intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

105
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài bao gồm 03 chương: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam; kiến nghị các giải pháp phát triển công tác quản trị rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM [œ\ NGUYỄN HUỲNH LAN CHI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học. TS. VÕ THỊ QUÝ TP.HCM - 2009
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin có lời cam đoan danh dự rằng đề tài “ Quản trị rủi ro tỷ giá hoái đối với các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Võ Thị Quý. Số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác, rõ ràng về nguồn gốc, hợp pháp và đáng tín cậy. TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Huỳnh Lan Chi
  3. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. DN : Doanh nghiệp. DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước. CTCP : Công ty cổ phần. TCTD : Tổ chức tín dụng. RRTG : Rủi ro tỷ giá. NK : Nhập khẩu. XK : Xuất khẩu. XNK : Xuất nhập khẩu. Hedging: Tự bảo hiểm
  4. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngach xuất khẩu Việt Nam 2004 – 2008 .............................................27 Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ............................................................29 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu trên GDP của Việt Nam .....................................29 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam 2004 - 2008 .................................................30 Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam 2004 – 2008 ..............................................31 Biểu đồ 2.6: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩuViệt Nam 2004 – 2008 .............................33 Biểu đồ 2.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 ........................................................34 Biểu đồ 2.8: Tỷ giá USD/VND từ 01/01/2008 – 25/03/2008...........................................35 Biểu đồ 2.9: Tỷ giá USD/VND từ 26/03/2008 – 16/07/2008...........................................36 Biểu đồ 2.10: Tỷ giá USD/VND từ 26/03/2008 – 16/07/2008.........................................38 Biểu đồ 2.11: Tỷ giá USD/VND từ 16/10/2008 - 31/12/2008 .........................................39 Biểu đồ 2.12: Biến động tỷ giá JPY/VND 2008 ..............................................................32 Biểu đồ 2.13: Lãi suất của các đồng tiền chủ chốt ...........................................................42 Biểu đồ 2.14: Cặp tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng………..43 Biểu đồ 2.15: Sự hiểu chỉnh của tỷ giá USD/JPY ............................................................44 Biểu đồ 2.16: Diễn biến tỷ giá EUR/VND 2008. ............................................................48 Biểu đồ 2.18: Diễn biến tỷ giá USD/JPY ………………………………………………52 Biểu đồ 2.19: Diễn biến tỷ giá USD/VND……………………………………….……52 BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Kết quả của việc tự bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn và không tự bảo hiểm của Hãng Boeing................................................................................... 18 Bảng 1.2. Vận dụng cách tự bảo hiểm trên thị trường tiền tệ cho Boeing ......................20 Bảng 1.3: Tự bảo hiểm trên thị trường quyền chọn của Công ty Boeing ........................21 Bảng 2.5: Giá trị cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2004 – 2008.............................31
  5. Bảng 2.17: Kết quả kinh doanh của PPC từ 2005 – 2008 ................................................37 Bảng 2.20: Số lượng khảo sát doanh nghiệp………………………………..…………..56 Bảng 2.21: Số lượng khảo sát ngân hàng……………………………………..………...56 Bảng 2.22: Mức độ hiểu hiết và sử dụng các sản phẩm phái sinh của DN……..………57 Bảng 2.23: Các sản phẩm phái sinh của một số ngân hàng lớn…………………..…….58 Bảng 2.24: Đánh giá của ngân hàng về nhu cầu DN sử dụng công cụ phái sinh……...60 Bảng 2.25: Đánh giá của ngân hàng về khả năng áp dụng công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp XNK…………………………….62
  6. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. TỲ GIÁ HỐI ĐOÁI ..................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm.................................................................................................................6 1.1.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với hoạt động xuất nhập khẩu.........................................................................................................6 1.2. RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...................................................................................7 1.2.1. Khái niệm.................................................................................................................7 1.2.2. Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái .................................................................................7 1.2.2.1. Rủi ro chuyển đổi (Translation exposure).................................................7 1.2.2.2. Rủi ro kinh tế (Economic exposure) ..........................................................8 1.2.2.3. Rủi ro giao dịch (Transaction exposure)...................................................8 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI GIAO DỊCH......................................................9 (Management of Transaction Exposure) 1.3.1. Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn (Forward market hedge).................................10 1.3.2. Tự bảo hiểm trên thị trường tiền tệ (Money market hedge) ....................................11 1.3.3. Tự bảo hiểm trên thị trường quyền chọn (Options market hedge). .........................12 1.3.4. Tự bảo hiểm trên thị trường hoán đổi (Hedging exposure with Swaps contracts). .............................................................................................14 1.3.5. Tự bảo hiểm qua hoá đơn tiền tệ (Hedging through invoice currency) ..................15 1.3.6. Tự bảo hiểm qua việc trả nợ sớm và chậm trả (Hedging via lead and lag).............15 1.3.7. Tạo mạng rủi ro hối đoái (Exposure netting). .........................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG I...................................................................................................17
  7. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. SỰ CẦN THIẾT CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .................................................................................19 2.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trưởng................................................19 2.1.1.1 Hoạt động xuất khẩu năm 2004-2008 ......................................................19 2.1.1.2. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam 2004-2008 ......................................22 2.1.1.3. Cán cân thương mại 2004-2008...............................................................23 2.1.1.4. Nhu cầu quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế............................................................................24 2.1.2. Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2008 ...............................................25 2.1.2.1. Phân tích biến động tỷ giá USD/VND năm 2008...................................25 2.1.2.2. Phân tích biến động tỷ giá JPY/VND năm 2008 .....................................33 2.1.2.3. Diễn biến tỷ giá EUR/VND năm 2008.....................................................38 2.1.3. Một vài trường hợp điển hình................................................................................41 2.1.3.1. Phân tích ảnh hưởng biến động của tỷ giá JPY/VND đến doanh nghiệp điển hình nhất là CTCP Nhiệt điện Phả Lại.......................41 2.1.3.2. Một số doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá USD/VND.........44 2.2 . THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...............................................................................................46 2.2.1. Mô tả hai cuộc khảo sát về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp Việt Nam ...........................................................................46 2.2.1.1. Khảo sát đối với doanh nghiệp.................................................................46 2.2.1.2. Khảo sát nhận định của NHTM về vấn đề quản trị RRTG của doanh nghiệp Việt Nam. ..........................................................................47 2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá
  8. của các doanh nghiệp..............................................................................................48 2.2.2.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp............................................................48 2.2.2.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại. ............................................49 2.2.2.3. Tổng kết thực trạng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá doanh nghiệp. .....................................................................................50 2.2.3. Khảo sát nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam................................................................................51 2.2.3.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp............................................................51 2.2.3.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại .............................................51 2.2.4. Khảo sát đánh giá khả năng áp dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá....................................................................................................52 2.2.4.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp............................................................52 2.2.4.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại .............................................52 2.2.5. Khảo sát những khó khăn, trở ngại, nguyên nhân làm hạn chế khi sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. ..................53 2.2.5.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp............................................................53 2.2.5.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại. ............................................54 2.2.5.3. Những điểm giống nhau và khác nhau trong kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp và các ngân hàng. .......................................................56 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ..............................................................................................58
  9. CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN, HẠN CHẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM................................................................................................59 3.1.1. Nguyên nhân do cơ sở pháp lý để phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh chưa đầy đủ. ............................................................................................60 3.1.2. Nguyên nhân từ sự điều tiết của NHNN về tỉ giá USD/VND và biên độ giao dịch ổn định. ..................................................................................................61 3.1.3. Nguyên nhân vấn đề hạch toán kế toán. .................................................................61 3.1.4. Nguyên nhân từ cách tính phí quyền chọn ............................................................62 3.1.5. Nguyên nhân từ sự hiểu biết của doanh nghiệp về việc quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái giao dịch và ý thức trách nhiệm quản lý rủi ro của người điều hành. ......62 3.2 . KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................63 3.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp. ....................................................................63 3.2.2 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại.......................................................66 3.2.3 Kiến nghị đối Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách....................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................................69 KẾT LUẬN
  10. 1 0 LỜI MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Theo cam kết gia nhập WTO mà Việt Nam đã tham gia vào đầu năm 2007, mở cửa thị trường là vấn đề tất yếu xảy ra, trong đó có thị trường tài chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần - một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Những biến động của tỷ giá đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài có khi phải chịu ảnh hưởng kép đặc biệt trong thời điểm giữa năm 2008: giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá. Công ty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5- 6/2008 thiệt hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá; Tập đoàn Dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng trong giai đoạn này do chênh lệch giữa giá USD thu bán cho ngân hàng thương mại và giá mua USD phục vụ mua nguyên liệu. Đối với ngành xăng dầu, tại thời điểm cuối tháng 3/2008, tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng nên Petrolimex phải mua USD với giá cao hơn giá thị trường khiến mỗi lít xăng dầu tăng 300-400 đồng do tỷ giá… Từ tháng 4/2008, tỷ giá đảo chiều mạnh, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở trần biên độ, chênh lệch tỷ giá từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán từ 40 đồng/lít lên mức 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7-8/2008. Ngành điện, PPC là một trong những trường hợp điển hình nhất trong số các công ty bị thiệt hại do biến động tỷ giá. Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty rất ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế (chưa tính đến lỗ tỷ giá) đạt 1.074 tỷ đồng, tương ứng với mức sinh lợi khoảng 25% so với vốn chủ sở hữu nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp khoản lỗ tỷ giá 1.543 tỷ đồng. Khoản lỗ tỷ giá bắt nguồn từ việc đồng JPY tăng giá 23% so với đồng USD trong năm 2008. Trong khi đó, VND lại mất giá 3,6% (tính theo giá niêm yết của các ngân hàng thương mại) so với đồng USD dẫn đến VND rớt giá mạnh so với JPY. Tính tại thời điểm ngày 31/12/2008, tỷ giá JPY/VND là 184,96 và so với mức giao dịch 142,34 vào cuối năm 2007, VND đã mất giá gần 30% so với JPY. Do không tiến hành phòng ngừa rủi ro cho khoản vay hơn
  11. 2 36 tỷ JPY, PPC buộc phải hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tỷ giá 1.543 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và bị lỗ gần 469 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế Điều đó cho thấy công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thị trường ngoại hối rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, mặc dù các giao dịch kỳ hạn đã được NHNN cho phép thực hiện từ năm 1998 và hiện nay các giao dịch phái sinh khác như: giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn đã được triển khai ở các NHTM từ mấy năm nay nhưng vẫn rất ít được các doanh nghiệp quan tâm sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Đề tài nghiên cứu những mục tiêu chính sau: + Thứ nhất, tìm hiểu xem doanh nghiệp XNK của Việt Nam có quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái cho doanh nghiệp mình trong thị trường hối đoái có nhiều biến động hay không? + Thứ hai, tìm hiểu xem doanh nghiệp có hiểu biết nhiều về lợi ích của các công cụ phái sinh trong công tác phòng ngừa thiệt hại từ biến động tỷ giá hay không? Và nếu doanh nghiệp đã biết về các công cụ tài chính phái sinh này thì doanh nghiệp XNK có nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái không? + Thứ ba, nếu doanh nghiệp XNK có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng tại sao từ khi được NHNN Việt Nam cho phép thực hiện từ năm 1998 đến nay, các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng hoán đổi (swaps), hợp đồng tương lai (futures) và hợp đồng quyền chọn (options) vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp sử dụng như những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hiệu quả? + Trên cơ sở đó, nghiên cứu những khó khăn khi sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp XNK sử dụng hiệu quả các giải pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
  12. 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái, cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Từ đó nghiên cứu các loại rủi ro hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu các chiến lược sử dụng các hợp đồng tài chính phái sinh và cách sử dụng các kỹ thuật hoạt động để phòng ngừa và quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp. Từ cơ sở lý luận, đề tài đi sâu vào nghiên cứu sự cần thiết phải quản trị rủi ro tỷ giá khi tình hình hoạt động xuất nhập khẩu luôn tăng trưởng trong 5 năm qua đã ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Mặc khác, trong các năm qua và đặc biệt là năm 2008 khi tỷ giá hối đoái có nhiều biến động cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong khi các doanh nghiệp chưa sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro. Từ đó đặt ra vấn đề quản trị rủi ro là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Để thực hiện đề tài, tác giả tiến hành hai cuộc khảo sát thực tế với hai đối tượng là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp XNK và ngân hàng thương mại là người cung cấp sản phẩm phái sinh để có được hai cách nhìn nhận vấn đề, hai cách đánh giá của hai đối tượng là bên cung và bên cầu về những khó khăn, hạn chế trong quá trình sử dụng các sản phẩm phái sinh cho việc tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Từ đó xây dựng một số giải pháp để phát triển, mở rộng các giao dịch phái sinh trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên phạm vị khảo sát chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp và ngân hàng thuộc sở hữu của Việt Nam. Ngoài ra do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đề tài này chỉ nghiên cứu loại rủi ro hối đoái giao dịch và các giải pháp quản trị rủi ro hối đoái giao dịch, không đi sâu vào phân tích rủi ro kinh tế và rủi ro chuyển đổi. Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản trị rủi ro hối đoái giao dịch chứ không đi vào phân tích những vấn đề như: Các khái niệm, quá trình phát triển, các mô hình và kỹ thuật định giá các công cụ phái sinh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về việc tìm hiểu và giải quyết những khó khăn, trở ngại khi sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp.
  13. 4 Do vậy, việc đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá, nhu cầu và khả năng áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất quan trọng. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng Š Phương pháp nghiên cứu thống kê – mô tả. Š Phương pháp phân tích – tổng hợp, Š Phương pháp so sánh – đối chiếu. Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các thông tin do tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và các website chuyên ngành tài chính, ngoại hối có liên quan. Nguồn dữ liệu sơ cấp được lấy thông qua hai cuộc điều tra, phỏng vấn thực tế các doanh nghiệp và ngân hàng. Thực hiện nghiên cứu chủ yếu là phương pháp điều tra chọn mẫu (survey) và khảo sát ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu (indepth interview). Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để điều tra việc sử dụng các biện pháp để quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái giao dịch trong hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời điều tra những khó khăn, trở ngại khi sử dụng các giải pháp này của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. 4.3. Mô tả cuộc điều tra khảo sát. Hai cuộc điều tra quan trọng nhất đề tài này đã thực hiện đó là: (1) Điều tra thực trạng và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại và trong tương lai; (2) Điều tra khả năng cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và nhận định của các ngân hàng thương mại Việt Nam về thực trạng sử dụng các giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài bao gồm 03 chương: Š Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái. Š Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam.
  14. 5 Š Chưong III: Kiến nghị các giải pháp phát triển công tác quản trị rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra đề tài còn có các phần: Lời cam đoan, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các biểu đồ và bảng số liệu, Mục lục, Kết luận, Tài liệu tham khảo, các Phụ lục là các bảng câu hỏi điều tra của tác giả và danh sách những đối tượng đã được phỏng vấn.
  15. 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1.1.1. Khái niệm. Hối đoái (exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác (từ VND sang USD hay từ EUR sang JPY,…). Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền. Tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đoái (thường gọi tắt là tỷ giá). Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền (exchange rate) chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. 1.1.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với hoạt động xuất nhập khẩu. Các nước có nền kinh tế theo đuổi hệ thống kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh hoạt, tỷ giá được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế. Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần mua trên thị trường ngoại hối. Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng doanh số ngoại tệ cần bán trên thị trường ngoại hối . Cả hai, cầu ngoại tệ và cung ngoại tệ đều phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức, bao gồm: các nhà XNK, nhà đầu tư, các TCTD, các cá nhân, các tổ chức khác nhằm mục đích thanh toán, đầu cơ và của NHNN nhằm mục đích can thiệp để bình ổn tỷ giá. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng ta chỉ nghiên cứu khía cạnh ảnh hưởng của thanh toán XNK đến cung cầu ngoại tệ: Š Khi cầu ngoại tệ bắt nguồn từ nhu cầu NK thì trong trường hợp NK hàng được thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà NK phải bán nội tệ để mua ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài; và trong trường hợp NK hàng được thỏa thuận thanh toán bằng nội
  16. 7 tệ thì người XK sẽ phải bán chúng để nhận lại đồng tiền của nước mình. Trong cả hai trường hợp hoạt động NK làm phát sinh cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Š Tương tự, khi cung ngoại tệ bắt nguồn từ nhu cầu XK thì trong trường hợp XK hàng được thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà XK phải bán ngoại tệ để nhận lại đồng nội tệ của nước mình; và trong trường hợp XK hàng được thỏa thuận thanh toán bằng nội tệ thì người NK sẽ phải bán ngoại tệ mua đồng tiền của quốc gia XK để thanh toán cho nhà XK. Trong cả hai trường hợp hoạt động XK làm phát sinh cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Theo Lý thuyết thương mại về sự quyết định tỷ giá: tỷ giá được quyết định bởi sự cân bằng giữa giá trị XK và NK. Nếu giá trị NK của một quốc gia vượt quá giá trị XK của quốc gia đó thì tỷ giá sẽ tăng, nghĩa là nội tệ sẽ giảm giá so với ngoại tệ. Điều này khiến cho hàng hóa XK của quốc gia đó trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài và hàng NK trở nên đắt hơn đối với người trong nước. 1.2. RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1.2.1. Khái niệm. Rủi ro tỷ giá (RRTG) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu vào (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi ra (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. 1.2.2. Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái. Đối với các DN mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhiều công ty có nguy cơ bị rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái. Những thay đổi về tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết hợp đồng, dòng tiền, và xác định giá trị công ty. Điều quan trọng cho các nhà quản lý tài chính là biết cách quản lý các rủi ro, ổn định dòng tiền của công ty và nâng cao giá trị công ty. Thông thường rủi ro tỷ giá hối đoái có thể phân thành ba loại: 1.2.2.1. Rủi ro chuyển đổi (Translation exposure). Là rủi ro hối đoái kế toán, nảy sinh từ nhu cầu báo cáo và hợp nhất bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh từ đồng ngoại tệ (Foreign currency – FC) sang đồng nội tệ. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi so với kỳ báo cáo trước, quy chuyển này chuyển những tài
  17. 8 sản, khoản nợ, doanh thu, chi phí, thu nhập và lỗ thể hiện bằng ngoại tệ sẽ là kết quả lời hay lỗ hối đoái. 1.2.2.2. Rủi ro kinh tế (Economic exposure). Rủi ro hối đoái kinh tế, có thể được định nghĩa là mức độ giá trị của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi thay đổi ngoài dự kiến của tỷ giá hối đoái. Bất kỳ sự thay đổi trong dự đoán tỷ giá hối đoái đã được chiết khấu và đã được phản ánh trong giá trị của công ty. Những thay đổi về tỷ giá hối đoái có thể có một ảnh hưởng sâu sắc về vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới, trên dòng tiền mặt và giá trị thị trường. 1.2.2.3. Rủi ro giao dịch (Transaction exposure). Rủi ro hối đoái giao dịch bắt nguồn từ khả năng nảy sinh những khoản được và mất trong tương lai đối với các giao dịch đã được ghi nhận và tính bằng ngoại tệ. Thí dụ, khi IBM bán máy vi tính cho Royal Dutch Shell ở Anh thì chỉ sau đó một thời gian mới nhận được khoảng thanh toán. Nếu vụ mua bán được thực hiện bằng đồng bảng Anh thì IBM sẽ gánh chịu rủi ro hối đoái giao dịch bảnng Anh. Rủi ro hối đoái giao dịch của một công ty được đo lường theo từng loại đồng tiền và sẽ bằng sai biệt giữa các luồng tiền mặt thu và chi đã được ấn định đối với mỗi loại đồng tiền. Một số giao dịch chưa thực hiện xong bao gồm cả các khoản nợ và tài khoản sẽ thu tính bằng ngoại tệ điều đã được liệt kê vào bảng cân đối của công ty. Tuy nhiên, một số khoản khác như hợp đồng mua bán sắp tới thì chưa được ghi nhận. Không giống rủi ro kinh tế, rủi ro giao dịch được xác định : độ lớn của rủi ro giao dịch tương đương giá trị các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ. Rủi ro các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ. Tổn thất các khoản phải thu có thể phát sinh từ những hoạt động sau đây :  Hoạt động XK thu ngoại tệ. Cho vay ngoại tệ.  Thu đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ về từ nước ngoài.  Thu lãi vay bằng ngoại tệ.  Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ. Rủi ro các khoản phải trả ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị quy ra nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ. Tổn thất các khoản phải trả có thể phát sinh từ những hoạt động sau đây :
  18. 9  Hoạt động NK phải chi trả bằng ngoại tệ.  Trả nợ vay ngoại tệ.  Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ.  Trả lãi vay bằng ngoại tệ.  Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ. Mặc dù rủi ro tỷ giá hối đoái có ba loại nhưng trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng ta chủ yếu nghiên cứu loại rủi ro giao dịch và các giải pháp quản lý rủi ro này. 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI GIAO DỊCH. (3) (Management of Transaction Exposure) Có nhiều cách lựa chọn để tự bảo hiểm rủi ro giao dịch bằng cách sử dụng hợp đồng tài chính khác nhau và kỹ thuật hoạt động : Tự bảo hiểm bằng hợp đồng tài chính gồm có: Š Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn (Forward market hedge). Š Tự bảo hiểm trên thị trường tiền tệ (Money market hedge) Š Tự bảo hiểm trên thị trường quyền chọn (Options market hedge). Š Tự bảo hiểm trên thị trường hoán đổi (Hedging exposure with Swaps contracts) Dùng kỹ thuật hoạt động để quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái: Š Tự bảo hiểm qua hoá đơn tiền tệ (Hedging through invoice currency). Š Tự bảo hiểm qua trả nợ sớm và chậm trả (Hedging via lead and lag) Š Tạo mạng rủi ro hối đoái (Exposure netting) Trước khi đi vào nghiên cứu cách quản lý rủi ro hối đoái giao dịch, chúng ta xem xét tình huống sau: Ví dụ: Boeing Corporation xuất khẩu Boeing 747 cho Hãng hàng không nước Anh (British Airways) và gởi hoá đơn tính tiền 10 triệu GBP nợ phải trả trong 1 năm. Lãi suất thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái nước ngoài như sau : Lãi suất Hoa Kỳ : 6,10% hàng năm. Lãi suất Vương quốc Anh : 9,00% hàng năm. Hối đoái giao ngay tỉ lệ : l,50 BP/USD Tỷ giá ngoại hối kỳ hạn : 1,46 GBP/USD ( kỳ hạn 1 năm ). Bây giờ chúng ta sẽ nhìn các kỹ thuật khác nhau để quản lý rủi ro hối đoái giao dịch này.
  19. 10 1.3.1. Tự bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn (Forward market hedge). Tự bảo hiểm rủi ro giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn có lẽ là cách phổ biến nhất. Các công ty có thể bán (mua) phải thu (phải trả) ngoại tệ kỳ hạn của nó để loại trừ nguy cơ rủi ro giao dịch của nó. Trong ví dụ trên. để tự bảo hiểm rủi ro ngoại hối, Boeing chỉ có thể bán kỳ hạn số lượng GBP phải thu của nó, 10.000.000 GBP giao trong một năm. để trao đổi với một số tiền USD nhất định. Vào ngày đáo hạn của hợp đồng, Boeing sẽ phải cung cấp 10 triệu GBP cho ngân hàng, là bên đối tác của hợp đồng, và bù lại được nhận 14,6 triệu USD( 1,46 GBP/USD x 10 triệu USD), bất kể tỷ giá hối đoái giao ngay là bao nhiêu vào ngày đáo hạn. Boeing sẽ sử dụng 10 triệu GBP mà nó nhận được từ British Airways để hoàn thành thỏa thuận bán GBP trong hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng. Khoản phải thu GBP của Boeing được bù đắp bởi các GBP phải nộp (được tạo bởi các hợp đồng kỳ hạn), rủi ro đồng GBP ròng của công ty sẽ trở thành số không. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái giao ngay nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn thì Boeing sẽ được thêm một khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn do chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay tại ngày đến hạn và tỷ giá kỳ hạn mà Boeing phải thực hiện hợp đồng. Và ngược lại, tỷ giá hối đoái giao ngay lớn hơn tỷ giá kỳ hạn thì Boeing sẽ bị lỗ một khoản mà lẽ ra Boeing sẽ có khi bán GBP theo tỷ giá giao ngay chứ không phải bán theo tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn. Những điều này có thể minh họa quả bảng sau: Bảng 1.1. Kết quả của việc tự bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn và không tự bảo hiểm của Hãng Boeing. Tỷ giá giao ngày Vị thế không tự Tự bảo hiểm bằng Lãi/Lỗ từ tự bảo ngày đến hạn bảo hiểm hợp đồng kỳ hạn hiểm 1,3 GBP/USD 13.000.000 USD 14.600.000 USD 1.600.000 USD 1,4 GBP/USD 14.000.000 USD 14.600.000 USD 600.000 USD 1,46 GBP/USD 14.600.000 USD 14.600.000 USD 0 USD 1,5 GBP/USD 15.000.000 USD 14.600.000 USD - 400.000 USD 1,6 GBP/USD 16.000.000 USD 14.600.000 USD - 1.400.000 USD Nguồn: Tác giả dịch từ sách “International Financial Management” của Cheol S.Eun, Bruce G.Resnick (2007), Fourth Edition, McGraw Hill, chapter 8, phần 8.2, trang 195.
  20. 11 Tương tự đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, cũng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tự bảo hiểm RRTG hối đoái bằng cách làm ngược lại như trên là mua kỳ hạn ngoại tệ phải trả. Công ty cũng có thể sử dụng hợp đồng tương lai (futures contract), một dạng khác của hợp đồng kỳ hạn (forward contract) để tự bảo hiểm RRTG. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai thì có những hạn chế sau so với hợp đồng kỳ hạn: Š Số lượng chuyền giao được chuẩn hóa. Š Thời hạn giao hàng là vào thứ 4 tuần thứ 3 của tháng hợp đồng. Š Thời hạn của hợp đồng tối đa là 12 tháng. Š Hợp đồng sẽ được định giá hàng ngày, lỗ hay lãi sẽ được hạch toán vào tài khoản thanh toán hàng ngày. Ký quỹ là khoản bắt buộc phải có. Nếu ký quỹ giảm dưới mức quy định (75%) thì phải bổ sung ký quỹ. Cũng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cũng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn. 1.3.2. Tự bảo hiểm trên thị trường tiền tệ (Money market hedge). Thay vì vận dụng hedging trên thị trường kỳ hạn, có thể vận dụng hedging thị trường tiền tệ. Tự bảo hiểm trên thị trường tiền tệ (money market hedge) liên quan đến những hoạt động đồng thời vay và cho vay với hai đồng tiền khác nhau nhằm cố định trị giá của một luồng tiền tương lai bằng ngoại tệ. Nói chung, các công ty có thể vay (cho vay) bằng ngoại tệ để tự bảo hiểm các khoản phải thu (phải trả) bằng ngoại tệ của công ty, do đó bù trừ tài sản có và tài sản nợ của công ty trong cùng loại tiền tệ. Với cùng ví dụ trên, Boeing có thể loại bỏ rủi ro hối đoái giao dịch bằng các bước giao dịch như bảng 1.2 dưới đây. Bảng này cho thấy dòng tiền mặt ròng là số không tại thời điểm hiện nay, ngụ ý rằng, ngoài chi phí giao dịch có thể, các hedging thị trường tiền tệ là hoàn toàn tự chủ tài chính. Bảng này cũng cho thấy rõ ràng khoản phải thu 10.000.000 GBP chính xác bù đắp bởi 10.000.000 GBP phải nộp (được tạo bởi vay mượn), để lại một dòng tiền ròng 14.600.918 vào ngày đáo hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2