Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Thơ Bùi Thị Tuyết Mai
lượt xem 3
download
Luận văn là công trình nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện ở cả hai phương diện: Những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những nét đặc sắc, đóng góp cụ thể của thơ Bùi Thị Tuyết Mai đối với thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Thơ Bùi Thị Tuyết Mai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HƯƠNG THƠ BÙI THỊ TUYẾT MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HƯƠNG THƠ BÙI THỊ TUYẾT MAI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Việt Trung. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ HƯƠNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị Việt Trung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai và gia đình nhà thơ đã tận tình giúp đỡ tác giả về mặt tư liệu để phục vụ cho luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 7 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 10 Chương 1: THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NỮ NHÀ THƠ DÂN TỘC MƯỜNG- BÙI THỊ TUYẾT MAI ..................................................................... 10 1.1. Vài nét khái quát về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại .................... 10 1.2. Nữ nhà thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai ........................................ 18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 28 Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ BÙI THỊ TUYẾT MAI ...................................................................................................... 30 2.1. Khái niệm Cảm hứng và Cảm hứng chủ đạo trong thơ .............................. 30 2.2. Cảm hứng đầy tự hào viết về quê hương, cuộc sống, con người xứ Mường........ 31 2.2.1. Quê hương xứ Mường với vẻ đẹp đầy huyền tích, huyền thoại ............. 31 2.2.2. Con người miền núi: mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất lãng mạn............ 36 2.3. Cảm hứng viết về bản sắc văn hóa Mường với niềm yêu mến và tự hào .......... 41 2.3.1. Bản sắc văn hóa Mường qua những phong tục tập quán ....................... 41 2.3.2. Tự hào về vốn văn hóa truyền thống của tộc người Mường ................... 48 2.4. Cảm hứng viết về cái tôi cá nhân người phụ nữ Mường thời kỳ hiện đại ...... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.4.1. Cái Tôi cá nhân mang vẻ đẹp truyền thống ............................................ 52 2.4.2. Cái tôi cá nhân - người phụ nữ trí thức Mường thời kỳ hiện đại ............ 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 62 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG THƠ BÙI THỊ TUYẾT MAI ....................................................................................... 64 3.1. Hình ảnh thơ, biểu tượng thơ mang đậm màu sắc Mường ......................... 64 3.1.1. Hình ảnh thơ đậm màu sắc Mường ......................................................... 64 3.1.2. Những biểu tượng thơ mang đậm bản sắc Mường .................................. 70 3.2. Ngôn ngữ thơ .............................................................................................. 75 3.2.1. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hồn nhiên, giàu hình ảnh mang màu sắc ngôn ngữ dân gian dân tộc Mường ................................................................... 75 3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu tính tạo hình .................................... 78 3.3. Giọng điệu thơ ............................................................................................ 83 3.3.1. Giọng thơ trữ tình, hồn nhiên, trong sáng, nồng nàn mà sâu lắng .......... 84 3.3.2. Giọng thơ giàu chất suy tư, triết lí ......................................................... 89 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 92 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hơn nửa thế kỉ qua, văn học hiện đại các dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, thơ ca hiện đại của các dân tộc thiểu số nói riêng đã được khẳng định là một bộ phận văn học có vẻ đẹp riêng, có sắc thái riêng, in đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hóa các dân tộc anh em, với những cá tính sáng tạo độc đáo. Riêng trong lĩnh vực thơ ca, các nhà thơ dân tộc ít người đã đóng góp vào nền thơ ca Việt Nam hiện đại một mảng mầu riêng biệt, sinh động, đặc sắc với những gương mặt thơ mới, với những giọng điệu thơ mang nét đặc trưng dân tộc và miền núi. Một trong số các gương mặt thơ nữ DTTS có giọng điệu riêng, phản ánh rõ bản sắc văn hóa tộc người khá tiêu biểu và rõ nét là nhà thơ dân tộc Mường Bùi Thị Tuyết Mai. 1.2. Là nữ nhà thơ dân tộc Mường (thuộc dạng hiếm hoi), Bùi Thị Tuyết Mai đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc với một giọng thơ trong trẻo, hồn nhiên với những hình ảnh thơ mang đậm nét đặc trưng của không gian Mường, của văn hóa Mường, rất truyền thống nhưng cũng rất hiện đại. Bắt đầu sáng tác từ năm 1993 đến nay, chị đã cho ra đời 05 tập thơ, 01 cuốn tiểu luận, phê bình văn học nghệ thuật; 01 cuốn hồi ký. Chị đã được nhận một số giải thưởng về văn học như: Giải B (không có giải A) Giải thưởng VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập Mưa trong nhà (1998), Giải C Cuộc vận động sáng tác Văn học Nghệ thuật Báo chí tỉnh Hòa Bình 10 năm Đổi mới (1991-2000) cho tập Trầu đỏ môi ai (1999). Giải C văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam cho tập thơ Nơi cất rượu (2004), Giải A VHNT tỉnh Hòa Bình 5 năm (2001-2006) cho tập Mường trong (2005), Giải C VHNT các DTTS Việt Nam cho tập thơ Binh boong (2008), Giải Tư Thơ về Hà Nội 2008-2010, nhân dịp Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cũng đã Tặng thưởng Giải khuyến khích cho cuốn sách: Tiểu luận, phê bình văn học nghệ thuật của chị với Chùm 4 bài viết: “Dân ca ví, giặm trong âm nhạc Nguyễn Tài Tuệ”; “Mấy vấn đề về văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”; “Mấy vấn đề bồi dưỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- tác giả văn học nghệ thuật trẻ người dân tộc thiểu số”; “Dịch văn học bằng tiếng mẹ đẻ ra tiếng phổ thông”, (năm 2016). Có thể thấy rằng: Bùi Thị Tuyết Mai thực sự là một nữ nhà thơ DTTS đã có những đóng góp, đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực sáng tác. Chị xứng đáng được trân trọng và ghi nhận bởi người đọc và những người làm nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, cho tới nay việc nghiên cứu, phê bình về những sáng tác của chị còn rất khiêm tốn, chưa xứng đáng với những gì chị đã làm được, đã cống hiến cho văn học DTTS nói chung, cho thơ ca DTTS nói riêng. Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn những sáng tác thơ của chị làm đề tài nghiên cứu, nhằm mục đích: chỉ rõ những đặc điểm nổi bật, những sáng tạo độc đáo, cũng như những đóng góp của nữ nhà thơ trong việc làm đa dạng, phong phú hơn cho thơ ca DTTS Việt Nam hiện đại. 1.3. Qua việc nghiên cứu thơ Bùi Thị Tuyết Mai- một nhà thơ nữ DTTS khá tiêu biểu thời kì hiện đại, chúng tôi muốn được đóng góp thêm một tiếng nói vào việc khẳng định những thành tựu cùng những nét đặc sắc của các nhà thơ nữ DTTS trong sự phát triển đa dạng, phong phú của thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng, cũng như đối với sự vận động phát triển của thơ ca DTTS Việt Nam nói chung. 1.4. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mong rằng sẽ có thêm một tài liệu mới góp phần khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bộ phận văn học DTTS Việt Nam, để bổ sung vào chương trình giảng dạy Văn học địa phương ở các trường Phổ thông khác nhau thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam- nơi chúng tôi đang thực hiện chương trình giảng dạy này. 2. Lịch sử vấn đề Bùi Thị Tuyết Mai là một nhà thơ nữ DTTS khá tiêu biểu, chị đã có nhiều tập thơ, bài thơ đạt Giải thưởng Trung ương và Địa phương. Thơ chị là tiếng nói của một người con gái, một người phụ nữ Mường rất truyền thống và cũng rất hiện đại. Vì thế, thơ của chị đã thu hút được sự chú ý cũng như những tình cảm yêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- mến của người đọc. Chính vì vậy, trong khoảng hơn 20 năm qua, thơ của chị đã có khá nhiều bài viết giới thiệu, phê bình và trong nhiều công trình nghiên cứu chung về văn học dân tộc nhắc tới, điểm tới. Bước đầu khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số bài, một số nhận xét cụ thể về thơ chị như sau: 2.1.Trong các công trình trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam hiện của các nhà nghiên nhà nghiên cứu, lí luận phê bình như: Lâm Tiến, Trần Thị Việt Trung, Phạm Quang Trung, Hoàng An, Lộc Bích Kiệm, Cao Thị Hảo... khi viết khái quát về thơ ca các DTTS đều đã nhắc đến cây bút thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai với những lời trân trọng, đều khẳng định chị là một trong các nhà thơ DTTS trẻ tiêu biểu thế hệ 7x, có giọng điệu thơ riêng đậm chất Mường. - Tác giả Lâm Tiến trong bài nghiên cứu chung về Thơ văn dân tộc thiểu số sáu năm đầu thế kỷ XXI, khi nhận định về tập thơ Ngược gió năm 2006 của nhà thơ Y Phương đã khẳng định những sáng tạo mới của nhà thơ và đã nhắc tới nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai như một sự gặp gỡ về sự đổi mới tư duy trong sáng tác của hai nhà thơ này: “ Với thể thơ tự do, ông đã đưa vào những suy tưởng mới về con người, cuộc sống, về nhân tình thế thái. Có thẻ thấy tư duy mới đó ở cây bút trẻ Bùi Thị Tuyết Mai” [45;555]. - Tác giả Trần Thị Việt Trung trong cuốn Nghiên cứu, lí luận phê bình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại- Diện mạo và đặc điểm đã nhận định: “Bùi Thị Tuyết Mai (Hòa Bình) là nhà thơ nữ dân tộc Mường đầu tiên, với các tập thơ: Mưa trong nhà, Trầu đỏ môi ai, Nơi cất rượu… với phong cách mới có hơi thở Thường, Rang, Bộ, Mẹng” [52;207] . - Tác giả Lộc Bích Kiệm trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số một bộ phận đặc thù của văn học Việt Nam cũng đã viết: “Nhà thơ Bùi Tuyết Mai với cảm xúc về cội nguồn luôn thường trực, cháy bỏng, da diết khiến trong thơ chị luôn chứa đựng một không gian sinh hoạt Mường. Không gian Mường luôn ám ảnh chị để rồi mỗi bài thơ, tứ thơ, câu thơ đều thấm đẫm tình Mường” [35;60]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Phạm Quang Trung trong cuốn Hồn cây sắc núi nhận định: “Mai đã vươn lên đứng ở hàng đầu những nhà thơ trẻ Việt Nam dầy triển vọng. Mai lại có cái nhiều nhà thơ trẻ khác không có điều kiện có: chất dân tộc và miền núi của mình” [50;146]. 2.2. Trong các bài viết trực tiếp về tác giả Bùi Thị Tuyết Mai và các tác phẩm của chị. Có các bài viết của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Quang Thiều, Mai Liễu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lady Borton, Nguyên Bình, Thiếu Khanh ... Cụ thể như: Trong lời tựa tập thơ Nơi cất rượu của Bùi Thị Tuyết Mai nhà thơ Phạm tiến Duật đã trân trọng giới thiệu sự có mặt của nữ nhà thơ DTTS trẻ tuổi này: “Thế là kho tàng thơ của các nhà thơ hiện đại Việt Nam lại có thêm một tập thơ hay và đội ngũ các cây bút người dân tộc thiểu số có thêm một nhà thơ nữ với rất nhiều hứa hẹn của một chặng đường đóng góp” [22;7]. - Trong lời giới thiệu cho tập Mưa trong nhà (NXB Văn hóa dân tộc 1998) nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Thơ Bùi Tuyết Mai có ba phẩm chất nổi trội và quan trọng. Đó là sự thảng thốt, Tính ý tưởng và trí tưởng tượng, và một phẩm chất đương nhiên mà dù chị không cố tình phô bày, nó cứ nằm trong nhiều câu thơ, đôi khi chi phối toàn bộ bài thơ. Đó là cách cảm, cách nghĩ và thổ ngữ của dân tộc Mường của chị” [20;6]. - Nhà thơ Mai Liễu khi đọc bài thơ Hi vọng của Bùi Thị Tuyết Mai đã phát hiện: “Thơ Bùi Tuyết Mai độc đáo ở sự suy tư, một hiện tượng ít gặp ở các tác giả thơ nữ dân tộc thiểu số. Cũng nói về nỗi cô đơn, về tình yêu tan vỡ, thơ chị không ủy mỵ, cũng không man mác buồn đau mà luôn lấp lánh những kỉ niệm, hồi ức và hy vọng, Đó là một tính cách mạnh mẽ tự tin, biết chấp nhạn và cũng dám dâng hiến” [56]. -Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong bài Văn học hiện đại dân tộc Mường: Những khuôn mặt đã có những nhận xét: “Còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghiệp, Bùi Thị Tuyết Mai không rụt rè như phần lớn phụ nữ dân tộc thường kín đáo đến rụt rè. Vẫn là cô gái Mường thuần khiết và ý nhị, chị luôn hướng sự tìm tòi mới mẻ đến táo bạo trong thơ.” [57]- Trần Vũ Long đã viết về thơ Bùi Thị Tuyết Mai với một giọng điệu dầy khẳng định, ngợi ca: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- “Bùi Thị Tuyết Mai đã chinh phục người đọc bằng một giọng thơ trong trẻo, mới lạ, hồn nhiên, giàu hình ảnh, trữ tình, mềm mại, mang đậm bản sắc văn hóa Mường nhưng vẫn hiện đại. Với tình yêu văn hóa dân tộc, bằng cách cảm cách nghĩ tinh tế và nhuần nhị, chị đã dẫn dắt người đọc bước vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc Mường” [58]. - Tác giả Nguyên Bình Trong bài Nhà thơ Bùi Tuyết Mai: Tôi sinh ra giữa vũ trụ Mường đã đưa ra một số nhận xét, nhận định rất chính xác về đặc điểm thơ Bùi Thị Tuyết Mai: “Thơ của chị đậm chất Mường. Một chất Mường vừa nguyên sơ vừa hiện đại. Chất Mường ấy thể hiện ở mọi phương diện, từ thi liệu tới giọng điệu, từ hình ảnh đến lối cảm, lối nghĩ… có ý kiến từng nhận xét: thơ của chị rất lạ; lạ vì trong trẻo; lạ vì cái chất sống hồn nhiên, tuy phải va chạm với thành thị; và lạ vì có một không khí núi đồi nương rẫy phủ lên ngôn từ thi ca” [59]. - Thu Huyền trong bài Bùi Thị Tuyết Mai đến với phố phường thi ca bằng vị chanh non đã chỉ ra nét đặc sắc riêng của thơ Bùi Thị Tuyết Mai: “Thơ chị ăm ắp sự sống của người vùng cao, nhưng không thô mộc mà lại nên thơ, tươi tắn; bởi thế nó đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên. Ấn tượng về thơ chị không đến từ cái âm hưởng của sự táo bạo, quyết liệt như một số nhà thơ nữ trước và cùng kì như Dư Thị Hoàn, Vi Thùy Linh … mà đến từ cái “vị chanh non” thơm mát, từ cái duyên dáng của con nai nhỏ nơi núi rừng Hòa Bình quê chị” [60]. - Nhà phê bình Thiếu Khanh trong bài Binh Boong- một cung điệu lạ đã nhận định: “Thơ Bùi Tuyết Mai mang đậm tinh thần văn hóa Mường. Đó là điều hiển nhiên. Và có lẽ tinh thần văn hóa độc đáo đó đã thấm nhuần vào tâm hồn và máu thịt chị làm nên sự khác biệt và độc đáo trong thơ của chị.” [61]. - Tác giả Nguyễn Chí Hoàn cũng đã viết: “Nghệ thuật của Bùi Thị Tuyết Mai khi biểu đạt những tình yêu ấy có thể nói gọn trong hai chữ “tự nhiên”, nương theo một khía cạnh hồn nhiên tự bản chất của con người truyền thống vùng sơn cước. Nhưng đó là một sự hồn nhiên lắng đọng và chắt lọc trên ngôn từ, bằng thứ ngôn ngữ đặc trưng của thơ ca. Năm mươi bảy bài thơ trong vòng một trăm trang sách. Hầu hết là những bài thơ ngắn mà âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vang, thực sự âm vang như tiếng chiêng Mường” [62]. - Phúc Vĩnh trong bài viết “Người đẹp trên núi” làm thơ có nhận định: “Cánh đồng thi ca Việt Nam thỉnh thoảng lại phát lộ đôi ba “hương lá” lạ đến từ rẻo đất miền cao. Không chỉ là “người đẹp trên núi” làm thơ, những áng thơ của Bùi Tuyết Mai thực sự là tiếng nói tâm tình của người Mường” [63]. - Nguyên Bình trên trang dongvan.gov.vn nhận định: “... “Tất cả nội lực văn hoá, ngôn ngữ đó của dân tộc Mường in đậm lên hồn thơ Bùi Thị Tuyết Mai, làm cho thơ chị vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc”[64] - Trúc Thông đánh giá về bài Mưa Xuân Trong cuốn Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi như sau: “Những cảm giác, những rạo rực nguyên sơ, nguyên bản (chưa bị văn minh hiện đại đánh bóng, làm lì) thức dậy trong những âm thanh, hình ảnh, qua những dạng thức của con người và thiên nhiên” [54;288]. - Nhà thơ Hữu Thỉnh trong cuốn Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ cuộc đời và tác phẩm đã nhận định về nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai như sau : “Tác giả Bùi Tuyết Mai là nhà thơ đang nổi của dân tộc Mường, chị rất có ý thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [27;11]. - Tác giả Dương Thanh Tùng trong bài viết Tiếng “gà Mường” giữa phố cổ Hội An – Tác giả Bùi Thị Tuyết Mai có viết: “Hồn nhiên, trắc ẩn. Thơ Bùi Tuyết Mai có hơi thở của núi rừng cao chín tầng mây, có mùi khét khê của đám nương vừa đốt và có tiếng hát của con gà mái Mường Mừ, cứ lảnh lót trong đêm trăng rằm phố Hội…” [65]- Theo Lady Borton (Xuân Oanh dịch) trong Tuyển tập song ngữ- Bilingual anthology, Thơ nữ Việt Nam từ xưa đến nay nhận định: “Bài “Mời rượu” của Bùi Thị Tuyết Mai có tiếng gọi quyến rũ vươn tới mọi nền văn hóa”[55;85]. Qua những nhận định, đánh giá trên, chúng ta nhận thấy: Hầu hết các tác giả đều khẳng định Bùi Thị Tuyết Mai là một nhà thơ DTTS tiêu biểu đã có những đóng góp đáng trân trọng vào việc phản ánh và thể hiện sinh động bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong đời sống thơ ca DTTS thời kỳ. Các sáng tác của chị đã thể hiện một tâm hồn tha thiết, tự hào về vẻ đẹp quê hương con người miền núi và bản sắc văn hóa Mường; một cái Tôi cá nhân mang vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- truyền thống kết hợp với cá tính và bản lĩnh của người phụ nữ DTTS hiện đại. Với những tác phẩm thơ đậm sắc Mường của mình, chị đã đóng góp thêm một hương sắc lạ làm phong phú thêm cung điệu và màu sắc của thơ nữ DTTS nói riêng, thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại nói chung. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nhận xét đánh giá, những bài viết riêng lẻ chưa có tính hệ thống và toàn diện. Vì vậy, nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc, những giá trị, những đóng góp đáng trân trọng, có ý nghĩa của Bùi Thị Tuyết Mai cho văn học DTTS nói chung, với thơ nữ DTTS nói riêng thì cần thiết phải có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, nghiên cứu một cách khá đầy đủ và thấu đáo hơn về thơ Bùi Thị Tuyết Mai- để chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, những nét đặc sắc, những giá trị nhiều mặt về thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Vì những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu Thơ Bùi Tuyết Mai để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu: Cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật trong 05 tập thơ của Bùi Thị Tuyết Mai. 1- Mưa trong nhà (thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, 1998. 2- Trầu đỏ môi ai (thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, 1999. 3- Nơi cất rượu (thơ), Nxb Văn học, 2003. 4- Mường trong (thơ), Nxb Hội Nhà văn, 2005. 5- Binh boong (thơ), Nxb Lao động, 2008. - Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ tiến hành, khảo sát một số sáng tác của một số nhà thơ DTTS khác để so sánh, đối chiếu với thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, nghiên cứu khái quát về thơ nữ DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. - Tìm hiểu về con người, sự nghiệp và quan niệm sáng tác thơ Bùi Thị Tuyết Mai. - Làm rõ những đặc điểm cơ bản, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Thị Tuyết Mai (qua những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai). - Chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của nữ nhà thơ Mường trong bộ phận thơ nữ DTTS nói riêng, thơ ca các DTTS Việt Nam nói chung. - Qua việc nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn về vẻ đẹp, nét đặc sắc của thơ ca DTTS nói chung và thơ ca nữ DTTS nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại (thống kê tần số xuất hiện các hình ảnh, tính chất, đặc điểm… của người phụ nữ trong sáng tác của nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai) - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại (ứng dụng vào việc phân tích các tác phẩm thơ ở hai phương diện (cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật). - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (có sử dụng kiến thức về văn hóa học, dân tộc học để phục vụ cho việc nghiên cứu về tâm lí, tính cách, văn hóa của con người miền núi). - Phương pháp so sánh đối chiếu (đặt thơ Bùi Thị Tuyết Mai trong trường so sánh với các nhà thơ nữ DTTS khác để thấy được tính truyền thống và hiện đại trong thơ chị). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- - Phương pháp vận dụng Thi pháp học (luận văn đã sử dụng một số thao tác nghiên cứu của Thi pháp học như: nghiên cứu về giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ của Bùi Thị Tuyết Mai để chỉ rõ những đặc điểm đặc sắc trong thơ chị). 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện ở cả hai phương diện: Những cảm hứng chủ đạo và một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những nét đặc sắc, đóng góp cụ thể của thơ Bùi Thị Tuyết Mai đối với thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đồng thời, góp phần bổ sung tài liệu tham khảo cụ thể về các sáng tác của một trường hợp nhà thơ DTTS cụ thể trong mảng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, phục vụ công tác học tập, giảng dạy về văn học DTTS Việt Nam trong nhà trường. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về Thơ nữ dân tộc thiểu số và nữ nhà thơ dân tộc Mường- Bùi Thị Tuyết Mai. Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NỮ NHÀ THƠ DÂN TỘC MƯỜNG- BÙI THỊ TUYẾT MAI 1.1. Vài nét khái quát về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại Thơ ca các DTTS đã tạo cho mình một màu sắc riêng biệt trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại, trong số đó có sự góp mặt của khá nhiều các nhà thơ nữ DTTS. Họ là các nhà thơ nữ thuộc các DTTS khác nhau. Ví dụ như: Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn Ngọc Minh, Hoàng Diệu Tuyết (Tày); Dư Thị Hoàn (Hoa); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì); Cầm Thị Lả, Sầm Nga Di (Thái), Hà Thị Cẩm Anh, (Mường)... Các nhà thơ nữ Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống thi ca dân tộc từ thời trung đại, phong kiến, nhưng đến những năm 80 của thế kỷ XX, thì các cây bút nữ DTTS mới xuất hiện trong đời sống thơ ca dân tộc. Tuy nhiên, mặc dù xuất hiện khá chậm, muộn hơn trong nền thơ ca dân tộc nói chung, thơ ca dân tộc miền núi nói riêng nhưng họ đã có sự phát triển nhanh chóng và mau lẹ về đội ngũ, về số lượng và chất lượng tác phẩm của họ cũng đã được dư luận độc giả đánh giá cao. Từ năm trước và sau 1986 những nhà thơ nữ mới chỉ được biết đến qua các tác giả như: Vi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Trần Thị thu Nhiễu, Nông Thị Ngọc Hòa,Hoàng Diệu Tuyết (Tày); Dư Thị Hoàn (Hoa); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì).... nối tiếp là Thu Bình, Hoàng Kim Dung, Tạ Thu Huyền (Tày); Cầm Thị Lả, Sầm Nga Di (Thái); và đặc biệt là sự có mặt của thế hệ các nhà thơ trẻ như Bế Phương Mai, Đinh Thị Mai Lan, Hà Thị Hải Yến, Nông Thị Hưng, (Tày), Tòng Thị Hân, ... Đây có thể coi là giai đoạn thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng nhất về đội ngũ sáng tác (tuy nhiên một số dân tộc vẫn chưa có nhà thơ nữ của dân tộc mình). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Song song với sự phát triển nhanh và mạnh về đội ngũ, số lượng, chất lượng tác phẩm của các nhà thơ nữ ngày càng nhiều và được nâng cao hơn. Nếu như thế kỉ XX của những năm 90 chúng ta biết đến Lối nhỏ (1998) của Dư Thị Hoàn, một vài tập thơ nhỏ lẻ của Vi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Trần Thị Thu Nhiễu, Nông Thị Ngọc Hòa... thì đến những năm cuối cùng của thế kỷ này đã xuất hiện nhiều tập thơ của các tác giả đại diện cho các dân tộc khác nhau. Có thể kể đến một số tập thơ của các tác giả như Chu thùy Liên với Lửa sàn hoa (1998); Đóa hoa rừng của Hơ-vê; của Dư Thị Hoàn; Sông ngàn lau (2002) của Đoàn Ngọc Minh; Bế Mai Phương với Bài thơ cho cha (2003), Nông Thị Ngọc Hòa với Nước hồ mãi xanh (2004); Hoàng Thanh Hương có Tự cảm (2005); Đinh Mai Lan với Tiếng đàn đêm (2005); Nơi cất rượu (2005); Mường Trong (2006) của Bùi Thị Tuyết Mai; Lời cầu hôn của rừng (2008); Mùa trăng (2008) của Nông Thị Tô Hường; Hoàng Kim Dung với Khúc giao mùa (2008); Tạ Thu Huyền với Đầy vơi (2008); Phùng Thị Hải Yến với Thơ với bạn thơ (2012)... Khoảng 30 năm trờ lại đây với sự phát triển mau lẹ, thơ DTTS đã tạo cho mình một mảng màu riêng biệt, một vẻ đẹp riêng độc đáo, góp phần làm phong phú thêm, đa dạng cho đời sống thơ ca dân tộc thiểu số, cho thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Đến thế kỉ XX xuất hiện nhiều tập thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số ra mắt độc giả và có khá nhiều tập thơ được nhận Giải thưởng cao trong đời sống văn học Việt Nam. Điều này khẳng định sự đóng góp đáng quý và vị trí của nhưng cây bút nữ DTTS trong nền văn học DTTS Việt Nam thời kỳ hiện đại. Các tác phẩm được nhắc đến như Đóa hoa rừng của Hơ- vê (đạt Giải B của Hội nhà văn Việt Nam 1998); Bùi Thị Tuyết Mai có Mưa trong nhà (đạt Giải B của hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998); Trầu đỏ môi ai (đạt Giải C của Văn học Hòa Bình 10 năm đổi mới); Đầy vơi của Tạ Thu Huyền (giải B giải thưởng VHNT Lào Cai 2001), giải Khuyến khích Giải thưởng Phan Si Păng 2002), Sông ngàn lau của Đoàn Ngọc Minh (đạt Giải Khuyến khích của hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002); Nông Ngọc Hòa với Trước gương (đạt giải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- C của hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998, giải A của hội VHNT Phú Thọ 1995- 2000); Lời của lá (được tặng - giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2001, giải A của Hội VHNT Phú Thọ 2000- 2005); Vườn duyên đạt giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002; Men qua cõi thiền Giải A của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009; Tiếng đàn đêm của Đinh Thị Mai Lan (được giải B của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2007); Lời cầu hôn của rừng của Hoàng Thanh Hương (đạt giải B (không có giải A) của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009 và giải C của Hội VHNT Lào Cai 2005- 2010) ... Nội dung chính trong sáng tác mà các cây bút nữ DTTS thời kì hiện đại đề cập tới là: Phản ánh chân thành, sinh động hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người đồng bào DTTS vùng cao qua từng giai đoạn lịch sử với những biến cố và thăng trầm của đất nước cùng với lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc trong thời đại mới. Điều đầu tiên mà chúng ta nhận thấy trong các sáng tác của họ chính là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tin tưởng và lòng trung thành và tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhắc đến điều này không thể không kể đến cây bút người Mông- Vừ Thị Dư đã có những câu thơ chân thật, tự nhiên khi ca ngợi lãnh tụ như: Nhờ mặt trời cộng với ánh trăng/ Soi sáng đất nước đêm ngày/ Nhờ Chính phủ và Hồ Chí Minh/ Lãnh đạo các dân tộc chúng mình/ Có mâm thịt đầy lại ca ngợi Đảng (Nhớ đến Chính Phủ). Nếu như nhà thơ Hoàng Diệu Tuyết (Tày) thể hiện sự biết ơn đối với Đảng đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóa bỏ cách sống du mục của người dân: Nhà nhà vui no ấm/ Người người sống sum vầy/ Hạnh phúc trong tầm tay/ Bản định canh đổi mới/ Nhớ ơn Đẩng suốt đời (Thung lũng màu xanh) thì nhà thơ Bàn Thị Cúc (Dao) lại khẳng định vai trò to lớn của Đảng đã loại bỏ những hủ tục lạc hậu đeo bám trong cuộc sống hàng ngày của họ dó là hủ tục bắt con gái cạo trọc tóc (Mái tóc em) Hay Niê Phương (Ba Na) lại thể hiện sự xúc động trước tình cảm chân thành, gần gũi của các chiến sĩ bộ đội đã dạy họ cách đối đầu với kẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- thù khi buôn làng có giặc tới : Họ được cụ Hồ cho cái đầu nở hoa sung/ Cái đầu ấy bày cho dân làng trồng khoai/ Thì khoai mau lớn/ Bày phụ nữ nuôi gà/ thì gà lợn mau to/ Cái đầu ấy chỉ dân làng cầm giáo đánh Tây/ Thì thằng Tây chạy trốn (Thương người cộng sản)... Bên cạnh đó các cây bút nữ còn tập trung khắc họa bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình cùng với vẻ đẹp tâm hồn con người miền núi mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Vậy điều gì đã thôi thúc các cây bút nữ hướng ngòi bút của mình để tạo nên những câu thơ hay về những cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con ngời mang đậm vẻ đẹp của miền sơn cước như vậy? Phải chăng đó chính là tình yêu tha thiết đối với quê hương, xứ sở? Đúng vậy, nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác của các cây bút nữ đó chính là viết về quê hương xứ sở- nơi họ được sinh ra và lớn lên, gắn bó máu thịt với núi rừng, nương rẫy, sông suối...thân yêu, đồng thời họ đã thể hiện được niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn gìn giữ phát huy những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa miền núi vào trong các trang thơ của mình. Dù đi đâu, về dâu thì quê hương luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong mỗi trái tim của mỗi nhà thơ, để họ có thể hát lên những khúc ca về quê hương yêu dấu của mình. Ví dụ như Nông Thị Ngọc Hòa với những câu thơ: Bậc ruộng ngô lúa xanh non/ Nhà sàn ra vào không cúi/ Thoáng đãng bốn bề gió thổi/ Cho rừng cho núi mơ trăng (Bậc thang); hay trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên: Cành mận bung trắng muốt Nhà trình tường ủ hương xôi nếp/ Giục lửa hồng nở hoa trong bếp/ Cho người đi xa nhớ lối trở về; Hoặc những câu thơ tràn đầy hương vị miền núi của Phùng Thị Hải Yến: Con về.../ Bập bùng bên bếp lửa dáng mế yêu/ Dấu hỏi oằn in trên vách nứa/ Mùi cá nướng cơm lam vừa chín/ Vị quê hương hóa mặn/ Hay giọt nước mắt con lăn trên núi quê mình (Vị Quê). Bên cạnh đó, hình ảnh con người miền núi cũng đã đi sâu vào trong các sáng tác với những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của các DTTS như: hiền lành, thơ mộc, cả tin, nhưng cũng rất tài hoa, mạnh mẽ, dũng cảm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Họ là ai? Họ chính là những người cha, người mẹ miền núi luôn lo toan, vất vả, chịu thương, chịu khó không quản gian khó để chăm nuôi gia đình với những đứa con: Bóng mế còng lưng trảy ngô/ Cỗi cằn dốc đá/ Gùi lúa chín trên lưng/ Chở bao nhiêu mồ hôi nước mắt/ (Vị quê- Phùng Hải Yến); Vết chai tay dày thêm/ lưng cha thì còng xuống/ Đường cày thì phẳng/ Đời cha gập ghềnh (Lời cha- Bàn Kim Quy); Ngủ đi/ Đôi chân quen leo dốc ngược (Ru con- Bùi Thị Tuyết Mai); Họ còn là những cô gái xinh đẹp, dịu hiền, đảm đang, tháo vát mang vẻ đẹp khỏe khoắn đầy tính phồn thực: Lũ con gái ngực như quả núi (Bụng ta đỏ lửa- Sầm Nga Di); Bàn tay ta ngày ngày/Vun vén chồng con/ Đệm ấm chăn êm/ Rau mềm cơm rẻo/ Mặn mà như suối (Thuổi chéo -Tòng Thị Hân)... Có thể thấy, với tình cảm yêu mến và lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của những người phụ nữ thì thiên nhiên và cuộc sống con người miền núi được phản ánh sinh động và rõ nét qua sáng tác của các cây bút nữ trong thời đại mới. Qua các sáng tác, họ đã góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc vùng cao; đồng thời họ cũng đã thể hiện những tâm tư, tình cảm, những khát khao, những niềm vui, nỗi buồn của người phụ miền núi. Dường như chất dân tộc luôn in rõ trên từng trang viết, từng câu thơ của họ. Ta có thể bắt gặp nhiều bài thơ như thế: Chợ tình, Dặn con ngày đi làm dâu, Hoa hạ (Hoàng Thanh Hương); Tiếng mẹ (Thu Bình); Chiếc khèn tình, lá bùa yêu (Phùng Hải Yến); (Bụng ta đỏ lửa- Sầm Nga Di;, Lửa sàn hoa, Chiều Nậm Rốn (Chu Thùy Liên); Chàng trai đa tình (Nông Thị Tô Hường); Tiếng bọng, Phiên chợ rẻo cao (Đoàn Ngọc Minh); Có một miền quê, Tìm lại tuổi thơ (Nông Thị Ngọc Hòa); Mường trong, Nương quê tôi,Mùa yêu, Những người đàn bà (Bùi Thị Tuyết Mai); Hoàng Kim Dung với Thêu áo, Khèn lá và Con trai bản Sài, Nơi ấy sắc chàm (Mã Thị Hà)... Một đặc điểm nữa không thể không nhắc đến trong các sáng tác của các nhà thơ nữ, đó chính là mảng thơ viết về chủ đề tình yêu. Tình yêu trong thơ nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 675 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 180 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 172 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn