intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

254
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức tập trung làm rõ đặc điểm ngôn ngữ báo chí và TĐVB báo chí; đặc điểm của TĐVB tin tức. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Ngôn ngữ học và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thảo ĐẶC ĐIỂM CỦA TIÊU ĐỀ VĂN BẢN TRONG THỂ LOẠI TIN TỨC Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Hiện nay, báo chí và ngôn ngữ báo chí đóng một vai trò thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Một trong những yếu tố có tính chất khêu gợi, đánh vào sự chú ý của người đọc, đó là tiêu đề văn bản (TĐVB). Có khá nhiều cách đặt tiêu đề (TĐ) cho văn bản (VB) báo chí. Tuy nhiên, lựa chọn cách này hay cách khác lại lệ thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, dù thế nào thì mỗi TĐ nên vừa nêu được thần thái của bài viết vừa gợi trí tò mò cho độc giả. Bộ phận TĐ luôn giữ một vai trò quan trọng trong một VB. Nó là yếu tố đầu tiên, là cánh cửa để người đọc mở vào VB. Người đọc có lựa chọn VB này không là nằm ở TĐVB có thu hút, có hấp dẫn hay không. Đối với một VB tin tức, vai trò của TĐ lại càng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, từ trước đến nay, nghiên cứu về đặc điểm của TĐVB báo chí về phương diện ngôn ngữ và kí hiệu vẫn chưa được quan tâm nhiều. Xuất phát từ nhiều phương diện khác nhau, luận văn này chọn TĐVB trong thể loại tin tức làm đối tượng khảo sát. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về đặc điểm của TĐVB tin tức. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, đồng thời dựa trên những khảo sát TĐ báo chí (trong đó giới hạn đối tượng ở báo viết, không đề cập đến báo hình, báo nói và báo điện tử) ở thể loại tin tức (giới hạn như đã nêu ở tên đề tài), luận văn cố gắng khái quát một số đặc điểm của TĐVB tin tức.
  3. 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu TĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiếp nhận bài báo của người đọc. Bài báo có trở nên thu hút hay gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho người đọc hay không được quyết định bởi TĐ bài báo. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát về các đặc điểm của TĐVB tin tức là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, trong phạm vi có thể, luận văn nghiên cứu đặc điểm chung về báo chí, về TĐVB báo chí, trong đó đi sâu vào đặc điểm TĐ tin tức. Qua khảo sát 1000 đơn vị TĐVB tin tức điển hình và 1000 đơn vị TĐVB tin tức không điển hình, nỗ lực mà luận văn hướng tới là nhận diện các đặc điểm về hình thức, nội dung, ngữ dụng và chức năng giao tiếp của TĐVB tin tức. 3. Lịch sử vấn đề Những năm gần đây, khi mà báo chí đã phát triển vượt bậc và ngày càng chứng tỏ được thế mạnh cũng như vị trí, tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thì ngày càng có nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí nhằm nâng cao hơn nữa nghiệp vụ báo chí. Có khá nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận ngôn ngữ báo chí từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí, cũng như là bài giảng dành cho sinh viên báo chí, Vũ Quang Hào 2004 (“Ngôn ngữ báo chí”, Nxb ĐHQG Hà Nội) đưa ra nhiều ý kiến rất có giá trị, nhưng xét về thuần tuý ngôn ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu làm nổi rõ đặc điểm ngôn ngữ báo chí. Tác giả cùng những sinh viên khoa báo chí như Nguyễn Đức Thắng 1995 trong luận văn “Tính hấp dẫn của tít báo Việt ngữ”, Nguyễn Thu Hà 1994 trong luận văn “Về những khiếm khuyết của một số tít báo… tiếng Việt, theo cách nhìn của ngôn ngữ học”, Nguyễn Thị Mai 1998 trong báo cáo khoa học sinh viên “Về đặc trưng ngôn ngữ của tít báo và những thủ pháp đặt tít thông thường” đã cho thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ tít báo. Tuy nhiên những bài viết chỉ tập trung nhiều ở lĩnh vực báo
  4. 3 chí. Thuật ngữ tít, theo Vũ Quang Hào 2004, còn được gọi là đầu đề, tiêu đề, nhan đề… nhưng tác giả đề nghị và chấp nhận dùng thuật ngữ tít. Tác giả cho rằng đây là một thuật ngữ báo chí, lại vừa một từ nghề nghiệp, được dùng phổ biến và có tính quốc tế. Ngoài ra, thuật ngữ này có khả năng phái sinh cao, tiện lợi cho việc gọi tên các khái niệm phái sinh, và tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít. Nguyễn Tri Niên 2003, cũng xem xét vấn đề này dưới quan điểm của báo chí học. Tuy nhiên, tác giả này lại có sự phân biệt rạch ròi giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ (“Ngôn ngữ báo chí”, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.13). Xuất phát từ bản chất của thông tin báo chí, tác giả đã chỉ ra được ba đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nhưng chưa xuất phát từ bản chất nội tại của ngôn ngữ. Hoàng Anh 2003, khi khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí xuất phát từ góc độ chức năng và nhận định nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện (“Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”, Nxb Lao Động). Tuy nhiên, cũng như phần lớn các nhà nghiên cứu dưới quan điểm của báo chí học, tác giả chưa làm nổi bật được tính chất ngôn ngữ của báo chí. Dưới góc độ của một nhà văn, Hà Minh Đức 2000 trong “Cơ sở lý luận báo chí. Đặc tính chung và phong cách”, (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có sự so sánh ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ văn học “Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học là những hình thái ngôn ngữ được phổ biến rộng, và có tính chuẩn mực cao”. Theo tác giả, ngôn ngữ báo chí chủ yếu là ngôn ngữ chính luận, đảm nhiệm chức năng thông tin. Những vấn đề tác giả đưa ra là những gợi mở vô cùng bổ ích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí. Dưới góc độ ngôn ngữ, Trần Thanh Nguyện năm 2004, trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ (Trường Đại học Sư phạm, T.P. Hồ Chí Minh) về đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí” đã phần nào làm sáng tỏ
  5. 4 những đặc điểm ngôn ngữ của báo chí. Nguyễn Đức Dân từ lâu đã quan tâm đến ngôn ngữ báo chí và có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Trong bài viết “Dấu ngoặc kép trong những đề báo” đăng trên báo Kiến thức ngày nay, số 218, 1996, tác giả chú ý đến vai trò quan trọng của dấu ngoặc kép trong những đề báo. Trong một số bài nghiên cứu khác, tác giả xét hàm ý của TĐ báo chí ở phương diện ngữ dụng, chú ý về mặt sử dụng những TĐ báo chí có dẫn những lời trong bài hát và tục ngữ, thành ngữ (“Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2004, “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2004). Trong tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí. Những vấn đề cơ bản”(Nxb Giáo dục, 2007), Nguyễn Đức Dân hệ thống hoá và đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trong báo chí, giúp ích cho những người làm báo phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Nghiên cứu TĐVB báo chí không thể không đề cập đến ngôn ngữ báo chí vì TĐ, dù là bộ phận hữu cơ hay độc lập với nội dung văn bản (NDVB) vẫn phải tuân theo những quy tắc của ngôn ngữ. Đặt TĐ có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định số phận bài báo, cho nên công việc này do những biên tập viên kinh nghiệm, có nhiệm vụ đặt TĐ sao cho lôi cuốn, thu hút độc giả. Nói cách khác, TĐ có thể nâng tầm hay hạ thấp giá trị bài báo. Và TĐ hay dở cũng liên quan đến việc độc giả có quyết định đọc hay không đọc bài báo. Tuy nhiên, cho đến nay, nghiên cứu về TĐVB báo chí vẫn còn khá ít ỏi vì lĩnh vực này còn mới mẻ. Có thể kể đến Cao Xuân Hạo 2006 (“Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, Nxb Khoa học xã hội, tr.388) tuy đề cập đến vấn đề một cách gián tiếp nhưng có một nhận định đáng lưu ý “Xét về chức năng thông báo, tiêu đề là một thứ chủ đề mà phần thuyết là cả bài văn, bài báo
  6. 5 kia”. Bùi Khắc Việt 1978 đã khảo sát TĐVB trong bài “Phong cách ngôn ngữ trong tên các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hồ Lê 1982 phân tích nguyên nhân hấp dẫn trên cứ liệu TĐVB các bài báo của Hồ Chí Minh qua bài viết “Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn” (Ngôn ngữ S.P, số 1 năm 1982). Nguyễn Thị Tuyết Ngân 1992 lại chú ý đến mặt sử dụng TĐVB ở việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của TĐ trên trang báo (“Cách ngắt dòng trong việc trình bày đầu đề ở các văn bản”, Ngôn ngữ và đời sống, 1982). Hoàng Anh trong tác phẩm “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” (Nxb Lao Động, 2003) xuất phát từ một góc nhìn tổng thể về các phương diện ý nghĩa- chức năng, đã thử phân loại TĐ báo chí thành một số kiểu cơ bản. Rải rác trên các tạp chí chuyên ngành có các bài nghiên cứu về TĐ báo chí, nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu một vài khía cạnh nào đó và phần lớn đều có sự so sánh với TĐ báo chí nước ngoài như báo tiếng Anh, Nga. Có thể kể đến bài viết “Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 9+10, 2001) của Nguyễn Thị Thanh Hương, khảo sát khá khái quát và toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại. Mặc dù tác giả khảo sát TĐ báo tiếng Anh, nhưng những vấn đề tác giả đưa ra phần nào chỉ dẫn cho việc vận dụng vào tiếng Việt. Cũng tác giả này trong bài viết “Trích dẫn trong báo tiếng Anh”, (Tạp chí Ngôn ngữ, số 14, 2002) đã đề cập đến một loại TĐ trích dẫn trong báo tiếng Anh. Cùng hướng nghiên cứu về TĐ trích dẫn, Trần Thanh Nguyên có bài “Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên các văn bản báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2003) đã nêu vấn đề này một cách chi tiết và sâu rộng hơn, giúp làm phong phú thêm diện mạo của TĐVB báo chí. Nguyễn Thị Vân Đông “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11, 2003) tập
  7. 6 trung chủ yếu vào một số nét về đặc điểm của TĐ và một số kinh nghiệm viết TĐ báo của báo chí phương Tây với các dẫn chứng trong báo tiếng Anh và tiếng Việt. Cũng tác giả này, năm 2005 có bài viết “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định” ( Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2005) cho rằng việc sử dụng ngữ cố định để đặt TĐ cho các bài báo được các nhà báo khai thác triệt để nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những yêu cầu về chức năng và đặc điểm của báo chí. Trong một bài báo “Từ trái nghĩa trong các tiêu đề trên báo chí Nga” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2007), Vũ Thị Chín nhận định việc sử dụng từ trái nghĩa là một trong những thủ pháp yêu thích và được sử dụng rộng rãi trong các TĐ trên báo chí Nga. Trong một bài nghiên cứu gần đây “Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 12, 2008), Trịnh Sâm đã nêu đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh. Điểm mới trong bài nghiên cứu này là tác giả khái quát một số mô hình VB báo chí dựa vào mô hình kim tự tháp giúp nhận diện thông tin hạt nhân và thông tin vệ tinh được phân bố trong VB báo chí. Lê Đình 2009 trong một bài viết góp ý về cách đặt TĐ một số bài báo đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa TĐ với nội dung bài báo là “mối quan hệ giữa phần tóm lược, phần tổng thể với phần miêu tả và thuyết minh về nó” (“Mèo Trạng Quỳnh ăn rau” không phải là “Mèo ăn rau” (góp ý với cách đặt tiêu đề một số bài báo)”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2009). Tác giả phê phán sự lẫn lộn giữa các kiểu định danh xuất hiện khá nhiều trong các TĐ báo, từ đó góp ý về cách đặt TĐ phản ánh đúng hiện thực khách quan trong phần nội dung bài báo, tránh làm cho độc giả nhận thức lệch lạc về xã hội. Nghiên cứu về TĐ báo chí đã ít, nghiên cứu riêng về thể loại tin tức càng hiếm hoi hơn. Trịnh Sâm trong một công trình nghiên cứu TĐVB tiếng Việt “Tiêu đề văn bản tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2000) đã đáp ứng một cách
  8. 7 đầy đủ và toàn diện về lĩnh vực TĐVB, trong đó tác giả đã khảo sát khá phong phú các TĐ của nhiều thể loại thuộc phong cách báo chí. Tuy nhiên, ở thể loại tin tức, tác giả chỉ dừng lại ở việc khái quát đặc điểm chung của TĐVB tin tức. Nguyễn Thị Việt Thanh “Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của văn bản tin tiếng Việt” đăng trong Ngôn ngữ số 11 năm 2001 có đề cập đến TĐVB tin. Tuy nhiên ở bài viết của mình, tác giả chỉ xét đầu đề (cách gọi của tác giả-LV) với tư cách là một bộ phận hữu cơ của VB có quan hệ nhất định với bộ phận nội dung chính. Nghiên cứu TĐVB nói chung và TĐVB thể loại tin tức nói riêng có thể từ nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn này, hướng tiếp cận của chúng tôi chủ yếu ở phương diện ngôn ngữ học. Tuy nhiên, để có thể nêu một cách hệ thống, bài bản về đặc điểm của TĐVB trong thể loại tin tức, chúng tôi sẽ tiếp cận linh hoạt nhiều phương diện có quan hệ giao nhau với ngôn ngữ học như phương diện xã hội học và kí hiệu học. 4. Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng một cách linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. * Phương pháp phân tích ngữ dụng, chú ý đến đặc trưng ngữ cảnh. * Phương pháp ngữ nghĩa- cú pháp: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu cấu trúc - chức năng của các quan hệ. * Phương pháp mô hình hoá: sử dụng phương pháp này dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ nhằm trình bày nội dung một cách giản lược và tiết kiệm. * Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê số lượng TĐVB, phân loại ngữ liệu theo chủ điểm nghiên cứu. Trong việc khảo sát TĐVB tin tức, phân loại theo tin tức điển hình và tin tức không điển hình. Các học giả như Lakoff G. 1986, Brown C.H. 1990, Tversky B. 1990... đều định nghĩa điển dạng như là “thí dụ đạt nhất của một phạm trù”, “thí dụ
  9. 8 nổi bật”, “trường hợp rõ nhất trong các thành viên phạm trù”, “đại diện tiêu biểu nhất của các vật được bao hàm trong một lớp”, “thành viên trung tâm và điển hình” [65]. Trong cách gọi khái niệm điển hình, luận văn cũng dựa trên cách hiểu điển hình là đại diện tiêu biểu nhất của các vật được bao hàm trong một lớp, là thành viên trung tâm, rõ nhất trong các thành viên phạm trù. + Trong nhận thức của chúng tôi, tin tức điển hình là những tin tức đề cập đến những nội dung thời sự chính trị quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. + Tin tức không điển hình là những tin không mang tính thời sự chính trị quan trọng, mà chỉ đề cập đến một lĩnh vực nào đó như tin về an ninh trật tự, văn hoá- văn nghệ, thể thao, đời sống xã hội trong và ngoài nước. Từ khái niệm tin tức điển hình, tin tức không điển hình, trong luận văn này, chúng tôi phân loại các đề tài của bản tin thời sự-chính trị, ngoại giao, khoa học-kĩ thuật, kinh tế quân sự trong và ngoài nước xếp vào VB tin điển hình; bản tin an ninh- trật tự, văn hoá- văn nghệ, thể thao, đời sống xã hội trong và ngoài nước xếp vào VB tin không điển hình. 4.2. Sưu tầm tư liệu Số lượng TĐVB thu thập bao quát được loại tin tức điển hình và tin tức không điển hình. Trong đó có quan tâm đến các loại báo tiêu biểu, được phát hành nhiều nhất ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thu thập số lượng lớn các TĐ ở một thời điểm nhất định, qua so sánh đối chiếu sẽ làm lộ rõ đặc điểm của TĐVB thể loại tin tức trong phong cách thông tấn báo chí. Người viết cố gắng thu thập TĐVB thuộc nhiều loại báo khác nhau trong khả năng có thể. Cách ghi nguồn gốc dữ liệu: ghi TĐVB, tên báo (viết tắt) và thời gian xuất bản.
  10. 9 5. Đóng góp của luận văn Bản thân người viết luận văn nhận thấy đây là một đề tài rất thú vị và hữu ích. Đề tài có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. 5.1. Về mặt lý luận, luận văn góp phần nhận diện và làm rõ thêm những đặc điểm của TĐVB tin tức không những về mặt ngôn ngữ mà còn về mặt kí hiệu và các thủ pháp trình bày TĐVB. 5.2. Về mặt thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc xây dựng TĐVB tin tức, hữu ích cho những người làm công tác báo chí trong việc ứng dụng những đặc điểm của TĐVB tin tức vào nghiệp vụ của mình. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành hai chương: Chương một: Đặc điểm ngôn ngữ báo chí và TĐVB báo chí. Chương hai: Đặc điểm của TĐVB tin tức.
  11. 10 Chương 1 ĐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ VÀ TIÊU ÐỀ VĂN BẢN BÁO CHÍ 1.1. Đặc điểm chung của báo chí Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Báo chí luôn là một công cụ hoạt động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại. Tìm hiểu về đặc điểm báo chí sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ các cơ chế hoạt động của báo chí, qua đó khái quát được đặc điểm ngôn ngữ báo chí. 1.1.1. Báo chí - loại hình hoạt động thông tin chính trị-xã hội Báo chí là một hoạt động đặc thù của xã hội, phản ánh văn hoá, chính trị của mỗi xã hội hay mỗi quốc gia. Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội cao vừa có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt. Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất đã tạo ra cách tiếp cận đặc thù để phản ánh hiện thực. Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải phản ánh được một cách trung thực đời sống xã hội, xây dựng thế giới quan khoa học, tâm tư tình cảm của con người. Báo chí phải mang tính chiến đấu cao vì đó là tiếng nói của một tổ chức, một cơ quan, một đảng phái có nhiệm vụ tuyên truyền và tác động đến công chúng theo một mục tiêu nào đó. 1.1.2. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện chức năng cơ bản là thông tin và tác động Với tính chất là những phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin
  12. 11 về thế giới xung quanh rộng lớn cho mọi người, là bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội. Báo chí tác động đến độc giả trên nhiều lĩnh vực nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Chức năng tác động còn có tác dụng định hướng và hướng dẫn dư luận. Tin bài là bộ phận tiêu biểu trong phong cách báo chí. Tin tức mà báo chí cung cấp phải mang tính thời sự, khách quan và hấp dẫn. Thời sự là những gì xảy ra hàng ngày (tin tức cập nhật), hàng buổi (báo buổi sáng, báo buổi chiều,...), hàng giờ (báo điện tử). Sự kiện được thông tin nhanh, kịp thời (thông tin tức thời càng tốt) được gọi là thời sự. Trong thời đại đầy ắp thông tin, các sự kiện được đưa tin phải có tính thời sự khẩn trương (là những vấn đề đang được xã hội quan tâm) mới tạo được thông tin mới mẻ, thu hút người đọc. Tính hấp dẫn không chỉ ở sự mới lạ mà còn bởi mức độ liên quan đến lợi ích, nhu cầu, sở thích của công chúng. Dựa trên các nguyên tắc sau để xác lập những thông tin quan trọng (thông tin theo các vòng tròn đồng tâm), trong đó lấy mỗi cá nhân là tâm điểm: + Nguyên tắc quan hệ: TÔI – GIA ĐÌNH – HỌ HÀNG – BÈ BẠN – NGƯỜI LẠ. + Nguyên tắc khoảng cách: TÔI – HÀNG XÓM – LÀNG XÃ – HUYỆN – TỈNH – TRONG NƯỚC – NGOÀI NƯỚC. Ngoài ra, tầm quan trọng còn bao gồm tính hiếu kỳ, kích cỡ sự việc, sự vụ, tính thời gian, nhu cầu của mỗi cá nhân, mỗi thành phần xã hội.
  13. 12 1.1.3. Báo chí luôn bám sát sự kiện, phản ánh chính xác sự kiện, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh Chức năng phản ánh đòi hỏi báo chí phải chính xác, trung thực và hấp dẫn. Tính chất khách quan trong việc thông tin sự kiện, sao cho chính các sự kiện được thông tin một cách tự nhiên, không cố ý và không hàm chứa ý kiến chủ quan của một cá nhân hay tập thể nào đó. Tính chính xác trong thông tin báo chí là bám sát các sự kiện có thực và phản ánh một cách nguyên dạng, không méo mó. 1.1.4. Báo chí sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện chủ yếu để chuyển tải thông tin Ngôn ngữ báo chí phải mang tính chất chuẩn mực, thể hiện trong cách dùng từ, đặt câu, cách tổ chức VB, văn phong phù hợp với khả năng tiếp nhận và khả năng giải mã của người thụ ngôn. Trong báo chí có những nguyên tắc về cách trình bày, cách tổ chức mà thông qua đó thể hiện được tính khách quan của sự kiện. Cách trình bày như dùng những câu trích có đóng ngoặc kép (từ lời khách ngôn), sắp xếp cấu trúc bài viết hoặc cách thức dàn trang giúp độc giả phân biệt lời bình của người viết với những sự kiện tự thân nó lên tiếng. Cách tổ chức thường thấy là đưa những sự kiện, những con số được cung cấp chính thức từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, từ các nguồn tin hợp pháp của chính quyền, thường là các quan chức chính phủ cấp cao và một số tương đối nhỏ các chuyên gia đáng tin cậy. Từ các nguồn tin này, thông tin báo chí được chọn lọc và diễn đạt ngắn gọn theo các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Tính định lượng trong các VB báo chí thể hiện ở chỗ chặt chẽ về số lượng câu, chữ trong một giới hạn diện tích nhất định. Số trang báo có hạn mà
  14. 13 thông tin sự kiện thì phong phú, cho nên định lượng về mặt ngôn từ sẽ giúp tờ báo cung cấp được nhiều thông tin đến độc giả. 1.1.5. Tính tương tác giữa báo chí và công chúng Càng ngày báo chí càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Từ đó, báo chí thu hút sự quan tâm của nhiều giới độc giả. Thông qua những vấn đề được đăng tải trên báo, những vấn đề mà công chúng và dư luận quan tâm, báo chí tác động đến nhận thức của độc giả, định hướng dư luận. Báo chí mở ra nhiều vấn đề kích thích, mời gọi độc giả quan tâm, hưởng ứng, có thể tham gia các diễn đàn, các bài phản ánh, các chuyên mục bạn đọc viết. Có thể nói, đặc điểm này đã nâng vị trí, tầm quan trọng của báo chí lên một bước cao. Báo chí không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp, đưa tin một chiều mà còn là “chiếc cầu nối giữa báo chí và dư luận xã hội” [58]. Chính vì vậy, trong báo chí, tính chất “kiểm thông”, tức chức năng kiểm tra mạch truyền thông, giữ mối liên hệ và tìm cách thu hút sự chú ý của độc giả là phương diện ngày càng được nhiều báo quan tâm. Báo chí đã có sự cộng hưởng từ phía độc giả, từ xã hội. Để duy trì được mạch truyền thông này, báo chí phải luôn đưa ra những vấn đề thời sự mới mẻ, có tầm tác động rộng lớn, hay những vấn đề gần gũi, thiết thân của đời sống hàng ngày mới thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Báo chí luôn biết cách không còn đơn thuần là nơi cung cấp thông tin một cách đơn điệu mà luôn tạo cách thu hút, mời gọi độc giả. Để thực hiện được điều này, báo chí có nhiều phương thức như cách đặt TĐ (cách bố trí TĐ chính, TĐ phụ, TĐ bộ phận, cách bố trí không gian trên tờ báo cho các TĐVB), cách sử dụng ngôn ngữ (theo từng đặc trưng thể loại), các đoạn trích, đoạn mở đầu được đóng khung, khổ và vị trí của hình ảnh, cách dàn trang bắt mắt nhấn mạnh chủ đề chính, các mục nằm ở vị trí quen thuộc dễ tìm kiếm...
  15. 14 1.2. Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí Từ những đặc điểm chung của báo chí dẫn đến đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí. 1.2.1. Tính sự kiện Báo chí với chức năng thông tin, phản ánh hiện thực qua các sự kiện tồn tại khách quan, do vậy, tính sự kiện là đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Tính cụ thể, khách quan và chính xác giúp sự truyền đạt và xử lí thông tin sự kiện một cách chặt chẽ. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị-xã hội, luôn bám sát sự kiện, phản ánh chính xác sự kiện. Báo chí dùng công cụ là ngòi bút để viết đúng sự thật, không những chính xác về nội dung mà còn về câu, chữ. Tính khách quan làm tăng sự hấp dẫn của bài báo vì bản thân sự kiện vốn tồn tại khách quan chứ không phải là sự áp đặt chủ quan của người viết. Thông tin trên báo chí đến trực tiếp với độc giả, càng rõ ràng, cụ thể càng tốt để người đọc khi tiếp nhận thông tin có thể giải mã ngay, tránh sử dụng những hình thức ngôn từ, cách diễn đạt khó hiểu. Để phục vụ yêu cầu truyền tải thông tin đến độc giả một cách hiệu quả và mau chóng, ngôn ngữ báo chí phải bảo đảm tính ngắn gọn. VB báo chí sử dụng số lượng từ ở mức thấp nhất mà vẫn nêu được nội dung nhiều nhất, chọn lọc từ ngữ biểu đạt phong phú nội dung, chọn kiểu câu có kết cấu ngắn gọn. Cách tổ chức VB hạn chế ở mức thấp nhất về số câu, số chữ, chọn mô hình cấu tạo phù hợp với cách diễn đạt thông tin. Độc giả sẽ ghi nhớ một câu gồm nhiều từ ngắn tốt hơn một câu gồm các từ dài. Ngôn ngữ có tính sự kiện trong báo chí là ngôn ngữ động, chủ yếu sử dụng nhiều động từ, ít tính từ, danh từ.
  16. 15 1.2.2. Tính đại chúng VB báo chí có số lượng độc giả rộng rãi trong các tầng lớp xã hội, vì thế tính đại chúng là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí khác biệt so với các phong cách ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ báo chí hàng ngày thường xuyên thanh lọc theo tiêu chí tiếp nhận của công chúng, dễ đọc, dễ hiểu nhưng không đi ngược với chuẩn mực của ngôn ngữ. Tính đại chúng biểu hiện trong cách dùng từ đơn, phổ thông hơn là từ ghép, từ vay mượn; dùng từ ngữ dễ hiểu, phổ biến hơn là từ ngữ chuyên môn sâu, từ ngữ địa phương, tiếng lóng; tránh sử dụng các kiểu câu cầu kỳ, không phù hợp với yêu cầu ngắn gọn. Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi sự mạch lạc, hướng đến mọi đối tượng độc giả, thuộc nhiều thế hệ, có trình độ và sở thích khác nhau, cung cấp những gì độc giả dễ tiếp nhận. Cho nên ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ công luận, là tiếng nói chung cho cả cộng đồng. 1.2.3. Tính chuẩn mực Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ chuẩn mực, thống nhất trong toàn quốc, đòi hỏi cách chọn lọc từ ngữ và câu chữ, cách tổ chức VB đúng yêu cầu ngữ pháp, cách thể hiện văn phong mang tính chính xác cao, cô đúc và chuẩn mực, cách trình bày thu hút. Chính đặc điểm này giúp báo chí phổ biến rộng rãi đến công chúng và công chúng tiếp nhận báo chí dễ dàng hơn. Tính chuẩn mực trong ngôn ngữ báo chí có tác dụng chuyển tải thông tin, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp và định hướng ngôn ngữ cho đông đảo công chúng, bạn đọc, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 1.2.4. Chính xác Chính xác là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ bài báo nào. Chính xác trong nội dung thông tin sẽ giúp người đọc nắm bắt được bản chất của vấn đề- sự kiện. Chính xác trong cách dùng ngôn ngữ, từ cách viết đúng chính tả,
  17. 16 cách dùng từ, dùng câu, cho đến cách dùng câu trích dẫn, và thậm chí ngay cả cách ngắt dòng trên TĐ cũng phải hợp lí để không mất đi tính chính xác của nội dung. Tính chính xác sẽ giúp tính chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí tồn tại bền vững. Bên cạnh đó, tính tương tác giữa báo chí và công chúng ngày càng rõ nét, thông tin trên báo càng phải đạt yêu cầu cao về độ chính xác, tin cậy, cần loại bỏ những gì có thể dẫn tới những cách hiểu khác đi, dễ gây ngộ nhận cho độc giả. 1.2.5. Tính hấp dẫn Ngôn ngữ được sử dụng trong VB báo chí phải có tính hấp dẫn trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện từ vựng, ngữ pháp và cách thức tổ chức VB sao cho thu hút người đọc, qua đó thực hiện tốt chức năng tác động và khả năng cạnh tranh thông tin. 1.2.6. Tính thời đại Ngôn ngữ chịu sự ảnh hưởng và tác động của thời đại nên dù có cơ cấu nội tại vững chắc ngôn ngữ vẫn có sự biến đổi. Ngôn ngữ báo chí có thể sử dụng rộng khắp, tần suất cao ở thời điểm, giai đoạn này nhưng thời gian sau lại đi vào quên lãng. Trong thời đại thông tin, ngôn ngữ báo chí luôn có hướng hiện đại hoá, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc nhiều vốn từ mới, mở rộng sự giao lưu với quốc tế nhưng vẫn phải giữ bản sắc dân tộc. 1.3. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí 1.3.1. Đặc điểm về ngữ âm và chữ viết Phương tiện giao tiếp trên báo chủ yếu bằng VB, không thực hiện bằng ngôn bản, cho nên nếu có một cơ sở chính tả hợp lý và thống nhất, chữ viết sẽ giúp cho việc giao tiếp được thuận lợi và hiệu quả. Do ảnh hưởng của thời đại, hiện nay, trên báo chí xuất hiện nhiều từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm của
  18. 17 báo chí, là xu thế chung của toàn xã hội, vấn đề là phải sử dụng những từ ngữ vay mượn này theo những quy tắc thống nhất trong cách đọc, cách viết, cách phân giới âm tiết sao cho phù hợp với loại hình ngôn ngữ tiếng Việt. Viết hoa là một phần của chuẩn chính tả tiếng Việt. Viết hoa tăng thêm khả năng giá trị khu biệt, tạo ra sự đối lập giữa cách viết chữ thường và viết chữ hoa thể hiện mặt cú pháp, tu từ, ngữ nghĩa, từ đó nhấn mạnh thông tin cần truyền tải. Viết tắt là một dạng trình bày được chấp nhận và thường gặp trong VB báo chí. Phương thức viết tắt giúp cách trình bày ngắn gọn, tiết kiệm được không gian trên báo. Thông tin càng nhiều càng phải sử dụng dạng tắt để lược bỏ những lượng dư không cần thiết. Chính vì vậy, viết tắt cũng cần có những quy tắc vừa thể hiện tính khách quan, dễ chấp nhận, dễ hiểu vừa thể hiện sự tiện lợi. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, báo chí ngày càng xuất hiện nhiều từ viết tắt tiếng nước ngoài. Dạng viết tắt thuộc lĩnh vực ngôn ngữ, vì thế sử dụng dạng tắt, nhất là trên báo chí, càng phải cẩn trọng để không mất đi tính trong sáng của tiếng Việt. Có thể nói báo chí ngày nay rất quan tâm đến vấn đề kỹ thuật trình bày. Trình bày không phải chỉ là việc trang trí tờ báo mà còn có hiệu quả thông tin tác động đến người đọc. Nắm bắt được nhu cầu đó, các báo đều chú trọng đến khâu khai thác các đặc điểm tu từ của văn tự. 1.3.2. Đặc điểm về từ vựng Mỗi loại phong cách ngôn ngữ qui định lớp từ vựng riêng. Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, xem xét đặc điểm từ vựng ở khả năng lựa chọn và sử dụng các lớp từ ngữ. Cách dùng từ, lựa chọn từ ngữ chính xác, trong sáng, đúng phong cách, đúng quy tắc chính tả tiếng Việt một mặt diễn đạt chính xác điều cần diễn đạt, mặt khác là cách tôn trọng độc giả.
  19. 18 1.3.2.1. Xét về mặt nguồn gốc VB báo chí, bên cạnh vốn từ ngữ thuần Việt còn tiếp nhận nhiều đơn vị từ vựng có nguồn gốc từ tiếng Hán và tiếng vay mượn nước ngoài. Tuy nhiên, mức độ sử dụng mỗi loại khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển xã hội- ngôn ngữ, tuỳ vào từng thể loại phản ánh. Từ cổ ít xuất hiện trên các VB báo chí, càng hiếm xuất hiện trên các TĐVB tin tức do tính chất lỗi thời, chỉ có giá trị lịch sử, không còn phù hợp với khả năng tiếp nhận của xã hội ngày nay. Trái lại, cùng với sự vận động không ngừng của xã hội, lớp từ mới xuất hiện từ nhiều nguồn, phát triển theo hướng tích cực có, tiêu cực có. Tuy nhiên, trong các VB báo chí có sự sàng lọc nghiêm ngặt, hầu như chỉ tiếp nhận những từ ngữ tích cực. 1.3.2.2. Xét về mặt phạm vi sử dụng Phong cách báo chí sử dụng phổ biến lớp từ vựng toàn dân. Lớp từ vựng này đáp ứng được điều kiện truyền tải thông tin mau chóng, chính xác, dễ hiểu đến rộng rãi các tầng lớp công chúng ở nhiều địa phương khác nhau. Đây cũng là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong tiếng Việt. Xuất hiện những từ nghề nghiệp, những thuật ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau trên các bài báo. Mức độ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tờ báo dành cho đối tượng nào. Trong một chừng mực, các thuật ngữ chuyên môn hẹp ít được sử dụng trên các VB báo chí, bước đầu chỉ phục vụ trong các chuyên ngành, nhưng dần dần có xu hướng hoà nhập vào lớp từ vựng toàn dân, phù hợp với khả năng tiếp nhận của công chúng và ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng. Lớp từ ngữ chính trị- xã hội phổ biến trên các VB báo chí. Điều này cũng dễ hiểu vì đặc điểm báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị- xã hội. Lớp từ ngữ chính trị- xã hội có khả năng tác động xã hội, thích hợp với chức năng, nhiệm vụ của báo chí.
  20. 19 Trên các VB báo càng ít xuất hiện tiếng lóng và tiếng địa phương do không đáp ứng được yêu cầu của tính toàn dân. 1.3.2.3. Xét về mặt phong cách Bảng phân loại các phong cách chức năng trong tiếng Việt: Phong Phong Phong Phong Phong Phong Phong cách cách cách cách cách cách cách khoa học sinh báo chí quảng văn chính hành hoạt cáo chương luận chính hàng Nghiên Phổ ngày cứu biến khoa khoa học học (Giáo trình bài giảng 2007, Trịnh Sâm) Ngôn ngữ trên báo phải chuẩn, đó là yêu cầu bắt buộc. Chính vì thế lớp từ ngữ mang phong cách đặc trưng sách vở, là những gì được xã hội chấp nhận, thông dụng, phổ biến và được đại đa số công chúng tiếp thu dễ dàng. Ngôn ngữ báo chí cũng sử dụng lớp từ ngữ có màu sắc biểu cảm. Chính đề tài và thể loại trình bày sẽ quy định lớp từ ngữ mang màu sắc biểu cảm, giúp diễn đạt thông tin một cách cụ thể, sinh động, tạo ấn tượng thích thú, dễ tiếp thu đối với người đọc. Tin trên báo không chỉ là những vấn đề thời sự chính trị nóng hổi mang màu sắc trang trọng mà còn là thông tin những vấn đề văn hoá, xã hội, đời sống, an ninh trật tự... cho nên để làm “mềm hoá” thông tin, sử dụng từ ngữ mang màu sắc biểu cảm là phù hợp với sự nhận thức của người đọc. 1.3.3. Đặc điểm về ngữ pháp Thông tin trên báo chí thường là những thông tin ngắn gọn, chính xác cho nên trong báo chí thường gặp loại câu đơn hai thành phần Đề- Thuyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2