intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định sự hòa hợp của các chuẩn mực kế toán về tài sản giữa Việt Nam và quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là kiểm định mức độ hòa hợp của CMKT về tài sản giữa Việt Nam và quốc tế, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam nói chung và các CMKT của Việt Nam về tài sản nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chỉ là so sánh các nguyên tắc kế toán của từng cặp CMKT chọn lọc để nghiên cứu, phần tính toán chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lường mức độ hòa hợp của hai bộ CMKT chứ không đưa ra mức ý nghĩa để kiểm định giả thiết nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định sự hòa hợp của các chuẩn mực kế toán về tài sản giữa Việt Nam và quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thuỳ Thanh KIỂM ĐỊNH SỰ HOÀ HỢP CỦA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thuỳ Thanh KIỂM ĐỊNH SỰ HOÀ HỢP CỦA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ Chuyên ngành :Kế toán Mã số :60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH HIỀN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và đƣợc thu thập từ các nguồn dữ liệu khách quan. Các kết quả của luận văn này chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Phạm Thị Thuỳ Thanh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 2 1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 3 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 4 1.5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN CỦA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN ................................................................ 6 2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................ 6 2.1.1. Chuẩn mực kế toán ..................................................................................... 6 2.1.1.1. Chuẩn mực kế toán .............................................................................. 6 2.1.1.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam .............................................................. 7 2.1.1.3. Chuẩn mực kế toán Quốc tế ................................................................. 7 2.1.2. Chuẩn mực kế toán về tài sản ..................................................................... 7
  5. 2.1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản ....................................... 7 2.1.2.2. Các chuẩn mực kế toán Quốc Tế về tài sản ....................................... 10 2.1.3. Khái niệm về hòa hợp kế toán .................................................................. 19 2.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 19 2.1.3.2. Phân loại ............................................................................................ 20 2.1.3.3. Tiến trình hoà hợp kế toán quốc tế .................................................... 20 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây.............................................................. 22 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 23 2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................. 26 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 35 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36 3.1. Mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 36 3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 36 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 37 3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 39 3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 3.2.2. Mô tả dữ liệu ............................................................................................ 40 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 41 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 42 4.1. Kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế qua các chuẩn mực về TS ...................................................................................... 42 4.1.1. Kết quả kiểm định .................................................................................... 43 4.1.2. Kết luận về giả thuyết H1 ......................................................................... 49 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 52
  6. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. ....................................... 53 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 53 5.2. Một số kiến nghị ............................................................................................. 54 5.2.1. Kiến nghị chung ....................................................................................... 54 5.2.2. Kiến nghị đối với các chuẩn mực cụ thể .................................................. 56 5.2.2.1. Chuẩn mực VAS 02 ............................................................................ 56 5.2.2.2. Chuẩn mực VAS 03 ............................................................................ 59 5.2.2.3. Chuẩn mực VAS 04 ............................................................................ 62 5.2.2.4. Chuẩn mực VAS 05 ............................................................................ 63 Kết luận chƣơng 5 ................................................................................................... 64 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt tiếng Việt Chữ viết tắt Tên đầy đủ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BCTC HN Báo cáo tài chính hợp nhất BĐS Bất động sản BĐSĐT Bất động sản đầu tƣ CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH Tài sản cố định vô hình Các từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt Financial Accounting Hội đồng Chuẩn mực Kế FASB Standards Board toán Tài chính International Accounting Chuẩn mực kế toán quốc IAS Standard tế International Accounting Hội Đồng Chuẩn Mực Kế IASB Standards Board Toán Quốc Tế International Accounting Ủy ban chuẩn mực kế IASC Standards Committee toán quốc tế International Financial Chuẩn mực báo cáo tài IFRSs Reporting Standard chính quốc tế Securities and Exchange Uỷ ban hối đoái và chứng SEC Commission khoán Mỹ Vietnamese Accounting Chuẩn mực kế toán Việt VAS Standard Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. So sánh các chuẩn mực kế toán về tài sản giữa Việt Nam và quốc tế.....15 Bảng 3.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán ................................... 42 Bảng 4.1. Mức độ hoà hợp gữa VAS 2 và IAS 2 ...................................................... 45 Bảng 4.2. Mức độ hoà hợp gữa VAS 3 và IAS 16 .................................................... 46 Bảng 4.3. Mức độ hoà hợp gữa VAS 4 và IAS 38 .................................................... 46 Bảng 4.4. Mức độ hoà hợp gữa VAS 5 và IAS 40 ................................................... 47 Bảng 4.5. Phân tích những khác biệt dẫn đến mức độ hòa hợp cao/mức độ hòa hợp thấp giữa các cặp CMKT .......................................................................................... 47
  9. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng vốn đã tác động đến quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán trên phạm vi toàn thế giới. Biểu hiện cụ thể của nó là sự ra đời của Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs). Cho đến thời điểm hiện tại, IASC đã ban hành 28 chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế và IASB đã ban hành 15 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs). Các chuẩn mực này đã đƣợc sử dụng ở nhiều quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất trong việc lập và ban hành báo cáo tài chính (BCTC). Không nằm ngoài xu thế này, ở nƣớc ta, từ những năm 2000 đến 2005, Bộ Tài Chính đã xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy vậy, mặc dù đƣợc xây dựng với nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn có mức độ hòa hợp chƣa cao với chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo một nghiên cứu gần đây về mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, mức độ hòa hợp của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực đƣợc chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68%. Theo đó, các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài sản (TS). Sự khác biệt chủ yếu giữa VAS và IAS/IFRS là khác biệt về cơ sở đo lƣờng tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý và vấn đề khai báo thông tin. Lựa chọn IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy vậy, khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là các chuẩn mực về tài sản vẫn còn lớn đã ảnh hƣởng đến quá trình hội nhập và hoàn thiện chuẩn mực kế toán của nƣớc ta. Việc tìm hiểu mức độ hòa hợp của chuẩn mực kế toán tài sản của Việt Nam và quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ hòa hợp, tìm nguyên nhân và đƣa ra định hƣớng cho việc hoàn thiện các chuẩn mực về tài sản nói riêng và hệ thống chuẩn mực kế
  10. 2 toán Việt Nam nói chung. Tuy vậy, ở Việt Nam vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu định lƣợng về vấn đề này. Do đó, tôi chọn đề tài “Kiểm định sự hòa hợp của các chuẩn mực kế toán về tài sản giữa Việt Nam và Quốc Tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là kiểm định mức độ hoà hợp của CMKT về tài sản giữa Việt Nam và quốc tế, từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam nói chung và các CMKT của Việt Nam về tài sản nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chỉ là so sánh các nguyên tắc kế toán của từng cặp CMKT chọn lọc để nghiên cứu, phần tính toán chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lƣờng mức độ hòa hợp của hai bộ CMKT chứ không đƣa ra mức ý nghĩa để kiểm định giả thiết nghiên cứu. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn thực hiện các bƣớc nghiên cứu sau: - Tổng hợp lý thuyết về chuẩn mực kế toán, hoà hợp kế toán và khái quát về hệ thống CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu - Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã thực hiện về mức độ hoà hợp của các bộ CMKT - Xây dựng giả thuyết về mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản - Tập hợp dữ liệu, thực hiện tính toán các chỉ số để xác định mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản - Đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế nói chung và giữa các chuẩn mực kế toán về tài sản nói riêng 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn sẽ đƣợc làm rõ qua các bƣớc trên, gồm có: - Bản chất của hoà hợp kế toán là gì?
  11. 3 - Các nghiên cứu đã có về mức độ hoà hợp giữa các bộ CMKT cho thấy điều gì? Các vấn đề nào cần tiếp tục nghiên cứu? - Các giả thuyết nào có thể đặt ra về mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản? - Luận văn có thể sử dụng phƣơng pháp nào để kiểm định giả thuyết đặt ra? - Kết quả nghiên cứu về mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản là gì? - Các giải pháp nào có thể đặt ra nhằm nâng cao mức độ hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế nói chung và giữa các chuẩn mực kế toán về tài sản nói riêng? 1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là mức độ hòa hợp giữa các CMKT của Việt Nam và quốc tế về tài sản 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các CMKT của Việt Nam đƣợc nghiên cứu là các VAS hiện hành liên quan đến tài sản, bao gồm: VAS 02 (Hàng tồn kho), VAS 03 (Tài sản cố định hữu hình), VAS 04 (Tài sản cố định vô hình) và VAS 05 (Bất động sản đầu tƣ). Các CMKT quốc tế đƣợc nghiên cứu là các chuẩn mực quốc tế hiện hành bao gồm IAS 02 (Hàng tồn kho), IAS 16 (Bất động sản, nhà xƣởng và thiết bị), IAS 38 (Tài sản phi vật chất) và IAS 40 (Bất động sản đầu tƣ). 1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về tài sản. Các công cụ và phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng chủ yếu là: Phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp giả thuyết, phƣơng pháp thống kê. - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát và thu thập thông tin từ các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về mức độ hòa hợp kế toán và CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.
  12. 4 - Phƣơng pháp giả thuyết: Thiết lập giả thuyết về mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế về tài sản trên cơ sở các nghiên cứu đã có. - Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng thống kê mô tả, các chỉ số đo lƣờng mức độ hòa hợp (hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ số Divergence, khoảng cách Average) để đo lƣờng mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản. Nhƣ trên đã trình bày, do phạm vi nghiên cứu chỉ là so sánh các nguyên tắc kế toán của từng cặp CMKT chọn lọc để nghiên cứu, phần tính toán chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lƣờng mức độ hòa hợp của hai bộ CMKT chứ không đƣa ra mức ý nghĩa để kiểm định giả thiết nghiên cứu. 1.4. Đóng góp mới của đề tài  Về phƣơng diện lý thuyết  Hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu có thể áp dụng khi nghiên cứu về mức độ hòa hợp kế toán.  Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp CMKT giữa các quốc gia với IAS/IFRS.  Về phƣơng diện thực tiễn  Tổng hợp và đối chiếu đƣợc các quy định của CMKT Việt Nam và quốc tế qua các CMKT cụ thể (VAS 02 – IAS 02, VAS 03 – IAS 16, VAS 04 – IAS 38, VAS 05 - IAS 40).  Định lƣợng đƣợc mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế qua các CMKT về tài sản.  Đây có thể là tài liệu tham khảo có những ai quan tâm đến sự tƣơng đồng và khác biệt trong các quy định của CMKT Việt Nam và quốc tế về tài sản và mức độ hoà hợp giữa các chuẩn mực này. 1.5. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm có năm chƣơng. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
  13. 5 Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đồng thời giới thiệu sơ lƣợc về đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Phần cuối của chƣơng nêu lên tính mới và kết cầu của đề tài. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN CỦA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN Trình bày về các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các khái niệm về chuẩn mực kế toán, hoà hợp kế toán và khái quát về hệ thống CMKT Việt Nam và Quốc tế. Chƣơng này cũng trình bày một cách tổng quát các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và ở Việt Nam về mức độ hoà hợp kế toán. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trình bày mục tiêu, giả thuyết nghiên cứu của luận văn và phƣơng pháp cũng nhƣ dữ liệu nghiên cứu để thực hiện mục tiêu này. CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu đã lựa chọn ở chƣơng 3 để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Trình bày kết quả đạt đƣợc, từ đó giải thích mức độ hòa hợp của chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán Quốc Tế qua các chuẩn mực về tài sản. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Kết luận, tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, nêu các đề xuất, hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN CỦA CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN Chƣơng 2 trình bày về các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các khái niệm về CMKT, hoà hợp kế toán và khái quát về hệ thống CMKT Việt Nam và Quốc tế và tổng quát các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và ở Việt Nam về mức độ hoà hợp kế toán. 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Chuẩn mực kế toán 2.1.1.1. Chuẩn mực kế toán Theo điều 8, Luật Kế toán năm 2003 do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003, “CMKT gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Bộ Tài chính quy định CMKT trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này”. Theo hội đồng CMKT Canada, đƣợc đăng trên trang web của tổ chức này, CMKT là các tiêu chuẩn cho phép cho việc lập báo cáo tài chính và là nguồn gốc của nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận chung (GAAP). CMKT quy định giao dịch và các sự kiện khác sẽ đƣợc ghi nhận, đo lƣờng, trình bày và công bố trong báo cáo tài chính nhƣ thế nào. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là cung cấp thông tin tài chính hữu ích trong việc đƣa ra quyết định về việc cung cấp các nguồn lực cho DN cho nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, các chủ nợ, ngƣời góp vốn và những ngƣời khác. Theo hội đồng CMKT Öc, đƣợc đăng trên trang web của tổ chức này, CMKT là một tuyên bố chuyên môn quy định các ghi nhận kế toán cần thiết cho từng loại giao dịch và các sự kiện. Các yêu cầu kế toán ảnh hƣởng đến việc chuẩn bị và trình bày báo cáo tài chính của một DN. Nói cách khác, Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên BCTC.
  15. 7 CMKT bao gồm những nguyên tắc chung (general principles) và những nguyên tắc cụ thể (specific principles). Nguyên tắc chung là những giả thiết (assumption), khái niệm (concept) và những hƣớng dẫn dùng để lập BCTC. Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nguyên tắc chung đƣợc hình thành do quá trình thực hành kế toán, còn nguyên tắc cụ thể đƣợc xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý. Mỗi quốc gia, tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc, sẽ có những nguyên tắc kế toán của nƣớc mình. 2.1.1.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam CMKT Việt Nam (VAS) đƣợc Bộ Tài chính ban hành dựa trên CMKT quốc tế và theo quy định của Luật kế toán. Cho đến nay, hệ thống CMKT Việt Nam đã đƣợc ban hành qua 5 đợt, từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 12 năm 2005, với 26 CMKT. 2.1.1.3. Chuẩn mực kế toán Quốc tế CMKT quốc tế (viết tắt là IAS/IFRS): là một hệ thống CMKT quốc tế bao gồm 15 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và 28 CMKT quốc tế (IAS) do Hội đồng CMKT quốc tế (gọi tắt là IASB) - tiền thân là Ủy ban CMKT quốc tế (gọi tắt là IASC) ban hành (số liệu đƣợc cập nhật đến tháng 7 năm 2014). 2.1.2. Chuẩn mực kế toán về tài sản 2.1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản Các CMKT Việt Nam về TS bao gồm: - VAS 02 – Hàng tồn kho (HTK), VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), VAS 04 – Tài sản cố định vô hình (TSCĐVH), đƣợc ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001;  Chuẩn mực VAS 02 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán HTK, bao gồm việc xác định giá trị và kế toán HTK vào chi phí, ghi
  16. 8 giảm giá trị HTK cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc và phƣơng pháp tính giá trị HTK làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán HTK theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có CMKT khác quy định cho phép áp dụng phƣơng pháp kế toán khác cho HTK.  Chuẩn mực VAS 03 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán đối với TSCĐHH, bao gồm tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có CMKT khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình. Trƣờng hợp CMKT khác quy định phƣơng pháp xác định và ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐ hữu hình khác với phƣơng pháp quy định trong chuẩn mực này thì các nội dung khác của kế toán TSCĐ hữu hình vẫn thực hiện theo các quy định của chuẩn mực này. DN phải áp dụng chuẩn mực này ngay cả khi có ảnh hƣởng do thay đổi giá cả, trừ khi có quy định liên quan đến việc đánh giá lại TSCĐ hữu hình theo quyết định của Nhà nƣớc.  Chuẩn mực VAS 04 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán TSCĐVH, bao gồm tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi số kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình, trừ khi có CMKT khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán khác cho TSCĐ vô hình. Một số TSCĐ vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Để quyết định một TS bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình đƣợc hạch toán theo quy định của chuẩn mực TSCĐ hữu hình hay chuẩn mực TSCĐ vô hình, DN phải căn cứ vào
  17. 9 việc xác định yếu tố nào là quan trọng. Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đào tạo nhân viên, thành lập DN, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt động nghiên cứu và triển khai hƣớng tới việc phát triển tri thức, có thể tạo thành một TS thuộc dạng vật chất nhƣng yếu tố vật chất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trong TS đó. TSCĐ vô hình thuê tài chính sau khi đƣợc ghi nhận ban đầu, bên thuê phải kế toán TSCĐ vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn mực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chƣơng trình thu băng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vi của chuẩn mực này. - VAS 06 – Thuê tài sản, đƣợc ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002; Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê TS, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán thuê TS, ngoại trừ: Hợp đồng thuê để khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhƣ dầu, khí, gỗ, kim loại và các khoán sản khác; Hợp đồng sử dụng bản quyền nhƣ phim, băng vidéo, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng sáng chế. Chuẩn mực này áp dụng cho cả trƣờng hợp chuyển quyền sử dụng TS ngay cả khi bên cho thuê đƣợc yêu cầu thực hiện các dịch vụ chủ yếu liên quan đến điều hành, sửa chữa, bảo dƣỡng TS cho thuê. Chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ không chuyển quyền sử dụng TS. - VAS 05 – BĐSĐT (BĐSĐT), đƣợc ban hành theo quyết định 234/2003/QĐ- BTC ngày 30/12/2003. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán đối với BĐSĐT, bao gồm điều kiện ghi nhận BĐSĐT, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, chuyển đổi mục đích sử dụng, thanh lý BĐSĐT và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
  18. 10 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán BĐSĐT, trừ khi có CMKT khác cho phép áp dụng phƣơng pháp kế toán khác cho BĐSĐT. Chuẩn mực này cũng quy định phƣơng pháp xác định và ghi nhận giá trị BĐSĐT trong báo cáo tài chính của bên đi thuê theo hợp đồng thuê tài chính và phƣơng pháp xác định giá trị BĐSĐT cho thuê trong báo cáo tài chính của bên cho thuê theo hợp đồng thuê hoạt động. Chuẩn mực này không áp dụng đối với các nội dung đã đƣợc quy định trong CMKT số 06 "Thuê tài sản", bao gồm: Phân loại TS thuê thành TS thuê tài chính hoặc TS thuê hoạt động; Ghi nhận doanh thu cho thuê BĐSĐT; Xác định giá trị BĐS thuê hoạt động trong báo cáo tài chính của bên đi thuê; Xác định giá trị BĐS thuê tài chính trong báo cáo tài chính của bên cho thuê; Kế toán đối với các giao dịch bán và thuê lại; Thuyết minh về thuê tài chính và thuê hoạt động trong báo cáo tài chính. Chuẩn mực này không áp dụng đối với: Những TS liên quan đến cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất đai phục vụ cho hoạt động nông nghiệp; Quyền khai thác khoáng sản, hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên và những tài nguyên không tái sinh tƣơng tự. 2.1.2.2. Các chuẩn mực kế toán Quốc Tế về tài sản Các CMKT quốc tế về TS bao gồm: - IFRS 5, Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động bị ngừng lại, đƣợc ban hành vào tháng 3/2004 và áp dụng kể từ tháng 1/2005. Mục tiêu của IFRS 5 là để xác định kế toán đối với TS giữ để bán, cách trình bày và công bố các hoạt động bị ngừng lại. IFSR 5 yêu cầu: TS thỏa mãn điều kiện đƣợc phân loại giữ để bán đƣợc đo lƣờng theo giá trị thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý trừ chi phí bán và chấm dứt khấu hao với các TS này; TS thỏa mãn điều kiện đƣợc phân loại giữ để bán đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo về tình hình tài chính và kết quả của hoạt động bị ngƣng lại đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo thu nhập. Các yêu cầu phân loại và trình bày IFRS này áp dụng cho tất cả các TS dài hạn đƣợc công nhận và tất cả các TS thanh lý của DN, ngoại trừ: TS thuế thu nhập hoãn lại; TS từ phúc lợi của nhân viên; TS tài chính trong phạm vi của IAS 39; TS dài
  19. 11 hạn đƣợc ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý trong IAS 40; TS dài hạn đƣợc đo lƣờng theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán theo IAS 41; Các quyền hợp đồng do các hợp đồng bảo hiểm theo IFRS 4. TS đƣợc phân loại là dài hạn theo IAS 1 không đƣợc phân loại lại là TS ngắn hạn trừ phi chúng đáp ứng các điều kiện ghi nhận là giữ để bán theo chuẩn mực này. TS đƣợc DN đánh giá là dài hạn mà DN mua độc quyền với mục đích bán lại không đƣợc phân loại lại là TS ngắn hạn trừ phi chúng đáp ứng các điều kiện ghi nhận là giữ để bán theo chuẩn mực này. Nếu một TS dài hạn nằm trong phạm vi yêu cầu đo lƣờng của chuẩn mực này là một phần của một nhóm TS thanh lý, các yêu cầu về đo lƣờng này đƣợc áp dụng cho cả nhóm TS thanh lý, theo đó nhóm TS thanh lý đƣợc đo lƣờng theo giá thấp hơn giữa giá trị sổ sách và giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Các yêu cầu phân loại, trình bày và đo lƣờng trong IFRS này áp dụng đối với một TS dài hạn đƣợc phân loại là giữ để bán cũng áp dụng cho một TS dài hạn đƣợc phân loại là giữ để phân phối cho chủ sở hữu với tƣ cách là chủ sở hữu (đƣợc giữ để phân phối cho các chủ sở hữu). - IAS 02, HTK, đƣợc sửa đổi và ban hành vào tháng 12/2003 và áp dụng kể từ tháng 1/2005. Chuẩn mực này đƣa ra các xử lý kế toán liên quan đến HTK: Phân biệt HTK và các TS khác; Xác định giá gốc HTK; Các chi phí đƣợc tính vào giá gốc HTK trong các trƣờng hợp cụ thể; Việc ghi nhận HTK là chi phí; Các trƣờng hợp dự phòng giảm giá HTK; Các nội dung về HTK cần công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. IAS 02 áp dụng cho tất cả các loại HTK, ngoại trừ: Sản phẩm dở dang phát sinh trong hợp đồng xây dựng bao gồm các hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp; Các công cụ tài chính; TS sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch. Chuẩn mực này không áp dụng để đo lƣờng HTK đƣợc giữ bởi: DN sản xuất sản phẩm nông và lâm nghiệp, sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, và sản phẩm khoáng sản trong phạm vi chúng đƣợc đo lƣờng theo giá trị thuần có thể thực hiện tuân thủ theo các hƣớng dẫn thực hành thích hợp trong các ngành này. Khi các loại HTK này đƣợc đo lƣờng theo giá trị thuần có thể thực hiện, sự thay đổi trong giá trị
  20. 12 thuần có thể thực hiện đƣợc ghi nhận là khoản lãi, lỗ trong kỳ có thay đổi; Các DN môi giới thƣơng mại (mua và bán hàng hoá của các DN khác hay giao dịch riêng của DN). HTK tại các doanh này đƣợc mua với mục đích bán ra trong tƣơng lai gần và thu lợi nhuận từ sự biến động giá hay hao hồng môi giới, chúng đƣợc đo lƣờng theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng, sự thay đổi của giá trị hợp lý đã trừ chi phí bán hàng đƣợc ghi nhận là khoản lãi, lỗ trong kỳ có sự thay đổi. - IAS 16, Máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, đƣợc sửa đổi và ban hành vào tháng 12/2003 và áp dụng kể từ tháng 1/2005. Chuẩn mực này đƣa ra các xử lý kế toán liên quan đến BĐS, nhà xƣởng và máy móc thiết bị nhƣ: Ghi nhận TS ban đầu, bao gồm xác định thời điểm và giá trị ghi nhận ban đầu của BĐS, nhà xƣởng và máy móc thiết bị; Thay đổi giá trị TS sau ghi nhận ban đầu; Xoá sổ TS đã đƣợc ghi nhận . IAS 16 không áp dụng cho: TS dài hạn giữ để bán; TS sinh học liên quan đến nông nghiệp; Quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên không tái tạo; TS đƣợc xây dựng hoặc triển khai cho mục đích đầu tƣ. Tuy nhiên, IAS 16 vẫn có thể áp dụng cho BĐS, nhà xƣởng và máy móc thiết bị dùng để xây dựng và phát triển những TS sinh học và quyền khai thác khoáng sản cũng nhƣ các nguồn tài nguyên không tái tạo trên. - IAS 36, Giảm giá trị TS, đƣợc sửa đổi và ban hành vào tháng 3/2004 và áp dụng kể từ tháng 3/2004. IAS 36 đƣa ra các thủ tục cho DN áp dụng nhằm đảm bảo rằng giá trị còn lại của TS không vƣợt quá giá trị có thể thu hồi của TS, đồng thời nêu lên phƣơng pháp xác định có thể thu hồi của TS. IAS áp dụng cho việc đánh giá giảm giá trị của TS, ngoại trừ các TS sau: HTK; TS phát sinh từ hợp đồng xây dựng; TS thuế thu nhập hoãn lại; TS phát sinh từ phúc lợi nhân viên; TS tài chính quy định trong phạm vi của IAS 39; BĐSĐT đƣợc đo lƣờng theo giá trị hợp lý; TS sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp đƣợc đo lƣờng theo giá trị hợp lý; TS từ hợp đồng bảo hiểm; TS dài hạn giữ để bán. Do đó, ngoại trừ các trƣờng hợp trên, IAS 36 áp dụng cho các TS sau: Đất đai, nhà xƣởng, máy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2