intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đối với sản phẩm ống nhựa dân dụng giai đoạn 2009 - 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tổng hợp lý thuyết cạnh tranh và các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh, xác định thang đo và các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng đối với thị trường mục tiêu của nhựa Bình Minh; phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Nhựa Bình Minh trên thị trường mục tiêu; đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của nhựa Bình Minh trên thị trường mục tiêu được lựa chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đối với sản phẩm ống nhựa dân dụng giai đoạn 2009 - 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh D E LÊ SƠN LÂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG NHỰA DÂN DỤNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh D E LÊ SƠN LÂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ỐNG NHỰA DÂN DỤNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số ngành : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN LAN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2010
  3. | ii | MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................... 1 1.1 Tổng quan về công ty cổ phần nhựa Bình Minh và vấn đề nghiên cứu ........ 1 1.2 Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 4 1.3 Đối tượng và phạm vi của đề tài.................................................................... 4 1.4 Phương pháp thực hiện .................................................................................. 4 1.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .......................................................... 6 1.6 Khung nghiên cứu ......................................................................................... 7 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 8 1.8 Kết cấu luận văn ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN LỢI THẾ CẠNH TRANH ........................................................ 9 2.1 Lý thuyết về cạnh tranh ................................................................................ .9 2.1.1 Cạnh tranh (Competition).................................................................... 9 2.1.2 Năng lực cạnh tranh ............................................................................ 9 2.1.3 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) .................................... 10 2.2 Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh.................................................................. 11 2.2.1 Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh............................................... 13 2.2.2 Cách thức để duy trì, củng cố và xây dựng năng lực cạnh tranh....... 14 2.3 Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh ....................................................... 16 2.3.1 Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter............................. 16 2.3.2 Phân tích nguồn lực ........................................................................... 19 2.3.3 Đánh giá các năng lực cạnh tranh ..................................................... 24 Mục lục
  4. | ii | CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ THANG ĐO VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO RA GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG ...................... 28 3.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................... .28 3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 28 3.1.2 Đặc điểm mẫu khảo sát........................................................................ 28 3.1.3 Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 28 3.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 29 3.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát........................................................................ 29 3.2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................. 30 3.2.2.1 Phân tích nhân tố ....................................................................... 30 3.2.2.2 Kiểm định thang đo .................................................................... 36 3.2.2.3 Phân tích thống kê mô tả các biến ............................................. 37 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHỰA BÌNH MINH ......................................................................... 42 4.1 Phân tích về chuỗi giá trị .............................................................................. 43 4.1.1 Tổng quan về ngành nhựa và lĩnh vực sản xuất ống nhựa Việt Nam 43 4.1.2 Thực trạng chung về tình hình kinh doanh, thị phần, cạnh tranh của nhựa Bình Minh trong thời gian qua ................................................................ 46 4.1.3 Phân tích hoạt động sản xuất vận hành ............................................ 47 4.1.4 Phân tích hoạt động quản trị chất lượng........................................... 48 4.1.5 Phân tích hoạt động phát triển kỹ thuật, công nghệ.......................... 49 4.1.6 Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực................................... 49 4.1.7 Phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển .................................. 50 4.1.8 Phân tích hoạt động Tiếp thị và bán hàng......................................... 50 4.1.8.1 Tình hình tiêu thụ............................................................. 50 4.1.8.2 Giá cả................................................................................ 52 Mục lục
  5. | ii | 4.1.8.3 Phân phối.......................................................................... 52 4.1.8.4 Hậu mãi ............................................................................ 53 4.1.9 Phân tích hoạt động chiêu thị............................................................ 53 4.2 Phân tích nguồn lực của Nhựa Bình Minh ................................................... 55 4.2.1 Truyền thống văn hóa Công ty........................................................... 55 4.2.2 Quản trị cấp cao ................................................................................ 57 4.2.3 Nguồn nhân lực.................................................................................. 58 4.2.4 Cơ cấu tổ chức................................................................................... 60 4.2.5 Hệ thống kiểm soát chất lượng .......................................................... 60 4.2.6 Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 61 4.2.7 Máy móc thiết bị ................................................................................ 61 4.2.8 Mạng lưới phân phối ......................................................................... 61 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO NHỰA BÌNH MINH. 63 6.1 Nhóm giải pháp 1:Duy trì và nâng cao hơn nữa yếu tố “văn hóa doanh nghiệp”................................................................................................................ 64 6.2 Nhóm giải pháp 2: Phát triển và nâng cao “nguồn nhân lực” ..................... 64 6.3 Nhóm giải pháp 3: Gắn kết hơn nữa giữa Công ty và hệ thống phân phối .. 65 6.4 Nhóm giải pháp 4: Quản trị cấp cao............................................................. 66 6.5 Nhóm giải pháp 5: Cải thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sự phát triển của công ty ................................................................................................................ 66 6.6 Hệ thống kiểm soát chất lượng..................................................................... 67 6.7 Nhóm giải pháp 7: Máy móc thiết bị và công nghệ ..................................... 67 6.8 Nhóm giải pháp 8: Mở rộng cơ sở hạ tầng................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70 Mục lục
  6. | ii | PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71 Phụ lục 1 Dàn bài phỏng vấn định tính.................................................................. 71 Phụ lục 2 Bảng câu hỏi khảo sát định lượng.......................................................... 72 Phụ lục 3 Kết quả phân tích nhân tố ..................................................................... 74 Phụ lục 4 Dàn bài thảo luận chuyên gia................................................................. 78 Phụ lục 5 Trích báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt về hoạt động tài chính Công ty CP Nhựa Bình Minh.................................................................... 78 Phụ lục 6 Bảy ngành công nghiệp ưu tiên.............................................................. 82 Mục lục
  7. | iv | DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Phân loại các nguồn lực ..................................................................... 19 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu khách hàng quan tâm khi chọn mua ống nhựa ............... 28 Bảng 3.2 Trình bày kết quả phân tích nhân tố lần 1.......................................... 31 Bảng 3.3 Trình bày kết quả phân tích nhân tố lần 2.......................................... 32 Bảng 3.4 Trình bày kết quả phân tích nhân tố lần 3.......................................... 33 Bảng 3.5 Bảng trình bày kết quả kiểm định thang đo........................................ 36 Bảng 3.6 Mức độ quan trọng đối với các tiêu chí.............................................. 37 Bảng 3.7 Mức độ đáp ứng của công ty đối với các tiêu chí............................... 38 Bảng 4.1 Thống kê các chủng loại sản phẩm công ty........................................ 46 Bảng 4.2 Phân nhóm các Công ty trong ngành theo sản lượng ........................ 47 Bảng 4.3 Các hình thức nâng cao trình độ lao động ......................................... 50 Bảng 4.4 Tóm tắt đánh giá các nguồn lực của Công ty..................................... 62 Bảng 5.1 Bảng các nguồn lực cốt lõi của Nhựa Bình Minh .............................. 63 Bảng 5.2 Bảng các nguồn lực thông thường của Nhựa Bình Minh ................... 63 Danh mục các bảng
  8. | iii | DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu cổ đông......................................................................... 1 Hình 1.2 Biểu đồ sản lượng ống Bình Minh 2004-2008...................................... 2 Hình 1.3 Biểu đồ cơ cấu sản phẩm ống từ 2004 – 2008...................................... 3 Hình 1.4 Biểu đồ cơ cấu sản phẩm của Nhựa Tiền Phong.................................. 3 Hình 1.5 Khung nghiên cứu ................................................................................. 7 Hình 2.1 Vai trò của nguồn lực & năng lực (Lê Thành Long, 2003) ................ 12 Hình 2.2 Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh........................ 13 Hình 2.3 Các lợi thế cạnh tranh của Porter ...................................................... 14 Hình 2.4 Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ............................ 15 Hình 2.5 Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter ............................. 17 Hình 2.6 Mô hình chuỗi giá trị của Porter với chín loại hoạt động.................. 21 Hình 2.7 mô hình chuỗi giá trị để nhận dạng các nguồn lực tạo ra giá trị khách hàng .................................................................................................................... 22 Hình 2.8 Phương pháp chuyên gia .................................................................... 26 Hình 3.1 Biểu đồ so sánh mức độ đáp ứng của Bình Minh đối với các tiêu chí có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách hàng ........................................................ 39 Hình 4.1 Cơ cấu tiêu dùng sản phẩm nhựa........................................................ 43 Hình 4.2 Sản lượng ống nhựa trong nước (2000 – 2005) ................................. 44 Hình 4.3 mô hình quản lý chất lượng của Công ty ........................................... 49 Hình 4.4 Tăng trưởng doanh thu hàng năm (2004 - 2008) ............................... 51 Hình 4.5 Tăng trưởng sản lượng hàng năm (tính từ 2004 – 2008) ................... 51 Hình 4.6 Biểu đồ diễn biến giá dầu thô trong 1 năm qua.................................. 52 Hình 4.7 Biểu đồ lao động Công ty (2004-2008)............................................... 58 Hình 4.8 Cơ cấu lao động công ty 2008 ............................................................ 58 Hình 4.9 Biểu đồ phân tích trình độ lao động ................................................... 59 Danh mục các hình
  9. [1] Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về công ty cổ phần nhựa Bình Minh và vấn đề nghiên cứu Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (BINHMINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY - BMPLASCO) tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty nhựa Việt nam (Vinaplast). Qua nhiều hình thức sở hữu và giai đoạn phát triển, công ty đã chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 02/01/2004. Hiện nay cơ cấu cổ đông 37.16% thuộc sở hữu của nhà nước, 42.34% thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, còn lại thuộc sở hữu khác. Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu cổ đông Biểu đồ cơ cấu cổ đông (tính đến 20/ 03/ 2009) 19.04% 42.34% Cá nhân trong nước Tổ chức trong nước Cá nhân nước ngoài Tổ chức nước ngoài 37.16% 0.74% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2008) Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Ống nhựa và phụ tùng ống nhựa u- PVC (dùng cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông công chánh), ống nhựa HDPE gồm hai loại ống thành đặc và ống gân rỗng (dùng cho các ngành cấp thoát nước, xây dựng, giao thông công chánh và tưới tiêu trong nông nghiệp), bình phun thuốc trừ sâu và nón bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng, mỏ, điện. Trong đó sản phẩm chủ yếu là ống nhựa u- PVC chiếm trên 90% sản lượng toàn công ty nhằm vào dòng sản phẩm chất lượng cao,
  10. [2] dùng cho xây dựng dân dụng và tập trung từ khu vực miền Trung trở vào. Trong những năm qua, với chiến lược sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, công ty đã đạt được thành công đáng kể trong việc xây dựng nên một thương hiệu có uy tín trong lòng người tiêu dùng và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, dù vẫn đạt hiệu quả cao về tài chính cũng như tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt (bình quân 25%/ năm) nhưng thị phần cũng như các phân khúc thị trường của công ty không tăng thêm. Bên cạnh đó, các sản phẩm ống khác uPVC như HDPE của Công ty hầu như còn bỏ ngỏ/ chiếm tỷ trọng không tương xứng với tiềm năng và tăng trưởng không ổn định. Còn PP-R, một sản phẩm đang xuất hiện gần đây trên thị trường dùng dẫn nước nóng thì vẫn đang trong giai đoạn triển khai. Hình 1.2 Biểu đồ sản lượng ống Bình Minh 2004-2008 Sản lượng ống Bình Minh Tấn 24,672 24,612 25,000 20,856 20,000 18,086 15,981 Sản lượng PVC (tấn) 15,000 Sản lượng PE (tấn) Sản lượng PP-R (tấn) 10,000 5,000 130 0 110 0 114 317 264 0 0 0 0 2004 2005 2006 2007 2008 Năm (Nguồn: Bình Minh)
  11. [3] Hình 1.3 Biểu đồ cơ cấu sản phẩm ống từ 2004 – 2008 Tỷ trọng giữa các loại ống Tỷ lệ 100 80 Tổng (%) Tỷ trọng uPVC (%) 60 Tỷ trọng PE (%) 40 Tỷ trọng PP-R (%) 20 0 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tổng (%) 100 100 100 100 100 Tỷ trọng uPVC (%) 99.19 99.40 99.46 98.73 98.94 Tỷ trọng PE (%) 0.81 0.60 0.54 1.27 1.06 Tỷ trọng PP-R (%) 0 0 0 0 0 (Nguồn: Bình Minh) Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh đã nhanh hơn Bình Minh trong việc gia tăng tỷ trọng các sản phẩm các loại trong sản phẩm ống nhựa của họ. Chẳng hạn đối thủ lớn nhất là Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Tifoplastic) có cơ cấu sản phẩm là: 70% uPVC; 15% HDPE và PP-R; 15% là phụ tùng các loại (Nguồn: Báo cáo phân tích NTP của BVSC 2009). Hình 1.4 Biểu đồ cơ cấu sản phẩm của Nhựa Tiền Phong Biểu đồ cơ cấu sản phẩm của Nhựa Tiền Phong 2008 15% uPVC 15% PE & PP-R Phụ tùng 70% Trên thế giới đang có xu hướng chuyển từ việc sử dụng ống uPVC sang sử dụng ống HDPE. Tại Việt Nam việc sử dụng ống uPVC vẫn đang rất phổ biến. Trong những
  12. [4] năm tới, nhiều khả năng ống uPVC tại Việt Nam vẫn được tiêu thụ mạnh do ưu thế về chi phí. Tuy nhiên trong dài hạn, các loại ống HDPE và PP-R sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn do ưu thế về thi công, tính đa dụng và đặc biệt thân thiện môi trường. Từ thực tế trên đây cho thấy Bình Minh cần thiết phải rà soát lại các nguồn lực nhằm xác định năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh để có thể tạo ra được một vị thế bền vững trên thị trường. Chính xuất phát từ nhận thức đó chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần nhựa Bình Minh đối với sản phẩm ống nhựa dân dụng giai đoạn 2009 - 2015”. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Tổng hợp lý thuyết cạnh tranh và các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh. - Xác định thang đo và các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng đối với thị trường mục tiêu của nhựa Bình Minh. - Phân tích và đánh giá thực trạng về nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Nhựa Bình Minh trên thị trường mục tiêu. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của nhựa Bình Minh trên thị trường mục tiêu được lựa chọn. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu chính: Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh. - Phạm vi: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2009 – 2015. 1.4 Phương pháp thực hiện 1.4.1 Dữ liệu sử dụng: đa dữ liệu. - Nguồn thứ cấp: (nội bộ và bên ngoài) dự kiến: Nội bộ: Các số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh và các tài liệu liên quan trong công ty.
  13. [5] Bên ngoài: Từ các báo cáo tổng kết ngành, tạp chí ngành nhựa, các báo cáo chuyên ngành, các tổ chức Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng HSBC, các tổ chức đầu tư chứng khoán, niên giám nhựa và cao su, thông tin từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà cung ứng máy móc thiết bị, thông tin trên báo đài, hội nghị, các website liên quan… - Nguồn số liệu sơ cấp (nội bộ và bên ngoài) dự kiến: Nội bộ: Tổng thể nghiên cứu: 20 đối tượng là trưởng, phó các các bộ phận trong công ty. - Kích cỡ mẫu: Chọn 07 phần tử đại diện cho tổng thể. Mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán do tính thuận tiện, dễ dàng thu thập thông tin, phù hợp với khả năng tiếp cận và thực tế nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: Theo phương pháp chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp các đối tượng mẫu. Bên ngoài: - Tổng thể nghiên cứu: + Khách hàng: là khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm của công ty và khách hàng tiềm năng khác. - Kích cỡ mẫu: đối với mỗi nhóm khách hàng, khi tổng thể nhỏ thì cỡ mẫu được xác định là 30 % trên tổng thể nghiên cứu (W.Lawrence Neuman, “Social Reseach Methods – fourth Edit”, 1999, trang 217). Sử dụng thang đo Likert 1 - 7 cho các mức độ trả lời. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng do có tính đại diện cao và đảm bảo sự hiện diện các thành phần khác nhau trong mẫu. 1.4.2 Phương pháp thực hiện: - Nghiên cứu định tính: thông qua deep interview để tìm ra các tiêu chí đo lường các yếu tố của lợi thế cạnh tranh trong ngành nhựa ở cấp độ nguồn lực và cấp độ thị trường. - Nghiên cứu định lượng: kiểm định các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh ở cấp độ thị trường và đánh giá lợi thế cạnh tranh của Bình Minh
  14. [6] 1.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Các thông tin cần thu thập: - Thực trạng hoạt động của công ty. - Thực trạng chung về tình hình kinh doanh, thị phần, cạnh tranh của nhựa Bình Minh trong thời gian qua. - Các thông tin liên quan đến ngành và các đối thủ trong ngành. - Các thông tin khác có liên quan. Phương pháp xử lý thông tin: Dữ liệu sau khi thu thập được hiệu chỉnh, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS tạo ra các kết quả phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề ra. Quá trình xử lý các thông tin thu thập sẽ được trình bày dưới dạng bảng và lập các biều đồ so sánh mức độ chênh lệch giữa mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty về các yếu tố liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty làm cơ sở cho việc phân tích.
  15. [7] 1.6 Khung nghiên cứu Với các mục tiêu đã đề ra, khung nghiên cứu sẽ được thực hiện như sau: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT THU THẬP THÔNG TIN XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ XÁC ĐỊNH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO RA GIÁ TRỊ NGUỒN LỰC VÀ NĂNG LỰC KHÁCH HÀNG CẠNH TRANH CỦA NHỰA BÌNH MINH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHỰA BÌNH MINH TRÊN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU ĐƯỢC LỰA CHỌN KẾT LUẬN Hình 1.5 Khung nghiên cứu
  16. [8] 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xác định một chiến lược cạnh tranh thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với công ty. Đề tài hướng đến việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của Nhựa Bình Minh. Xác định được năng lực lõi và thế mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển nguồn lực cốt lõi của công ty, khắc phục và cải thiện các nguồn lực còn yếu kém nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nhựa Bình Minh. Đồng thời, qua thực tế nghiên cứu cũng giúp rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cho công ty. 1.8 Kết cấu luận văn Nội dung luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Lý thuyết cạnh tranh và các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thang đo và các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng Chương 4: Thực trạng về nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Nhựa Bình Minh Chương 5: Một số kiến nghị cho Nhựa Bình Minh
  17. [9] Chương 2 LÝ THUYẾT CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN LỢI THẾ CẠNH TRANH 2.1 Lý thuyết về cạnh tranh 2.1.1 Cạnh tranh (Competition) Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter, 1996). 2.1.2 Năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ... Ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh
  18. [10] nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh (Lê Công Hoa, 2006). Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế. 2.1.3 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Giá trị là mức mà người mua sẵn lòng thanh toán, và một giá trị cao hơn (superior value) xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán các tiện ích tương đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh; hoặc cung cấp các tiện ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường (Michael Porter – Lợi thế cạnh tranh, 1985) Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy mà các
  19. [11] doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bởi những hành động bắt chước của đối thủ. 2.2 Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) tập trung vào cơ cấu lực lượng trong một ngành, môi trường cạnh tranh của các công ty và ảnh hưởng của chúng tới lợi thế cạnh tranh. Michael Porter, giáo sư đại học Harvard, người nổi tiếng đã ủng hộ quan điểm này. Theo ý kiến của ông, xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết định và hành động dựa trên kết quả thu được. Mối quan tâm lớn của quan điểm IO là doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như thế nào, đồng thời quan điểm IO cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter, 5 tác lực cạnh tranh xác định những quy luật cạnh tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Mục đích của việc phân tích cấu trúc ngành là nhằm xác định những nhân tố then chốt cho cạnh tranh thành công, cũng như nhận ra các cơ hội và mối đe dọa là gì? Chìa khoá thành công nằm ở khả năng khác biệt của doanh nghiệp trong việc giải quyết mối quan hệ với các tác lực cạnh tranh đó. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét và phân tích môi trường vĩ mô nhằm xác định những nhân tố quan trọng về phía chính phủ, xã hội, chính trị, tự nhiên và công nghệ để nhận diện các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu biết đầy đủ về các lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét vai trò của các nguồn lực bên trong công ty. Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Wernerfelt B (1984), A resource-based view of the firm, Strategic Management Journal 5:171-80) cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn
  20. [12] lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất. Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Hình 2.1 Vai trò của nguồn lực & năng lực (Lê Thành Long, 2003)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1