intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện hiệu quả thông tin giá cổ phiếu hay không - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đến việc cải thiện hiệu quả thông tin giá cả trong thị trường nội địa, từ đó cung cấp những cơ sở góp phần đưa ra những chính sách phù hợp để cải thiện hiệu quả thông tin giá cả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện hiệu quả thông tin giá cổ phiếu hay không - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH __________________ NGUYỄN THỊ NHƢ TRÚC NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CÓ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ THÔNG TIN GIÁ CỔ PHIẾU HAY KHÔNG? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ THÙY LINH TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện hiệu quả thông tin giá cổ phiếu hay không?Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi cùng với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thùy Linh và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực.Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Như Trúc
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.6 Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5 1.7 Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .................................................................................................................. 7 2.1 Khung lý thuyết về giá cổ phiếu ............................................................................ 7 2.1.1 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên ......................................................................... 7 2.1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả ......................................................................... 8 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu công ty ................................................................................. 10 2.2.1 Các nghiên cứu về tác động khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa khi thực hiện chính sách mở cửa thị trường ................................................... 10
  4. 2.2.2 Các nghiên cứu về tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu của công ty ........................................................................................ 13 2.2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả ngược giữa tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu của công ty .......................... 16 2.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 17 CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 23 3.2 Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 24 3.3 Mô tả biến ............................................................................................................ 25 3.3.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 25 3.3.2 Biến độc lập .................................................................................................. 28 3.3.3 Biến kiểm soát .............................................................................................. 29 3.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 34 3.3.1 Tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu... 34 3.3.2 Xem xét mối quan hệ nhân quả ngược giữa tác động của nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cổ phiếu .................................................................... 35 3.4 Phương pháp ước lượng ...................................................................................... 35 3.4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................. 36 3.4.2 Phương pháp ước lượng hồi quy................................................................... 36 3.4.3 Các phương pháp kiểm định ......................................................................... 41 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 43 4.1 Thống kê mô tả .................................................................................................... 43 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến ................................................................ 43 4.1.2 Ma trận hệ số tương quan ............................................................................. 45 4.2 Kết quả hồi quy.................................................................................................... 47 4.2.1 Phân tích đơn biến tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu ........................................................................................................... 47 4.2.2 Phân tích hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, GMM ...... 49
  5. 4.3.2 Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu ............................................................................ 57 4.4 Tổng hợp thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 59 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ........................................................................................... 63 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 63 5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 64 5.2.1 Hạn chế của bài nghiên cứu .......................................................................... 64 5.2.1 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký Thuật ngữ Giải thích hiệu EMH Efficient Market Hypothesis Giả thuyết thị trường hiệu quả FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định FIA Foreign Investment Agency Trang Thông Tin Điện Tử Đầu Tư Nước Ngoài GMM Generalized method of moments Phương pháp ước lượng GMM HNX HaNoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên TPP Trans-Pacific Straegic Economic Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Partnership Agreement Bình Dương WTO World Trade Organization Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ............................................................... 17 Bảng 3.1 Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 23 Bảng 3.2 Tổng hợp biến và kỳ vọng dấu ....................................................................... 32 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến .............................................................................. 43 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan .............................................................................. 46 Bảng 4.3 Thống kê mô tả theo quy mô công ty và sở hữu nước ngoài ........................ 48 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS, REM, FEM, GMM ......... 49 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp .............................................. 52 Bảng 4.6 Bảng kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................ 53 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính vững của mô hình .................................................... 54 Bảng 4.8 Kiểm định Hansen và kiểm định Arellano-Bond .......................................... 55 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................................ 58
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm xem xét tác động của các nhà đầu tư nước ngoài đối với hiệu quả thông tin về giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.Bằng cách sử dụng mẫu dữ liệu 247 công ty niêm yết liên tục trên 02 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2016, cũng như sử dụng phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, GMM để thực ước lượng mô hình.Kết quả cho thấy các công ty có tỷ lệ sở hữu và mức độ thay đổi của các nhà đầu tư nước ngoài cao thì giá chứng khoán hiệu quả hơn.Tóm lại, các nhà đầu tư nước ngoài cải thiện hiệu quả về giá trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu mở rộng việc phân tích khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tác động nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cổ phiếu bằng kiểm định nhân quả Granger.Nhìn chung, những thay đổi trong kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài dự đoán sẽ thay đổi về hiệu quả về giá trong giai đoạn tới, nhưng không có trường hợp ngược lại. Từ khóa: nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hiệu quả thông tin giá cổ phiếu, thị trƣờng chứng khóan Việt Nam
  9. 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Sau những làn sóng tự do hóa tài chính, tầm quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài càng ngày càng được nâng cao trên hầu hết các thị trường chứng khoán. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và đến năm 2016, Việt Nam lại tiếp tục ký kết Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, điều này tạo cơ hội cho việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư tìm kiếm những quốc gia có môi trường đầu tư ổn định, những quy định chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch, thương mại tự do hơn như Việt Nam. Theo Trang Thông Tin Điện Tử Đầu Tư Nước Ngoài- FIA Việt Nam, trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 1.020 dự án đầu tư đăng ký mới, 861 lượt dự án điều chỉnh vốn và 290 dự án, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, tổng số vốn cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 15,53 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả năm.Tính đến ngày 20/06/2017, cả nước có 23.594 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 306,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 162,57tỷ USD, bằng 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc mở cửa thị trường , thu hút nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại khá nhiều lợi ích khác nhau như chi phí sử dụng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn, quản trị doanh nghiệp tốt hơn.Mặt khác, trong một số nghiên cứu gần đây như Wen Hi, Jianfeng Shen (2014) đã cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài
  10. 3 cải thiện hiệu quả về giá trong thị trường chứng khoán địa phương, Bae và cộng sự (2012) nghiên cứu tại các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho giá cổ phiếu phản hồi một cách nhanh chóng thông tin toàn cầu vào cổ phiếu. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước bảo vệ cổ đông mạnh mẽ, có thể thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tại các công ty đầu tư (Kho và cộng sự 2009, Aggarwal và cộng sự, 2011).Tăng cường quản trị doanh nghiệp khuyến khích các nhà đầu tư thông minh tham gia vào việc phát hiện thông tin và chênh lệch thông tin, dẫn đến giá cổ phiếu hiệu quả hơn (Fan and Wong, 2002; Morck và cộng sự, 2000). Tại Việt Nam, vẫn còn chưa nhiều nghiên cứu về vấn đề này.Chính vì những lợi ích từ những nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc Việt Nam mở cửa thương mại, thị trường chứng khoán sôi động, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện hiệu quả thông tin về giá cổ phiếu hay không? Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tác động của các nhà đầu tư nước ngoài đối với hiệu quả thông tin về giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Cụ thể là liệu các nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện được hiệu quả thông tin giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam, đồng thời mở rộng nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cổ phiếu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài có cải thiện hiệu quả thông tin giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam hay không?
  11. 4 Thứ hai, có tồn tại một mối quan hệ nhân quả giữa nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cổ phiếu hay không? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm hoạt động giao dịch của đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cả tại thị trường chứng khoán. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu với dữ liệu tại Việt Nam: 247 công ty niêm yết liên tục trên 02 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2016. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.Trước tiên áp dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình hiệu ứng cố định (Fixed effect model- FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect model –REM) trên nền tảng kiểm định Hausman (Kiểm định Hausman test dùng để lựa chọn sự phù hợp với dữ liệu giữa FEM và REM để đo lường tác động giữa các quan hệ.Sau đó tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp khác như GMM (Generalized method of moments) để kiểm tra đối chiếu giữa các mô hình.Việc sử dụng mô hình ước lượng GMM sẽ khắc phục những yếu điểm của mô hình OLS, FEM hay REM còn tồn đọng. Cuối cùng, để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tác động nhà đầu tư nước ngoài và hiệu quả thông tin giá cổ phiếu, tác giả chạy hồi quy kiểm định nhân quả Granger.Việc tiến hành kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng sẽ được mô tả rõ hơn trong chương 3.
  12. 5 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Stata 13 để thực hiện định lượng và phục vụ cho việc kiểm định tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam.Ngoài ra các dữ liệu để chạy mô hình đã được lọc lại và tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. 1.6 Đóng góp của đề tài Về lý luận, đề tài củng cố các luận điểm của các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài đến việc cải thiện hiệu quả thông tin giá cả trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Về thực tiễn, đề tài cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đến việc cải thiện hiệu quả thông tin giá cả trong thị trường nội địa, từ đó cung cấp những cơ sở góp phần đưa ra những chính sách phù hợp để cải thiện hiệu quả thông tin giá cả. 1.7 Kết cấu đề tài Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương được trình bày như sau: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối tương quan giữa nhà đầu tư nước ngoài với hiệu quả thông tin giá cả tại thị trường nội địa. Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu.Trong chương này, tác giả làm rõ mô hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách biến, nguồn dữ liệu và phương pháp ước lượng. Chƣơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
  13. 6 Chƣơng 5: Kết luận. Chương này sẽ tổng kết các kết quả mà đề tài đạt được và rút ra các hạn chế của đề tài, những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 7 CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Khung lý thuyết về giá cổ phiếu 2.1.1 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (random walk hypothesis) được đưa ra bởi Kendall (1953) và sau đó, lý thuyết này trở nên phổ biến vào năm 1973 khi Burton Malkiel viết cuốn sách “Random Walk Down Wall Street” mà hiện nay, cuốn sách này được coi là một tác phẩm kinh điển của đầu tư. Lý thuyết này cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh toàn bộ thông tin của nó trong quá khứ và chỉ tuân theo bước đi ngẫu nhiên và đó là bước đi không thể tiên đoán trước được. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên là lý thuyết về thị trường chứng khoán cho biết rằng không thể sử dụng những động thái hay hướng đi của giá cổ phiếu hoặc thị trường chung để dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai.Như đã đề cập, lý thuyết được kiểm định đầu tiên bởi Maurice Kendall (1953), lý thuyết cho rằng các biến động về giá cổ phiếu là độc lập với nhau và có cùng phân phối xác suất, nhưng sau một thời gian, giá vẫn duy trì xu hướng tăng lên. Trong ngắn hạn, bước đi ngẫu nhiên cho rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm ngẫu nhiên và không thể đoán trước.Cơ hội giá cổ phiếu tăng lên trong tương lai cũng giống như việc giá cổ phiếu đi xuống.Một người tuân theo lý thuyết bước đi ngẫu nhiên tin rằng họ không thể vượt trội hơn thị trường mà không phải chịu thêm rủi ro.Yếu tố khiến giá cổ phiếu không được dự đoán chính xác được chính là các thông tin mới trên thị trường.Chính những yếu tố này khiến những người theo lý thuyết này tin rằng trong tương lai, thị trường không thể lặp lại, không giống những gì nó đã xảy ra vì luôn có những rủi ro không thể biết trước.Vì thế trong cuốn sách của mình, Malkiel cho rằng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản phần lớn là một sự lãng phí thời gian và vẫn
  15. 8 chưa được chứng minh là vượt trội hơn thị trường.Malkiel (1973) cũng từ những thống kê của mình đã chứng minh hầu hết các quỹ tương hỗ đều thất bại trong việc nỗ lực đánh thắng mức trung bình chuẩn của thị trường như chỉ số S&P 500. Trong khi có rất nhiều người tin theo lý thuyết của Malkiel, một số khác lại tin rằng toàn cảnh của việc đầu tư rất khác với những gì Malkiel viết trong quyển sách của ông cách đây gần 30 năm.Ngày nay, mỗi người đều dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính xác và định giá chứng khoán một cách hợp lý.Đầu tư không còn là một trò chơi của sự may rủi. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên là cơ sở để đưa ra các biện pháp đo lường sự hiệu quả của giá cổ phiếu.Gía cổ phiếu là hiệu quả khi tuân theo lý thuyết này, tức là giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh toàn bộ thông tin của nó trong quá khứ và chỉ tuân theo bước đi ngẫu nhiên và đó là bước đi không thể tiên đoán trước được. 2.1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết thị trường hiệu quả (hay lý thuyết thị trường hiệu quả) là một giả thuyết của lý thuyết tài chính khẳng định rằng các thị trường tài chính là hiệu quả , tức giá của chứng khoán trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể đánh bại thị trường. Không tính các đối tượng tìm cách tối đa hoá lợi nhuận, thì giả thuyết về thị trường hiệu quả đòi hỏi rằng mọi đối tượng phải có kì vọng, dự đoán hợp lý.Điều đó có nghĩa là, cho dù không một ai đúng, thì tính bình quân ra thị trường vẫn đúng và bất cứ khi nào có thông tin mới xuất hiện, các đối tượng sẽ tự động cập nhật lại dự đoán của mình một cách thích hợp. Khi đối mặt với các thông tin mới, mỗi nhà đầu tư sẽ có cách phản ứng khác nhau, tất cả những gì mà giả thuyết thị trường hiệu quả đòi hỏi chỉ là,
  16. 9 phản ứng của các nhà đầu tư hoàn toàn ngẫu nhiên, để ảnh hưởng ròng của chúng (sau khi đã bù trừ lẫn nhau) lên giá thị trường không bị nhà đầu tư khai thác để kiếm lợi nhuận cao một cách bất thường, đặc biệt sau khi đã trừ chi phí giao dịch. Do đó, bất cứ ai cũng có thể sai dự đoán sai về thị trường, nhưng do giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi cả thị trường nên giá của nó chính là giá thị trường kì vọng, hay nói cách khác, xét trên tổng thể, thị trường luôn đúng. Thị trường hiệu quả được phân ra 3 loại: thị trường hiệu quả dạng yếu, dạng vừa và dạng mạnh. Thị trường hiệu quả dạng yếu:cho rằng giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ thông tin đã công bố trong quá khứ.Điều này có nghĩa là nếu dựa vào thông tin trong quá khứ, nhà đầu tư không thể kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội hay đánh bại được thị trường. Trong khi đó, thị trường hiệu quả dạng vừa: giá cổ phiếu không những phản ánh đầy đủ các thông tin công bố trong quá khứ mà còn phản ánh thông tin vừa được công bố. Nhà đầu tư không thể dựa vào thông tin trong quá khứ cũng như thông tin vừa được công bố để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi vượt trội cho mình vì ngay khi thông tin được công bố, giá cổ phiếu đã thay đổi để phản ánh đầy đủ thông tin vừa công bố. Thị trường hiệu quả mạnh: giá cổ phiếu phản ánh tất cả những thông tin công bố trong quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ. Với hình thức hiệu quả dạng mạnh, nhà đầu tư không thể tìm kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội cho dù họ có dựa vào bất cứ thông tin nào đi nữa bởi tất cả các thông tin đều được phản ánh vào giá cổ phiếu bao gồm cả thông tn nội bộ.Trên thị trường và không ai có thể kiếm được lợi nhuận thặng dư trong dài hạn. Lý thuyết thị trường hiệu quả được áp dụng khá phổ biến, phù hợp với lý thuyết bước đi ngẫu nhiên: thông tin được phản ánh vào giá cổ phiếu, và giá cổ phiếu không thể sự đoán được.Lý thuyết thị trường hiệu quả cùng với lý thuyết bước đi ngẫu nhiên,
  17. 10 tác giả đưa ra phương pháp đo lường hiệu quả giá cổ phiếu dựa trên sự chệch hướng của giá cổ phiếu khỏi bước đi ngẫu nhiên. 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu công ty 2.2.1 Các nghiên cứu về tác động khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa khi thực hiện chính sách mở cửa thị trường Donald Lien, Ming-Chung Tseng, Soushan Wu (2013) mô tả quá trình tự do hóa tài chính ở Đài Loan và đánh giá tác động của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán này.Tự do hoá dần dần cho phép Đài Loan thu được lợi ích đồng thời giảm được những tác động có hại của sự tham gia của người nước ngoài trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.Nhìn chung, các chính sách tự do hóa đã có hiệu quả khi thị trường chứng khoán trở nên ổn định và hiệu quả.Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đóng góp đáng kể cho thị trường chứng khoán Đài Loan, và sẽ tiếp tục đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển trong tương lai.Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán Đài Loan.Thông thường, họ tham gia vào các hoạt động bán phá giá và điều tra. Các hoạt động giao dịch của họ tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của thị trường, đặc biệt đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn với doanh thu cao (Lu, Fang, & Nieh, 2012).Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã không rút lui.Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán một cách hợp lý. Ba biện pháp quan trọng sẽ giúp đạt được mục tiêu này: tăng số lượng các công ty niêm yết chất lượng cao, cải thiện quản trị doanh nghiệp của các công ty hiện có, và quản trị doanh nghiệp tốt làm giảm sự bất cân xứng về thông tin và tăng cường sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.Với việc thông qua các biện pháp này, tác giả dự đoán thị trường chứng khoán Đài Loan sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
  18. 11 Jacqueline L. Garner, Won Yong Kim (2013) đã nghiên cứu việc liệu các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp bằng cách phân tích mối quan hệ giữa sở hữu cổ phần nước ngoài và sự nhạy cảm trong việc chi trả tiền lương.Tác giả kiểm tra các giả thuyết bằng cách sử dụng một mẫu các công ty Hàn Quốc, một thị trường mới nổi có đặc điểm độc đáo.Bài nghiên cứu cho thấy bằng chứng cho thấy các công ty có số cổ phiếu nước ngoài cao chứng tỏ sự nhạy cảm về tiền lương hiệu quả;, có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại lợi cho việc quản trị các công ty Hàn Quốc.Các cổ đông sở hữu từ 10% đến 30% cổ phần quan tâm đến sự nhạy cảm trong hoạt động chi trả tiền lương đáng kể, trong khi những người sở hữu hơn 30% quan tâm đến việc quản lý công ty, chứ không theo dõi công ty (Fama và Jensen, 1983).Những người nắm giữ dưới 10% quyền sở hữu cũng không thể cải thiện quản trị, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có tổng tài sản nước ngoài thấp.Tóm lại, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty ở các thị trường mới nổi có thể hưởng lợi từ các nhà đầu tư nước ngoài và đóng góp vào cuộc tranh luận về cơ chế quản trị ở các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp giám sát hiệu quả tại các thị trường này. Liyan Han và cộng sự (2015) đã nghiên cứu xem xét tác động của tự do hoá tài chính đối với thị trường vốn đang nổi lên trong bối cảnh Trung Quốc.Tác giả kiểm soát các hiệu ứng cố định theo thời gian, sử dụng quy mô công ty và cơ cấu sở hữu như các biến công cụ cho việc nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư tổ chức.Kết quả cho thấy các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài giảm bớt sự biến động và hoạt động như một chất ổn định thị trường.Ngược lại, các nhà đầu tư tổ chức trong nước làm trầm trọng thêm sự biến động của thị trường chứng khoán.Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện (QFII) đã được coi là một mốc quan trọng cho tiến trình tự do hoá tài chính của thị trường vốn của Trung Quốc.Thị trường chứng khoán Trung Quốc được mô tả với những giao dịch thường xuyên và sôi động, hệ thống QFII được dự kiến sẽ làm giảm nhẹ giao dịch quá mức.Tác giả xác nhận rằng các nhà đầu tư nước ngoài làm giảm tính
  19. 12 biến động và tỷ lệ doanh thu bằng cách sử dụng chiến lược biến cụ Hệ thống QFII có ảnh hưởng tích cực đến việc ổn định thị trường vốn trong quá trình tự do hoá tài chính. Sử dụng dữ liệu các ngân hàng tại Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2014, Maoyong Cheng, Hongyan Geng, Junrui Zhang (2016) nghiên cứu vai trò của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (FSIs) đối với ngân hàng Trung Quốc.Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ thuận lợi và sự khác biệt trong cách tiếp cận khác nhau để điều tra tác động của FSI đối với rủi ro ngân hàng, bao gồm rủi ro phá sản, rủi ro vốn, rủi ro thanh khoản, chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng. Tác giả đưa ra một số phát hiện.Thứ nhất, FSIs có thể làm giảm đáng kể rủi ro ngân hàng, ngoại trừ rủi ro phá sản.Thứ hai, ảnh hưởng của FSI đối với rủi ro vốn, rủi ro thanh khoản, chất lượng tài sản, và rủi ro tín dụng yếu hơn ở các ngân hàng quốc doanh so với các ngân hàng không thuộc sở hữu nhà nước.Ngoài ra, các giám đốc và nhà quản lý được FSIs chỉ định có thể làm giảm rủi ro vốn ngân hàng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng. Jan Bena và cộng sự (2017) sử dụng mẫu gồm các công ty niêm yết tại 30 quốc gia trong giai đoạn 2001-2010, bài nghiên cứu của các tác giả cho thấy rằng sự sở hữu thể chế nước ngoài cao hơn thúc đẩy đầu tư dài hạn vào vốn vật chất, vô hình và con người, không thừa nhận quan điểm các nhà đầu tư nước ngoài làm cho các doanh nghiệp áp dụng một định hướng ngắn hạn và bỏ qua đầu tư dài hạn.Quyền sở hữu thể chế nước ngoài cũng dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong sản lượng đổi mới.Các tác giả kết luận rằng toàn cầu hóa cấu trúc cổ đông của các công ty do sự gia tăng dòng vốn đầu tư xuyên biên giới là một động lực tích cực cho việc hình thành nguồn vốn tạo điều kiện cho việc phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và tạo việc làm.Hơn nữa, điều này cho thấy các tổ chức nước ngoài có vai trò kỷ luật đối với những người trong công ty nội bộ.
  20. 13 2.2.2 Các nghiên cứu về tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến hiệu quả thông tin giá cổ phiếu của công ty Kee-Hong Bae, Warren Bailey, Connie X. Mao (2006) nghiên cứu về sự tự do hoá và các hành động mở cửa cho các nhà đầu tư vốn nước ngoài có ảnh hưởng đến môi trường thông tin.Đặc biệt thú vị cần lưu ý đến những thay đổi lớn đặc biệt của các nhà phân tích nước ngoài, những người làm tăng sự hiện diện, hoạt động và sự đóng góp của họ sau khi mở cửa tăng lên.Như vậy, việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ làm giảm chi phí vốn mà còn thay đổi môi trường địa phương để công bố thông tin, sản xuất thông tin, phân tích và sử dụng thông tin, thu hút nguồn lực nước ngoài, nỗ lực và kỹ năng vào thị trường vốn.Thực tế, những thay đổi có lợi trong môi trường thông tin ngoài việc tạo điều kiện cho việc chia sẻ rủi ro qua biên giới có thể góp phần làm giảm chi phí vốn. Trong bài nghiên cứu của Bae và cộng sự (2012) đã chỉ ra một lợi ích khác của tự do hoá thị trường chứng khoán bằng cách nghiên cứu làm thế nào khả năng nhà đầu tư nước ngoài cao hơn ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán địa phương.Bae và cộng sự đã sử dụng dữ liệu tỷ suất sinh lợi hàng tuần từ 21 thị trường mới nổi trong giai đoạn 1989-2008.Tác giả cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể giúp tạo điều kiện cho việc phản ánh thông tin trên toàn thị trường, đặc biệt là thông tin thị trường toàn cầu lên giá cổ phiếu. Tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận của một cổ phiếu đối với nhà đầu tư nước ngoài và động lực hồi phục chứng khoán và cho thấy rằng sự đầu tư lớn hơn gắn liền với việc phản ánh nhanh hơn thông tin thị trường ở các thị trường này.Mức độ đầu tư có tác động tích cực đến tốc độ mà giá cổ phiếu điều chỉnh theo thông tin trên toàn thị trường.Cụ thể, tác giả thấy rằng khả năng đầu tư lớn hơn làm giảm sự chậm trễ trong việc giá chứng khoán phản hồi thông tin trên toàn thị trường.Bài nghiên cứu cho thấy giá của các cổ phiếu có khả năng đầu tư cao hơn đáp ứng nhanh hơn thông tin thị trường thế giới cũng như thông tin thị trường địa phương hơn giá cổ phiếu ít có khả năng đầu tư. Tác giả giải thích các kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2