intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

51
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế GTGT, đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế GTGT nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM THÁI LINH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KIM THÁI LINH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Toàn HÀ NỘI - 2010
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT 4 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 4 1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng 4 1.1.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 7 1.2. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng 12 1.2.1. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng 12 1.2.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật thuế giá trị gia tăng 15 1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và sự kiện pháp lý làm 15 phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng 1.2.2.2. Thời điểm phát sinh của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng 17 1.2.2.3. Phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng 23 Chương 2: PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THỰC 35 TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 2.1. quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật thuế giá trị gia 35 tăng ở Việt Nam 2.2. Cơ cấu nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế 40 giá trị gia tăng ở Việt Nam
  4. 2.3. Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 42 2.3.1. Đánh giá chung 42 2.3.2. Nội dung và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật thuế giá 46 trị gia tăng ở nước ta hiện nay 2.3.2.1. Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng 46 2.3.2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 53 2.3.2.3. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng 61 2.3.2.4. Hoàn thuế 65 2.3.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng 67 Chương 3: NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 68 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 3.1. Nguyên tắc và phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế giá 68 trị gia tăng 3.1.1. Nguyên tắc hoàn thiện 68 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện 71 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng và 73 một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng 3.2.1. Sửa đổi bổ sung một số qui định về phạm vi điều chỉnh của 73 pháp luật thuế giá trị gia tăng 3.2.2. Qui định ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng 75 3.2.3. Bổ sung một số qui định về phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ 80 thuế giá trị gia tăng 3.2.4. Hoàn thiện các qui định về căn cứ tính thuế và phương 82 pháp tính thuế 3.2.4.1. Về thuế suất 82 3.2.4.2. Về phương pháp tính thuế 84 3.2.5. Bỏ một số quy định về các trường hợp được hoàn thuế 84
  5. 3.2.6. Bổ sung điều luật về giải thích từ ngữ 85 3.2.7. Bỏ quy định không cho khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối 87 với các hóa đơn, chứng từ kê khai quá thời hạn sáu tháng 3.2.8. Sử dụng đúng nghĩa của từ để tránh tình trạng áp dụng pháp 87 luật tùy tiện 3.2.9 Bổ sung quy định cho phép khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia 88 tăng đối với các hóa đơn phát sinh trước thời điểm doanh nghiệp liên doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 3.2.10. Bổ sung quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia 89 tăng vào Luật Thuế giá trị gia tăng KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 95
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTGT : Giá trị gia tăng NSNN : Ngân sách nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của Việt Nam được thông qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Việc ban hành Luật Thuế GTGT để thay thế cho Luật Thuế doanh thu theo chương trình cải cách thuế bước II đã được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Thuế GTGT đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất trong nước; khuyến khích đầu tư, xuất khẩu; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù mới được ban hành thay thế, Luật Thuế GTGT hiện hành vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiện như vấn đề về đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, khấu trừ, hoàn thuế GTGT… Trong bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn, với vai trò là một sắc thuế có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước, vấn đề hoàn thiện thuế GTGT, trong đó có vấn đề hoàn thiện dưới góc độ pháp lý luôn là một nhiệm vụ cần phải thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng lành mạnh, bền vững. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ với 1
  8. mong muốn đóng góp một phần vào việc xây dựng một sắc thuế GTGT tiên tiến, công bằng và hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam được coi là một trong những thay đổi cơ bản của chế độ thuế ở Việt Nam. Do đó, từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, trao đổi về thuế GTGT và pháp luật thuế GTGT ở các góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý, một số luận án, luận văn đã cho thấy các chuyên gia pháp lý dành nhiều thời gian cũng như trí tuệ cho mảng khoa học pháp lý này, như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thương Huyền: "Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam", năm 2002; luận văn thạc sĩ của Trần Thị Minh Hiền: "Pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp", năm 2006. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Luận văn hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế GTGT, đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế GTGT nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam. Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ khoa học của luận văn là: - Trên cơ sở lí luận về thuế GTGT, làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật thuế GTGT để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện. - Làm rõ những yêu cầu hoàn thiện pháp luật thuế GTGT hiện hành, đưa ra những phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phép biện chứng duy vật và những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận điều 2
  9. chỉnh pháp luật kết hợp với sự vận dụng của những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà cụ thể là quan điểm cải cách hệ thống thuế và pháp luật về thuế. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, diễn giải, qui nạp và kiểm chứng… để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế giá trị gia tăng. Chương 2: Pháp luật thuế giá trị gia tăng và thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Chương 3: Nguyên tắc, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng. 3
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng Thuế ra đời là một sự cần thiết khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước, bởi thuế là nguồn lực vật chất bảo đảm cho nhà nước tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: "Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng góp của những người công dân cho nhà nước, đó là thuế má…" [30, tr. 552]. Việc huy động để tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: đóng góp bắt buộc, vận động dân đóng góp tự nguyện hoặc vay, nhưng thuế là quan hệ thu nộp thông qua biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội. Việc ấn định các thứ thuế và trực tiếp thực hiện thu thuế của nhà nước là một trong những dấu hiệu cơ bản của nhà nước, cùng với các dấu hiệu khác khiến cho nhà nước khác với các tổ chức tiền nhà nước cũng như các tổ chức tồn tại song hành cùng nhà nước trong hệ thống chính trị của một nước. Dưới góc độ kinh tế - tài chính, thuế được hiểu là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng [21, tr. 5]. Dưới góc độ pháp lý, các chuyên gia về luật thuế nhận định thuế là nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức và cá nhân phải chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào NSNN khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành do luật thuế qui định [28, tr. 7]. 4
  11. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định [52, tr. 10]. Thuế ban đầu xuất hiện có hình thức biểu hiện rất đơn giản dưới dạng hiện vật như quan hệ phu phen, cống nạp, sau đó chuyển dần sang hình thức giá trị. Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức thuế phức tạp hơn cũng dần hình thành. Khi nền sản xuất xã hội phát triển, năng suất lao động được nâng cao và nhu cầu chi tiêu của nhà nước tăng lên, nhà nước không ngừng cải tiến bổ sung các loại thuế để thực hiện việc quản lý nền kinh tế và tăng thêm nguồn thu cho mình. Hiện nay, các vấn đề về thuế không chỉ dừng lại trong phạm vi từng nước mà còn mang tầm vóc quốc tế. Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa các nước, từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu đó là vấn đề thuế khóa. Trước khi có thuế GTGT, các nước áp dụng thuế doanh thu, tuy nhiên, loại thuế này có nhược điểm là tính trùng lắp do thuế đánh lên toàn bộ doanh thu của quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều khâu, của nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau thì tiền thuế trên một đơn vị sản phẩm càng nhiều do thuế đã đánh đi, đánh lại trên doanh thu và tính trùng lên cả tiền thuế nhiều lần. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1936, Pháp đã cải tiến thuế doanh thu từ việc tính và nộp ở từng khâu sang hình thức tính và nộp một lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (tức là trước khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu). Việc đánh thuế độc lập một lần như vậy khắc phục được hiện tượng đánh thuế trùng lắp, nhưng cách tính này lại phát sinh nhược điểm là việc thu thuế bị chậm trễ so với trước, vì chỉ khi hàng hóa đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế. Trước một thực tế là Nhà nước vừa muốn thu được nhiều thuế và thu kịp thời, vừa muốn thúc đẩy sản xuất phát triển để bồi dưỡng nguồn thu cho 5
  12. giai đoạn sau, các nhà kinh tế đã liên tục sửa đổi, bổ sung cho thuế doanh thu ngày càng hoàn thiện. Trên cơ sở đánh thuế doanh thu một lần trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông, vào đầu những năm năm mươi, một người Đức tên là Carl Friendrich Von Simens đã nghĩ ra một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế doanh thu, đó là thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ khi qua mỗi công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế này ra đời đánh dấu một hướng tư duy mới và sẽ khắc phục được các nhược điểm của thuế doanh thu đã nói ở trên. Mặc dù được khai sinh ở Đức, nhưng vào thời điểm này những lý luận của Carl Friendrich Von Simens đưa ra đã không đủ sức thuyết phục được Chính phủ nên thuế GTGT không được thực hiện đầu tiên ở nước Đức. Trên thực tế thì thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên tại Cộng hòa Pháp ngày 1/7/1954 vì Pháp là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển (tiến hành cách mạng công nghiệp sớm), mặt khác Pháp cũng là nước rất quan tâm đến lĩnh vực tài chính mà trọng tâm đổi mới là thuế gián thu. Ban đầu thuế GTGT ở Pháp ra đời chỉ nhằm vào một số ngành cá biệt, mãi đến năm 1968 thuế GTGT mới được áp dụng cho mọi ngành nghề và trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã chứng minh được sự thành công của việc điều tiết nền kinh tế bằng phương pháp gián tiếp là chủ yếu. Trong bối cảnh đó với những ưu điểm đặc biệt của thuế GTGT mà nó đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng rộng rãi. Riêng tại châu Á có thể thấy rằng, thuế GTGT ngày càng trở thành một sắc thuế phổ biến trong khu vực này. Khởi đầu tại Hàn Quốc (1977) và ngay sau đó nhiều nước đã áp dụng như Indonexia (1984), Đài Loan (1986), Philippin (1988)… Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nước chuyển sang áp dụng thuế GTGT để hợp nhất và hiện đại hóa cơ cấu thuế khóa của mình. Các nước thành viên của liên minh châu Âu đã chọn thuế GTGT như một giải pháp tốt 6
  13. nhất để thống nhất việc đánh thuế, khuyến khích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng năng suất lao động. Khi được đưa vào hệ thống luật thuế, nguồn thu từ thuế GTGT đã trở thành một phần quyết định trong tổng thu đối với các nước sử dụng nó. Thuật ngữ thuế GTGT, tiếng anh là Value Added Tax (VAT), tiếng pháp là Taxe Sur la Valeur Ajoutee (TAV), thường được dùng để chỉ một loại thuế gián thu, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vì thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên đối tượng nộp thuế phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng thực chất phần thuế mà họ nộp lại do người mua hàng hóa, dịch vụ phải thanh toán khi trả tiền hàng hóa, dịch vụ. 1.1.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng Dựa vào các đặc điểm của thuế GTGT, chúng ta có thể nhận diện thuế GTGT với các loại thuế khác. Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu. Dưới giác độ kinh tế -tài chính thuế gián thu là thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ [21, tr. 3]. Dưới giác độ pháp lý, thuế gián thu được hiểu là loại thuế mà người gánh chịu thuế là khách hàng, nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu [52, tr. 15]. Nói cách khác, thuế gián thu là việc người tiêu dùng (người chịu thuế) chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào NSNN thông qua một người thứ ba - người sản xuất, kinh doanh (người nộp thuế). Xét trong mối quan hệ tay ba: nhà nước, người chịu thuế và người nộp thuế thì người nộp thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ nhà nước rồi nộp vào NSNN. 7
  14. Đối với thuế GTGT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thu thuế GTGT khi bán các hàng hóa, dịch vụ. Tiền thuế GTGT được tính trên cơ sở giá bán hàng hóa, dịch vụ và người mua phải trả trong giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ. Sau khi bán được hàng hóa, dịch vụ các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế vào NSNN thay cho người tiêu dùng. Như vậy, người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua giá thanh toán hàng hóa và dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT. Người bán thực hiện nộp khoản thuế GTGT phải nộp (đã được người mua trả) vào NSNN. Do đối tượng nộp thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT không đồng nhất, thuế GTGT được coi là một loại thuế gián thu điển hình. Sự không đồng nhất giữa người nộp thuế và người chịu thuế dẫn đến thân phận pháp lý của mỗi đối tượng là khác nhau, có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Vì vậy, đối với thuế GTGT nói riêng và thuế gián thu nói chung việc phân biệt người chịu thuế và người nộp thuế rất quan trọng về phương diện pháp lý. Trong nhiều trường hợp người nộp thuế GTGT cũng đồng thời là người chịu thuế GTGT, tất nhiên là đối với các hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Ví dụ, cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT để tiêu dùng chứ không sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó để sản xuất, kinh doanh thì cơ sở sản xuất kinh doanh là người chịu thuế GTGT. Còn đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, bán ra thì cơ sở kinh doanh lại là đối tượng nộp thuế. Sự khác biệt thân phận pháp lý ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi đối tượng, như trong vai trò là người tiêu dùng (người chịu thuế), cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Thứ hai, thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị gia tăng. Thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất, lưu thông và đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc 8
  15. cung cấp dịch vụ. Đánh thuế ở tất cả các khâu nhưng cơ sở xác định số thế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa, dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế thì tổng số thuế GTGT phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng chịu. Cụ thể, tại các công đoạn khác nhau của chu trình kinh tế, người có nghĩa vụ thuế phải tính toán lập hóa đơn cho khách hàng để đóng thuế GTGT đối với số hàng hóa, dịch vụ đang được chuyển giao; khấu trừ phần thuế đã nộp của các bộ phận cấu thành của giá thành hoặc chi phí và chỉ nộp vào Kho bạc nhà nước số chênh lệch giữa thuế đã thể hiện trên hóa đơn cho khách hàng và phần thuế được khấu trừ. Vì vậy, thuế GTGT có quan hệ chặt chẽ với giá cả, là yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này của thuế GTGT còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế. Có thể nhận thấy, Luật Thuế GTGT ở nước ta hiện nay cũng như Luật Thuế GTGT của các nước trên thế giới xác định giá trị gia tăng thông qua giá bán. Tuy nhiên, cần phân biệt rằng biểu hiện bằng tiền (giá bán) của hàng hóa, dịch vụ là giá trị trao đổi chứ không phản ánh giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ đó. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị song không đồng nhất với giá trị. Nhiều trường hợp giá trị gia tăng nhưng giá trị trao đổi vẫn không thay đổi như người ta có thể gia công thêm cho hàng hóa nhưng giá bán ra vẫn không thay đổi, hoặc ngược lại, giá trị không gia tăng nhưng giá trị trao đổi gia tăng, điều này phụ thuộc vào giá trị sử dụng của vật, thị hiếu của khách hàng và quan hệ cung cầu trên thị trường (không theo cùng một tỷ lệ) giữa giá trị và giá trị trao đổi, nghĩa là có sự thoát ly tương đối giữa giá trị 9
  16. trao đổi và giá trị. Mặt khác, giá trị có giá trị cá biệt của từng nhà sản xuất nhưng giá trao đổi chỉ là sự thừa nhận chung của xã hội tại một thời điểm nhất định nào đó đối với những sản phẩm cùng chủng loại đặc tính [28, tr. 9]. Thứ ba, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. Thuế GTGT thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông qua việc mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, xét về mặt nguyên tắc thuế GTGT chỉ đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng, không đánh vào khâu sản xuất kinh doanh, nên chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng hóa, dịch vụ cuối cùng là đủ. Song trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng cuối cùng, đâu là tiêu dùng trung gian nên cứ có hành vi chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ là phải tính thuế GTGT. Nếu đó là tiêu dùng trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạn sau. Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng cuối cùng là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích tạo ra hàng hóa, dịch vụ khác và làm cho hàng hóa, dịch vụ đó thoát ra khỏi chu trình lưu thông. Phạm vi người chịu thuế GTGT rất rộng. Mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, cho dù là tổ chức hay cá nhân, người có thu nhập thấp hay có thu nhập cao, làm gì và ở đâu, khi mua hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT để tiêu dùng đều phải thanh toán cho nhà kinh doanh một khoản thuế GTGT kèm theo giá bán của hàng hóa hoặc dịch vụ cần mua. Ngay bản thân các nhà kinh doanh, nếu khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng không nhằm phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ khác là người chịu thuế GTGT. Bởi lúc này các nhà kinh doanh với tư cách là người tiêu dùng cuối cùng đối với hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế 10
  17. đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợp hạn chế tiêu dùng. Chính vì thuế GTGT thuộc loại thuế tiêu dùng đánh ở bình diện rộng nên thuế GTGT có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ở nước ta hiện nay. Thứ tư, thuế GTGT mang bản chất liên hoàn. Xét trong mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp nộp thuế GTGT với nhau thì thuế đầu ra của doanh nghiệp bán là thuế đầu vào của doanh nghiệp mua. Vì vậy, thuế GTGT phải nộp của mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán ra và thuế suất mà còn phụ thuộc vào thuế GTGT ở doanh nghiệp cung ứng đầu vào (thuế đầu vào). Sự phụ thuộc lẫn nhau này giữa các doanh nghiệp là hệ quả của bản chất liên hoàn của thuế GTGT. Về nguyên tắc việc giảm thuế GTGT thường không được đặt ra, bởi nếu đặt ra vấn đề giảm thuế GTGT sẽ đưa đến những hậu quả phái sinh, không đảm bảo bản chất liên hoàn cũng như tính trung lập kinh tế của thuế GTGT [28, tr. 14]. Cũng xuất phát từ bản chất liên hoàn của thuế GTGT mà pháp luật các nước đều qui định về khấu trừ thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được trừ đi khi xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN. Hành vi khấu trừ sẽ đưa lại ba kết quả: nếu kết quả là số dương thì đó là số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN, nếu kết quả là số 0 thì doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT; nếu kết quả là số âm thì doanh nghiệp được hoàn thuế hoặc được kết chuyển trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau. Xuất phát từ bản chất liên hoàn đó của thuế GTGT, khi xác định đối tượng được miễn trừ thuế GTGT hoặc các trường hợp miễn giảm thuế GTGT 11
  18. đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà làm luật một sự thận trọng và tính khoa học cao, bởi nếu không sẽ phá vỡ bản chất liên hoàn của loại thuế này và gây ra hiện tượng phân đoạn các hoạt động kinh tế. Thứ năm, thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: Một là, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người "thay mặt" người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Hai là, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. Thứ sáu, thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó. Thuế GTGT mang tính chất lũy thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hóa, dịch vụ. Như vậy khi so sánh tỷ suất thuế GTGT trên tổng thu nhập thì người có thu nhập cao có tỷ suất thấp hơn so với người có thu nhập thấp. Việc xem xét và nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của thuế GTGT có ý nghĩa to lớn trong việc xác định một cơ chế điều chỉnh thích hợp đối với thuế GTGT. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.2.1. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng Trên thế giới, để đưa được thuế GTGT vào áp dụng trong thực tế không dễ dàng thực hiện. Nhiều quốc gia phát triển cho đến nay vẫn không 12
  19. ban hành Luật Thuế GTGT với nhiều lý do khác nhau, Hoa Kỳ là một đại diện. Một số quốc gia ban hành Luật Thuế doanh thu nhưng với nội dung đánh thuế trên phần giá trị mới tăng thêm như Liên bang Đức, Phần Lan, Áo. Một số quốc gia như Singapore, Canada, New Zeland ban hành Luật thuế hàng hóa và dịch vụ (goods anh Services Tax - GST) với quan điểm cho rằng nếu ban hành Luật Thuế GTGT sẽ không phù hợp khi tính tới khâu nhập khẩu. Hoặc trường hợp Hungari thay Luật Thuế lưu chuyển cũ (với nội dung đánh thuế trên giá cả hàng hóa) bằng Luật Thuế lưu chuyển mới (với nội dung đánh thuế theo phần giá trị tăng thêm). Sự lựa chọn ban hành Luật thuế ở nhiều quốc gia khác nhau cho thấy: cần phải có sự cân nhắc lựa chọn thời điểm, tên gọi của luật thuế, các qui định cụ thể để không gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội [52, tr. 63]. Pháp luật thuế GTGT là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế GTGT. Pháp luật thuế GTGT có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, pháp luật thuế GTGT có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả đối tượng trong xã hội. Xuất phát từ nội dung được pháp luật điều chỉnh cho thấy pháp luật thuế GTGT áp dụng đối với mọi đối tượng sử dụng thu nhập phục vụ đời sống. Phạm vi áp dụng pháp luật thuế GTGT có tính phổ biến so với pháp luật thuế đánh vào tiêu dùng khác (ví dụ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Thứ hai, pháp luật thuế GTGT chỉ được ban hành khi đáp ứng hai yếu tố cơ bản sau: Một là, hệ thống thuế cũ không còn phù hợp với sự phát triển nền kinh tế ở đó nữa. Điều đó có nghĩa là thực trạng sự phát triển kinh tế đang đặt ra sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT trong hệ thống thuế. Hai là, phải có những điều kiện cơ bản để thuế GTGT có thể vận hành được. 13
  20. Hệ thống các qui phạm pháp luật về thuế GTGT, căn cứ vào nội dung các quan hệ xã hội mà các qui phạm pháp luật đó điều chỉnh có thể phân thành: - Nhóm các quy phạm pháp luật về vật chất: nhóm các quy phạm pháp luật này điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể có nghĩa vụ thuế GTGT với nhà nước, bao gồm những qui định về phạm vi áp dụng thuế GTGT (đối tượng chịu thuế GTGT), phạm vi không thuộc diện áp dụng thuế GTGT (đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT), đối tượng nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT; khấu trừ thuế thuế, hoàn thuế GTGT; đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế. Đây là bộ phận quy phạm pháp luật giữ vai trò quan trọng trong pháp luật thuế GTGT. - Nhóm các qui phạm pháp luật xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý và tính hành thu thuế GTGT. - Nhóm các quy phạm pháp luật về thủ tục (hình thức): qui định về trình tự, thủ tục của việc giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế GTGT. Ngoài ra, hệ thống quy phạm pháp luật thuế GTGT còn được phân theo cấu trúc của pháp luật thuế GTGT, cụ thể bao gồm: - Nhóm quy phạm pháp luật xác định phạm vi áp dụng thuế GTGT như đối tượng chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn trừ thuế GTGT, đối tượng nộp thuế GTGT; - Nhóm các quy phạm pháp luật quy định việc tính thuế GTGT như căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế GTGT là quan hệ bất bình đẳng, vì vậy, phương pháp điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT là phương pháp mệnh lệnh - quyền uy. Theo phương pháp này các chủ thể tham gia quan hệ thuế GTGT có tư cách pháp lý không bình đẳng. Một bên trong mối quan hệ (các cơ quan nhà 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2