Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Thái Lan
lượt xem 6
download
Bài viết này tập trung phân tích sự biến động của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian cũng như xem xét mối quan hệ giữa chúng dưới tác động của ba cú sốc kinh tế (cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa) tại Việt Nam và Thái Lan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Thái Lan
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG DŨNG SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC THEO THỜI GIAN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VÀ THÁI LAN Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Thái Lan” là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 Lê Trung Dũng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................................................................... 8 2.1 Các nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại .................................................................................................................... 8 2.1.1 Lý thuyết ngẫu nhiên trong mô hình của Mundell – Fleming (1960) ............. 8 2.1.2 Lý thuyết về tính biến động quá mức của tỷ giá hối đoái - mô hình giá cứng nhắc của Rudiger Dornbusch (1976) ................................................................ 9 2.1.3 Mô hình nền kinh tế mở có nền thương mại năng động .............................. 10 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại .................................................................................................................. 13 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VÀ THÁI LAN .......................................................................................... 18 3.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................ 18 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18 3.1.1.1 Mô hình tham số thay đổi theo thời gian với những ràng buộc dài hạn ...... 19 3.1.1.2 Xác định cấu trúc ràng buộc dài hạn ......................................................... 20 3.1.1.3 Phân tích sự biến động theo thời gian của biến nghiên cứu ........................ 22 3.1.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và Thái Lan ...................... 23 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30
- 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 30 4.1.1 Thống kê mô tả REER và cán cân thương mại của Việt Nam .................. 30 4.1.2 Thống kê mô tả REER và cán cân thương mại của Thái Lan .................... 33 4.2 Kiểm định tính dừng của các biến .................................................................... 37 4.3 Mối tương quan theo thời gian giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực .......................................................................................................................... 38 4.4 Tác động của các cú sốc lên cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian ...................................................................................................................... 40 4.4.1 Tác động của cú sốc cầu lên cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian ........................................................................................................... 40 4.4.2 Tác động của cú sốc cung lên cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian ................................................................................................................... 47 4.4.3 Tác động của cú sốc danh nghĩa lên cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian ................................................................................................... 52 4.5 Sự tác động theo thời gian của các cú sốc lên cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam và Thái Lan .................................................................. 57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH TỪ NGỮ VIẾT TẮT BIS: Ngân hàng thanh toán quốc tế DXY: Chỉ số US Dollar Index G7: Nhóm 7 quốc gia phát triển bao gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hoa Kỳ, Anh và Canada GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GEX: Chi tiêu chính phủ IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế INTHB-USD: chỉ số tỷ giá danh nghĩa THB/USD INVND-USD: chỉ số tỷ giá danh nghĩa VND/USD M2: Cung tiền thực Max: Giá trị lớn nhất Min: Giá trị nhỏ nhất NEER: Tỷ giá hiệu danh nghĩa đa phương NK: Nhập khẩu - XK: Xuất khẩu NOEM: Mô hình nền kinh tế mở OLS: Ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất REER: Tỷ giá hiệu thực đa phương TB: Cán cân thương mại THB: Đồng Baht Thái
- TVP-VAR: Mô hình tham số thay đổi theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên USD: Đồng đôla Mỹ - VND: Đồng tiền Việt Nam VAR: Mô hình Vecto tự hồi quy
- 1 TÓM TẮT Bài viết này nhằm mục tiêu nghiên cứu sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian tại Việt Nam và Thái Lan trong khoảng thời gian từ quý I năm 1998 đến quý II năm 2014 dưới tác động của các cú sốc kinh tế (cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa). Chúng tôi sử dụng ý tưởng nghiên cứu của Rafiq (2013), khi nhận thấy các biến số kinh tế có tính động và có sự thay đổi theo thời gian trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Bằng cách ứng dụng mô hình hệ số thay đổi theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên TVP-VAR (mô hình được đề xuất bởi Primiceri (2005)), để xem xét các hệ số thay đổi theo thời gian và những biến động ngẫu nhiên khi ước lượng. Chúng tôi sử dụng 5 biến trong quá trình hồi quy: Cán cân thương mại (TB), tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), chi tiêu chính phủ (GEX), tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP), cung tiền thực (M2). Kết quả hồi quy thực nghiệm ở Việt Nam và Thái Lan cho các kết quả sau: (I) Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực có sự thay đổi theo thời gian (II) Dưới tác động của các cú sốc kinh tế (cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa) thì cán cân thương mại không có tác động đến sự biến động theo thời gian của tỷ giá hối đoái thực, trong khi tỷ giá hối đoái thực giải thích mạnh cho sự biến động của cán cân thương mại theo thời gian và có tính bền vững trong 17 năm nghiên cứu nhưng có mối tương quan khác nhau ở hai quốc gia. Kết quả thực nghiệm ở Việt Nam cho thấy mối tương quan cùng chiều, trong khi kết quả tại Thái Lan lại là mối quan hệ ngược chiều (III) Cả ba cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa đều không có tác động trong dài hạn đến sự biến động theo thời gian của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại mà chỉ có tác động trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Trong ngắn hạn cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu chịu tác động của cú sốc cầu trong khi cú sốc danh nghĩa và cú sốc cung tác động không đáng kể. Còn tỷ giá hối đoái thực chịu sự tác động mạnh nhất của cú sốc danh nghĩa trong khi cú sốc cầu và cú sốc cung tác động rất nhỏ. Ở Thái Lan cán cân thương mại đều chịu sự tác động khá
- 2 mạnh của ba cú sốc, trong đó cú sốc cung gây ra tác động mạnh nhất và có mối tương quan thuận, còn cú sốc danh nghĩa và cú sốc cầu lại tạo ra mối tương quan nghịch. Tỷ giá hối đoái thực của Thái Lan chịu tác động mạnh nhất từ cú sốc cung và có mối tương quan cùng chiều, còn cú sốc danh nghĩa thì tạo ra mối tương quan cùng chiều và có tác động nhỏ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, trong khi cú sốc cầu thì tác động rất nhỏ. Điều cuối cùng chúng tôi tìm thấy là không chỉ cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực thay đổi theo thời gian mà sự tác động của các cú sốc kinh tế lên hai biến này cũng thay đổi theo thời gian về chiều hướng và cường độ tác động và có sự khác nhau giữa các quốc gia. (IV) Điều cuối cùng chúng tôi tìm thấy là không chỉ cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực thay đổi theo thời gian mà sự tác động của các cú sốc kinh tế lên hai biến này cũng thay đổi theo thời gian về chiều hướng và cường độ tác động và có sự khác nhau giữa các quốc gia.
- 3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) bắt nguồn từ Thái Lan có nguồn gốc từ sự sai lầm trong chính sách điều hành tỷ giá của Chính Phủ nước này, và nó đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong tư duy điều hành của các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia. Các quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam và Thái Lan bắt đầu quản lý chặt chẽ sự biến động của đồng nội tệ so với các đồng tiền khác và thường được xem là chiến lược hỗ trợ xuất khẩu, nhưng sự chênh lệch cán cân thương mại ở các quốc gia đã gây ra sự mất cân bằng vĩ mô toàn cầu. Trong bối cảnh tham vấn đa phương và các cuộc họp G20 đã dậy lên các câu hỏi về việc liệu các nước thặng dư lớn trong tài khoản vãng lai có nên đánh giá cao đồng tiền của mình hay không? Phần lớn hướng sự tập trung vào sự thặng dư lớn trong cán cân thương mại của Trung Quốc1. Bài viết này, phân tích sự biến động của cán cân thương mại của Việt Nam và Thái Lan để hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động trong thương mại giữa hai quốc gia, điều này rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các chính sách kinh tế trong nước và quốc tế. Những phân tích gần đây được tiến hành dựa trên nền tảng của các mô hình kinh tế vĩ mô mới, với những cách tiếp cận có sự chặt chẽ về lý thuyết thường dẫn đến những kết quả mâu thuẫn (Chinn và Lee, 2006)2. Bài nghiên cứu của chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của các tác giả về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái hoặc tài khoản vãng lai. Ví dụ, Clarida và Gali (1994) đã áp dụng một chiến lược xác định dài hạn để khám phá vai trò của những cú sốc tiền tệ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, trong một hệ thống ba biến gồm tỷ giá hối đoái thực song phương, chênh lệnh lạm phát, và sản lượng tương đối. Chadha & Prasad (1997), Prasad (1999), Astley & Garratt (2000), và Lee & Chinn (2006) đã phân tích vai trò của những cú sốc tạm thời và cố định đối với số dư tài khoản vãng lai của 1 xem Rafid (2013) 2 xem Rafid (2013)
- 4 các nền kinh tế G73. Rafiq (2013) đã phân tích cán cân tài khoản vãng lai của 5 quốc gia có cán cân thương mại thặng dư lớn là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Đài Loan, bằng việc sử dụng mô hình tham số thay đổi theo thời gian với những biến động ngẫu nhiên TVP-VAR, khi ông thấy rằng sự hiện diện tiềm tàng của những bất ổn cấu trúc có thể dẫn đến việc phân tích cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực trong các mô hình hệ số cố định mẫu phụ thuộc là không phù hợp. Cũng như những chỉ trích của Grier và Ye (2009) cho thấy rằng trong một mô hình hệ số cố định không chú trọng đến những thay đổi cấu trúc (đặc biệt là ở giá trị trung bình) giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm. Hơn nữa, họ cũng cho thấy rằng việc không chú trọng đến sự thay đổi phương sai có điều kiện của sự biến động trong cán cân thương mại sẽ dẫn đến ước lượng OLS của các hệ số VAR trở nên không hiệu quả, dẫn tới sự phân tách phương sai và phương trình phản ứng đẩy trở nên không tối ưu4. 1.1a – Việt Nam 3 xem Rafid (2013) 4 xem Rafid (2013)
- 5 1.1b – Thái Lan Hình 1.1: Đồ thị mô tả sự biến động của M2, GEX, GDP, TB, REER qua các năm ở Việt Nam và Thái Lan Để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại, bài viết này sử dụng một tập hợp những giả định xác định trong dài hạn để mở rộng một mô hình vector tự hồi quy (VAR) - bằng cách xem xét các hệ số thay đổi theo thời gian và những biến động ngẫu nhiên khi ước lượng (TVP-VAR). Các hệ số thay đổi có thể giải thích cơ chế lan truyền của tỷ giá hối đoái và các cú sốc trong cán cân thương mại mà không phải chịu một điểm gẫy cụ thể, trong khi các mô hình thành phần biến động ngẫu nhiên thay đổi trong những cú sốc cấu trúc và tác động trực tiếp của nó5. Bài nghiên cứu tại Việt Nam và Thái Lan đạt được những kết quả sau: Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực có sự thay đổi theo thời gian. Cả ba cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa đều không có tác động trong dài hạn đến sự biến động theo thời gian của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại mà chỉ có tác động trong ngắn hạn hoặc trung hạn. 5 xem Rafid (2013)
- 6 Trong ngắn hạn cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu chịu tác động của cú sốc cầu trong khi cú sốc danh nghĩa và cú sốc cung tác động không đáng kể. Còn tỷ giá hối đoái thực chịu sự tác động mạnh nhất của cú sốc danh nghĩa trong khi cú sốc cầu và cú sốc cung tác động rất nhỏ. Ở Thái Lan cán cân thương mại đều chịu sự tác động khá mạnh của ba cú sốc trong đó ở giai đoạn đầu cú sốc cung có tác động mạnh nhất và có mối tương quan thuận với cán cân thương mại, cú sốc danh nghĩa và cú sốc cầu có mối tương quan nghịch với cán cân thương mại. Tỷ giá hối đoái thực của Thái Lan chịu tác động mạnh nhất từ cú sốc cung và có mối tương quan cùng chiều, còn cú sốc danh nghĩa thì tạo ra mối tương quan cùng chiều và có tác động nhỏ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, trong khi cú sốc cầu thì tác động rất nhỏ. Dưới tác động tổng hợp của các cú sốc thì cán cân thương mại hầu như không ảnh hưởng đến sự biến động theo thời gian của tỷ giá hối đoái thực. Trong khi, tỷ giá hối đoái thực lại có tác động mạnh đến sự thay đổi của cán cân thượng mại theo thời gian và tạo ra mối tương quan thuận (nghịch) ở hai quốc gia. Điều cuối cùng chúng tôi tìm thấy là không chỉ cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực thay đổi theo thời gian, mà sự tác động của các cú sốc kinh tế lên hai biến này cũng thay đổi theo thời gian về chiều hướng và cường độ tác động và có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tóm lại, bài viết này tập trung phân tích sự biến động của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian cũng như xem xét mối quan hệ giữa chúng dưới tác động của ba cú sốc kinh tế (cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc danh nghĩa) tại Việt Nam và Thái Lan để trả lời các câu hỏi sau: 1. Mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian dưới tác động tổng hợp của các cú sốc kinh tế?
- 7 2. Các cú sốc kinh tế tác động đến sự biến động của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian như thế nào? 3. Sự tác động của các cú sốc kinh tế có thay đổi theo thời gian hay không? Để giải quyết các câu hỏi trên chúng tôi sử dụng ý tưởng trong bài viết của Rafiq (2013), bằng cách ứng dụng mô hình TVP-VAR để nắm bắt sự biến động theo thời gian của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại Việt Nam và Thái Lan từ quý I năm 1998 đến quý II năm 2014. Nội dung nghiên cứu tiếp theo được trình bày như sau: Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu. Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho Việt Nam và Thái Lan. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận bài nghiên cứu
- 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2.1 Các nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại 2.1.1 Lý thuyết ngẫu nhiên trong mô hình của Mundell – Fleming (1960) Mô hình Mundell-Fleming là mô hình kinh tế vĩ mô do hai nhà khoa học Robert Mundell và Marcus đề xuất vào đầu thập niên 1960 và đã đạt giải Nobel kinh tế vào năm 1999 bởi những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Trong mô hình Mundell Fleming mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán được giải thích trong sự tác động của chính phủ bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Chính sách tài khóa trong cơ chế tỷ giá thả nổi, vốn tự do luân chuyển Để tăng sản lượng (trong trường hợp nền kinh tế cân bằng dưới mức toàn dụng), chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế), điều này sẽ làm tăng tổng cầu trong nước. Trong ngắn hạn, đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn), điều này làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng đường IS dịch chuyển ngược lại về bên trái, do đó làm mất ảnh hưởng của chính sách tiền tài khóa mở rộng, đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới, nhưng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi. Chính sách tiền tệ trong cơ chế tỷ giá thả nổi, vốn tự do luân chuyển Khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng lượng cung tiền, đường LM dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng và lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống
- 9 so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra ngoài làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt và tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên (nội tệ giảm giá). Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu đường IS dịch chuyển sang phải làm cho sản lượng tiếp tục tăng. 2.1.2 Lý thuyết về tính biến động quá mức của tỷ giá hối đoái - mô hình giá cứng nhắc của Rudiger Dornbusch (1976) Lý thuyết “Tỷ giá biến động quá mức” được Rudiger Dornbusch đề cập năm 1976 giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá trong thực tế và tỷ giá trong điều kiện ngang giá sức mua. Mô hình giả định rằng, giá cả trên thị trường hàng hóa và tiền lương trên thị trường lao động là cứng nhắc, chậm thay đổi trước những cú sốc trong nền kinh tế, do đó tỷ giá tăng giảm không tương xứng so với sự thay đổi của mức giá. Trong thị trường vốn quốc tế nước chủ nhà được giả định là nhỏ nên phải chấp nhận mức lãi suất nước ngoài được cho trước, vốn tự do luân chuyển đảm bảo trái phiếu trong nước và trái phiếu nước ngoài thay thế hoàn hảo cho nhau để ngang bằng lãi suất tồn tại, tỷ lệ mất giá kỳ vọng của nội tệ bằng chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài. Nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài thì nội tệ phải tăng giá để đảm bảo điều kiện ngang bằng lãi suất. Thị trường tài sản quốc tế: Mô hình Dornbush giả định điều kiện ngang giá sức mua chỉ đúng trong dài hạn, nên tỷ lệ mất giá kỳ vọng của đồng tiền ∆e được quyết định bởi tốc độ của tham số điều chỉnh β>0 và khoảng chênh lệch giữa tỷ giá hiện tại e và tỷ giá cân bằng dài hạn ē. ∆e = -β (e - ē) (2.1) Thị trường hàng hóa: Việc mất giá của đồng nội tệ sẽ làm tăng xuất khẩu và sẽ bị triệt tiêu bởi sự tăng giá trong nước làm mất lợi thế cạnh tranh. Tỷ lệ mất giá của tỷ giá phải lớn hơn tỷ lệ tăng của giá cả trong nước để giữ trạng thái cân
- 10 bằng cung cầu. Tổng cầu d là hàm số phụ thuộc thuận chiều vào giá tương đối của hàng hóa trong nước (e-p+ pf) và thu nhập trong nước y, ngược chiều với lãi suất danh nghĩa trong nước r. Chúng tôi lưu ý rằng, sự sụt giảm về giá của hàng hóa trong nước sẽ làm tăng tổng cầu, cũng như sự gia tăng thu nhập hoặc một sự sụt giảm trong lãi suất cũng có tác động tương tự. d = c + β1 (e-p + pf)+ β2y- β3r (2.2) Mô hình Dornbusch xem thị trường vốn là nhân tố chính quyết định tỷ giá trong ngắn hạn, mô hình giải thích những biến động của tỷ giá có quan hệ với mức giá thế giới và thay đổi số lượng tiền thế giới. Tỷ giá hối đoái có khuynh hướng biến động quá mức (so với cân bằng) trong ngắn hạn do có sự chênh lệch về tốc độ điều chỉnh giá cả giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài chính, các chủ thể kinh tế trên thị trường hàng hoá và lao động cần có một khoảng thời gian để điều chỉnh hành vi trước một cơ chế chính sách tiền tệ mới. Mặc dù tỷ giá biến động quá mức so với sự thay đổi trong mức giá cả hàng hóa làm cho tỷ giá theo ngang giá sức mua sẽ có độ lệch trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi giá cả trong thị trường điều chỉnh, tỷ giá hối đoái sẽ biến động trở về mức cân bằng trong dài hạn và mức cân bằng này là không đổi theo thời gian. Bên cạnh đó mô hình cũng lý giải tỷ giá thực tế thường biến động mạnh hơn các nhân tố tác động. Tuy nhiên mô hình không đưa yếu tố kỳ vọng lạm phát vào chính thức. 2.1.3 Mô hình nền kinh tế mở có nền thương mại năng động Để các nghiên cứu về sự biến động của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa về mặt kinh tế chúng ta cần xác định phạm vi nghiên cứu cơ sở. Hệ thống lý thuyết này dựa trên các nghiên cứu của Prasad (1999), đây được xem như là một tài liệu tổng quát về những biến động ngẫu nhiên trong mô hình nền kinh tế mở
- 11 của Obstfeld (1985), Cladira và Gali (1994) và của Lee và Chinn (2006). Mô hình dựa trên những cơ sở lý thuyết của mô hình Mundell-Fleming (1960) của hai nhà khoa học Robert Mundell và Marcus và đã được mở rộng để kết hợp với mô hình giá cả thay đổi chậm theo thời gian. Như vậy, lợi thế của mô hình này là nó kết hợp những giả định chính và dự đoán những tiêu chuẩn của mô hình nền kinh tế mở (NOEM) trong các lý thuyết hiện tại. yd = dt +(st –pt) -[ it –Et(pt+1 - pt)] (2.3) pt = (1-)E t-1 pet + pet 0
- 12 Ba nhân tố ngẫu nhiên được xem xét trong mô hình là cú sốc cung (liên quan đến sản lượng đầu ra tương đối, cú sốc cầu (liên quan đến biến cầu nước ngoài) và cú sốc danh nghĩa (liên quan đến biến cung tiền), ba biến này chính là phần dư của quá trình tự hồi quy với biến độ trễ của chính nó và được cho bởi ba công thức sau: yts yts1 ts cú sốc cung (2.8) dt dt 1 t td1 cú sốc cầu (2.9) mt mt 1 tn1 cú sốc danh nghĩa (2.10) Những phần dư ts , td và tn được giả định liên tục và không có sự tương quan lẫn nhau. Những cú sốc cầu có thể được giải thích như là những cú sốc tài chính, những cú sốc danh nghĩa như là những cú sốc tiền tệ. Trong Betts và Devereux (1996) và Chari và các đồng sự (1997) hiệu ứng giá cả theo giá thị trường gây ra những cú sốc tiền tệ làm biến động tỷ giá hối đoái thực tế trong ngắn hạn nhưng không phải trong dài hạn. Điều này phù hợp với lý thuyết trong mô hình nền kinh tế mở cổ điển. Một ưu điểm thứ hai của mô hình là có thể phân biệt được cú sốc danh nghĩa và cú sốc cầu. Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và Thái Lan việc đưa 3 nhân tố biến động ngẫu nhiên này vào trong mô hình được giải thích cụ thể trong phương pháp nghiên cứu bên dưới. Mô hình này có thể giải quyết được những thay đổi trong giá cả sẽ được kỳ vọng cân bằng trong dài hạn. yte yts (2.11) 1 1 qte y t s dt td1 (2.12)
- 13 1 tbte yts a dt td1 (2.13) Trong dài hạn, sản lượng tương đối ( yte ), tỷ giá hối đoái thực tế ( qte ) và cán cân thương mại ( tbte ) về cơ bản bị ảnh hưởng bởi 2 cú sốc: cú sốc cung ( ts ) và cú sốc cầu ( td1 ). Tuy nhiên, mô hình cũng đưa ra ba hạn chế như cú sốc danh nghĩa hoặc cú sốc cầu không có bất cứ ảnh hưởng lên sản lượng thực và cú sốc danh nghĩa không ảnh hưởng lên tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn. Điều này không có nghĩa là các biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn không bị tác động bởi những thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc ảnh hưởng của các cú sốc kỳ vọng. 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là hai chủ đề được nhiều nhà kinh tế học vĩ mô nghiên cứu trong những năm qua và đã có nhiều tranh cãi xung quanh các mối quan hệ giữa chúng. Sau đây chúng tôi xin khái quát sơ bộ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm chính trên thế giới để làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề này: Đầu tiên chúng tôi đến với nghiên cứu của Clarida và Gali (1994), họ thực hiện nghiên cứu nguồn gốc của sự biến động tỷ giá hối đoái thực kể từ sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods theo số liệu của hai quốc gia Nhật Bản và Đức, bằng cách sử dụng mô hình SVAR trong một hệ thống ba biến gồm tỷ giá hối đoái thực song phương, chênh lệch lạm phát và sản lượng tương đối. Các phát hiện của hai ông cho thấy rằng những cú sốc tiền tệ (cú sốc danh nghĩa), cung tiền cũng như nhu cầu về số dư tiền thật, giải thích đáng kể sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực so với đồng đôla Mỹ, cụ thể là 35% thay đổi không điều kiện của cặp USD-JPY và 41% thay đổi không điều kiện của USD-GEM là do ảnh hưởng của những cú sốc danh nghĩa. Đồng thời
- 14 những cú sốc cầu, được hiểu là tiết kiệm và đầu tư quốc gia, cũng giải thích phần lớn sự khác biệt trong sự biến động tỷ giá hối đoái thực, trong khi các cú sốc cung giải thích rất ít. Tiếp theo ý tưởng của Clarida và Gali (1994), Chadha và Prasad (1997) đã nghiên cứu về những biến động của tỷ giá hối đoái thực và chu kỳ kinh doanh với dữ liệu nghiên cứu ở Nhật Bản bằng cách sử dụng mô hình VAR. Bài nghiên cứu ước lượng tầm quan trọng của các cú sốc vĩ mô lên sự biến động của sản lượng đầu ra, tỷ giá hối đoái thực và mức giá tổng hợp của nền kinh tế. Những cú sốc trên thị trường hàng hóa được xem như là cú sốc cầu thực, những cú sốc trên thị trường tiền tệ được xem như là nhưng cú sốc danh nghĩa hoặc cú sốc tiền tệ và cú sốc tác động trong dài hạn đến sản lượng đầu ra là cú sốc cung. Sự phân tích cấu trúc chỉ ra rằng cú sốc danh nghĩa và cú sốc cầu thực là yếu tố quyết định chính trong sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực, trong khi cú sốc cung thì đóng vai trò nhỏ hơn. Năm 2006 Lee và Chinn đã thực hiện nghiên cứu sự thay đổi của cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở các quốc gia G7, để cố gắng phân tích vai trò của những cú sốc tạm thời và cố định lên tỷ giá hối đoái thực và cán cân tài khoản vãng lai. Trong đó, cũng như Clarida và Gali (1994) và Chadha và Prasad (1997) cú sốc tạm thời được hiểu như là những cú sốc tiền tệ và cú sốc cố định là những cú sốc về sản lượng, nhưng Lee và Chinn đã cụ thể hóa sự thay đổi trong sản lượng như là những thay đổi trong công nghệ, vì nó tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động và sản lượng đầu ra trong dài hạn. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng, các cú sốc cố định có ảnh hưởng lớn trong dài hạn đến tỷ giá hối đoái thực, nhưng nó chỉ tác động tương đối nhỏ đến cán cân tài khoản vãng lai và cú sốc tạm thời có ảnh hưởng lớn đến tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực trong ngắn hạn thông qua tác động giá cả đưa ra thị trường, nhưng không có tác động trong dài hạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn