intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam. Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ giá USD/VND, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số thị trường chứng khoán VNindex, giá vàng thế giới, giá dầu thế giới. Phân tích tác động của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên giá vàng thông qua biến output gap.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- PHẠM THỊ TRÀ GIANG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TÍNH CHU KỲ CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ LÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- PHẠM THỊ TRÀ GIANG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TÍNH CHU KỲ CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ LÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài: “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TÍNH CHU KỲ CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ LÊN BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM” là kết quả nghiên cứu của chính cá nhân tác giả dưới sự dẫn dắt của Phó Giáo Sƣ – Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, giảng viên trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017 Tác giả Phạm Thị Trà Giang
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 1.3 Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................3 1.4 Bố cục của luận văn .............................................................................................4 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .............................................................................5 CHƢƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM ..........................7 2.1 Vai trò của vàng trong nền kinh tế ......................................................................7 2.1.1 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát ..................................................7 2.1.2 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn đối với tiền tệ ...........8 2.1.3 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn đối với thị trƣờng chứng khoán...............................................................................................................9 2.1.4 Vàng là tài sản quan trọng trong đa dạng hóa danh mục đầu tƣ ..............10 2.2 Nền tảng lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến biến động giá vàng ...........................................................................................................11 2.2.1 Tính chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế............................................................12 2.2.2 Chỉ số giá tiêu dùng ........................................................................................14 2.2.3 Tỷ giá hối đoái ................................................................................................15 2.2.4 Chỉ số VNIndex ..............................................................................................16 2.2.5 Giá vàng thế giới.............................................................................................17
  5. 2.2.6 Giá dầu thế giới ..............................................................................................18 2.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu của luận văn .........................................................19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................20 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................21 3.1 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................21 3.1.1 Mô hình xu hƣớng ƣớc lƣợng output gap ....................................................21 3.1.2 Mô hình ngƣỡng xem xét tác động bất đối xứng của tính chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế lên biến động giá vàng...................................................................23 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................26 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................27 4.1 Kết quả ƣớc lƣợng output gap ...........................................................................27 4.2 Kết quả mô hình ngƣỡng xem xét tác động của tính chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế lên biến động giá vàng .................................................................................29 4.3 Kiểm định độ tin cậy của mô hình.....................................................................32 4.3.1 Kiểm định sự tin cậy của mô hình ................................................................32 4.3.2 Kiểm định tự tƣơng quan ..............................................................................34 4.3.3 Kiểm định phƣơng sai thay đổi .....................................................................35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................36 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................37 5.1 Kết luận nghiên cứu và những đóng góp của đề tài ........................................37 5.1.1 Kết luận nghiên cứu .......................................................................................37 5.1.2 Những đóng góp của đề tài ............................................................................38 5.2 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..........................................39 5.2.1 Hạn chế của đề tài ..........................................................................................39 5.2.2 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................................39
  6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Diễn biến thay đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá vàng trong giai đoạn 2006 - 2016 Phụ lục 2: Kết quả ƣớc lƣợng và thống kê mô tả output gap Phụ lục 3: Kết quả kiểm tra tính dừng của các biến Phụ lục 4: Kết quả hồi quy OLS Phụ lục 5: Kết quả hồi quy OLS robust khắc phục phƣơng sai thay đổi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cách viết đầy đủ I. DANH MỤC TIẾNG ANH EIA Energy Information Administration OLS Ordinary Least Squares QE3 Quantitative Easing 3 WGC World Gold Council II. DANH MỤC TIẾNG VIỆT GDP Tổng sản lượng quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng nhà nước OPEC Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OUTPUT GAP Lỗ hổng sản lượng (khoảng cách sản lượng) TCTD Tổ chức tín dụng USD Đồng Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu ..............................................................................25 Bảng 4.1 Kết quả tính dừng của các biến..................................................................29 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy phương trình chưa xét ngưỡng ........................................30 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy ngưỡng ............................................................................31 Bảng 4.4 Bảng kết quả kiểm định sự tin cậy của mô hình ........................................33 Bảng 4.5 Bảng kết quả kiểm định tự tương quan......................................................34 Bảng 4.6 Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi ............................................35 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy OLS robust ......................................................................36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Phân phối ước lượng output gap ................................................................27 Hình 4.2 Kết quả ước lượng Output gap giai đoạn 2006M1 – 2016M12 .................28 Hình 4.3 Diễn biến tổng sản lượng quốc nội GDP và ước lượng GDP ....................32
  9. TÓM TẮT Với mong muốn đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến biến động của giá vàng tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chú kỳ của tăng trƣởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. Với mẫu quan sát bao gồm dữ liệu giá vàng trong nước, giá vàng, giá dầu thế giới theo số liệu cuối tháng cùng các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác bao gồm tỷ giá USD/VND, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số thị trường chứng khoán VNIndex và tổng sản lượng quốc nội GDP Việt Nam từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2016. Bài nghiên cứu trước hết sử dụng mô hình xu hướng ước lượng giá trị output gap đại điện cho tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế, sau đó sử dụng mô hình ngưỡng bất đối xứng để xem xét tác động của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong các yếu tố kinh tế vĩ mô chỉ có giá vàng thế giới tác động mạnh, cùng chiều đến giá vàng Việt Nam với mức ý nghĩa 1%, chỉ số giá tiêu dùng có tác động ngược chiều yếu lên biến động giá vàng với mức ý nghĩa 10%. Tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế Việt Nam không có tác động ý nghĩa lên giá vàng có thể được giải thích bởi việc tăng trưởng liên tục của GDP khi Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, chưa hình thành chu kỳ kinh tế hoàn chỉnh, giá vàng trong nước chịu tác động lớn, chủ yếu của giá vàng thế giới và sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước lên thị trường vàng. Từ khóa: Giá vàng, output gap, tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế, mô hình ngưỡng bất đối xứng.
  10. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, lịch sử thiên tai, chiến tranh, lạm phát thường xuyên dẫn đến truyền thống tích trữ và giao dịch vàng như một loại tiền tệ trong người dân tồn tại khá phổ biến. Kể từ sau năm 1975, dù không còn được xem như phương tiện thanh toán được pháp luật công nhận nhưng tâm lý dự trữ vàng, trao đổi mua bán, định giá bằng vàng trong dân chúng vẫn cao do tập quán lâu đời cũng như do tình trạng lạm phát vẫn xảy ra thường xuyên. Năm 2008 – 2009, các sàn giao dịch vàng nở rộ cùng với việc cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay và huy động bằng vàng, trong khi nền kinh tế chưa bắt kịp nhịp phát triển, hiểu biết của người dân và nhà đầu tư còn chưa cao, hậu quả gây nên tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, sự bất ổn không chỉ trên thị trường vàng mà còn trên cả thị trường tiền tệ, tài chính. Đến cuối năm 2009 Chính phủ đã ban hành lệnh cấm các sàn vàng hoạt động. Phải đến năm 2012 khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành cùng một loạt các thông tư hướng dẫn, quy định, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của thị trường vàng, thị trường mới dần đi vào bình ổn, các chính sách ban hành ban đầu đã có tác động tích cực, giảm tình trạng vàng hóa trên thị trường, ổn định giá vàng và tâm lý của người dân cũng như nhà đầu tư vàng, giảm hoạt động đầu cơ làm giá vàng, quản lý và xử lý nghiêm các hoạt động trên thị trường vàng tự do, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường vàng lên các hoạt động khác của nền kinh tế. Mặc dù vậy, vẫn có những tác động đáng kể của thị trường vàng lên các hoạt động khác của nền kinh tế, thị trường vàng là một vấn đề cần đặc biệt lưu tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà đầu tư trên thị trường.
  11. 2 Giá vàng trong nước có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2011, từ đầu năm 2012 trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm mạnh và có nhiều bất ổn do tác động của nhiều yếu tố quốc tế như các bất ổn chính trị tác động mạnh lên giá vàng thế giới, giá trị của đồng USD, thị trường Mỹ hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng… và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước như tỷ giá, lạm phát, cung cầu vàng,… Nghiên cứu các yếu tố tác động lên giá vàng Việt Nam cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó nổi bật nhất và được nhắc đến khá nhiều trong các bài nghiên cứu sau này là nghiên cứu của Thái Thị Hạnh Nhi (2011): nghiên cứu mô hình dự báo giá vàng Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình GARCH đưa thêm biến trễ phương sai vào mô hình cũng như tìm ra được tính đối xứng của các tin tức đối với giá vàng (không có sự khác biệt trong tác động lên giá vàng trong nước khi có tin tốt và tin xấu). Bài nghiên cứu của Bùi Thị Kim Yến, Nguyễn Khánh Hoàng (2014) trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 19, xem xét các yếu tố tác động lên thị trường vàng trong nước dưới góc độ các nhà quản lý. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá có tác động rất thấp và ngắn hạn lên giá vàng (chỉ từ 02 đến 03 tháng), trong khi tác động của giá vàng trong nước lên các biến này lại mạnh và kéo dài hơn (đến 08 tháng). Thực tế giá vàng trong nước lại chịu ảnh hưởng mạnh của các chính sách quản lý, điều tiết kiểm soát nên việc ban hành các chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước (NHNN) cần được nghiên cứu kỹ và cẩn trọng. Bài nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2015) về tính phòng ngừa rủi ro – trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường vàng Việt Nam cho thấy một kết quả thú vị rằng “vàng không phải là tài sản phòng ngừa rủi ro đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam nhưng xét về tính trú ẩn an toàn, vàng là tài sản trú ẩn an toàn của cổ phiếu Việt Nam khi tính đến các cú sốc tiêu cực của thị trường cổ phiếu”.
  12. 3 Bài nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Tú Linh (2016) đo lường các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động lên biến động giá vàng cũng cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất có tác động yếu lên giá vàng, giá dầu thế giới không có tác động có ý nghĩa lên giá vàng trong nước. Giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ biến động của giá vàng thế giới và sự thay đổi của tỷ giá USD/VND. Nhìn chung các nghiên cứu về vàng thị trường vàng Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có bài nghiên cứu nào xem xét đến tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế tác động đến giá vàng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như lỗ hổng trong nền tảng nghiên cứu thực nghiệm, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chú kỳ của tăng trƣởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam” để làm luận văn cao học. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên ý tưởng của bài nghiên cứu tác động bất đối xứng của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng bằng mô hình ngưỡng hai giai đoạn của Nicholas và Sofia (2016), mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng tại Việt Nam. Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ giá USD/VND, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số thị trường chứng khoán VNindex, giá vàng thế giới, giá dầu thế giới. Phân tích tác động của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên giá vàng thông qua biến output gap. 1.3 Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Giá vàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế (thông qua output gap) tác động đến biến động giá vàng tại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2016.  Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả thực hiện tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu trên cơ sở dữ liệu thu thập được về giá vàng các các yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 12 năm 2016. Phương pháp nghiên
  13. 4 cứu định lượng dựa trên khung phân tích về mô hình OLS để tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, bên cạnh đó có sử dụng mô hình xu hướng dùng cửa sổ tính toán cuộn (rolling estimation window) để ước tính giá trị output gap, và mô hình một ngưỡng hai giai đoạn để xem xét tác động của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng là đối xứng hay không đối xứng. 1.4 Bố cục của luận văn Kết cấu Luận văn gồm năm chương, cụ thể như sau: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục của luận văn và ý nghĩa của nghiên cứu. Chƣơng 2: Nền tảng lý thuyết và thực nghiệm. Trong chương này tác giả trình bày các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm trong nước và thế giới liên quan đến vai trò của vàng, tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và tính chú kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng. Chƣơng 3: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết về dữ liệu thu thập và hướng sử dụng, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thảo luận kết quả. Chƣơng 5: Kết luận. Trong chương này, tác giả rút lại kết luận, nêu ra hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở ra tiếp theo.
  14. 5 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Kết quả phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ giá USD/VND, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số thị trường chứng khoán VNindex, giá vàng thế giới, giá dầu thế giới và đặc biệt xem xét đến tác động của tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế lên biến động giá vàng (thông qua output gap), bài nghiên cứu đã bổ sung một nghiên cứu mới cho vấn đề nghiên cứu và nền tảng thực nghiệm về giá vàng. Dù kết quả liên kết giữa tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế và biến động giá vàng không có ý nghĩa nhưng đây là một hướng nghiên cứu mới có thể làm nền tảng cho các nghiên cứu sau này khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn, tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ nét, có tác động lên các yếu tố khác trong nền kinh tế, làm cơ sở định hướng chính sách điều hành.
  15. 6
  16. 7 CHƢƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM 2.1 Vai trò của vàng trong nền kinh tế 2.1.1 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát Tài sản phòng ngừa là tài sản không có tương quan hoặc tương quan nghịch chiều với tài sản khác hay danh mục tài sản trung bình. Khi lạm phát gia tăng (giá trị thực của các loại hàng hóa giảm xét về trung bình) nếu vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát thì giá vàng sẽ tăng. Điều này đã được rất nhiều nghiên cứu cả trong nước và thế giới chứng minh. Một trong những nghiên cứu khởi đầu về vai trò phòng ngừa rủi ro lạm phát có thể được xem là của Jaffe (1989) khi tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS với dữ liệu theo tháng từ tháng 09/1971 đến tháng 06/1987 cho kết quả một mối quan hệ cùng chiều giữa biến động giá vàng và sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng, với mỗi 1% gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng làm tăng khoảng 2.95% thay đổi trong giá vàng. Nghiên cứu của Ghosh và cộng sự (2004) đặt ra câu hỏi “Liệu rằng vàng có phải là một tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát?”. Bằng việc phân tích trên số liệu vàng hàng tháng từ 1976 – 1999, bài nghiên cứu chỉ ra rằng vàng là một tài sản phòng ngừa dài hạn với rủi ro lạm phát. Ozturk và Acikalin (2008) nghiên cứu tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng mô hình đồng kết hợp Granger trên dữ liệu theo tháng từ tháng 01/1995 – tháng 11/2006 cho thấy mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng, ngoài ra, giá vàng còn là một chỉ báo tốt cho lạm phát cũng như định hướng chính sách tiền tệ. Nghiên cứu của Sharma (2016) sử dụng dữ liệu tháng của 54 quốc gia để kiểm tra liệu rằng chỉ số giá tiêu dùng có dự đoán được sự biến động của giá vàng. Kết quả thu được khả năng dự báo giá vàng từ thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng có ý nghĩa ở 10 quốc gia bao gồm: Úc, Canada, Đức, Ấn Độ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh, Uruguay, Mỹ, và Zimbabwe.
  17. 8 Nghiên cứu tại Việt Nam, Ngô Quang Thoại (2014) sử dụng mô hình TAR xem xét mối quan hệ đồng liên kết giữa giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 1996 – 2014 cho kết quả vàng là kênh phòng ngừa rủi ro lạm phát trong dài hạn, không phải là kênh phòng ngừa trong ngắn hạn. 2.1.2 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn đối với tiền tệ Vàng là một tài sản đặc biệt, mang tính chất của một loại tiền tệ (dù hiện nay không được pháp luật công nhận) nhưng không giống như các loại tiền tệ khác như USD, Đôla Úc, Yên Nhật, Nhân dân tệ hay VND,… vàng không bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát tiền tệ của chính phủ các nước cũng như không bị tác động bởi những biến động của các nền kinh tế của từng quốc gia trong từng thời kỳ ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ. Khác biệt so với vai trò phòng ngừa rủi ro, tài sản trú ẩn an toàn là tài sản không có tương quan hoặc tương quan nghịch chiều với tài sản khác hay danh mục khác trong giai đoạn bất ổn (khủng hoảng). Vàng không chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro mà còn là tài sản trú ẩn an toàn của nhiều tiền tệ. Nền tảng kinh tế thực nghiệm cung cấp nhiều minh chứng cho vai trò phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng với nhiều loại tiền tệ, đặc biệt là USD. Dooley và cộng sự (1995) sử dụng dữ liệu từ tháng 01/1976 đến tháng 12/1990 trên mẫu các nước Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, bằng mô hình VAR cho kết quả tỷ giá giữa các loại tiền tệ giải thích được những biến đổi của giá vàng. Sjaastad và Scacciavillani (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá lên giá vàng trên cơ sở dữ liệu từ năm 1982 đến năm 1990 cho thấy rằng tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng. Đến năm 2008, Sjaastad nghiên cứu lại vấn đề với dữ liệu cập nhật đến tháng 06/2004 cho kết quả tỷ giá đối đoái giữa USD và EURO và JPY có ảnh hưởng đáng kể lên giá vàng. Các bài nghiên cứu khác của Forrest Capie, Terence CMills, và Geoffrey Wood (2005), Mark Joy (2011),… cũng cho kết quả tương tự về vai trò phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng đối với tiền tệ.
  18. 9 Trần Thị Hồng Hoa (2014) nghiên cứu về mối quan hệ của vàng với tiền tệ bằng cách tiếp cận mô hình GARCH đa biến giai đoạn tháng 01 năm 2008 đến tháng 09 năm 2014. Bài nghiên cứu chứng minh mối quan hệ nghịch biến giữa giá vàng và giá VND, cung cấp bằng chứng về công cụ phòng ngừa và kênh trú ẩn an toàn của tiền tệ của vàng tại thị trường Việt Nam. Phan Thị Lệ Thúy (2015) cũng xem xét vai trò phòng ngừa rủi ro tỷ giá của vàng từ tháng 01/2004 đến tháng 08/2015 cho kết quả rằng vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá với tỷ giá USD/VND mà không phải là công cụ phòng ngừa cho các tỷ giá EUR/VND, GBP/VND và CNY/VND. 2.1.3 Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn đối với thị trƣờng chứng khoán Dựa vào lý thuyết mô hình “risk-on, risk-off” có thể thấy thị trường vàng và thị trường chứng khoán có mối tương quan ngược với nhau. Trong thời kỳ khủng hoảng, rủi ro của nhà đầu tư rất cao, điều này khuyến khích họ thoái vốn ra khỏi các tài sản rủi ro và kém thanh khoản như chứng khoán để chuyển sang các tài sản có rủi ro thấp hơn và thanh khoản cao hơn như vàng, đây là bối cảnh risk-off. Ngược lại, khi thị trường phát triển mở rộng, mức độ cảm nhận rủi ro là thấp, các nhà đầu tư thường thoát khỏi các tài sản an toàn (vàng, tiền mặt) và đổ tiền vào các tài sản có rủi ro cao (chứng khoán), đây là tình huống risk-on. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy nhiều bằng chứng về vai trò phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng đối với thị trường chứng khoán. Baur và Lucey (2010) nghiên cứu vai trò của vàng đối với thị trường chứng khoán Mỹ, Anh và Đức, kết quả tìm được dựa trên mô hình GARCH bất đối xứng cho thấy vàng là tài sản phòng ngừa đối với thị trường chứng khoán Mỹ và Anh, vàng cũng là tài sản trú ẩn an toàn đối với thị trường chứng khoán của cả ba quốc gia. Baur và McDermott (2010) nghiên cứu trong giai đoạn 30 năm từ 1979 đến 2009 cũng tìm thấy rằng vàng là nơi trú ẩn an toàn và phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán châu Âu
  19. 10 và Mỹ. Vàng cũng là nơi trú ẩn an toàn tốt cho hầu hết các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn suy thoái của khủng hoảng tài chính. Bài nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2015) về tính phòng ngừa và trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu, trên mẫu dữ liệu từ tháng 01/2004 đến tháng 06/2014 bằng mô hình hồi quy động cho một kết quả thú vị là “vàng không phải là tài sản phòng ngừa rủi ro đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam nhưng xét về tính trú ẩn an toàn, vàng là tài sản trú ẩn an toàn của cổ phiếu Việt Nam khi tính đến các cú sốc tiêu cực của thị trường cổ phiếu”. 2.1.4 Vàng là tài sản quan trọng trong đa dạng hóa danh mục đầu tƣ Là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của lạm phát, tiền tệ và thị trường chứng khoán, vàng trở thành một tài sản quan trọng trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân cũng như các nhà đầu tư tổ chức lớn. Jeffrey F. Jaffe (1999) cho thấy rằng việc thêm vàng vào danh mục đầu tư làm tăng lợi nhuận bình quân cũng như giảm rủi ro (giảm độ lệch chuẩn) của danh mục. Ngoài ra còn có một số khác nghiên cứu về việc nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư như Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990), Ciner (2001) và Michaud và cộng sự (2006) làm tăng hiệu quả của danh mục cũng như giảm rủi ro. Ngoài ra, xét trên khía cạnh quốc gia, Joshua Aizenman và Kenta Inoue (2013) nghiên cứu chỉ ra việc nắm giữ vàng của một quốc gia cho thấy sức mạnh của quốc gia đó với thế giới, điều này cũng phù hợp khi vàng được xem là một phần đặc biệt trong quan trọng trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Theo Baur và McDermott (2010), vàng cũng có thể là một nhân tố ổn định cho hệ thống tài chính, vì nó giảm thiểu thiệt hại cho người tham gia thị trường và quản lý danh mục đầu tư trong trường hợp những cú sốc tiêu cực của thị trường. Tại Việt Nam, cũng trong nghiên cứu của Trần Thị Hồng Hoa (2014), kết quả tìm được vai trò nâng cao hiệu quả của danh mục đầu tư tiền tệ, khi đưa vàng vào danh
  20. 11 mục chỉ bao gồm tiền tệ ban đầu, danh mục được cải thiện rủi ro khi có độ lệch chuẩn của cả danh mục giảm đi. 2.2 Nền tảng lý thuyết và thực nghiệm các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến biến động giá vàng  Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như giá dầu mỏ, giá USD, nguồn cung – cầu trên thị trường vàng, tâm lý của nhà đầu tư, ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên giá vàng thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp lên các yếu tố trên. Yếu tố cung cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên bất kỳ hàng hóa nào trong đó có giá vàng. Xu hướng vàng trên thế giới tăng kể từ khi ra đời đến nay cho thấy nguồn cung vàng ngày càng giảm đi trong đó nhu cầu vàng lại tăng lên. Nguồn cung phụ thuộc vào sản lượng khai thác, vàng phế liệu và lượng vàng bán của các tổ chức, ngân hàng trung ương. Nguồn cầu phụ thuộc vào nhu cầu về vàng dự trữ, vàng trang sức, vàng trong công nghiệp, nha khoa, đầu tư. Biến động của USD tác động lên giá vàng: do USD là đồng tiền mạnh, các nước hầu hết đều dự trữ USD để giao dịch xuất nhập khẩu và giá vàng thường tính bằng USD. Khi nền kinh tế Mỹ không ổn định, đồng USD mất giá, thế giới mua vàng để bảo toàn vốn của mình (lấy USD mua vàng, đợi đến khi vàng tăng giá, bán ra để thu lại USD), do đó nhu cầu vàng tăng và vàng tăng giá. Giá dầu: dầu mỏ là một loại hàng hóa thiết yếu, là tác nhân chính của phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ, công nghiệp… Khi giá dầu tăng do ảnh hưởng của thiên tai, tình hình bất ổn của kinh tế chính trị, lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ đưa ra các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, tăng lượng dự trữ vàng nhằm dùng vàng thanh toán các khoản nợ quốc gia thay vì dùng USD, nhằm đảm bảo giá trị cho đồng tiền quốc gia, từ đó nguồn cung vàng giảm kéo theo giá vàng tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2