được tại sao về cơ bản Việt Nam có ưu thế hơn Campuchia trong năng suất lao động với nhiều mặt hàng, tuy nhiên vẫn tồn tại thương mại hai chiều, cho dù cán cân thương mại luôn nghiêng về Việt Nam. Một trong những hạn chế lớn nhất trong lý thuyết của David Ricardo là ông đã vận dụng lý thuyết tính giá trị bằng lao động để nghiên cứu mô hình thương mại quốc tế. Bên cạnh đó lý thuyết này cũng chưa giải thích được 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1