Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ: Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp
lượt xem 3
download
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số kết tử lập luận chỉ dẫn quan hệ đối lập phổ biến trong tiếng Pháp trên cơ sở có sự đối chiếu với tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ: Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THANH HUYỀN CÁC LỐI DIỄN ĐẠT THỂ ĐỐI LẬP TRONG TIẾNG PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Người hướng dẫn: GS.TS. ĐINH VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ............................................................................................................ i Lời cam đoan ........................................................................................................ ii Mục lục.................................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................. 3 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu ............................................................... 4 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Lý thuyết lập luận ......................................................................................... 5 I.1.1. Khái niệm lập luận ........................................................................................ 5 I.1.2. Cấu trúc lập luận ........................................................................................... 7 I.1.2.1. Các luận cứ của lập luận ............................................................................ 7 I.1.2.2. Kết luận của lập luận.................................................................................. 9 I.1.3. Lẽ thường - cơ sở của lập luận ..................................................................... 11 I.1.4. Các quan hệ liên kết giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận .................. 12 I.1.4.1 Quan hệ bổ sung ........................................................................................ 12 I.1.4.1 Quan hệ thời gian ...................................................................................... 13 I.1.4.1 Quan hệ nguyên nhân ................................................................................ 13 I.1.4.1 Quan hệ đối lập ......................................................................................... 14 I.1.5. Kết tử lập luận và một số vấn đề liên quan đến kết tử lập luận ..................... 15 I.1.5.1. Kết tử lập luận .......................................................................................... 15 I.1.5.2 Một số vấn đề liên quan đến kết tử lập luận. .............................................. 15 I.2. Một số vấn đề về quan hệ đối lập và các phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ đối lập ................................................................................................... 20 I.2.1. Khái niệm đối lập ........................................................................................ 20 I.2.2. Các kiểu quan hệ đối lập trong lập luận ....................................................... 22 I.2.3. Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ đối lập trong lập luận .............. 25 Tiểu kết chƣơng I ............................................................................................... 28 iii
- CHƢƠNG II QUAN HỆ ĐỐI LẬP VÀ CÁC KẾT TỬ CHỈ DẪN QUAN HỆ ĐỐI LẬP TRONG TIẾNG PHÁP II.1. Các kiểu quan hệ đối lập ............................................................................ 30 II.1.1. Quan hệ tương phản ............................................................................. 30 II.1.2. Quan hệ nhượng bộ .............................................................................. 33 II.1.3. Quan hệ bác bỏ - đính chính ................................................................. 36 II.2. Các kết tử chỉ dẫn quan hệ đối lập phổ biến trong tiếng Pháp ................ 39 II.2.1 Mais - kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng phổ biến nhất trong tiếng Pháp ............................................................................................................... 40 II.2.2. Quoique và bien que - kết tử chỉ dẫn quan hệ nhượng bộ điển hình ..... 52 II.2.3. Or - kết tử vừa chỉ dẫn quan hệ ngược hướng và đồng hướng ............... 57 II.2.4. Pourtant, cependant, néanmoins, toutefois – nhóm kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng đồng nghĩa “tuy nhiên”, “tuy vậy” ........................................ 62 II.2.5. Par contre, en revanche, au contraire – nhóm kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng đồng nghĩa “trái lại”, “ngược lại” .............................................. 77 Tiểu kết chƣơng II .............................................................................................. 88 CHƢƠNG III CÁC KẾT TỬ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CÁC KẾT TỬ CHỈ DẪN QUAN HỆ ĐỐI LẬP GIỮA TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT III.1. Các kết tử tƣơng đƣơng trong tiếng Việt ................................................. 91 III.1.1. Các kết tử nhưng, mà, còn ................................................................. 91 III.1.2. Kết tử mặc dù ..................................................................................... 98 III.1.3. Kết tử tuy nhiên ................................................................................ 103 III.1.4. Kết tử vậy mà/thế mà........................................................................ 108 III.1.5. Kết tử ngược lại................................................................................ 109 III.2. Việc chuyển dịch các kết tử chỉ dẫn quan hệ đối lập giữa tiếng Pháp và tiếng Việt ........................................................................................................... 114 III.2.1. Lưu ý về một số vấn đề thường gặp ở người Việt Nam khi sử dụng các kết tử trong tiếng Pháp .................................................................................. 114 III.2.2. Đề xuất về trình tự các bước thực hiện khi chuyển dịch các kết tử đối lập ................................................................................................................ 120 Tiểu kết chƣơng III .......................................................................................... 122 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 124 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TRÍCH DẪN iv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Đối lập trước hết là một khái niệm của lôgìc học. Nhưng đó cũng là một khái niệm quan trọng được sử dụng trong ngôn ngữ học, đặc biệt trong lý thuyết lập luận. Việc tạo ra thế đối lập giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận giúp cho người nghe so sánh, đánh giá các lì lẽ, thấy được « sự có lý » trong quan điểm người nói và nhờ đó người nói có thể thuyết phục được người nghe. Trên thế giới đã có những công trính nghiên cứu về các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện thế đối lập trong lập luận. Tuy nhiên, đa phần tập trung xem xét liên từ « nhưng » (mais trong tiếng Pháp hay but trong tiếng Anh). Hơn nữa, cũng chưa có một nghiên cứu nào về các phương tiện ngôn ngữ này trong tiếng Pháp từ góc độ của người học ngoại ngữ này và trên cơ sở đối chiếu với một ngôn ngữ thuộc một loại hính khác với tiếng Pháp. Mặt khác, từ góc độ của người làm công tác giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật, chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt về số lượng, bản chất cũng như phương thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ chỉ dẫn quan hệ đối lập trong tiếng Pháp so với tiếng Việt đã đặt ra nhiều khó khăn cho người học và người dịch trong việc lựa chọn cách diễn đạt tương đương trong ngôn ngữ kia. Riêng đối với phương tiện kết tử, học sinh Việt Nam rất ìt khi chủ động sử dụng các phương tiện này khi nói và viết tiếng Pháp. Các em cũng mắc nhiều lỗi ngữ pháp, ngữ dụng khi sử dụng các kết tử này trong thực hành và dịch thuật. Chẳng hạn, nếu phải chuyển dịch sang tiếng Pháp hai câu ở thế đối lập sau :“Hoa muốn làm y tá. Chị cô thì ngược lại muốn làm kinh doanh”, các bạn sinh viên đã đưa ra các khả năng : (a) Hoa veut devenir infirmière. Sa soeur, par contre, veut faire du business (b) Hoa veut devenir infirmière. Sa soeur, en revanche, veut faire du business 1
- (c) *Hoa veut devenir infirmière. Sa soeur, au contraire, veut faire du business Sở dĩ các em sinh viên đưa ra các giải pháp này rất đơn giản là ví «ngược lại » trong tiếng Việt có thể được chuyển dịch sang tiếng Pháp là « par contre », « en revanche », hay « au contraire ». Thế nhưng nếu nghiên cứu về các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các kết tử này, thí sẽ dễ dàng nhận thấy giải pháp c không được chấp nhận. Nếu muốn sử dụng kết tử au contraire, nội dung mệnh đề sau đó phải có sự thay đổi, chẳng hạn : (d) Hoa veut devenir infirmière. Sa soeur, au contraire, n‟aime pas la médecine, elle veut faire du business. (Hoa muốn trở thành y tá. Chị cô ây thí ngược lại không thìch ngành y mà muốn làm kinh doanh) Việc lựa chọn kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng này thay ví kết tử khác phụ thuộc vào đặc trưng cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các kết tử cũng như vào phong cách văn bản và ngữ cảnh giao tiếp. Nghiên cứu đề tài «Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp” sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề nêu trên. 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để tạo ra thế đối lập trong lập luận nhằm mục đìch thuyết phục dẫn dắt người nghe, làm người nghe chấp nhận quan điểm của mính, người nói có thể sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau như: các phương thức ngữ pháp (như danh cách (gerondif), bàng thái cách (subjonctif) trong tiếng Pháp), biểu thức điều kiện, một số cấu trúc đặc thù, các yếu tố từ vựng hàm nghĩa quan hệ đối lập và đặc biệt là các kết tử lập luận chỉ dẫn quan hệ ngƣợc hƣớng. Luận văn không có tham vọng đề cập đến tất cả các phương tiện ngôn ngữ có thể thể hiện thế đối lập trong tiếng Pháp ví đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Do vậy, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số kết tử lập luận chỉ dẫn quan hệ đối lập phổ biến trong tiếng Pháp trên cơ sở có sự đối chiếu với tiếng Việt. 2
- Để giúp cho công việc nghiên cứu các kết tử lập luận này, luận văn sẽ tiến hành khảo sát các biểu thức ngôn ngữ có dạng : p K q và các biến thể của nó trong đó : p, q là hai yếu tố ngôn ngữ (thường là mệnh đề/ phát ngôn) ở thế đối lập ; K là kết tử chỉ dẫn quan hệ đối lập Luận văn sẽ tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau : 1. Bản chất mối quan hệ đối lập giữa p và q 2. Các kết tử được sử dụng phổ biến để liên kết p và q, và các đặc trưng kết học, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các kết tử này. 3. Sau khi đã làm sáng tỏ các vấn đề trên, luận văn sẽ đóng góp một số giải pháp cho việc chuyển dịch các kết tử này giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá các kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng trong tiếng Pháp, phân loại chúng và xây dựng bộ đặc trưng kết học, ngữ nghĩa và ngữ dụng quan yếu của các kết tử này. Về mặt thực tiễn, trong quá trính giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam và trong quá trính làm công tác biên phiên dịch và giảng dạy chuyên ngành biên phiên dịch ở bậc đại học, chúng tôi đã phát hiện nhiều khiếm khuyết của người Việt trong việc sử dụng kết tử chỉ dẫn quan hệ đối lập trong tiếng Pháp. Người Việt Nam thường có xu hướng mô phỏng tiếng mẹ đẻ, dẫn đến một số lỗi về ngữ pháp và phong cách khi phải thể hiện quan hệ đối lập. Do vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu đề tài này giúp có thêm những hiểu biết cần thiết nhằm thiết thực góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giảng dạy và dịch thuật. 3
- 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu Việc nghiên cứu các kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng trong tiếng Pháp sẽ được thực hiện theo quan điểm ngữ dụng, điều này có nghĩa người nghiên cứu sẽ phải quan sát các phát ngôn có quan hệ đối lập trong các tình huống cụ thể. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp diễn giải, qui nạp, các thủ pháp so sánh đối chiếu, công thức hoá, mô hính hoá. Xuất phát từ mục đìch và phương pháp nghiên cứu của luận văn, cứ liệu của luận văn được xây dựng từ một số giáo trính tiếng Pháp (Panorama, Nouvel Espace, Grammaire progresssif, perspectives ….) và những tư liệu thực, mà chủ yếu là các bài viết trên các báo của Pháp « le Monde », « l‟Express », « l‟Humanité », « Le monde diplomatique », « le Point », « l‟Expansion », « la Libération», ... và tiểu thuyết « Mặt trời nhà Scorta » (le Soleil des Scorta), giải Goncourt 2004 của Laurent Gaudé được dịch giả Dương Tường dịch sang tiếng Việt. 4
- CHƢƠNG I Cơ sở lý luận của luận văn Thế đối lập được đề cập đến trong đề tài « Các lối diễn đạt thế đối trong tiếng Pháp » chình là quan hệ đối lập trong lập luận. Chình ví vậy, luận văn này đã được thực hiện dựa trên cơ sở Lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ (Argumentation dans la langue) của Anscombre & Ducrot. Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là người giới thiệu lý thuyết này và cũng là người tiên phong nghiên cứu lý thuyết lập luận dựa trên ngữ liệu tiếng Việt. Tiếp theo là các tác giả Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê, Đỗ Thị Kim Liên,... I.1 Lý thuyết lập luận Lập luận từng là một phạm trù nghiên cứu của tu từ học và lôgìc học trước khi trở thành đối tượng nghiên cứu trong ngôn ngữ học. Sự ra đời của Lý thuyết lập luận của hai nhà ngôn ngữ học Pháp Oswal Ducrot và Jean Claude Anscombre (Anscombre & Ducrot 1983) đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho vấn đề này: đó là nghiên cứu lập luận dưới góc độ dụng học. Lý thuyết lập luận của Ducrot & Anscombre dựa trên cơ sở tiền đề là mọi phát ngôn đều hướng đến một loại kết luận nào đó và do đó thường mang tình lập luận. I.1.1. Khái niệm lập luận Theo Ducrot & Anscombre (1983) , «[…] một người nói thực hiện một hành động lập luận khi người đó trình bày một phát ngôn E1 (hoặc một tập hợp phát ngôn) nhằm mục đích làm cho người nghe chấp nhận một phát ngôn E2 khác (hoặc một tập hợp phát ngôn khác) »1 (1) La crise financière actuelle est bien différente des précédentes. Elle n‟est pas encore finie. Il est donc difficile d‟en évaluer l‟ampleur. (Cuộc khủng hoảng tài 1 «[…] un locuteur fait une argumentation lorsqu‟il présente un énoncé E1 (ou un ensemble d‟énoncés) comme destiné à en faire admettre un autre (ou un ensemble d‟autres) E2» 5
- chình hiện nay khác với các cuộc khủng hoảng trước đây. Nó vẫn chưa kết thúc. Ví vậy, khó có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này) Đoạn văn bản trên gồm 3 phát ngôn, trong đó phát ngôn thứ nhất : E1a= „Cuộc khủng hoảng tài chình hiện nay khác với các cuộc khủng hoảng trước đây‟ và phát ngôn thứ 2 E1b= „Nó vẫn chưa kết thúc‟ chính là những lý do được trính bày để người nghe chấp nhập một kết luận được thể hiện bằng phát ngôn thứ 3 E2= „khó có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này‟. Theo định nghĩa của Anscombre & Ducrot, hành động trính bày ba nội dung trên được xem là hành động lập luận và ba phát ngôn này làm thành một lập luận. Các tác giả Van Eemeren, Grootendorst & Henkeman (1996) trong cuốn « Fundamentals of Argumentation Theory » thí định nghĩa lập luận : « là một hành động trí tuệ có tính xã hội và được thể hiện bằng ngôn ngữ nhằm mục đích làm tăng (hoặc giảm) khả năng người nghe (người đọc) chấp nhận một quan điểm gây tranh cãi trên cơ sở đưa ra một tập hợp những mệnh đề để chứng minh (hoặc bác bỏ) quan điểm đó trước một người có khả năng đánh giá sáng suốt2 » Theo định nghĩa này, vì dụ (1) cũng là một hành động lập luận trong đó việc trính bày tập hợp phát ngôn E1 là để nhằm mục đìch làm tăng khả năng người nghe chấp nhận quan điểm cho rằng „khó có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chình hiện nay‟. Cả hai định nghĩa trên không có gí mâu thuẫn với nhau. Chúng đều cho thấy : lập luận là hành động đưa ra các lý lẽ (mệnh đề) nhằm mục đìch thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận (hoặc bác bỏ) một quan điểm cũng có nghĩa là chấp nhận một kết luận mà người nói (viết) muốn hướng tới. 2 « Argumentation is a verbal and social activity of reason aimed of increasing (or decreasing) the acceptability of a controversal standpoint for the listener or reader, by putting forward a constellation of propositions intended to justify (or refute) the standpoint before a rational judge)” 6
- Lập luận không phải là thuyết phục ví lập luận chỉ là một trong những phương thức để thuyết phục, chỉ nhằm dẫn đến kết luận, còn kết luận đó có thuyết phục được người nghe hay không lại là việc khác. Lập luận cũng không phải là đưa ra các phát ngôn có tình miêu tả thuần tuý. Trong lập luận, mỗi phát ngôn đưa ra ngoài giá trị thông tin, miêu tả (chỉ là giá trị phụ) còn có nhận định, đánh giá và những kết luận mà người muốn hướng tới. Chình giá trị lập luận này mới làm nên giá trị chình của các phát ngôn trong lập luận. Lập luận có thể dựa trên sự suy diễn lôgíc nhưng khác với lập luận trong logíc, kết luận rút ra từ lập luận trong ngôn ngữ thường chỉ là kết quả của sự chiêm nghiệm thực tế và việc nắm bắt được nghĩa của phát ngôn lý lẽ. I.1.2. Cấu trúc của lập luận Thuật ngữ lập luận có thể được hiểu là một hành động lập luận (acte d‟argumentation) cũng có thể được hiểu là sản phẩm của hành động này, tức là toàn bộ cấu trúc của lập luận cả về nội dung, cả về hính thức. Với tư cách là một cấu trúc ngôn ngữ, lập luận có thể bao gồm một hay một tập hợp các lý lẽ được diễn đạt bằng phát ngôn và được gọi là các luận cứ, và một hay một tập hợp các kết luận. Nói cách khác, luận cứ và kết luận là những thành phần của lập luận. Mối quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận được biểu diễn bằng biểu thức : p → r I.1.2.1. Các luận cứ của lập luận a. Về mặt cấu trúc hính thức, luận cứ là những câu hoặc vế câu được liên kết với nhau theo những nguyên tắc cú pháp nhất định (quan hệ giữa tìn hiệu với tìn hiệu). Về mặt lôgìc ngữ nghĩa, luận cứ là những mệnh đề chứa đựng nội dung được tạo nên bởi ý nghĩa của các từ ngữ tương ứng với các sự vật trong thế giới hiện hữu (quan hệ giữa tìn hiệu với sự vật được biểu thị). Về mặt phát ngôn, luận cứ là những lý lẽ chứa đựng một thông tin miêu tả, một 7
- nhận định, hay một quy tắc, nguyên lý xử thế nào đó …có sự liên kết với thế giới khả hữu. Về mặt ngữ dụng, luận cứ là những hành động phát ngôn ở lời, những giá trị lập luận đìch thực của các luận cứ được hính thành từ những ngữ cảnh nhất định phù hợp với ý định của người sử dụng (quan hệ giữa tìn hiệu với người lý giải). Các luận cứ được đưa ra nhằm mục đìch dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới (dù kết luận là tường minh hay hàm ẩn). (2) Jean est intelligent mais brouillon. L‟engager n‟est pas une bonne idée. (Jean thông minh nhưng ẩu. Nhận cậu ấy không phải là ý hay đâu) (3) Jean est brouillon mais intelligent. (Jean ẩu nhưng lại thông minh) Hai ví dụ này có chung 2 luận cứ : „Jean thông minh‟ & „Jean ẩu‟. Trật tự sắp xếp luận cứ khiến cho 2 lập luận hướng đến 2 kết luận khác nhau: kết luận ở (2) là tường minh: „không nên nhận Jean‟, còn ở (3) là hàm ẩn: „nên nhận Jean‟. b. Luận cứ cũng có thể tường minh hoặc ngầm ẩn. Trong hai vì dụ trên, các luận cứ đều tường minh. Nhưng ở vì dụ sau, có một luận cứ ở dạng ngầm ẩn. (4) Je sors parce que je veux quand même prendre l‟air (tôi ra ngoài ví tôi vẫn muốn hóng mát) Ở vì dụ (4), có hai lập luận đan xen : Lập luận 1 : hệ quả – nguyên nhân „Tôi ra ngoài ví tôi muốn hóng mát‟ Lập luận 2 : đối lập giữa luận cứ „tôi muốn ra ngoài‟ và một luận cứ ngầm ẩn „trời mưa‟ hoặc „tôi mệt‟ (tôi vẫn muốn ra ngoài dù trời mưa hoặc dù tôi mệt). Luận cứ ngầm ẩn này được nhận biết nhờ sự hiện diện của cụm từ « quand même » (vẫn) c. Giữa các luận cứ của lập luận có quan hệ định hướng lập luận, có nghĩa là p và q được đưa ra để hướng tới một kết luận r nào đó. Quan hệ định hướng lập luận có thể đồng hướng hoặc ngược hướng : 8
- i) Trong quan hệ lập luận đồng hướng, các luận cứ được đưa ra để hướng tới cùng một kết luận, để phục vụ cùng một kết luận. Trong trường hợp này, các luận cứ có quan hệ tương hợp : chúng lập thành một nhóm luận cứ : (5) (r)Pierre a bien réussi dans ses études : (p) il a une thèse de troisième cycle , et (q) même une thèse d‟Etat (Pierre là người thành đạt trên con đường học vấn : cậu ấy đã có bằng tiến sĩ, thậm chì đã nhận cả bằng tiến sĩ cấp Nhà nước). p và q lập thành một nhóm luận cứ cùng phục vụ cho kết luận r „Pierre là người thành đạt trên con đường học vấn‟. ii) Trong quan hệ lập luận ngược hướng, các luận cứ đưa ra không hướng tới cùng một kết luận. Chẳng hạn, p hướng tới kết luận r, q hướng tới kết luận r (r và r phải cùng một phạm trù hay nói cách khác r là phủ định của r). Trở lại với vì dụ (2) : (2) (p) Jean est intelligent mais (q) brouillon. L‟engager n‟est pas une bonne idée. (Jean thông minh nhưng ẩu. Nhận cậu ấy không phải là ý hay đâu) p hướng tới một kết luận r=nên nhận Jean trong khi q hướng tới kết luận trái ngược r=không nên nhận Jean Xét theo quan hệ định hướng lập luận, các luận cứ có thể có hiệu lực lập luận khác nhau có nghĩa là p có sức mạnh đối với kết luận r (hoặc r) lớn hơn q hoặc ngược lại. Trong lập luận, giá trị thực sự của các thông tin miêu tả chình là các hiệu lực lập luận của chúng. Thường thì luận cứ có hiệu quả lập luận mạnh hơn được đặt sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu hơn. Luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn sẽ quyết định hướng của lập. Trong vì dụ (2), chình q là luận cứ có giá trị để đưa đến kết luận của lập luận. Vì dụ (3) có sự hoán đổi vị trì giữa p và q nên kết luận của lập luận cũng thay đổi. Trong trường hợp quan hệ lập luận đồng hướng (5), tất cả các luận cứ cùng phục vụ cho kết luận, nhưng luận cứ cuối cùng q „Pierre đã nhận cả bằng tiến sĩ cấp nhà nước‟ có hiệu lực lập luận mạnh hơn p „Pierre đã có bằng tiến sĩ‟, tạo cơ sở vững chắc hơn cho kết luận. I.1.2.2 Kết luận của lập luận 9
- a. Kết luận là cái được rút ra từ các luận cứ của lập luận, là cái mà các luận cứ hướng tới. Dù các luận cứ có quan hệ đồng hướng hay nghịch hướng cũng đều có sự cộng hưởng hàm ý để tạo nên một kết luận chung. Kết luận là cái mà dụng ý người sử dụng muốn đạt tới. Cái dụng ý kết luận đó có khi được thể hiện tường minh ở một mệnh đề trong câu, ở một phát ngôn khác trong đoạn (vì dụ 2,5) nhưng cũng có khi là một nội dung hàm ẩn để người đọc, người nghe tự rút ra (quan hệ giữa tìn hiệu và người sử dụng, lý giải). (6) La France respecte le principe de démocratie mais aussi celui d‟Etat de droit. Et dans un Etat de droit, on a des papiers. (nước Pháp tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và cả nguyên tắc Nhà nước pháp quyền. Và trong một nhà nước pháp quyền, người dân phải có giấy tờ.) Trong lập luận trên, người nói chỉ đưa ra các luận cứ :i) nước Pháp tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, Nhà nước pháp quyền ; ii) trong nhà nước Pháp quyền, người ta phải có giấy tờ. Kết luận ở đây ngầm ẩn nhưng người nghe có thể tự rút ra : „những người không có giấy tờ hợp lệ không được chào đón ở Pháp, nên trục xuất họ ra khỏi nước Pháp‟. Cũng có khi kết luận được thể hiện dưới hính thức một câu hỏi tu từ và người nghe, người đọc phải dựa vào các luận cứ cũng như các chỉ dẫn lập luận để tự rút ra dụng ý kết luận : (7) Tu n‟es jamais venu chez lui. Tu ne sais pas où il travaille et qui il fréquente. Alors que sais–tu de lui? (Cậu chưa bao giờ đến nhà anh ta. Cậu không biết anh ta làm ở đâu, hay giao du với ai. Vậy cậu biết gí về anh ta đây ?) Kết luận dường như là một phát ngôn hỏi, nhưng dụng ý kết luận không phải để chất vấn mà dụng ý này được thể hiện ngầm ẩn qua câu hỏi : cậu chẳng biết gí về anh ta cả, không nên kết bạn với anh ta. b. Trong cấu trúc lập luận, vị trì của kết luận có thể thay đổi. Sự thay đổi về vị trì thường kéo theo sự thay đổi về nội dung biểu hiện. Kết luận thường đứng cuối lập luận và nội dung biểu hiện như là một kết quả được rút ra từ những luận cứ đã nêu: 10
- (8) (p)Aujourd‟hui, j‟ai dû payer mes impôts, (q)j‟ai perdu mon portefeuille. (r) C‟est vraiment une mauvaise journée. (Hôm nay, tôi phải nộp thuế, tôi bị mất vì. Đây đúng là một ngày tồi tệ.) Cũng có khi kết luận đứng đầu lập luận với nội dung như là một nhận xét, đánh giá khái quát về những điều sẽ được giải thìch bằng những luận cứ tiếp theo. (9) (r)Renouveler une carte d‟identité ou un passeport n‟est pas toujours une opération simple. (p)L‟examen approfondi, de plus en plus rigoureux, de la situation du demandeur concerne son identité mais aussi (q) sa nationalité. (Việc cấp mới chứng minh thư hay hộ chiếu không phải lúc nào cũng là một thủ tục đơn giản. Công việc điều tra sâu về hoàn cảnh người yêu cầu cấp mới ngày càng chặt chẽ, không chỉ liên quan đến danh tình mà cả quốc tịch của người này.) Cũng có khi kết luận xen vào giữa lập luận và nội dung của kết luận thường là một nhận xét, đánh giá, bộc lộ thái độ nảy sinh từ những luận cứ gợi ra ở phìa trước và được bổ sung bằng những điều minh hoạ thêm hoặc giải thìch cho kết luận trong những luận cứ sau: (10) (p) La robe est belle et pas chère. Mais (r) je ne l‟achète pas. (q) Elle ne me va pas. (Chiếc váy đẹp và không đắt. Nhưng tôi vẫn không mua nó. Nó không vừa với tôi) I.1.3. Lẽ thường - cơ sở của lập luận Nếu lập luận trong lôgìc có cơ sở là các tiền đề lôgìc và các thao tác lôgìc, thí cơ sở để nối kết luận cứ với kết luận tạo nên một lập luận trong giao tiếp, trong cuộc sống xã hội lại là các topoi (số ìt là topo 3) (Ducrot 1983), tức là các « lẽ thường » theo cách dịch của Đỗ Hữu Châu hay « lý lẽ chung » theo đề xuất của Nguyễn Đức Dân. Lẽ thường là những chân lý thông thường có tình kinh nghiệm, không có tình tất yếu, bắt buộc như các tiền đề lôgìc. Có những lẽ thường phổ quát chung cho nhân loại được tất cả các dân tộc chấp nhận. Chẳng hạn như „thời 3 Thuận ngữ topo là thuật ngữ đã được Aristote đưa ra trong cuốn Topiques để chỉ các nguyên lý chung đươc chấp nhận trong một cộng đồng ngôn ngữ và được sử dụng làm cơ sở cho lập luận. Ducrot đã sử dụng lại thuật ngữ này trong lý thuyết lập luận. 11
- tiết xấu‟ thí „mọi người thường ở trong nhà, không đi ra ngoài‟. Nhưng cũng có lẽ thường chỉ được một dân tộc hoặc một địa phương thừa nhận. Chẳng hạn lập luận : «Mới đầu tháng, thế mà cậu đã đi thăm bà đẻ » sẽ trở nên vô lý đối với người nước ngoài, nhưng đối với người Việt Nam thí hoàn toàn có thể giải thìch được. Hai luận cứ „đầu tháng‟ và „đi thăm bà đẻ‟ hoàn toàn có thể kết nối được với nhau thông qua lẽ thường được nhiều người Việt biết đến: đầu tháng thường tránh làm những điều mang xui xẻo đến như đi thăm bà đẻ. Dựa trên lẽ thường này, người Việt nhận biết được ngay kết luận ngầm ẩn có thể rút ra từ đây là lời cảnh báo „cậu có thể gặp xui xẻo trong tháng‟. Một lập luận có thể dựa trên một hoặc nhiều lẽ thường khác nhau. Các lẽ thường khác nhau trong một lập luận không loại trừ nhau, mà chỉ hơn kém nhau hiệu lực trong lập luận. Chú trọng lẽ thường nào là ý đồ của người nói. (11) a. Il fait beau mais je suis fatigué. Je ne sors pas 4. (Trời đẹp nhưng tôi mệt nên không đi chơi được.) b.Je suis fatigué mais il fait beau. Je sors quand même (Tôi mệt nhưng trời đẹp nên tôi vẫn cứ đi chơi.) Cả hai lập luận này đều dựa trên hai lẽ thường : To1=„trời đẹp thí đi chơi‟, và To2=„mệt thí không đi chơi‟, nhưng (11a) chú trọng lẽ thường To2, còn đối với (11b) To1 có hiệu lực mạnh hơn. Để bác bỏ một lập luận, người ta có thể đơn giản tuyên bố về tình không quan yếu của nó bằng cách đưa ra một lẽ thường khác. Chẳng hạn để bác bỏ lập luận „trời đẹp nên đi chơi‟, có thể đưa ra một lẽ thường khác như „mệt thí không nên làm gí khác ngoài nghỉ ngơi‟ hay „sức khoẻ là trên hết‟. I.1.4. Các quan hệ liên kết giữa các luận cứ và kết luận trong lập luận Các luận cứ liên kết với nhau và liên kết với lập luận không phải chỉ theo các nguyên tắc cú pháp mà còn dựa trên các quan hệ ngữ nghĩa nhất định tùy 4 Vì dụ dẫn theo Moeschler (1985) 12
- theo ý đồ của của người nói. Chình sự liên kết ngữ nghĩa này sẽ đảm bảo sự thống nhất và mạch lạc cho lập luận. Halliday & Hassan (1976) phân biệt 4 kiểu quan hệ liên kết : bổ sung, thời gian, nguyên nhân và nghịch đối (đối lập). I.1.4.1 Quan hệ bổ sung Đây là kiểu quan hệ giữa hai mệnh đề/phát ngôn đi liền kề nhau, trong đó phát ngôn đi trước chưa bộc lộ hết nghĩa, chưa cung cấp đầy đủ thông tin, phát ngôn đi sau có nhiệm vụ giải thìch, làm rõ, tăng cường ý nghĩa cho phát ngôn trước, hoàn chỉnh ý nghĩa chưa được nêu ra ở phát ngôn trước. Kiểu quan hệ này là quan hệ đồng hướng giữa các luận cứ cùng hướng tới một kết luận : (12) La France n‟a pas participé à la course aux armements. De plus, la France s‟est toujours refusé à faire de l‟arme atomique une arme de "bataille". (Nước Pháp chưa bao giờ tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Hơn nữa, nước này luôn từ chối coi vũ khì nguyên tử là vũ khì chiến đấu.) I.1.4.2. Quan hệ thời gian Là kiểu quan hệ giữa hai mệnh đề/phát ngôn đi liên kề nhau theo một trính tự thời gian nào đó như trước sau, liên tục, gián đoạn, đồng thời, nối tiếp,... (13) Pierre Bayle étudie au Collège d'enseignement technique de Castelnaudary. Il travaille en même temps dans une petite poterie de la commune. (Pierre Bayle học tại Trường kỹ thuật ở Castelnaudary. Đồng thời, ông làm việc trong một xưởng gốm ở làng này). Đây có thể là quan hệ giữa các luận cứ có quan hệ đồng hoặc ngược hướng. I.1.4.3. Quan hệ nguyên nhân Là quan hệ giữa hai mệnh đề/phát ngôn trong đó một nêu lên nguyên nhân và một thể hiện kết quả của nguyên nhân. Phát ngôn thể hiện nguyên nhân có thể đứng trước (14) hoặc đứng sau (15). 13
- (14) Il était là tout à l‟heure. Il ne doit donc pas être loin. (Anh ta vừa ở đây lúc nãy. Vì thế, anh ta hẳn không ở xa đây.) (15) Ils ont été condamnés parce qu‟ils avaient commis un vol. (Họ đã bị kết án ví đã phạm tội ăn cắp.) Quan hệ nguyên nhân - kết quả là quan hệ giữa luận cứ và kết luận: luận cứ chình là nguyên nhân, còn kết luận là kết quả của nguyên nhân. I.1.4.4. Quan hệ đối lập Một định nghĩa đầy đủ về quan hệ đối lập sẽ được trính bày cụ thể ở phần I.2 chương I. Ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra ví dụ cụ thể về quan hệ đối lập: (16) Il y a de nombreuses recherches sur la maladie; pourtant aucun vaccin n‟a été trouvé. (Có nhiều nghiên cứu về căn bệnh này ; tuy nhiên không một loại vaxin nào được tím ra). Lập luận trên gồm hai phát ngôn có quan hệ lập luận ngược hướng : p=có nhiều nghiên cứu về căn bệnh này hướng người nghe tới kết luận r=tím ra được vaxin ngừa bệnh ; còn q đưa ra kết luận trái ngược lại : không có vaxin nào được tím ra. Quan hệ giữa p và q chình là quan hệ đối lập. (17) Il a promis de venir chez moi mais il est allé voir son frère. Il n‟a donc pas tenu sa promesse. (Anh ta đã hứa là đến chỗ tôi nhưng anh ta lại đến gặp anh trai mính. Vậy là anh ta đã không giữ lời hứa.) Lập luận này gồm 3 thành phần : hai luận cứ và một kết luận trong đó một luận cứ không thuận cho kết luận, một là cơ sở khẳng định kết luận. Quan hệ giữa hai luận cứ trong vì dụ này cũng là quan hệ đối lập. (18) Elle aime aller au spectacle. Lui, au contraire, aime recevoir des amis chez lui. (Cô ấy thìch đi xem biểu diễn. Ngược lại, anh ấy thìch tiếp đón bạn bè ở nhà.) Lập luận 18 cũng gồm hai luận cứ có quan hệ đối lập ví chúng ghi nhận hai sở thìch trái ngược nhau của hai đối tượng. Các vì dụ trên cho thấy quan hệ đối lập có thể tồn tại giữa hai luận cứ hoặc giữa các luận cứ và kết luận. Trong trường hợp thứ nhất, người nói đưa ra hai luận cứ đối lập nhau để tạo nên một sự so sánh dẫn dắt người nghe tới một kết luận nào đó, hoặc nhấn mạnh vào một luận cứ để hướng người nghe đến kết luận mà mính mong muốn. Trong trường hợp thứ hai, người nói đưa ra kết luận trái ngược với luận cứ nhằm khẳng định (áp đặt) quan điểm của 14
- mính và loại trừ khả năng phản bác lại của người đối thoại (ví luận cứ có thể dùng để phản bác đã được trính bày). I.1.5. Kết tử lập luận và một số vấn đề liên quan đến kết tử lập luận Định hướng của lập luận cũng như các quan hệ liên kết của các luận cứ và kết luận có thể nhận biết được nhờ các yếu tố có vai trò chỉ dẫn lập luận như các kết tử lập luận (connecteurs argumentatifs). Trong các vì dụ trên, các kết tử như de plus, en même temps, donc, parce que, mais, pourtant và au contraire chình là những chỉ dẫn lập luận giúp nhận biết quan hệ liên kết trong lập luận. I.1.5.1. Kết tử lập luận Kết tử lập luận là yếu tố phối hợp hai hoặc một số phát ngôn thành một lập luận duy nhất. (19) Il est 7 heure. Alors dépêche-toi ! (Bảy giờ rồi đấy, ví thế hãy khẩn trương lên!) Kết tử không tác động đến tiềm năng lập luận của phát ngôn chứa nó, mà « kết nối » mệnh đề/phát ngôn này với một mệnh đề/phát ngôn khác làm thành một lập luận đồng thời định hướng cho lập luận. Nhờ kết tử mà các mệnh đề/phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận. Nhờ có các kết tử mà ta biết được quan hệ lập luận là đồng hướng hay ngược hướng, quan hệ lập luận được tạo nên theo cơ chế nào, hoàn cảnh nào và nhằm mục đìch gí. Chẳng hạn trong vì dụ (19) kết tử alors cho ta biết phát ngôn „hãy khẩn trương lên‟ là kết luận, còn „bảy giờ rồi đấy‟ là luận cứ và quan hệ lập luận giữa chúng là quan hệ nguyên nhân - hệ quả. I.1.5.2 Một số vấn đề về kết tử lập luận : a. Kết tử lập luận thuộc về nhiều lớp từ loại khác nhau : liên từ như mais, donc, et..., phó từ như pourtant, cependant, toutefois, néanmoins (đều được chuyển dịch sang tiếng Việt là tuy nhiên, tuy vậy) ..., quán ngữ (cụm từ cố định) như au contraire, par contre, en revanche (đều được chuyển dịch sang 15
- tiếng Việt là trái lại, ngược lại), ... hay cụm chủ vị như „tu sais‟ (bạn biết đấy). Kết tử có thể xuất hiện đơn như các kết tử vừa kể trên hoặc ghép như trường hợp certes ....... mais, non seulement ...... mais aussi, hay trong tiếng Việt ta có không những .... mà còn, đã ....... lại. Do bản chất từ loại khác nhau, nên phạm vi hoạt động của các kết tử cũng khác nhau. Có kết tử có thể kết nối mệnh đề có quan hệ chình - phụ (20), có kết tử được sử dụng để kết nối hai câu, hai phát ngôn độc lập (21). (20). Bien que les cultures de plantes génétiquement modifiées soient quasiment inexistantes en France, les OGM entrent progressivement dans notre alimentation. (Mặc dù ở Pháp gần như không có việc trồng các loại cây biến đổi gen nhưng sản phẩm biến đổi gen vẫn dần thâm nhập vào thực phẩm của chúng ta.) (21). Le choc est grand pour le petit royaume nordique. Pourtant, le ministre des Finances se veut rassurant. (Đây là cú sốc là lớn đối với vương quốc Bắc Âu nhỏ bé này. Tuy nhiên, ngài bộ trưởng tài chình vẫn muốn làm yên lòng mọi người.) b. Kết tử có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau : i) Tuỳ theo quan hệ với luận cứ và kết luận, các kết tử được chia thành kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử đưa một nội dung (hay một hành vi ở lời) vào làm luận cứ cho một lập luận. Đó là các kết tử như parce que (vì), par exemple (vì dụ như), bienque, quoique (mặc dù)... Kết tử dẫn nhập kết luận là những kết tử đưa vào lập luận một nội dung (hay một hành vi ở lời) đóng vai trò kết luận cho lập luận. Đó là các kết tử như donc (ví vậy, nên), alors (cho nên), en tout cas (trong mọi trường hợp), de toute façon (Dù sao đi chăng nữa)... Một số kết tử vừa có thể dẫn nhập luận cứ vừa có thể dẫn nhập kết luận trong lập luận. Đó là trường hợp của kết tử mais trong 2 vì dụ sau : (22). La robe est belle et pas chère. Mais elle ne me va pas.(Chiếc váy đẹp và không đắt. Nhưng nó không vừa với tôi) → mais dẫn nhập luận cứ. (23). La robe est belle et pas chère. Mais je ne l‟achète pas. (Chiếc váy đẹp và không đắt. Nhưng tôi vẫn không mua nó.) → mais dẫn nhập kết luận. 16
- ii) Tuỳ theo tình chất liên kết phát ngôn tham gia cấu tạo lập luận, các kết tử lập luận có thể chia thành kết tử 2 vị trì và kết tử 3 vị trì. Kết tử 2 vị trì (loại K (p,r)) là những kết tử chỉ cần hai phát ngôn là đủ lập thành một lập luận ; nó không cần sự can thiệp của một thành phần ngầm ẩn thứ ba. Donc (ví vậy), alors (ví thế), par consequence (do đó), car (vì), parce que (ví), ...là những kết tử 2 vị trì. Kết tử 3 vị trì (loại K (p,q,r)) là loại kết tử ngoài hai biến số lập luận còn cần có sự can thiệp của một biến số thứ ba ngầm ẩn hay tường minh có chức năng như một luận cứ hay kết luận. Các kết tử loại này là mais (nhưng), quand même (vẫn), toutefois (tuy nhiên), finalement (cuối cùng thì), d’ailleurs (vả lại), même (thậm chì), .... iii) Tuỳ theo khả năng kết nối các luận cứ, kết luận đồng hướng hay ngược hướng, các kết tử lập luận còn có thể chia thành kết tử chỉ dẫn quan hệ đồng hướng (même, non seulement .... mais aussi, par ailleurs, de plus, en plus, ...) và các kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng (mais, or, pourtant, cependant, toutefois, en revanche, par contre,...). Các kết tử chỉ dẫn quan hệ ngược hướng chình là những phương tiện hữu hiệu để thể hiện quan hệ đối lập và đây chình là đối tượng khảo sát nghiên cứu của luận văn này. c. Với tư cách là một thành phần trong lập luận, kết tử lập luận chỉ dẫn quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ đối lập, bổ sung, giải thìch, nhân - quả, thời gian,...) giữa các luận cứ và kết luận. Kết tử đồng thời cũng là yếu tố tham gia tổ chức lập luận, và qua đó tham gia tổ chức văn bản hay diễn ngôn. Nhờ sự hiện diện của các kết tử, người đọc, người nghe có thể phân biệt được thông tin chình với thông tin phụ, luận cứ với kết luận, dễ dàng nắm bắt được cấu trúc của văn bản hay diễn ngôn. Văn bản sau đây là một văn bản không dễ nắm bắt mối quan hệ giữa các phát ngôn và cũng không dễ nhận biết cấu trúc nếu không có các kết tử : Ví dụ (24) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 240 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn