BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
PHẠM XUÂN KHÁNH<br />
<br />
NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN 1985-2015<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT<br />
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)<br />
Mã số: 60210102<br />
Khóa: 18 (2015 – 2017)<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :<br />
PGS.TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
Cxb<br />
Gs.<br />
H<br />
Http<br />
Nxb<br />
Pgs<br />
Tp<br />
Tr<br />
TS<br />
<br />
: Cục xuất bản<br />
: Giáo sư<br />
: Hình<br />
: HyperText Transfer Protocol<br />
: Nhà xuất bản<br />
: Phó giáo sư<br />
: Thành phố<br />
: Trang<br />
: Tiến sĩ<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang phụ bìa<br />
<br />
Trang<br />
<br />
Bảng chữ cái viết tắt<br />
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3<br />
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4<br />
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7<br />
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7<br />
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 8<br />
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9<br />
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10<br />
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHỆ<br />
THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 –<br />
2015 ................................................................................................................. 10<br />
1.1. Khái niệm phù điêu hoành tráng .............................................................. 10<br />
1.1.1. Khái niệm phù điêu ............................................................................... 10<br />
1.1.2. Khái niệm hoành tráng .......................................................................... 12<br />
1.2. Chức năng của phù điêu hoành tráng ....................................................... 15<br />
1.3. Khái quát phù điêu hoành tráng Việt Nam .............................................. 16<br />
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 20<br />
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH<br />
TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015. .......................................... 22<br />
2.1. Nội dung phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 – 2015 ........... 22<br />
2.1.1. Vinh danh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa ...................... 22<br />
2.1.2. Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ........................................................... 24<br />
<br />
2<br />
<br />
2.1.3. Đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng của dân tộc ...................... 26<br />
2.1.4. Đề tài những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hoá, kinh tế ....... 28<br />
2.2. Hình thức của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 . 29<br />
2.2.1 Bố cục phù điêu hoành tráng.................................................................. 30<br />
2.2.2. Đường nét trong phù điêu hoành tráng ................................................. 32<br />
2.2.3. Hình khối của phù điêu hoành tráng ..................................................... 33<br />
2.2.4 Không gian của phù điêu hoành tráng ................................................... 35<br />
2.2.5. Phong cách sáng tác của các tác giả phù điêu hoành tráng................... 38<br />
2.2.6. Các thể loại phù điêu ............................................................................. 38<br />
2.2.7. Chất liệu của phù điêu hoành tráng....................................................... 39<br />
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 41<br />
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÙ ĐIÊU<br />
HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015. ........................... 42<br />
3.1. Thành công của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn<br />
1985 - 2015...................................................................................................... 42<br />
3.2. Hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 - 2015 ....... 45<br />
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 50<br />
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55<br />
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 60<br />
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 69<br />
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 82<br />
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 98<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trên thế giới nghệ thuật phù điêu hoành tráng xuất hiện từ thờ cổ đại,<br />
trung đại, cận đại từ Đông sang Tây với những thời kì phồn thịnh và rực rỡ.<br />
Các phù điêu hoành tráng xuất hiện dưới dạng hoạt cảnh tái hiện lại cho các<br />
đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, đấu trường, đài kỉ niệm, tưởng niệm. Nhằm đáp<br />
ứng cho nhu cầu phục vụ vương quyền, thần quyền, truyền tải những tư tưởng<br />
về tôn giáo, thẩm mỹ của xã hội. Phù điêu hoành tráng được phát triển rất đa<br />
dạng ở nhiều lĩnh vực qua nhiều thời kì lịch sử nhưng nó cũng được định hình<br />
và mang đặc trưng văn hóa kinh tế chính trị từng quốc gia từng khu vực và<br />
từng vùng lãnh thổ.<br />
Phù điêu hoành tráng phương Đông từ cổ đại đến cận đại đều phục vụ<br />
cho thần quyền và vương quyền ở các đền đài, chùa chiền, lăng tẩm của vua<br />
chúa, tập trung vào tôn giáo, tín ngưỡng với lối tạo hình dàn trải theo chiều<br />
ngang, rất linh thiêng lan tỏa từ bên trong, thể hiện theo phong cách ẩn dụ,<br />
ước lệ. Phù điêu hoành tráng phi tôn giáo chưa phát triển do kinh tế, khoa<br />
học chưa phát triển mấy.<br />
Phù điêu xuất hiện ở Việt Nam từ lâu trong các cấu kiện kiến trúc đình<br />
làng, chùa chiền, lăng tẩm nhưng được thực hiện với kích thước nhỏ. Phù<br />
điêu hoành tráng là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện ở Việt Nam vào<br />
những năm cuối thập niên 80. Trước năm 1985 nền kinh tế còn chưa phát<br />
triển nên những công trình phù điêu hoành tráng không được chủ trọng. Tuy<br />
nhiên trong những năm 1985 trở lại đây, đất nước thống nhất kinh tế phục<br />
hồi, phù điêu hoành tráng có cơ hội phát triển với số lượng lớn.<br />
Đã có những học giả, nhà điêu khắc, nhà phê bình đã đề cập và nghiên<br />
cứu những khía cạnh của điêu khắc hoành tráng Việt Nam và được đề cập rất<br />
nhiều qua các hội thảo khoa học, nhưng thực sự vẫn chưa có công trình nào<br />
nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm loại hình nghệ thuật này. Do đó tác giả<br />
<br />